và CCKT nông nghiệp
- Về chuyển dịch CCKT
Qua các kỳ Đại hội Đảng, chủ trương, chính sách về chuyển dịch CCKT Việt Nam đã được hoạch định rõ trong chiến lược phát triển KT - XH. Chủ trương đó thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội từ Đại hội VI và tiếp tục được hoàn thiện trong các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặc biệt, chủ trương PTBV nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng được thể hiện ngày càng đậm nét hơn trong định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), đó là:
Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện hơn với môi trường.
Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”.
Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch. Thành lập mới và phát triển khu công nghệ cao. Từng bước nâng dần tỷ lệ đầu tư phát triển công nghệ sạch.
Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Phát triển vùng bền vững và xây dựng các cộng đồng địa phương PTBV.
Đến Đại hội XI (2011), Đảng ta đã xác định: “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững. Chuyển mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế” [6].
Hội nghị Trung ương ba khóa XI của Đảng đã đề ra một trong những “Mục tiêu tổng quát của 5 năm 2011-2015 là: Phát triển nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” [8].
- Về chuyển dịch CCKT nông nghiệp:
Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chuyển dịch CCKT nông nghiệp được thể hiện trong chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:
Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra nghị quyết về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết nêu bật quan điểm, mục tiêu phát triển, chủ trương, những nội dung tổng quát và giải pháp lớn để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phải là: “quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu SXNN, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch phát triển nông thôn. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn”, song chủ trương còn xa thực tế, chính sách lại không bảo đảm được chủ trương của Đảng” [7].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Lần đầu tiên Đại hội đã tập trung làm rõ nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân với các nội dung chủ yếu:
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao;
+ Thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sách giao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải thiện. Phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản có công nghệ hiện đại;
+ Phát triển đồng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt, BVMT, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu;
+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn. Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào SXNN; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
+ Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có
cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. Hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ như: thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp, dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [6].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn” [6].
Trên cơ sở những quyết sách quan trọng của Đảng, nhiều văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước đã được ban hành.
Mục đích cuối cùng của CNH, HĐH nông nghiệp là nâng cao hiệu quả SXNN và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Hiệu quả kinh tế được đo bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cụ thể, hiệu quả được thể hiện ở hiệu quả sử
dụng các nguồn lực trong nông nghiệp như đất đai, lao động, vốn,… của từng ngành, từng sản phẩm, từng cây con chủ lực.
1.2.2.2. Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Việt Nam
Bảng 1.1 trình bày quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam phân theo ngành hoạt động trong giai đoạn 2006-2011.
Bảng 1.1. Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động
Tổng số
Chia ra
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản GTSX (Tỷ đ) Năm 2006 282.525,3 197.700,7 10.331,4 74.493,2 Năm 2007 338.553,0 236.750,4 12.108,3 89.694,3 Năm 2008 502.118,8 377.238,6 14.369,8 110.510,4 Năm 2009 568.993,4 430.221,6 16.105,8 122.666,0 Năm 2010 712.047,4 540.162,8 18.714,7 153.169,9 Năm 2011 1.005.865 779.288,8 20.130,0 206.446,8 Cơ cấu (%) Năm 2006 100,00 69,98 3,65 26,37 Năm 2007 100,00 69,93 3,58 26,49 Năm 2008 100,00 75,13 2,86 22,01 Năm 2009 100,00 75,61 2,83 21,56 Năm 2010 100,00 75,86 2,63 21,51 Năm 2011 100,00 77,47 2,00 20,53 TĐPTBQ (%) 102,05 88,66 95,12
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 và tính toán của tác giả
Theo đó, cơ cấu GTSX nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản.
Cụ thể, tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng liên tục, từ 69,98% (2006) lên 77,47% (2011); tỷ trọng lâm nghiệp giảm liên tục, từ 3,65% (2006) xuống còn
2,00% (2011) và tỷ trọng thủy sản cũng giảm liên tục, từ 26,36% (2006) xuống còn 20,53% (2011).