- Thông qua việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp, ngành nông nghiệp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Ngày nay, phát triển KTNN nói chung, chuyển dịch CCKT nông nghiệp (bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng, lãnh thổ) nói riêng theo hướng bền vững là xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế của nhân loại.
Trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản ở Đồng Nai diễn ra khá mạnh theo hướng nâng cao tỷ trọng GTSX ngành lâm nghiệp và thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt. Các ngành, các thành phần kinh tế đang cùng nhau tồn tại và phát triển; các vùng kinh tế đang từng bước khai thác được lợi thế, tiềm năng phát triển,… Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu như năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp đã được nâng lên từng bước; tỷ trọng giá trị hàng hóa trong giá trị sản xuất nông nghiệp liên
tục tăng lên; giá trị hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản xuất khẩu phát triển mạnh; kinh tế nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện, góp phần ổn định và phát triển KT-XH địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn; cải thiện môi trường sinh thái,… Nông nghiệp Đồng Nai đang bước vào giai đoạn mới - giai đoạn phát triển và hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nông nghiệp cả nước và thế giới.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng và quyết liệt, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thế giới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bộc lộ nhiều bất cập, thiếu bền vững:
- Trong cơ cấu giá GTSX nông nghiệp, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp trong những năm gần đây không những không phát triển nhanh mà còn có xu hướng giảm sút, chất lượng dịch vụ còn thấp.
- Cơ cấu thành phần kinh tế tuy có bước tiến bộ trong khai thác, huy động nguồn lực cho phát triển nhưng thành phần kinh tế nhà nước chưa thật sự đóng vai trò chủ đạo trong định hướng dẫn và phát triển kinh tế nông nghiệp. Thành phần kinh tế tập thể phát triển chậm, quy mô nhỏ bé. Đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chưa thể tạo nên nền tảng vững chắc cho nền kinh tế nông nghiệp.
- Trong quá trình phát triển, các vùng kinh tế của Đồng Nai vẫn chưa
tạo sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các vùng.
- Cùng với quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, NSĐĐ và NSLĐ nông nghiệp tuy được tăng lên liên tục những vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh nông nghiệp của tỉnh.
- Nhiều vấn đề KT - XH nảy sinh như: việc thu hồi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; nhân lực trẻ trong nông nghiệp đang chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ - dấu hiệu tích
cực cho chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động xét về mặt tổng thể nhưng ở một góc nhìn nhất định, đó lại là nguy cơ thiếu nguồn nhân lực kế thừa cho nông nghiệp,…
Để cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai trong thời gian tới tiếp tục chuyển dịch theo hướng bền vững, cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là: Tiếp tục nâng cao nhận thức về sự cần thiết khách quan trong
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Hai là: Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai thác tốt
tiềm năng, thế mạnh của ngành; vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế, bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.
Ba là: Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Bốn là: Đổi mới và hoàn thiện các chính sách điều tiết vĩ mô, phát huy
vai trò quản lý của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
Năm là: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
Sáu là: Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, nắm bắt tốt thời
cơ, xu thế vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới, bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả và bền vững.