1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan niệm văn học của nguyễn trãi

89 988 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 415,03 KB

Nội dung

Nguyễn Trãi đã kế thừa những khớa cạnh nào trong quan niệm văn học của các tác giả thời văn học Lý - Trần - Hồ… Quan niệm văn học của ông có những điểm gì mới mẻ so với thời đại trước và

Trang 1

Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

và sự nghiệp Nguyễn Trãi luôn luôn là những vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Văn học cũng không phải là một ngoại lệ

Với Lam Sơn thực lục, Phỳ núi Chí Linh, Văn bia Vĩnh Lăng, Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập… văn nghiệp của

Nguyễn Trãi đó trở thành nguồn cảm hứng và đề tài vô tận cho nhiều nhà nghiên cứu văn học Trong số đó, có nhiều vấn đề đã được giải quyết trọn vẹn, sâu sắc; song cũng có nhiều đề tài mới chỉ được đặt ra, nghiên cứu

bước đầu Tìm hiểu quan niệm văn học của Nguyễn Trãi chính là một trong

những đề tài như thế, hứa hẹn còn nhiều vấn đề thú vị chưa được khám phá,

và đó cũng là lí do đầu tiên khiến chúng tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu này

Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu văn học giúp chúng tôi nhận thấy, việc nắm vững quan niệm văn học của một tác giả sẽ giúp chúng ta hiểu sõu sắc hơn sáng tác của tác giả đó (bởi quan niệm văn học chi phối sáng tác và ngược lại qua sáng tác hiểu sõu thêm quan niệm văn học) Do vậy, muốn

Trang 2

khai thác thêm nhiều giá trị của văn chương Nguyễn Trãi, việc nắm vững quan niệm văn học của ông thiết nghĩ cũng là một trong những con đường tiếp cận khả thủ, giúp chúng ta có thêm cơ sở để vượt qua lớp bụi thời gian trên dưới sỏu trăm năm bao phủ lên những sáng tác của ông

Nghiên cứu quan niệm văn học của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở

mục đích phục vụ việc khai thác các giá trị trong văn chương Ức Trai Cái đích xa hơn chúng tôi muốn đạt đến chớnh là: đặt quan niệm văn học của Nguyễn Trãi trong hệ thống quan niệm văn học Việt Nam thời trung đại Nguyễn Trãi đã kế thừa những khớa cạnh nào trong quan niệm văn học của các tác giả thời văn học Lý - Trần - Hồ… Quan niệm văn học của ông có những điểm gì mới mẻ so với thời đại trước và so với thời ông đang sống; đồng thời những quan niệm đó có được tiếp nối ở các tác giả sau như thế nào, những khớa cạnh nào trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi được

kế thừa, tiếp nối, những phương diện nào được bổ sung…Việc làm này thiết nghĩ là vô cùng cần thiết, góp một phần nhỏ khẳng định: nền lí luận của văn học Việt Nam đã được xõy dựng từ mười thế kỉ văn học trung đại, trong đó Nguyễn Trãi cũng đóng góp một phần quan trọng Đó là cơ sở vững chắc cho nền lí luận hiện đại của văn học Việt Nam, tạo thế và lực cho chúng ta hội nhập với văn học khu vực và thế giới

1.2 Lý do thực tiễn

Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông và đại học, các tác phẩm thơ văn Nguyễn Trãi có số lượng và vị trí đáng kể Nếu được trang bị những kiến thức cần thiết về quan niệm văn học của Nguyễn Trãi thì chắc chắn việc tiếp cận các sáng tác của Ức Trai sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn Do đó, về phương diện sư phạm, luận văn cũng góp phần vào việc giảng dạy và học tập văn chương Nguyễn Trãi một cách hiệu quả

Trang 3

Những trình bày trên đõy đã cho thấy, Bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi là một đề tài vừa có

ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của đề tài một luận văn cao học

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ sơ bộ điểm lại toàn bộ tình hình nghiên cứu quan niệm văn học của Nguyễn Trãi ở các tác giả trước đây, xem đó là cơ sở, là tiền đề để chúng tôi triển khai đề tài nghiờn cứu của mình Quá trình thu thập và đọc tài liệu cho chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu quan niệm văn học Nguyễn Trãi của các tác giả được chia làm

ba hướng chính: nghiên cứu gián tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, nghiên cứu trực tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trãi và nghiên cứu quan niệm văn học của ông trong bối cảnh nghiên cứu quan niệm văn học trung đại Việt Nam

2.1.1 Hướng nghiên cứu gián tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả thường tập trung tỡm hiểu tư tưởng của Nguyễn Trãi, xem đó là cơ sở và tiền đề để hiểu quan niệm văn học cũng như sáng tác của ông

*Hướng nghiên cứu tập trung vào tư tưởng của Nguyễn Trãi được đề

cập đến khá sớm, từ những năm 1960 của thế kỉ XX, với công trình Nguyễn Trãi của tác giả Trần Huy Liệu, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1966 Trong cuốn

sách trên, ở chương IV và chương V, tác giả đã đề cập đến nguồn gốc, nội dung, phương pháp tư tưởng của Nguyễn Trãi Chương V với nhan đề:

Phương pháp tư tưởng của Nguyễn Trãi đã khẳng định trong phương pháp tư

tưởng của Nguyễn Trãi vừa có nhõn tố duy vật, vừa có nhõn tố biện chứng

Tuy nhiên sự chú ý của chúng tôi là ở chương IV: Nguồn gốc và nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi Trần Huy Liệu đã làm rừ vai trò của Nho giáo tại

Trang 4

Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV và khẳng định: Nho giáo

là nguồn gốc tư tưởng của Nguyễn Trãi Kết luận nêu trên được tác giả rút ra sau khi tiến hành nghiên cứu bốn vấn đề trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, cũng là bốn vấn đề của học thuyết Nho giáo được Nguyễn Trãi vận dụng cụ

thể vào hoàn cảnh Việt Nam: Mệnh trời, nhân dân, nhân nghĩa, tư tưởng hoà bình Cũng giống như ông tổ của học phái Nho gia, Nguyễn Trãi tin vào mệnh trời: “Ai mà cói được lòng trời” (Tự thán 15), “Nhõn sinh vạn sự tổng

quan thiên” - Đời người ta muôn việc đều ở trời (Hạ nhật mạn thành) Tư

tưởng nhõn dõn ở Nguyễn Trãi tuy chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng nhõn dõn của Khổng Mạnh nhưng biểu hiện đậm đà, sõu sắc hơn, có hệ thống và nhất trí hơn Đó là tư tưởng nhõn dõn do thực tế Việt Nam hun đúc nên Khổng Tử thông cảm với nhõn dõn nhưng mặt khác ông lại coi nhẹ nhõn dõn, bởi trong quan niệm của ông, dõn trong xã hội là kẻ tiểu nhõn Những cõu như: “quõn tử dụ ư nghĩa, tiểu nhõn dụ ư lợi” - quõn tử hiểu rừ ở đạo nghĩa, tiểu nhõn hiểu rừ ở điều lợi - cho thấy màu sắc giai cấp rừ rệt trong quan niệm nhõn dõn của Khổng Tử Nguyễn Trãi nhờ những năm tháng sống cuộc đời thanh bần cùng cha ở làng Nhị Khê, sống trong cảnh nghèo khổ ở thành Đông Quan và mười năm “nếm mật nằm gai” cùng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giúp cho ông có điều kiện sống gần gũi với nhõn dõn, cho nên tư tưởng nhõn dõn của Nguyễn Trãi đậm đà, tha thiết, sõu sắc,

có nhiều nét độc đáo, gần gũi với chúng ta Ở tư tưởng nhõn nghĩa, Nguyễn Trãi không chỉ xuất phát từ Khổng Tử (nhõn nghĩa là quan hệ đạo đức giữa người với người) mà cũn sáng tạo nó từ thực tế Việt Nam, làm cho nó mang một nội dung yêu nước: nhõn nghĩa trước hết “cốt ở yên dõn” Tư tưởng hoà bình ở Khổng Tử biểu hiện ở bác ái, lòng bác ái phải rộng ra khắp cả thiên

hạ, chứ không riêng một nước nào Tuy nhiên Khổng Mạnh lại coi thường các dõn tộc không thuộc Hoa Hạ “ta chỉ nghe rằng dùng đạo lý của người Hoa Hạ để sửa đổi lề thói của bọn Man Di, chứ chưa hề nghe nói dùng lề thói của bọn Man Di để sửa đổi đạo lý của người Hoa Hạ bao giờ” (Sách

Trang 5

Mạnh Tử, thiên Đằng Văn Công chương cú thượng), nên tư tưởng Khổng

Mạnh vẫn mang màu sắc dõn tộc chủ nghĩa, tư tưởng nước lớn Với Nguyễn Trãi, hoà bình gắn chặt với độc lập dõn tộc

Cùng chung hướng nghiên cứu này, chúng ta cần phải đề cập đến bài

viết Tư tưởng của Nguyễn Trãi của tác giả Nguyễn Thiên Thụ trong sách Nguyễn Trãi, Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gũn, 1973, sau này được tác giả Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu trong Nguyễn Trãi - Về tác gia và tác phẩm Trong bài viết này, tác giả không chỉ nhắc tới tư tưởng Nho giáo

mà cũn đề cập tới tư tưởng Lóo Trang, tư tưởng Phật giáo khi nghiên cứu tư tưởng Nguyễn Trãi Từ đó, tác giả đi tới kết luận, cả ba hệ tư tưởng đó đều

có những ảnh hưởng nhất định đối với tư tưởng Nguyễn Trãi Đõy là một sự

bổ sung cần thiết cho những ý kiến của tác giả Trần Huy Liệu mà chúng tôi

đã đề cập tới ở phần trên

Tiếp tục hướng nghiên cứu trên, tác giả Trần Đình Hượu trong cuốn

Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn húa thông tin, Hà Nội, 1995 đã dành chương IV để bàn về vấn đề: Nguyễn Trãi và Nho giáo

