Đổi mới và hoàn thiện các chính sách điều tiết vĩ mô, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai (Trang 87 - 93)

- Thông qua việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp, ngành nông nghiệp

3.5.4.Đổi mới và hoàn thiện các chính sách điều tiết vĩ mô, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo

quản lý của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững

Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi phải có hệ thống chính sách đồng bộ và có chất lượng cao. Trong những năm đổi mới, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đã từng bước được hình thành và phát triển ngày càng phù hợp hơn, tạo nền tảng về cơ chế để chuyển dịch CCKT nông nghiệp diễn ra với tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, hệ thống chính sách vĩ mô ở nước ta và tỉnh Đồng Nai vẫn thiếu đồng bộ, có khi còn chồng chéo, triệt tiêu động lực chuyển dịch CCKT theo hướng vừa đẩy mạnh TTKT, vừa phát triển xã hội, gìn giữ và BVMT sinh thái.

Vì vậy, trong thời gian tới, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phục vụ chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện một số chính sách quan trọng sau đây:

- Đổi mới và hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, lãnh thổ. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của ngành, vùng, lãnh thổ.

Chính sách phát triển ngành vừa hướng tới phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao, sản xuất sạch, tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó tạo bước đột phá trong tăng trưởng, phát triển KTNN; đồng thời vừa phát triển các ngành truyền thống, khai thác được các nguồn lực, giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua đó, các ngành trong nông nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội, hướng đến BVMT sinh thái.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng phát huy lợi thế của từng loại đất; phân loại đất đai theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng… thông qua đó quản lý hiệu quả đất đai, thực hiện tốt quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân, nhà nước là người đại diện; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai.

Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất đai ở Đồng Nai và mục tiêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thương phẩm, thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới cần giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

cho hộ nông dân và các chủ trang trại để họ yên tâm đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, kể cả thế chấp vay vốn ngân hàng.

Hai là, giải quyết ruộng đất cho những người sống ở nông thôn làm

nông nghiệp có đất để sản xuất, bảo đảm cuộc sống.

Ba là, Thực hiện chính sách “hạn điền” mềm dẻo, phù hợp với điều

Bốn là, cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng làm cơ sở kêu gọi vốn đầu

tư và bố trí sản xuất phù hợp.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách về khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ đóng góp một phần không nhỏ cho sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong nông nghiệp, ước tính 1/3 giá trị gia tăng của SXNN trong thời gian qua là do nông dân tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, rau quả, thủy sản… trong những năm gần đây tăng nhanh về số lượng và chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế, chủ yếu là nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ về giống, chế biến, bảo quản…

Tuy nhiên, nhìn chung năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa nông sản nước ta còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… cho thấy, phải ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, trước hết là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch. Nhờ đó, tiềm năng sinh thái của nông nghiệp được nhân lên gấp bội, chất lượng hàng nông sản tăng lên đáng kể, đáp ứng đòi hỏi đa dạng, tính khắt khe của thị trường trong nước và thế giới; sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn trước, tạo sự ổn định và bền vững của cơ cấu sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản phẩm trên thị trường, đặc biệt về năng lực xuất khẩu.

Sản xuất ra khối lượng nguyên liệu lớn với chất lượng cao về cao su, cà phê, điều, mía… là thế mạnh của tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian tới cần đầu tư đúng mức cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là áp dụng các thành tựu của sinh học hiện đại, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và lai tạo giống mới về cây công nghiệp và cây ăn quả. Cần thiết phải

chấn chỉnh lại tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học trong nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhà nước cần tạo điều kiện và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông sản phẩm; hỗ trợ để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại máy móc, thiết bị công cụ phục vụ sản xuất chế biến nông sản phẩm. Huy động vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Xây dựng các đề án liên doanh với nước ngoài giúp nông dân tìm được “đầu ra” ổn định ở các thị trường có nhiều tiềm năng về tiêu thụ trái cây, rau quả như: Bắc Mỹ, EU, Nhật…Để thực hiện được điều đó cần chú trọng chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân để nâng cao chất lượng, bảo quản, chuyên chở… đạt tiêu chuẩn quốc tế của các loại nông phẩm xuất khẩu, trong đó đáng chú ý là các loại trái cây như thanh long, xoài, nhãn…

Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại để kéo dài đời sống trái cây sau khi hái từ 5 - 7 tuần và lâu hơn sẽ mở ra triển vọng lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng mở rộng thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Trong thời gian tới, ở Đồng Nai cần quan tâm đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm hàng hóa từ nguyên liệu cao su, mở rộng liên kết bao tiêu sản phẩm cho các tiểu điền là hộ nông dân trồng cao su trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các nhà máy chế biến cà phê, chế biến rau quả.

