Bảng 3.8 dưới đây mô tả quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành thủy sản theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động.
Bảng 3.8. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành thủy sản theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động
Tổng số
Chia ra
Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ thủysản khác GTSX (Tr.đ) Năm 2006 404.594 23.536 366.384 14.674 Năm 2007 456.562 22.242 419.050 15.270 Năm 2008 601.032 19.678 569.260 12.094 Năm 2009 624.215 21.334 590.682 12.199 Năm 2010 696.010 26.323 665.397 4.290 Năm 2011 713.895 33.088 676.564 4.243 TĐPTBQ (%) 112,03 107,05 113,05 78,02 Cơ cấu (%) Năm 2006 100,00 5,82 90,56 3,62 Năm 2007 100,00 4,87 91,78 3,34 Năm 2008 100,00 3,27 91,71 2,01 Năm 2009 100,00 3,42 94,63 1,95 Năm 2010 100,00 3,78 95,60 0,61 Năm 2011 100,00 4,63 94,77 0,59 TĐPTBQ (%) 95,53 100,91 69,57
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2011 và tính toán của tác giả
Mặc dù tỷ trọng GTSX của ngành thủy sản còn thấp, nhưng trong thời gian qua ngành thủy sản đang có những chuyển hướng tích cực. Tỷ trọng nuôi trồng tăng từ 90,56% (2006) lên 94,77% (2011); tỷ trọng khai thác tự nhiên giảm xuống chỉ còn 4,63%.
Để hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, tỉnh tích cực thực hiện công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật cho ngư dân. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng lên, từ 31.438 ha (2006) lên 33.063 ha (2011), sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng mạnh, từ 27,233 nghìn tấn (2006) lên 37,582 tấn (2011). Trong nuôi trồng thủy sản, đã xây dựng nhiều mô hình nuôi cá thâm canh thực hiện
với các đối tượng nuôi như cá sặc rằn, tôm càng xanh, cá lăng nha, cá lóc, cá chình, cá bống tượng, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi ở Định Quán, Trảng Bom, Xuân Lộc.
Nuôi thủy sản trong cá bè, hồ chứa, nuôi thủy sản theo mô hình VAC đối với các hộ nông dân thiếu khả năng đầu tư, nuôi các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao. Hệ thống sản xuất kinh doanh giống thủy sản ổn định và có kiểm soát, đảm bảo cung cấp giống tốt, sạch bệnh cho người nuôi trồng. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên đã được kiểm soát, phần nào đảm bảo được sự tái tạo nguồn lợi thủy sản. Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, cấp giấy phép khai thác thủy sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia khai thác thủy sản, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Tuy nhiên, sản xuất ngành thủy sản vẫn còn một số tồn tại hạn chế, đó là: chưa hình thành được cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn nên phần lớn giống được đưa từ các địa phương khác đến, chất lượng giống chưa cao do việc kiểm soát giống gặp khó khăn; trong khai thác nguồn lợi thủy sản, việc khai thác trong mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra, chưa có giải pháp khắc phục. Việc chuyển dần một số ngư dân sống bằng nghề khai thác thủy sản sang nuôi trồng hoặc nghề khác còn chậm.
3.2.2. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo vùng