Mục đích của chương này là để trả lời cõu hỏi Nguyễn Trãi là nhà nho như thế nào? Để trả lời cõu hỏi này, Trần Đình Hượu đã lần lượt làm rừ bốn vấn

đề: Nêu nhân nghĩa làm công lý - vận dụng Nho giáo chống quân xâm lược nhà Minh; Vua Nghiêu Thuấn, dõn Nghiờu Thuấn, lòng ưu ái và xã hội lý tưởng của Nguyễn Trãi; Quan điểm làm người và những day dứt quanh vấn

đề xuất xử; Dân tộc và nhân đạo - con đường tiếp thu Nho giáo của Nguyễn Trãi Ở vấn đề thứ nhất, tác giả nhận thấy, Nguyễn Trãi đã vận dụng Nho

giáo và vận dụng một cách sắc sảo, có hiệu quả để giành chớnh nghĩa cho sự nghiệp chống ngoại xõm Dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, Nho giáo thành một sức mạnh, bao võy, công phá quõn thù Khi đất nước hết chiến tranh, Nguyễn Trãi muốn nhanh chóng xõy dựng lại cuộc sống thái bình, cùng nhõn dõn yên nghỉ “Ông đã lựa chọn mô hình theo ông nghĩ là đẹp nhất, để khái quát, lý luận hoá tất cả những nguyện vọng của dõn tộc, của nhõn dõn

Trang 6

Mô hình đó là xã hội Nghiêu Thuấn của Nho gia” [24, 98] Trong vấn đề thứ hai, Trần Đình Hượu khẳng định Nguyễn Trãi cũng tin như các nhà nho là có thể xõy dựng một xã hội hoàn mỹ bằng giáo hoá, tu dưỡng đạo đức và đức trị, không được làm tướng khanh thì làm nho thần Cho nên trong quan điểm làm người của Nguyễn Trãi, tác giả nhận thấy ông thường khuyên con người

ta không nên sợ nghèo, không nên tham lợi bởi đạo đức mới là “của chầy” Ông cũng nói an mệnh, an bần nhưng khuyên nên chăm chỉ làm ăn, cày lấy ruộng, đào lấy giếng, sống no đủ Lời khuyên tổng quát nhất là giữ “đạo trung” Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng lại khuyên con người ta nên “vô tõm,

vô cầu, vô sự, biết lui, biết nhường… những chữ, những ý rút ra từ sách vở Lóo - Trang Điều khác nhau căn bản là ở chỗ Lóo - Trang có thái độ phi xã hội, sống cô đơn, không thấy sự đầm ấm giữa những con người Nguyễn Trãi khuyên nên sống thường thường nhưng không phải tầm thường” [24, 102-103] Nguyễn Trãi cũng hay day dứt về vấn đề xuất xử, phản ánh cuộc đấu tranh giữa tư tưởng Nho gia và Lóo - Trang trong suy nghĩ của ông Tuy vậy tác giả vẫn rút ra nhận xét căn bản là “Nguyễn Trãi vẫn là Nho chứ không phải Trang” [24, 112], “cách đặt và giải quyết vấn đề xuất xử của Nguyễn Trãi là Nho chứ không phải Trang” [24, 113], “nhiều luận điểm về cuộc đời

ở Nguyễn Trãi rút từ triết lý Trang Tử, nhưng cả hệ thống thì tư tưởng ông lại thuộc Nho gia” [24, 113-114] Từ đó, Trần Đình Hượu đi tới kết luận: dõn tộc và nhõn đạo là con đường tiếp thu Nho giáo của Nguyễn Trãi , “ông

đã lựa chọn Nho giáo nhưng là xu hướng nhõn đạo chủ nghĩa nhất trong Nho giáo thời đó” [24, 129]

Hướng nghiên cứu trên cũn được đề cập đến một lần nữa ở bài viết

Nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ trong Quốc âm thi tập của tác giả Trần Ngọc Vương trong cuốn Văn học Việt Nam dũng riờng giữa nguồn chung, Nxb

Giáo dục, Hà Nội, 1997 Tác giả nhận thấy có hai nhà tư tưởng, nhà nghệ sĩ

trong Quốc âm thi tập, “lúc thì tranh cói, lúc thì xoay lưng lại với nhau Hai

khuynh hướng chủ đạo ấy song song tồn tại trong cùng một con người, lắm

Trang 7

lúc tạo ra những tõm trạng cay cực” [100, 236] Một nhà tư tưởng phát ngôn

và hành động cho đạo Nho, nhà nghệ sĩ mang nặng nỗi ưu thời mẫn thế và một nhà tư tưởng của triết học Lóo - Trang, người nghệ sĩ ca tụng thú thanh nhàn, hoà mình vào tạo vật Trên cơ sở đó, tác giả đi tới nhận định: “với tư cách là nhà tư tưởng, định hướng cơ bản nhất, trục chớnh của tư tưởng Nguyễn Trãi là Nho giáo […] Tư tưởng Lóo - Trang, đặc biệt là Trang, có ảnh hưởng tới Nguyễn Trãi khá hiển nhiên Ảnh hưởng của Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng, đối với ông không thật rừ ràng và có sức nặng đáng kể” [100, 266] “Sự cảm nhận cuộc đời, cảm nhận thế giới theo lối nghệ sĩ (hồn nhiên, cảm tớnh, trực tiếp, “nguyên trạng”) chi phối hành động

và suy tư của ông nhiều hơn hẳn tác động của tri thức sách vở ” [100, 267]

Bên cạnh đó, chúng ta cũn có thể kể đến các bài viết như Ảnh hưởng Đạo gia trong thơ Nguyễn Trãi của tác giả Lã Nhõm Thìn, Về cảm quan Phật giáo trong thơ văn Nguyễn Trãi của tác giả Nguyễn Hữu Sơn, đều được

in trong Tạp chí văn học số 6, năm 2000 Các bài viết trên đều tập trung

khẳng định ngoài Nho giáo, tư tưởng Nguyễn Trãi, thơ văn Nguyễn Trãi cũn chịu ảnh hưởng của hai triết thuyết lớn: Phật và Đạo

Hướng nghiên cứu tập trung vào tư tưởng của Nguyễn Trãi mà chúng tôi đề cập tới ở trên có lẽ chưa làm nổi bật được những khớa cạnh quan trọng của quan niệm văn học Nguyễn Trãi Tuy nhiên khi tiến hành nghiên cứu một số phương diện trong quan niệm văn học của Ức Trai, chúng tôi không thể bỏ qua mảng nghiên cứu này vì một lý do quan trọng: Tư tưởng của một tác giả luôn luôn là điểm tựa, là cơ sở, là tiền đề để nhà văn đó xõy dựng quan niệm văn học, phương chõm sáng tác Muốn hiểu và khám phá chớnh xác quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, đòi hỏi chúng ta cần nắm vững tư tưởng của ông

*Trong hướng nghiên cứu gián tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, chúng ta cần phải đề cập tới nhánh nghiên cứu của tác giả Bựi Văn

Nguyên Ở chuyên luận Văn chương Nguyễn Trãi, Nxb ĐH&THCN, Hà

Trang 8

Nội, 1984, Bựi Văn Nguyên đã dành chương thứ V để nghiên cứu quan niệm

văn học Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi và quan niệm văn chương vì nghĩa lớn,

vì chí lớn của kẻ anh hùng vỡ dõn vỡ nước Có thể thấy rằng tác giả đã

không đi vào tỡm hiểu tư tưởng của Nguyễn Trãi mà trực tiếp đề cập đến quan niệm văn học của ông Song cách đặt vấn đề ở bài viết này vẫn chỉ dừng lại ở phương diện gián tiếp Tác giả không đưa ra một cõu thơ hay cõu văn nào Nguyễn Trãi thể hiện trực tiếp quan niệm văn học vì nghĩa lớn, vì chí lớn của kẻ anh hùng vì dõn vì nước Quan niệm văn học đó được Bựi Văn Nguyên khái quát lên thông qua việc phõn tích một hệ thống những sáng tác của Nguyễn Trãi trên hai luận điểm lớn: văn chương phục vụ chớnh nghĩa và văn chương thể hiện chí lớn vì dõn vì nước Ở luận điểm một, tác giả tập trung làm rừ quan niệm văn học: “văn (dĩ) tải đạo” của văn học trung đại được Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào Theo tác giả, đạo trong quan

niệm “văn (dĩ) tải đạo” bao gồm hai mặt: thiên đạo và nhân đạo: “đặt vấn đề

quan hệ giữa sự vật và lòng người, chớnh là đặt vấn đề quan hệ giữa quy luật

tự nhiên và qui luật xã hội […] giữa thiên đạo và nhõn đạo” [57, 111] Và đến Nguyễn Trãi, quan niệm “văn (dĩ) tải đạo” có màu sắc cụ thể hơn, đó là đạo cương thường, đạo thờ vua, đạo thờ cha, đạo trung hiếu hay như Nguyễn Trãi hay nói là đạo quõn thõn Trong luận điểm thứ hai, văn chương thể hiện

chí lớn vì dõn vì nước, tác giả tập trung thể hiện hai ý: văn chương Nguyễn Trãi và chí lớn kẻ sĩ thức thời, văn chương Nguyễn Trãi và chủ nghĩa anh hùng truyền thống Văn chương Nguyễn Trãi và chí lớn kẻ sĩ thức thời thực

chất là để làm rừ quan niệm “thi (dĩ) ngôn chí” của văn học trung đại Bựi Văn Nguyên quan niệm chí ở đõy là tình, “thơ nói lên cái chí, là để nói lên cái tình, dù thơ có tả cảnh, cũng để ngụ tình” [57, 118] Dưới ánh sáng của quan niệm đó, tác giả nhận xét: “cái chí lớn đó, tức cái chí vì dõn vì nước, tức niềm ưu ái mà bản thõn Nguyễn Trãi đã nói đi nói lại nhiều lần” [57, 121] “Văn chương Nguyễn Trãi đã thể hiện chí lớn của kẻ sĩ, thì trong một chừng mực nhất định, cũng thể hiện truyền thống anh hùng của dõn tộc” [57,

Trang 9

123] “Nguyễn Trãi đã đề cập đến nhiều khớa cạnh của chủ nghĩa anh hùng theo quan niệm cũ” [57, 127]: người anh hùng là người có nhõn nghĩa, người tài trí, lại phải có dũng khí đứng lên “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”.