Đồng Nai có nhiều loại trái cây nổi tiếng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, thanh long, xoài, … nhưng hiện nay một số vườn cây và giống cây trồng đã thoái hóa, chất lượng giảm dần, làm mất ưu thế cạnh tranh với các cây trồng cùng chủng loại của Trung Quốc, Thái Lan, Australia… nhập vào một cách ồ ạt, được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái cây ở các nước này trông đều và đẹp mắt, vị ngọt, bảo quản tốt hơn trái cây trong nước.

Điểm yếu nhất của nông sản Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng là giống cây chưa thuần chủng nên kích cỡ sản phẩm không đều, vị ngọt nhạt khác nhau, thời gian chín không cùng lúc, còn bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quá trình thu hoạch chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh, và hầu như chưa có quy trình công nghệ bao gói sản phẩm nông nghiệp theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Đáng chú ý là tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của các loại rau, củ, quả còn cao. Trong thời gian tới nếu như những yêu cầu kỹ thuật này không được khắc phục, trái cây Việt Nam nói chung và trái cây Đồng Nai nói riêng sẽ khó “lọt” qua khe cửa hẹp để đi vào thị trường quốc tế. Đặc biệt các trang trại gia đình trong tỉnh đã đi vào sản xuất hàng hóa, nếu không có công nghệ sau thu hoạch thích hợp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết “đầu ra” và như vậy không thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: Để thực hiện thắng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, một trong những nguồn lực có tính chất quyết định đó là con người - nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất của các nguồn lực. Do đó, tập trung đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động là yêu cầu cấp bách, là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt hiện nay.

Nông thôn Đồng Nai, mặc dù có mặt bằng dân trí tương đối cao và trong những năm gần đây trình độ tay nghề lao động nông nghiệp không ngường được nâng lên, nhưng vẫn còn xa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Chất lượng lao động nông thôn vẫn còn rất thấp, quá trình lao động chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tập quán cổ truyền. Sự phát triển nông nghiệp hiện đại, đòi hỏi phải có đội ngũ lao động mới có trình độ văn hóa, tay nghề đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của quá trình CNH, HĐH. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau đây:

Một là, quan tâm phát triển giáo dục ở các cấp học, đặc biệt chú trọng

đến vùng dân tộc thiểu số, miền núi; mở rộng các hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên sắp bước vào độ tuổi lao động, tạo động lực mạnh mẽ để thu hút thanh niên nông thôn và nhân tài các nơi khác định cư lâu dài tại các vùng nông thôn.

Hai là, nhanh chóng nâng cao trình độ dân trí của dân cư để đủ trình độ

kiến thức tiếp nhận những giải pháp mới trong quá trình CNH, HĐH. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, từng bước hình thành một lực lượng lao động phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, đặc biệt coi trọng giáo dục hướng nghiệp cho lực lượng lao động nông thôn để có thể từng bước cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa nông nghiệp.

Ba là, đào tạo đội ngũ trí thức cho nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu

đội ngũ cán bộ khoa học ở nông thôn phải phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành nền nông nghiệp đang trong quá trình hiện đại hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cần hết sức

chú trọng đến các yếu tố hạ tầng xã hội như văn hóa, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật mới ở khu vực nông thôn.

Năm là, tổ chức hỗ trợ và đào tạo nghề cùng bồi dưỡng kiến thức quản

lý, khoa học công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học cho cán bộ HTX, các hộ nông dân, chủ trang trại và người lao động trên địa bàn. Chú trọng đến công nghệ nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản…, trước hết là các loại sản phẩm như cao su, tiêu, điều, cây ăn quả… là những cây trồng chủ lực ở Đồng Nai. Mở rộng mạng lưới khuyến nông, lâm, ngư đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng, thông qua các tổ chức quốc doanh, HTX, hiệp hội SXNN… để giúp bà con nông dân nắm được quy trình công nghệ của những cây trồng, vật nuôi. Trước mắt, tập trong vào những sản phẩm đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật ngày càng cao để nâng cao chất lượng, giá trị nông phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Sáu là, ban hành chính sách ưu đãi để khuyến khích đội ngũ trí thức,

nhà khoa học về công tác trong lĩnh vực nông nghiệp

- Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính - tín dụng hướng đến khuyến khích mọi TPKT đều có thể thuận lợi trong tiếp cận tới nguồn tín dụng. Xây dựng cơ chế huy động và cho vay cụ thể đối với từng ngành, từng vùng lãnh thổ và từng TPKT. Đặc biệt coi trọng tín dụng ưu đãi đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng đổi mới chính sách tài chính - tín dụng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phù hợp với tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế.

Cùng với đổi mới và hoàn thiện các chính sách điều tiết vĩ mô, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công, hiện đại hóa công tác quản lý ngành; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai (Trang 87 - 93)