Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai (Trang 63 - 67)

Bảng 3.6 trình bày quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm.

Theo đó, tỷ trọng gia súc giảm xuống liên tục, từ 82,90% (2006) xuống chỉ còn 65,77% (2011); tỷ trọng gia cầm tăng lên liên tục, từ 9,30% (2006) tăng lên 23,32% (2011) và tỷ trọng sản phẩm không qua giết thịt có xu hướng tăng lên, từ 4,52% (2006) lên 9,08% (2011).

Trong ngành chăn nuôi, sản xuất hàng hóa tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt tính đến năm 2011, có một số vật nuôi xếp vị trí nhất, nhì so với 63 tỉnh (thành phố) trong cả nước.

Bảng 3.6. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi theo giá cố định 1994 phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm

Tổng số Trong đó Gia súc Gia Cầm Sản phẩm không qua giết thịt GTSX (Tr.đ) Năm 2006 1.592.794 1.320.364 148.190 72.059 Năm 2007 1.639.848 1.331.243 166.369 82.086 Năm 2008 1.783.182 1.396.945 213.223 102.517 Năm 2009 2.056.120 1.549.733 300.506 133.282 Năm 2010 2.374.497 1.675.739 473.610 158.135 Năm 2011 2.560.785 1.684.226 597.240 232.537 TĐPTBQ (%) 109,96 104,99 132,15 126,40 Cơ cấu (%) Năm 2006 100,00 82,90 9,30 4,52 Năm 2007 100,00 81,18 10,15 5,01 Năm 2008 100,00 78,34 11,96 5,75 Năm 2009 100,00 75,37 14,62 6,48 Năm 2010 100,00 70,57 19,95 6,66 Năm 2011 100,00 65,77 23,32 9,08 TĐPTBQ (%) 95,48 120,18 114,97

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2011 và tính toán của tác giả

+ Xếp thứ nhất: Tổng đàn gà công nghiệp 12.296.960 con, sản lượng thịt gà hơi công nghiệp xuất chuồng: 22.867 tấn.

+ Xếp thứ hai: Tổng đàn lợn (heo) 1,329 triệu con, thịt heo hơi xuất chuồng 160.256 tấn/năm; tổng đàn gia cầm, sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng tập trung, hình thành phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch được 139 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung, theo hướng công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường; triển khai thực hiện dự án Lifsap để sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới trong phát triển chăn nuôi.

Để phát triển nông nghiệp và chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp, Đồng Nai rất tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Về trồng trọt:

Ứng dụng các loại giống mới có ưu điểm vượt trội bằng các phương pháp như: sử dụng năng lượng bức xạ vào SXNN để tạo giống cây trồng bằng đột biến phóng xạ; công nghệ vi phân giống (micropropagation); công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật; nghiên cứu mối quan hệ giữa đất canh tác - phân bón - cây trồng bằng kỹ thuật đồng vị đánh dấu để lựa chọn hướng đi hiệu quả nhất trong SXNN.

+ Cây lương thực: Đến nay đã có trên 95% diện tích lúa, bắp, mía, đậu các loại và 100% diện tích sắn (khoai mỳ) được gieo trồng bằng giống mới. Lúa được gieo trồng bằng giống mới có năng suất cao, phẩm chất gạo ngon như: OM 35-36, VND 95-20, OM 4717, AS996-7, VD20, OM 32-42-49, VN 99-3. Bắp được gieo trồng bằng giống bắp lai: CP 888, LVN 10, G49, C919, NK54, C5252, NK46, B9698, NK66,… cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh.

+ Cây rau: áp dụng giống mới, giống lai F1 có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, kết quả đã đưa năng suất tăng từ 122,52 tạ/ha (2006) lên 133,41 tạ/ha (2011).

+ Đậu các loại: tuyển chọn các giống mới như: các giống đậu nành gG87-5, MTĐ 176, DT 84, HL 92,…; các giống đậu xanh G89-Ẻ, HL115 … có năng suất cao, chất lượng tốt, chín tập trung, kháng bệnh vàng lá… hiện nay được coi là giống chủ lực trên địa bàn tỉnh.

+ Cây khoai mỳ: hiện nay sử dụng các giống mỳ mới có năng suất, hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với chế biến công nghiệp như: KM 98-1, KM 98- 2, KM 60, KM 140…

+ Cây mía: sử dụng các giống mới như: VN 84, Krooo, LK92-11, K95- 92, k88-65, k95-84, k95-156.

+ Cây ca cao: sử dụng các loại giống TD3, TD5, TD9,… + Cây cà phê: TR4, TR6, TR5, TR9.

+ Cây sầu riêng: Ri 6, Nonthon

+ Cây điều và cây ăn trái các loại cũng được thay dần bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn.

Tích cực triển khai thực hiện quy định về quản lý, sản xuất, kinh doanh rau an toàn theo Quyết định số: 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng điểm thử nghiệm SXNN tốt (GAP).

Công tác khuyến nông được đặc biệt chú trọng; các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao và bền vững, làm tăng năng suất, chất lượng các vườn cây chuyên canh. Các mô hình tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống, xử lý cây ra hoa trái vụ (chôm chôm, sầu riêng, bưởi, tiêu, xoài, mảng cầu na), các mô hình kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới, phủ bạt nylon, áp dụng hệ thống tưới phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, ứng dụng quy trình ủ và sử dụng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh ngày càng được nông dân áp dụng có hiệu quả trong sản xuất. đặc biệt, đã xây dựng quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để SXNN đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về chăn nuôi:

Trong chăn nuôi bò thịt, một số công thức lai giữa bò vàng, bò lai Sind với giống Red Sind, Shahiwan…đã được thực hiện, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng bò thịt. Các giống heo được sử dụng hầu hết có nguồn gốc ngoại nhập như: Yorkshire, Landrace, Duroc, đây là những giống heo được

nuôi phổ biến trên thế giới, có các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng vượt trội so với giống địa phương như tỷ lệ nạc trên 55%, tiêu tốn khoảng 3 kg thức ăn /kg tăng trọng, đẻ 2,2 lứa/năm. Các giống gà sử dụng trong chăn nuôi trang trại gồm: gà hướng thịt trắng (Arbor Acres, Ross, Cobb); gà hướng trứng (Hyline BroWn, Lohmann Brown, ISA Brown), gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng. Giống gà nuôi nhỏ lẻ ở các nông hộ phần lớn là gà ta và gà ta lai. Hiện chăn nuôi gà trang trại chiếm 85% tổng đàn.

Việc kết hợp giống tốt, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại theo công nghệ tiên tiến đã giúp rút ngắn thời gian nuôi, tăng trọng lượng xuất chuồng, giảm tỷ lệ chết, qua đó giúp tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn tồn tại, hạn chế, đó là: tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w