Hướng nghiên cứu của tác giả Bựi Văn Nguyên đã đặt ra được một số phương diện khả thủ khi tỡm hiểu quan niệm văn học Nguyễn Trãi So với hướng nghiên cứu tập trung vào vấn đề tư tưởng của Ức Trai, cách suy nghĩ

của tác giả Văn chương Nguyễn Trãi đã tiến gần hơn đến vấn đề mà chúng

tôi đang quan tõm, đó chớnh là quan niệm văn chương của Nguyễn Trãi Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập được một phương diện trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, chủ yếu tập trung làm sáng tỏ quan niệm văn học mang tớnh mẫu số chung của thời trung đại: “văn (dĩ) tải đạo”, “thi (dĩ) ngôn chí” Nhưng thực tế cho thấy rằng, với khối lượng tác phẩm phong phú, với

tư tưởng đa dạng, quan niệm văn chương Nguyễn Trãi không đơn thuần chịu

sự đóng khung trong quan niệm văn học của thời đại ông sống Bên cạnh đó, hướng tiếp cận gián tiếp của tác giả cũn cho thấy: đôi chỗ kết luận chưa thật sát với mục đích của bài viết, đó cũng là điều khó tránh khỏi khi những dẫn chứng đưa ra không phải là những cõu văn, cõu thơ trực tiếp thể hiện quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

2.1.2 Hướng nghiên cứu trực tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

Hướng nghiên cứu này tập trung tỡm hiểu những cõu văn, cõu thơ Nguyễn Trãi trực tiếp thể hiện quan niệm văn học của ông Đinh Gia Khánh

là người đi đầu đã chú ý tỡm hiểu quan niệm văn học của Nguyễn Trãi theo hướng này

Ngay từ những năm 1964, trong giáo trình Văn học cổ Việt Nam, tác

giả đã có đề cập đến quan niệm văn nghệ của Nguyễn Trãi nhưng chỉ xoay quanh việc bình luận lời bàn về “gốc của nhạc” của Nguyễn Trãi với Lê Thái Tông Tác giả nhận thấy, thông qua lời bàn về “gốc của nhạc”, Nguyễn Trãi

đã thể hiện rừ một quan niệm: văn nghệ phải gắn bó mật thiết với cuộc sống của quảng đại quần chúng “Kể ra, thời loạn dụng vừ, thời bình chuộng văn

Trang 10

Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc Song không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được Hoà bình là gốc của nhạc, thanh õm là văn của nhạc […] Xin bệ hạ yêu nuôi nhõn dõn, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận, than sầu, đó là không mất cội gốc của nhạc vậy.” [36, 158-159] Xõy dựng õm nhạc không phải chủ yếu trước hết quan tõm đến văn, tức là đến hình thức, đến kĩ thuật, kĩ xảo và õm thanh Xõy dựng

õm nhạc thì chủ yếu và trước hết là phải quan tõm đến gốc, đến hoà bình, tức

là đến sự hài hoà của tõm hồn, của cuộc sống

Đến giáo trình xuất bản vào năm 1978 Lịch sử văn học Việt Nam (Thế

kỉ X - Nửa đầu thế kỉ XVIII), Tập 1, Nxb ĐH&THCN, vấn đề được đề cập

đến toàn diện hơn Tác giả đã làm sáng tỏ quan niệm văn nghệ chiến đấu vì dõn, vì nước của Nguyễn Trãi thông qua những cõu thơ Nôm thể hiện trực

tiếp như BKCG số 5, BKCG số 56 Thông qua những lời thơ có tớnh chất

như một bản tuyên ngôn văn học như thế, Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với bổn phận làm người Văn chương

là “đao bút”, gắn liền với hành động “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, gắn liền với phẩm chất “có nhõn, có trí, có anh hùng” Và văn chương cũn là nơi

để cái đẹp của cuộc sống được thăng hoa Hý đề, Mạn thuật 13, Thuật hứng

7, Chu trung ngẫu thành chớnh là những tác phẩm thể hiện quan niệm này

của Nguyễn Trãi Đồng thời những tác phẩm trên cũn thể hiện một quan niệm văn học khác: Nguyễn Trãi đã có ý thức về mối quan hệ giữa văn học

và cuộc sống, thơ hay thì phải giúp người ta nhìn hiện thực ở một tầm cao

hơn mức bình thường Ở những sáng tác như Trần tình 6, Tự thán 5, Hý đề,

Nguyễn Trãi cũn đề cập đến quan niệm về người nghệ sĩ, nhà thơ phải phát hiện ra nhiều cái đẹp mà người thường không nhìn thấy, từ đó Nguyễn Trãi càng thêm tự hào khi được làm thi nhõn

Có thể thấy rằng, hướng nghiên cứu quan niệm văn học của Nguyễn Trãi thông qua những cõu thơ, cõu văn Nguyễn Trãi trực tiếp thể hiện quan niệm văn học đã mang lại nhiều kiến giải thú vị Những vấn đề mà tác giả

Trang 11

Đinh Gia Khánh đặt ra, tuy mới chỉ bước đầu và mang tớnh chất khái quát song hứa hẹn nếu được tiếp tục nghiên cứu sẽ bổ sung và phát hiện thêm nhiều phương diện sõu sắc và mới mẻ Đõy cũng là hướng nghiên cứu chủ yếu của luận văn.

2.1.3 Hướng nghiên cứu quan niệm văn học Nguyễn Trãi trong bối cảnh nghiên cứu quan niệm văn học trung đại Việt Nam

Đõy là hướng nghiên cứu xét về bản chất mang tớnh trực tiếp, song không tập trung vào một tác giả cụ thể nào Người nghiên cứu thường lựa chọn một giai đoạn văn học trung đại, có khi là cả mười thế kỉ văn học trung đại hoặc một vấn đề nào đó trong quan niệm văn học của thời trung đại để tiến hành khảo sát, phõn tích, bình luận Do đó hướng nghiên cứu này mang tầm khái quát cao, quan niệm văn học của Nguyễn Trãi chỉ đóng vai trò là một yếu tố trong một hệ thống lớn Mặt khác, chúng ta cần nhận thức được rằng, trong hệ thống lí luận văn học thời trung đại ở Việt Nam, giai đoạn thế

kỉ XVIII, XIX mới là thời kì nở rộ của các quan niệm; cũn các thế kỉ trước

đó, quan niệm văn học mới chỉ là manh nha, trình bày rải rác, đơn lẻ, tản mạn Nguyễn Trãi sống vào thế kỉ XV, cho nên dù trong sáng tác của ông có xuất hiện quan niệm văn học thì chúng ta cũng phải thừa nhận, những quan niệm văn học đó ở ông không nhiều Do vậy, dù Nguyễn Trãi có mặt trong những công trình nghiên cứu lớn hay nhỏ về quan niệm văn học thời trung đại thì sự xuất hiện quan niệm văn học của ông cũng chỉ là thoáng qua, không phải là trọng điểm Tuy nhiên hướng nghiên cứu này có một ưu thế nổi bật, đó là cung cấp cho chúng ta một cái nhìn lịch đại và đồng đại tương đối đầy đủ, giúp chúng ta xác định được vị trí và vai trò của quan niệm văn học Nguyễn Trãi trong mười thế kỉ văn học trung đại

Trên Tạp chí văn học số 1 năm 1973, tác giả Trần Lờ Sỏng cú bài Thử tìm hiểu quan niệm Thi ngụn chớ của nhà nho Trong bài viết này, tác giả đã

đề cập tới ba vấn đề sau: Nguồn gốc của quan niệm thi ngụn chớ, Quan niệm thơ núi chớ của nhà Nho Trung Quốc, Quan niệm thơ núi chớ của nhà Nho nước ta Ở vấn đề thứ ba - Quan niệm thơ núi chớ của nhà Nho nước ta, tác

Trang 12

giả đã đề cập tới quan niệm văn chương của Nguyễn Trãi: thơ núi chớ, thể

hiện trong bài Thu dạ dữ hoàng giang Nguyễn Nhược Thuỷ đồng phú: “hảo bả

tân thi hướng chớ luõn” - Hóy đem bài thơ mới nói đến cỏi chớ của mình Bên cạnh đó, Trần Lờ Sỏng cũn nhận thấy “Nguyễn Trãi làm thơ là để nói lên tình cảm của mình […] Cỏi tỡnh mà Nguyễn Trãi quan niệm là tình cảm hết sức rộng lớn […] Quan niệm thơ núi chớ của Nguyễn Trãi có lẽ là quan niệm thơ thể hiện ước vọng của mình đối với cuộc sống” [65, 115] Tuy nhiên tác giả mới chỉ đưa ra dẫn chứng mà chưa dành nhiều tâm sức đánh giá, có lẽ một phần là do khuôn khổ của bài viết, một phần là bởi mục đích chính của bài viết là hướng tới khái quát quan niệm thơ núi chớ của nhà Nho nước ta

Trong công trình Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam của Phương Lựu năm 1997, tác giả đã có điều kiện tổng kết

một cách có hệ thống về quan niệm văn chương của cha ông ta trong mười

thế kỉ Công trình bao gồm ba phần chớnh: Phần một: Hệ thống những quan niệm văn học cơ bản; Phần hai: Hệ thống quan niệm về các chỉnh thể chủ yếu của văn học; Phần ba: Các mối liên hệ lịch sử của hệ thống Trong đó, chúng tôi lưu tõm đến chương II của Phần một: Quan niệm văn học truyền thụ đạo lý phong kiến trong thời hưng thịnh và chương VII của Phần hai: Về thể loại thơ ca - Vấn đề thi dĩ ngụn chớ Trong hai chương này, tác giả đã

nhắc tới quan niệm văn học của Nguyễn Trãi Tại chương II, để làm rừ quan niệm văn học truyền thụ đạo lý phong kiến trong thời hưng thịnh, tác giả đã cho rằng: “Nguyễn Trãi cũng gắn liền văn học với ngôn luận của thánh hiền, với đạo trung hiếu, với đức nhõn nghĩa Ông viết: “Văn chương chép lấy đôi cõu thánh […]” ” [44, 123] Ở chương VII, tác giả nhận xét rằng: “từ trong

sự thống nhất chung của công thức “thi dĩ ngôn chí” đó, thì quan niệm thơ ở Việt Nam cũng giống như ở Trung Quốc, là có sự bổ sung hoàn thiện dần […] đến Nguyễn Trãi thì càng nói rừ là làm thơ để lộ tõm tình, mà gọi là

“cởi buồn” ” [44, 279] Có thể thấy ngay rằng, với một công trình lớn như vậy, tác giả Phương Lựu chỉ dành cho quan niệm văn học của Nguyễn Trãi những lời nhận xét khái quát, nêu lên một hai đặc điểm trong quan niệm văn

Trang 13

chương của Ức Trai Tuy vậy, những ý kiến đánh giá đó cũng rất đáng quý,

có tớnh gợi mở cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài: Bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi.

2.2 Vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

Việc điểm lại sơ bộ các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài chúng tôi đang tỡm hiểu cho thấy, trong nhiều năm qua, vấn đề quan niệm văn học trong sáng tác Nguyễn Trãi đã được nhiều học giả chú ý tỡm hiểu Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở sự khái quát hoặc những nhận xét đơn lẻ, chưa thực sự đi sõu vào vấn đề Hướng nghiên cứu tư tưởng trong sáng tác của ông quá rộng lớn, phức tạp, dường như chưa nêu được đặc điểm gì đáng kể trong quan niệm văn chương Nguyễn Trãi Hướng nghiên cứu gián tiếp thứ hai mà tác giả Bựi Văn Nguyên theo đuổi là thông qua sáng tác để tỡm hiểu quan niệm văn học Nguyễn Trãi thì chưa nêu được những cõu thơ, cõu văn Nguyễn Trãi trực tiếp thể hiện quan niệm văn chương Tác giả cũng mới chỉ đi sõu tỡm hiểu quan niệm văn chương vì nghĩa lớn, vì chí lớn của kẻ anh hùng vì dõn vì nước Hướng nghiên cứu đặt quan niệm văn học của Nguyễn Trãi trong hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam

có ưu điểm là thể hiện cái nhìn đồng đại và lịch đại đối với vấn đề, tuy nhiên quan niệm văn học của ông mới chỉ được các tác giả điểm qua ở một vài khớa cạnh Hướng nghiên cứu của tác giả Đinh Gia Khánh có ưu điểm nổi bật là đã chỉ ra được những cõu văn, cõu thơ Nguyễn Trãi trực tiếp thể hiện quan niệm văn chương Tuy nhiên, những nhận xét của tác giả còn mang tớnh chất gợi mở, chưa thật sự đi sõu vào vấn đề; tác giả cũng chưa khảo sát được đầy đủ những cõu thơ, cõu văn Nguyễn Trãi thể hiện quan niệm văn học

Trên cơ sở phõn tích ưu điểm và hạn chế của những hướng nghiên cứu nêu trên, chúng tôi nhận thấy hướng nghiên cứu của tác giả Đinh Gia Khánh,

đi tỡm những sáng tác Nguyễn Trãi trực tiếp thể hiện quan niệm văn học của

Trang 14

ông, từ đó khái quát thành những đặc điểm là phù hợp nhất với đề tài chúng tôi đang tiến hành Những ý kiến của các học giả đi trước cũng đóng vai trò quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài Quá trình khảo sát và thống kê tư liệu đã mang lại cho chúng tôi nhiều kết luận, trong đó có những ý kiến tương đồng với đánh giá của các nhà nghiên cứu trước đó, song cũng có những kiến giải mới Tất cả cũng chỉ nhằm đạt tới mong muốn khắc họa được phần nào quan niệm văn chương của một tác gia sống cách chúng ta sỏu thế kỉ, từ đó có thêm một công cụ, một phương tiện để hiểu đúng, hiểu sõu hơn những sáng tác của Nguyễn Trãi.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau để giải quyết đề tài:

3.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để khảo sát các sáng tác của Nguyễn Trãi, thống kê những dẫn chứng từ thơ văn Nguyễn Trãi trực tiếp thể hiện quan niệm văn học của ông Trên cơ sở dẫn chứng được khảo sát, chúng tôi tiến hành phõn loại để tỡm ra những nội dung, khái quát thành những luận điểm cơ bản Do vậy, đõy là phương pháp nghiên cứu đầu tiên chúng tôi phải sử dụng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả của luận văn

Trang 15

3.4 Phương pháp văn bản học

Chúng tôi sử dụng phương pháp này chủ yếu để khảo sát các dịch bản, trên cơ sở đó lựa chọn dịch bản tốt nhất Bên cạnh đó, ở phần thơ quốc õm của Nguyễn Trãi, hiện nay vẫn cũn tồn nghi 33 bài được xem là trùng với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm Do đó, vận dụng phương pháp này, chúng tôi xác định được những dẫn chứng thể hiện quan niệm văn học của Nguyễn Trãi thuộc trong số 33 bài thơ kể trên

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi Dẫn

chứng được khảo sát từ các tư liệu:

-Quốc âm thi tập, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp phiên õm và chú

giải, NXB Văn Sử Địa, HN, 1956

-Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh phiên õm và chú giải, NXB

Trong đó, cuốn Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB KHXH,

HN, 1976 là tài liệu nghiên cứu chính Ba tập còn lại được dùng để tham khảo

và so sánh các bản dịch thơ, với mục đích lựa chọn được bản dịch tốt nhất

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vào vấn đề: quan niệm văn học

Do vậy, vấn đề đầu tiên cần giải quyết chớnh là khái niệm quan niệm văn học

Theo chúng tôi, quan niệm văn học là thái độ, suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà văn về văn chương (đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: bản chất của văn

Trang 16

học là gì?, văn học có chức năng gì?); về vai trò của người cầm bút; về phương pháp sáng tác, về tư duy nghệ thuật… đồng thời còn là tư tưởng, tình cảm, những xúc cảm chân thành mãnh liệt nhất của nhà văn trước cuộc sống và con người.

Tuy nhiên, với một tác gia lớn như Nguyễn Trãi, việc tìm hiểu quan niệm văn học của ông quả thật là vấn đề không đơn giản Điều này có hai nguyên nhân: một là khối lượng tác phẩm của ông (đồ sộ và đến nay vẫn còn nhiều tác phẩm bị thất truyền), hai là tư tưởng của ông - nền tảng ý thức hệ quyết định đến quan niệm văn học của tác giả - rất phức tạp Phải nắm vững hai nhân tố này mới có hi vọng tìm hiểu đầy đủ, trọn vẹn quan niệm văn học của Nguyễn Trãi Song ở phạm vi một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này Do đó, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập

trung nghiên cứu và tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, cụ thể là hai vấn đề:

+Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi về bản chất của văn chương và

về người làm văn chương

+Quan niệm văn học của ông về chức năng của văn chương

Vấn đề thứ hai chúng tôi cần giải quyết chính là phạm vi tư liệu khảo sát Trong phần đối tượng nghiên cứu, chúng tôi khẳng định sẽ khảo sát toàn

bộ các sáng tác của Nguyễn Trãi trong tập Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh phiên âm và chú giải, NXB KHXH, Hà Nội, 1976 Tuy nhiên ở phần thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận thấy có 33 bài thơ được xem là

trùng với thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiờm; 9 bài trùng từ một câu đến bảy cõu (BKCG 12, 20, 26, 30, 36; Tự thán 6, Ngụn chớ 19, Thuật hứng 12, Tự thán 18); 24 bài trùng cả tỏm cõu (Mạn thuật 2, 5; Trần tình 4, 5, 8; Thuật hứng 8, 11, 13, 18, 20, 21, 22, 24, 25; Tự thán 8, 10, 13, 15, 21, 31, 32; BKCG

6, 8, 34). (1) Do vậy, khi tiến hành thống kê và phân loại các dẫn chứng

Trang 17

Nguyễn Trãi thể hiện trực tiếp quan niệm sáng tác của ông, chúng tôi sẽ cân nhắc những dẫn chứng trùng lặp với những câu thơ còn tồn nghi kể trên(2).

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Đóng góp của luận văn chủ yếu là ở các điểm sau:

Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, có thể coi luận văn là sự kế thừa

và hệ thống hoá sơ bộ những thành tựu nghiên cứu đã đạt được của các tác giả trước đó về vấn đề quan niệm văn học của Nguyễn Trãi trên một số phương diện nhất định Qua đó, luận văn góp một phần nhỏ làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận của văn học trung đại Việt Nam nói riêng, nền lý luận văn học của dõn tộc nói chung trong giai đoạn hội nhập và giao lưu văn học, văn hoá quốc tế

Thứ hai, luận văn là sự rà soát lại về cả hai mặt tư liệu và thẩm định

đánh giá của các học giả về quan niệm văn học của Nguyễn Trãi trong thời gian tương đối dài Về mặt tư liệu, luận văn không chỉ sử dụng lại những dẫn chứng đã được các tác giả công bố trước đõy mà cũn tỡm kiếm, thống kê, phõn loại thêm những dẫn chứng mới Về mặt thẩm định, đánh giá, luận văn

cố gắng đưa ra những nhận định chõn xác nhất, khách quan nhất về những giá trị của quan niệm văn học Nguyễn Trãi ở một số phương diện nhất định Luận văn tiếp tục phân tích và bổ sung những quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

Thứ ba, thông qua việc tỡm hiểu một số phương diện trong quan niệm

văn chương Nguyễn Trãi, luận văn góp phần bổ sung và làm rừ diện mạo lịch sử phát triển của quan niệm văn học trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ

XV, đối sánh nó với các giai đoạn trước và sau ở thời trung đại, với quan niệm văn học của Trung Hoa và quan niệm văn học thời hiện đại Cần so sánh đối chiếu để tỡm ra sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi với quan niệm của những tác giả trước và sau ông, để thấy được Nguyễn Trãi đã kế thừa và có những vận dụng mới mẻ gì từ kho

(

Trang 18

tàng lí luận văn học cổ điển Trung Hoa Những quan niệm của ông về văn chương đã được tiếp tục phát huy ở các thế kỉ sau ra sao, chúng có cũn giá trị đối với nền lí luận văn học hiện đại ngày nay hay không? Đõy chớnh là những mục tiêu luận văn cố gắng thực hiện nhằm vừa đảm bảo tớnh khách quan lịch sử, vừa có giá trị hữu ích, thực tiễn cho độc giả hiện đại

Chương 2: Quan niệm văn học về bản chất của văn chương và về

người làm văn chương

Chương 3: Quan niệm văn học về chức năng của văn chương.

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG

CH ƯƠ NG 1

Ý THỨC HỆ - CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM

VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI

Tư tưởng, ý thức hệ là một nhõn tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành quan niệm văn học của Nguyễn Trãi nói riêng cũng như tất cả các tác giả thời trung đại nói chung Giai đoạn thế kỉ XV ở Việt Nam, nhắc đến ý thức hệ là nhắc tới ba triết thuyết lớn: Nho giáo, Phật giáo, Đạo gia Do đó trong chương thứ nhất này, chúng tôi sẽ đi tỡm hiểu sơ bộ ảnh hưởng của ba học thuyết đó tới tư tưởng của Nguyễn Trãi, trên cơ sở đó hình thành nên ở ông những quan niệm văn học như thế nào Như vậy, chương một không làm nhiệm vụ miêu tả lại đặc điểm của từng học thuyết mà nhiệm vụ chớnh là đề cập tới những phương diện nào của các triết thuyết kể trên có ảnh hưởng đến sự hình thành quan niệm văn học ở Nguyễn Trãi

Trước khi đi vào những luận điểm cụ thể, chúng ta cần lưu ý rằng, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, ở Việt Nam tồn tại thế “tam giáo tịnh hành” Nói là

“tịnh hành” nhưng thực chất, Phật giáo vẫn chiếm vị thế hàng đầu, Nho giáo đứng hàng kế tiếp, Đạo gia dù sao vẫn chưa được bình đẳng so với hai học phái trước Nhưng tương quan đó không phải là bất biến Bởi Phật giáo đến giữa thời Trần đã bắt đầu suy (giữa thế kỉ XIII) Trong khi đó Nho giáo ngày càng củng cố vị thế trong đời sống chớnh trị xã hội và đến cuối thời Trần đã chiếm được thế thượng phong Đạo gia tuy không có được vị thế như vậy, nhưng tư tưởng triết lý Đạo gia lại hoà vào trong Nho giáo, nhất là Phật giáo

để len vào đời sống tinh thần của nhiều trí thức một cách khá tinh tế và để lại dấu ấn không nhỏ Đến thế kỉ XV, thế “tam giáo tịnh hành” đã bị phá vỡ Vị thế chủ đạo của Nho giáo đã từng bước được xác lập từ cuối thời Trần, đến thời Hồ (1400-1407) được củng cố và đến đầu đời Lê thì đạt đến sự toàn trị

và được duy trì cho đến thế kỉ XVIII, XIX Phật giáo dần dần rút khỏi đời

Trang 20

sống chớnh trị xã hội, bị bài xích, phê phán khá nặng, về sau không thể phục hưng lại được Trong bản thõn Phật giáo cũng không có những đại diện ưu tú như thời kỳ trước nên tiếng nói của nó không mấy trọng lượng Tư tưởng Phật giáo không thể tồn tại độc lập như trước mà nhiều khi phải dựa vào Nho giáo, Đạo gia Đạo gia vẫn tiếp tục phát triển, hoặc tự thõn hoặc thông qua Nho giáo mà tác động đến đời sống văn hoá tinh thần Nguyễn Trãi là con người của thế kỉ XV nên tư tưởng, sự nghiệp sáng tác, cũng như quan niệm văn học của ông chắc chắn chịu ảnh hưởng xu thế chung của ý thức hệ thời đại Trong các phần tiếp theo của chương một, chúng tôi sẽ cố gắng làm rừ vai trò của từng học thuyết đối với sự hình thành quan niệm văn học của ông

1.1 Tư tưởng Phật giáo

Phật giáo là một triết thuyết mà về mặt triết học, quan niệm rằng: bản chất cuộc sống là do bốn nỗi khổ “sinh, lóo, bệnh, tử” tạo thành Mục đích của đời người là cầu mong được giải thoát khỏi tất cả mọi nỗi khổ đó, để đi tới chỗ hoàn toàn thanh tĩnh, không sống chết, không nghiệp báo luõn hồi,

đó là cảnh giới niết bàn (nirvana) Những điều mà Phật Thích-ca chứng

nghiệm dưới gốc bồ đề và mong muốn đem ra giác ngộ chúng sinh đi lên con

đường giải thoát mà đi đến cừi niết bàn, về đại thể gồm có: Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên và Bỏt chính Trong Tứ diệu đế (bốn điều suy ngẫm rừ ràng), chúng tôi lưu tõm đến điều thứ tư: Đạo đế (Maraga) - những điều suy ngẫm

về phương pháp tu hành để đạt tới chỗ đắc đạo, chủ yếu gồm có tám điều

chõn chính (bát chớnh), trong đó có điều thứ tám là chính định - chăm chú vào cừi thiền định Phật giáo coi thiền định (yên tĩnh suy nghĩ) là một phương pháp tu hành quan trọng Thiền vốn là Thiền-na, dịch õm chữ

Dhyana trong tiếng Xăng-xcơ-rít, có nghĩa là yên tĩnh mà suy nghĩ Trong số các phương pháp tu hành tọa thiền, Bồ-đề-đạt-ma đưa ra hai phương pháp:

Lí nhập và hành nhập Nội dung của lí nhập là từ trong nhận thức tìm cách thoát li thế giới hiện thực để đạt tới thế giới siêu hiện thực (tức chân như),

không những quên sự tồn tại của cá nhân mình mà còn phải quên cả tính

Trang 21

chân thực của thế giới khách quan Hành nhập thì bao gồm bốn phép sau

đây: gạt bỏ ý niệm phản kháng, luyện lấy tính nhẫn nhục chịu đựng; gạt bỏ mọi sự phân biệt phải trái, thiện ác; gạt bỏ mọi ước muốn nguyện vọng; suy nghĩ và hành động đúng như giỏo lớ của đạo Phật Trên cơ sở đó, sau này các môn đồ của Bồ-đề-đạt-ma đã đi tới quan niệm: coi thế giới khách quan là không thực, các sự vật khách quan và các quy luật vận động của chúng đều

là hư ảo; coi thế giới tinh thần là cái có trước, là thực tại, là vĩnh cửu Họ gọi

thế giới không sinh không diệt trong tâm tưởng của họ là chân như, là tính

Phật…

Phật giáo xuất phát từ một nhận định tổng quan về tớnh vô thường, tớnh lõm thời, hữu hạn, tớnh khả biến và vì thế tớnh “giả dối” của thế giới

sắc tướng nên đi đến khái niệm vô niệm, có nghĩa là cần phải quên hết, đừng

nghĩ đến bất kì một sự vật gỡ trờn thế giới này, cốt để cho tâm được yên tĩnh

trong sáng Người ta có sáu cửa (sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

để tiếp xúc với ngoại giới Nhờ sáu cửa đó người ta có tri thức và các tri thức do cảm quan đem lại đó được gọi là lục thức Nhưng muốn có lục thức, trước hết phải có lục trần (sáu đối tượng bị nhận thức qua sáu cửa) Tuy nhiên, lục trần ngăn trở con đường đi vào đạo, cho nên cần phải gạt bỏ

chỳng, dựng “trớ tuệ chân thực” của mình soi tỏ nội tâm, khiến cho mọi

vọng niệm (những ý nghĩ không phù hợp với đạo) đều bị diệt trừ, thấy rõ được tự tính vốn có, như vậy là có thể thành Phật, đắc đạo, đốn ngộ.

Trong thế giới Phật giáo, con người nhờ yên tĩnh thiền định mà đạt tới những giõy phút chứng nghiệm sự hoà hợp giữa chủ thể và khách thể, giữa ý

tưởng biểu đạt và cái được biểu đạt, vươn tới sự tỉnh thức (Buddha), trực giác vụ phân biệt trí (Nirvikalpajanana), vụ ngôn như Bồ-đề-đạt-ma chỉ

hướng: “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhõn tõm, kiến tớnh thành Phật” - Truyền lại không lệ thuộc vào giáo nghĩa, văn tự, đi thẳng vào lòng người, thấy được bản tớnh và thành Phật

Trang 22

Những trình bày trên đõy cho thấy, “tư duy Phật giáo gần gũi với tư duy văn học ở tính trực giác và tính hướng nội […] chú trọng đến chữ “tõm”, khai thác tận cùng các yếu tố thuộc về “tõm” chứ không đơn thuần chỉ là sự tìm hiểu để khai thác mặt tõm lớ xã hội Tư duy này gần gũi và có liên quan đến quy luật nhận thức để sáng tạo văn học nghệ thuật” [45, 174] Tư duy Phật giáo đặc biệt gần gũi với việc sáng tác thơ ca, chớnh vì vậy ở Trung Hoa, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến các trường phái thơ ca như ở thời Đường, Tống, Minh, Thanh.

Nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Trãi, chúng ta nhận ra có cảm quan Phật giáo trong thơ văn ông “Xét trên phương diện từ vựng, dễ thấy Nguyễn Trãi sử dụng các lớp từ có ý nghĩa như những điển tích, thuật ngữ nhà Phật, hoặc xa gần giàu ý nghĩa biểu cảm tư tưởng, tõm linh và đời sống

tu hành của nhà Phật […] Ngoài ra là số lớn các thuật từ nhà Phật trong thơ

chữ Hán như tiền duyên, tục sự, phi tớch, ngó ẩn, hương hoả, thiền sáp, Phật bỏt, chõn thõn, nhất phái, kiếp kiếp, cơ hà diệu, thượng thừa thiền, vô thụ phi đài, thần tích phi lai; và trong thơ chữ Nôm cũng rất nhiều từ nhà Phật như Bụt, đất Bụt, kiếp, duyên, nghiệp, nghiệp ba thân, hương lửa ba thân, tượng thấy ba thân, chiền (chùa), chùa chiền, tây phương, Như Lai, tâm, vô tâm, vô sự, trai, thiền, rừng thiền, thiền định, tự tại, cơ mầu, ẩn, ẩn dật, đại

ẩn, ẩn cả lâm tuyền…” [67, 78] Bên cạnh lớp ngôn từ hình thức, tư tưởng

Phật giáo cũn thõm nhập vào cả nội dung các sáng tác của Nguyễn Trãi Tuy nhiên ở đõy, chúng tôi không có điều kiện đi sõu để làm rừ vấn đề này vì không thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết Điều quan trọng chúng ta cần nhận thấy là: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng Nguyễn Trãi, cho dù về cơ bản ông là một nhà Nho Do vậy quan niệm sáng tác văn chương của ông chắc chắn cũng chịu sự chi phối của triết thuyết này

Nhờ tiếp thu được khía cạnh tích cực của tư duy Phật giáo (tính trực giác, tính hướng nội) mà ở một số câu thơ của Nguyễn Trãi cú cỏi thần diệu, siêu thoát riêng Đặc biệt, tư duy ấy để lại dấu ấn trong quan niệm văn học

Trang 23

của ông: quan niệm về “cảnh tượng” trong sáng tác, về khả năng thần diệu của thơ ca.

1.2 Tư tưởng Đạo gia (1)

Đạo gia coi Đạo là phạm trù tối cao, là bản thể tồn tại của tự nhiên có trước trời đất Trời đất muôn vật đều từ đạo tự nhiên hoá sinh ra, và đều thống nhất trong Đạo Đạo là cái tồn tại trừu tượng, nhưng có mặt ở khắp mọi nơi, là cái cơ sở tồn tại của muôn vật, là căn nguyên tiến hoá của vũ trụ Đạo gia đề xuất hai vấn đề rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của họ là:

Thiên đạo tự nhiên (sự tồn tại và sinh hoá của trời đất, vũ trụ, muôn vật đều

là do sức sáng tạo tự thân) và nhân đạo vô vi (đạo của nhân gian - nhân đạo - cần phải phù hợp với tính chất của đạo trong cõi tự nhiên - thiên đạo) Thiên

đạo đã là tự nhiên thì nhõn đạo cũng phải thuận theo quy luật tự nhiên của muôn vật, tuõn theo xu thế tự nhiên của quá trình phát triển của sự vật, không nên có những hành động cố ý ngăn trở, phá hoại… Trang Tử phủ nhận về mặt triết học khả năng tác động của con người đối với thế giới,

những cái nhân vi con người bày đặt thêm vào tự nhiên chỉ có hại, cho nên

chủ trương để mặc theo tự nhiên Trên cơ sở đó, triết thuyết này chế giễu chuyện cầu danh, chê cười thái độ nhập thế, cứu thế, lên án cả đạo đức, nhõn nghĩa - cũng là những cái nhõn vi do thánh nhõn của Nho gia bày đặt - phá hoại cái thuần phác, tự nhiên, làm loạn xã hội, làm hỏng con người Từ triết thuyết đến thực tế, Đạo gia chỉ chú trọng cái sinh thể, cái bản ngã, đúng hơn, cái tự kỷ, đả phá cái luõn thường của Nho giáo

Trong công trình Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, tác giả Li-xê-vớch

đã chỉ rừ mối quan hệ giữa Đạo và cảm hứng sáng tác thơ ca: “người ta cho rằng, con người chỉ có một giác quan có thể liên hệ được với cái tuyệt đối, và giác quan này là trái tim […] Sự kết hợp động và tĩnh, sự tràn đầy cảm xúc

(1) Ở đây, chúng tôi không sử dụng thuật ngữ “Đạo giáo” mà sử dụng khái niệm “Đạo gia” là bởi hai lí do sau:

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

-Đạo gia: chỉ những người theo học thuyết Lão-Trang, nhấn mạnh học thuyết gốc.

Trang 24

và sự tự lắng đọng đến mức “trống rỗng”, khả năng phõn lập cái thống nhất

ra các yếu tố đối lập, chớnh tất cả những thuộc tớnh này được quy cho trái

tim ở xứ Trung Quốc cổ đại và đã làm cho tim gần gũi với đạo là cái bất

biến, nhưng sáng tạo ra cái vận động; là cái trống rỗng nhưng lại chứa đựng cái hiện hữu; là cái duy nhất nhưng lại sinh ra nhiều vẻ” [35, 23-24] Cũng trong chương thứ nhất của công trình này, tác giả đưa ra nhận xét: “vào thời Tiền Hán trái tim được xem là một điểm, là nơi nảy sinh ra ngôn từ thơ.”

[35, 25] và “văn học đích thực bao giờ cũng là hồi õm của đạo thoát ra từ

con tim” [35, 26] Những nhận định đó cho thấy vai trò, tầm ảnh hưởng của triết thuyết này đối với nhiều thế hệ sáng tác văn chương trong thời trung đại

ở phương Đông; cũng như sự tác động của Đạo gia đối với việc hình thành quan niệm văn học ở nhiều tác gia trung đại Việt Nam

Ở Việt Nam, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhiều sáng tác thơ ca, chúng ta đã thấy có dấu ấn ảnh hưởng của Đạo gia Nhưng ảnh hưởng của triết thuyết này trong việc hình thành quan niệm văn học thì có lẽ phải đến thế kỉ XV mới xuất hiện rừ, tiêu biểu là các tác giả như Lê Thánh Tông, Thõn Nhõn Trung, Hoàng Đức Lương… Trong nhiều sáng tác của ông vua tưởng như thuần Nho học này, chúng ta vẫn bắt gặp một số quan niệm mang

màu sắc Đạo gia (một số truyện ở tập Thỏnh Tông di thảo, một số bài thơ

chữ Hán) Điều đó lí giải vì sao Lê Thánh Tông tự xưng là “Thiên Nam động chủ”, “Đạo Am chủ nhõn” Tư tưởng Đạo gia cũn tác động đến quan niệm

thơ ca của ông, nhất là quan niệm về tõm lý sáng tạo thơ Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu ca, Lê Thánh Tông chịu ảnh hưởng từ quan niệm hư tĩnh của Lóo Trang, ông cho rằng chớnh trạng thái hư tĩnh ấy là khởi nguồn sáng

tạo của thơ ông: “Ta lúc rảnh rỗi sau muôn việc, trong khoảng nửa ngày, mắt xem rừng sách, lòng dạo vườn văn, không nghe huyên náo, lòng như hoa thơm, dục ít thần trong, ở yên cao hứng… Tình của ta thư thái, khí tinh anh cuồn cuộn tuôn ra, lời khuôn mẫu từng từng lớp lớp” [73] Cận thần của Lê Thánh Tông là Thõn Nhõn Trung thì đề cao sự tự nhiên, giản dị của thơ

Trang 25

Bình bài Ngự chế hạnh đường ngẫu thành, ông viết: “bài thơ trước thì tả

cảnh thực chõn xác tuyệt diệu, sau thì phô bày ca vịnh việc thực, từ khoẻ khí tráng, đó là tấm lòng đẹp đẽ phát ra một cách tự nhiên, không cần mượn sự đẽo gọt mà trăm sự xảo diệu vẫn lộ rừ” [73] Hoàng Đức Lương với quan niệm cho thơ là “màu sắc ở ngoài mọi màu sắc, mựi vị ở ngoài mọi mựi vị”

rừ ràng cũng có ảnh hưởng sõu xa từ Đạo gia

Ở thế kỉ XV, Đạo gia vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định đối với tư tưởng và sau nữa là việc hình thành quan niệm văn học ở nhiều tác giả, trong đó có Nguyễn Trãi Đã có nhiều bài viết khẳng định màu sắc Đạo gia trong tư tưởng Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi về cơ bản là Nho chứ không phải Trang, tuy nhiên ông đã biết “kết hợp tư tưởng Nho gia và Lóo Trang

để khái quát hoá, lý luận hoá, lấy con người tự nhiên, tự do, tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì đời, làm việc thiện cho nhau, có quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú vui riêng, không khắt khe lên án dục vọng một cách tôn giáo” [24, 115] Do đó, chúng ta có thể tỡm thấy màu sắc Đạo gia trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Trãi, ông đến với cái huyễn ảo của Đạo

gia để phủ nhận danh lợi, để ung dung, tự tại; đến với vô vi theo đại đạo tự

nhiên của Đạo gia để sống thuận theo quy luật tự nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên Tư tưởng Đạo gia cũn được tỡm thấy trong nghệ thuật biểu hiện của tác giả, ở những điển cố, hình tượng nghệ thuật

Từ đó, chúng ta có thể đi đến những kết luận sau:

Thứ nhất, “Đạo gia ảnh hưởng khá toàn diện và khá sõu trong thơ Nguyễn Trói” [84, 74]

Thứ hai, Đạo gia theo đuổi một nhân sinh quan xuất thế, thanh tĩnh vô

vi, coi nhẹ sự sống chết, không quan tâm đến thế sự, chủ trương giữ cho được sự thuần nhất, sự hồn nhiên, dứt bỏ sự khôn ngoan tinh khéo, cố gắng giảm bớt dục vọng ham muốn cho tõm hồn được trong sáng, thanh thản Vì vậy, cái mạnh của Đạo gia cũng chớnh là sức ảnh hưởng của triết thuyết này đối với việc hình thành quan niệm sáng tác của nhiều tác giả trung đại, trong

đó có Nguyễn Trãi là: coi trọng trực giác, trực cảm, chủ trương kiệm lời, “lời

Trang 26

ít ý nhiều”, nhấn mạnh trạng thái “hư tĩnh” trong sáng tạo cũng như đề cao cái đẹp bình đạm, tự nhiên.

Thứ ba, như một hệ quả tất yếu, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi cũng có màu sắc Đạo giáo: coi trọng trực giác, trực cảm, đề cao cái đẹp bình đạm, tự nhiờn…

1.3 Tư tưởng Nho giáo

Giai đoạn thế kỉ X đến thế kỉ XIV ở Việt Nam, Nho giáo tuy đi sau Phật giáo nhưng có tác động ngày càng lớn đến việc hình thành quan niệm văn học của các tác giả trung đại Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng thì Nho giáo thời Lý - Trần chủ yếu mang tớnh chất của Nho giáo nguyên thuỷ và Hán Nho

Tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ là tư tưởng thực tiễn, thiên về mục đích

Khổng Tử nhìn thấy ở nghệ thuật (văn chương và õm nhạc) cái đẹp và sức mạnh cảm hoá sõu xa của nó Nhạc Thiều đã làm ông say mê đến mức quên cả vị ngon và nói: “không ngờ õm nhạc có thể đến mức ấy” Khổng giáo là một học thuyết chớnh trị - đạo đức không những chủ trương con người “từ thiên tử cho đến thứ nhõn ai ai cũng phải lấy tu thõn làm gốc”

(Đại học) mà cũn hi vọng người quõn tử do sự tu dưỡng đạo đức mà gõy ảnh

hưởng sang chớnh trị, mà thể hiện đạo đức vào hình chớnh, làm cho xã hội

bình trị Trong sự nghiệp bình trị thiên hạ “dạy tốt hơn cai trị tốt” (Mạnh Tử)

cho nên cái đẹp nghệ thuật, sức cảm hoá của Lễ nhạc, văn chương được coi

là phương tiện tốt nhất để giáo hóa Tác dụng giáo hóa đó được nhìn ở hai mặt: thứ nhất, đối với từng người, văn chương có thể kích thích, động viên, nhạc có thể điều tiết làm cho tõm hướng về cái thiện, dung mạo trang kớnh,

tõm hồn hoà vui Đó là tác dụng chính tâm Thứ hai, đối với đám đông, văn

chương có tác dụng hợp quần, nhạc có tác dụng phối hợp, tổ chức, gõy nên

trạng thái hài hoà, trật tự, yên vui Đó là tác dụng di phong dịch tục: “thi khả

dĩ hưng, khả dĩ quán, khả dĩ quần, khả dĩ oán, cận khả dĩ sự phụ, viễn khả dĩ

Trang 27

sự quõn” - Thơ có thể làm phấn khởi ý chí, có thể giúp quan sát phong tục, hoà hợp với mọi người, bày tỏ nỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa thì thờ vua

(Luận ngữ, Dương hoá) Tác dụng đến từng cá nhõn hay tác dụng đến cả đám đông thì văn chương cũng đều nhằm giáo dục tinh thần hợp kính đồng

ái, tinh thần lễ nhượng, sự hài hòa, trật tự không chỉ là trong gia đình, trong

làng xúm mà rộng đến bốn biển, đến trời đất, đến cả quỷ thần

Những trình bày trên đõy cho thấy, Khổng Tử coi trọng đạo đức nờn ụng nhấn mạnh nội dung cùng tác động thiết dục của văn học: “Ngụn từ đủ

đạt ý là được rồi” (Luận ngữ, Vệ Linh Công)

Khổng Tử cũng như các thế hệ nhà nho về sau có ý thức rất rừ về tác động của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng đối với tõm linh, tình cảm con người, nên một mặt coi lễ nhạc thơ ca là phương diện tốt nhất để giáo

hoá, đối với cá nhõn có tác dụng chính tâm, đối với đám đông có tác dụng hợp quần, từ đó mà tạo nên chức năng di phong dịch tục, nhưng mặt khác, lại luôn luôn đề phòng những tác phẩm nghệ thuật có dõm tính Tổng kết Kinh Thi, Khổng Tử nói “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi Viết: tư vô tà”

(Ba trăm bài Kinh Thi, có thể dùng một lời mà bao quát là: suy nghĩ không

lệch lạc - Luận ngữ, Vi chính), hay “thơ Quan thư vui mà không dõm, đau đớn mà không bi thương” (Luận ngữ) Khái niệm dâm ở đõy không chỉ liên

quan đến nội dung đam mê sắc đẹp, phê phán những bài tình ca có liên quan đến nội dung mê sắc đẹp, dõm dật cho nên hại đức, điều mà Khổng Tử nhận thấy là mónh liệt ở con người (ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã) mà rộng hơn, có nghĩa là quá mức, quá độ Quá vui, quá triền miên, gõy ra tác

động mê say cũng là dâm Cho nên đối lập với dâm là chính Quan niệm của

Khổng Tử về mặt mỹ học là không tà, là thuần chớnh, cũng là hài hoà, trật

tự, bình dị mà đồng thời cũng là sự vừa phải, có mức độ, không để cho tình cảm bộc lộ quá cuồng nhiệt, quá say đắm Cái hài hoà trở thành yêu cầu cao nhất khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi “văn chất bõn bõn”

Trang 28

nhưng nếu không giữ được thuộc tớnh “bõn bõn” đó thì thà “cương nghị, mộc nột” cũn hơn “xảo ngôn, lệnh sắc”

Văn học của Nho giáo chớnh thống là một thứ văn học “chí thiện”, phải hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức, được đo bằng những thước đo đạo đức Để bộc lộ tõm, chí, trữ tình thành nét chủ đạo trong văn học Nhưng trữ tình không phải là bộc bạch cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái

ta đạo lý (ngôn chí) Vì nhằm mục đích giáo hoá, văn học có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh, nhận thức Văn chương thể hiện đạo chứ không cố gắng tỡm tòi, sáng tạo hình thức để mô tả, tái hiện thực tế Đối với hiện thực, văn học thiên về phẩm bình, tỡm ý nghĩa đạo lý hơn là băn khoăn tỡm hiểu Tiếp nhận văn thơ cũng vậy, không phải chỉ là thưởng thức cái hay, cái đẹp, mà phải rút ra cho được cái tác dụng thiết thực của nó: “Đọc thuộc ba trăm bài Kinh Thi, nhưng giao cho nhiệm vụ chính trị không làm được, sai đi sứ nước ngoài lại không biết độc lập tự mình

ứng đáp, đàm phán, mặc dù thuộc nhiều nhưng phỏng có ích gỡ” (Luận ngữ,

Tử Lộ).

Nhìn ra trong văn chương nghệ thuật khả năng to lớn làm xúc động, cải tạo con người, Nho giáo đã dành cho nó một vị trí đặc biệt cao quý cùng những chức năng vinh dự Nho giáo xác định văn học nghệ thuật là phương tiện giáo hoá chớnh tõm, chế dục, là công cụ chớnh trị động viên, tổ chức xã hội nhằm biến thành hiện thực sự hài hoà của Trời, sự trật tự của Đất Vì lẽ

đó, Nho giáo chỉ chấp nhận một thứ văn học nghệ thuật chí thiện, hoàn toàn hợp đạo đức Quan niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về văn chương như vậy khiến cho văn học nghệ thuật nhiều khi xa rời cuộc sống thực, ức chế tình cảm thực, dễ trở nên nhạt nhẽo, bằng phẳng Điều này cản trở sự khai phóng tõm lý sáng tạo văn chương nhưng lại thúc đẩy việc coi trọng những chức năng xã hội, đạo lý, tớnh phô bày, “hướng ngoại” của văn học Những quan niệm văn học ấy đã có ngay trong các sách kinh điển của Nho giáo, với những mệnh đề như “ôn, nhu, đôn, hậu”, “hứng, quan, quần, oán”, “tư vô

Trang 29

tà”, “hưng vu thi”, … Các mệnh đề đó tuy chưa thấy xuất hiện trực tiếp trong các tư liệu của giai đoạn này (X-XIV) ở văn học trung đại Việt Nam nhưng

đã thấy bóng dáng của chúng trong các sáng tác của nhiều tác giả vốn xuất thõn Nho sĩ:

Duy dư thành khuyết liờn võn ngoại, Không sử hành nhõn phỳ “Thử ly”

(Chỉ trơ lại thành khuyết ngoài đám mõy dày lớp lớp,Luống khiến người qua đường ngõm thơ Thử ly)

(Quá Tống đô - Trương Hán Siêu)

Hảo bả tân thi đương tấu độc, Chỉ kim ngọa bệnh vị năng triêu

(Xin đem bài thơ mới này thay cho tờ tấuHiện nay đang nằm trên giường bệnh chưa thể lên chầu được)

(Thôn cư cảm sự Ký trình Băng Hồ tướng quân - Nguyễn Phi

Khanh)

Chỉ có nhà Nho mới ngõm bài thơ trong Kinh Thi (Thử ly) để thở than

về sự hưng vong, chỉ có nhà Nho mới xem bài thơ là tờ tấu… Những quan niệm này về sau sẽ được làm rừ hơn cùng với sự hưng thịnh của Nho giáo ở Việt Nam

Nho giáo ở Việt Nam ngay từ cuối thế kỉ XIV đã bắt đầu chuyển từ Nho giáo nguyên thuỷ (và Hán Nho) sang Tống Nho Đời Hồ, Hồ Quý Ly nỗ lực đưa Nho giáo trở lại Nho giáo nguyên thuỷ (và Hán Nho) với việc phê phán Tống Nho rất mạnh mẽ Tuy nhiên, nỗ lực của ông đã không thành cùng với sự sụp đổ của vương triều Hồ Nho giáo tiếp tục con đường Tống hoá dưới triều Lê Ở thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt đến đỉnh cao toàn thịnh, đõy là thời điểm đạt đến sự cõn bằng giữa tớnh chất nguyên thuỷ (và Hán Nho) với tớnh chất Tống Nho

Nho giáo nguyên thuỷ chủ yếu là một học thuyết chớnh trị xã hội (thiên về thực tiễn) Nó gần như thiếu hẳn phần triết học bản thể Từ đời Hán

Trang 30

đến đời Đường, Nho giáo tuy được tôn làm quốc giáo nhưng nó vẫn không khắc phục được khoảng trống vũ trụ luận hay bản thể luận Đến đời Tống, các nhà Nho như Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy… nỗ lực lấp đầy khoảng trống đó bằng cách mượn và cải hoá nhiều tư tưởng, khái niệm của Phật giáo

và Đạo gia vào trong Nho giáo Bởi thế, người ta gọi Tống Nho là Tõn Nho giáo hay Đạo học Triết học Tống Nho (lý học) “thật ra chỉ là một hỗn hợp phẩm giữa Lóo, Phật và Khổng” [22, 177-194] Cốt lừi của Tống Nho là học

thuyết lý - khí, trong đó lý là phạm trù trung tõm, quan trọng nhất Phạm trù

lý của Tống Nho bao gồm hai mặt: thiên lý và tính lý Thiên lý là cái lý ở

trong sự vật, chỉ quy luật và phép tắc vận hành, hoạt động của sự vật Nó là

cái nhất thể nhưng có muôn hình vạn trạng, biểu hiện trong mọi sự vật hiện tượng Thiên lý của Tống Nho cũng tương tự như phạm trù Phật tính hay chân như của Phật giáo và phạm trù đạo của Đạo gia Cũn tính lý là cái thiên

lý trong con người, chỉ đạo đức, luõn lý, lý tớnh Tống Nho cho rằng, người

ta nếu đạt đến sự minh tâm, kiến tính (chữ của Phật giáo), chính tâm, thành ý (chữ của Khổng Tử) thì sẽ nắm và khế hội được với thiên lý Xuất phát từ tư

tưởng triết học đó, Tống Nho vừa kế thừa quan niệm văn chương cố hữu của Nho gia, vừa bổ sung vào đó quan niệm chú trọng yếu tố tõm lý con người (chủ yếu là nhõn tố lý tớnh) Nói khác đi, Tống Nho đã chú trọng hơn đến

tớnh chủ quan của văn chương, coi văn chương là một thứ tâm học để tu dưỡng đạo đức, tớnh tình Nếu như Nho giáo nguyên thủy chú trọng phô bày

và phỳng thích thì Tống Nho chú trọng sự di dưỡng tính tình, khả năng tác động vào tâm, tính Tống Nho chủ trương bảo tồn tớnh lý mà trừ bỏ dục

vọng, làm cho tõm người được đúng đắn Quan niệm này được Chu Hy phát biểu như sau: “Hoặc giả có người hỏi ta rằng: ‘Vì sao mà phát sinh ra thơ?’

Ta đáp: ‘Đời sống con người, lúc tĩnh là do tớnh thiên nhiên, khi có cảm xúc với sự vật mà động là do cái thị dục của tớnh vậy Ôi! Đã có thị dục thì sao khỏi có tư lự, đã có tư lự thì lúc nói không tỏ hết những điều muốn nói; cái cũn dư ấy sẽ phát ra những giọng than thở ngõm nga, tự nhiên hợp với tiết

Trang 31

tấu mà không thể nào ngừng được Đó là vì đõu mà xuất hiện ra thơ vậy”

(Tựa Kinh Thi tập truyện) Thị dục của tính theo định nghĩa của các nhà Nho xưa chớnh là tình Ở đõy, Tống Nho không ngần ngại nói đến nguồn gốc tình cảm của thơ: tình Nhưng Tống Nho lại yêu cầu văn chương phải “ngõm vịnh cái chớnh đáng của tớnh tình”, phải đề cao tính lý Điều này có liên quan đến quan niệm về chức năng tải đạo của văn chương nói chung Chu

Hy lí giải rất rừ rằng: “Thơ là cái dư õm của lời nói khi lòng người cảm xúc với sự vật mà nó thể hiện ra ngoài Nhưng sự cảm xúc ấy có tà có chớnh, cho

nên lúc được thể hiện ra lời nói cũng phải có thị có phi” (Tựa Kinh Thi tập truyện) Yêu cầu của Tống Nho là lấy tình hợp với tớnh, lấy tớnh hợp với đạo Vì vậy, Tống Nho rất coi trọng phép tắc (pháp) và ý trong văn chương, bởi đó chớnh là biểu hiện của lý hay nói khác đi là của đạo Tống Nho thường chủ trương văn lấy ý làm chủ, đề cao cõu nói của Bạch Cư Dị: vịnh tính chứ không vịnh tình… Như vậy có thể thấy, quan niệm văn học của

Tống Nho giàu lý tớnh và khá duy ý chí

Dấu hiệu lý học trong văn chương Việt Nam đã thấy ngay từ đầu thế

kỉ XV Theo Phạm Đình Hổ: “Từ đời họ Hồ (1400-1407) trở xuống, đời Đại Bảo (1440-1442) trở lên, cũng cũn giữ được cái truyền thống của đời Trần, nhưng thể tài, khí phách ngày càng kém Từ đời Quang Thuận (1460-1469) cho đến đời Diên Thành (1578-1585) thì lại học lối thơ đời Tống; lối thơ đời

Lý, đời Trần đến đó là một bước chuyển biến” (Vũ trung tuỳ bút - Thể thơ)

Trong quan niệm về văn học cũng có diễn biến tương ứng Nếu cuối thế kỉ

XIV, đầu thế kỉ XV, quan niệm xem văn học là phương tiện quan phong, mỹ thích cũn tương đối đậm nét thì đến giữa thế kỉ XV, quan niệm xem văn học như một thứ tâm học chuyên thể hiện đạo lý bên trong, ít chú ý đến tác động

bên ngoài đã phổ biến và cõn bằng với quan niệm trên Tiêu biểu cho quan niệm đó là Lê Thánh Tông và quần thần Đề tựa tập thơ xướng họa của mình

và quần thần, Lê Thánh Tông khẳng định khi sáng tác văn chương, ông chỉ

chăm chú thể hiện cái tình (ở đõy là chí khí và lý tưởng) chứ ít chú ý đến tác

Trang 32

động của ngoại giới, đến tình cảm tự nhiên Thơ ông là thơ của khẩu khí, là tiếng nói của đạo lý Tất nhiên, bên cạnh đó, ông không quên nói đến khả năng biểu dương, khuyến giới của văn chương, nhưng điều đó không cũn được nhấn mạnh như trước.

Điểm qua một vài nét cơ bản nêu trên của Nho giáo nguyên thuỷ và Tống Nho để chúng ta có được cái nhìn bao quát về hệ tư tưởng mà Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng sõu sắc nhất, cũng là triết thuyết có sức tác động mạnh

mẽ nhất đến quan niệm văn học của ông Là một con người sống vào nửa đầu thế kỉ XV, Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng chủ yếu của tư tưởng Nho giáo

nguyên thuỷ: “Lòng hóy cho bền đạo Khổng môn” (Tự thán 14) “Nguyễn

Trãi tự coi mình là môn đệ của Khổng Tử và Mạnh Tử, vì khi học Nguyễn Ứng Long, ông đã học thẳng học thuyết của Khổng Mạnh, không học học thuyết của Tống Nho là học thuyết mà Hồ Quý Ly chê là không thiết thực” [38, 50] Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của triết lý Tống Nho (nhất là những ý kiến bàn về văn học) đối với tư tưởng và quan niệm văn chương Nguyễn Trãi

Chúng ta cũng cần lưu ý thêm rằng, Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, nhưng đó là “một Nho giáo khoáng đạt, rộng rói, không cõu

nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà cũn là phong phú hơn, cao hơn […]” [24, 115] Do đó, Nguyễn Trãi tiếp thu những khía cạnh tích cực và khả thủ của tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ, chịu tác động một phần nào đó của cả Tống Nho, trên cơ sở đó xây dựng quan niệm phù hợp với thời đại của ông

về bản chất và chức năng của văn học, về cả vai trò của người sáng tác văn học

Tiểu kết

Việc trình bày những đặc điểm sơ bộ của ba học thuyết ảnh hưởng đến

sự hình thành quan niệm văn học của Nguyễn Trãi cho ta đi tới những kết luận sau:

Trang 33

Về tổng thể, ba triết thuyết nêu trên có những nét khác nhau cơ bản

trên nhiều phương diện Đạo gia cho vạn vật đều gốc ở Đạo, cuộc đời là

cuộc phù võn, không bận tâm mà để chí lo nghĩ Con người chỉ nên cùng với Đạo mà vui chơi trong tạo hóa, không cần chi đến nhõn, nghĩa, lễ, trí, miễn

là được thanh tĩnh vô vi thì thôi Phật giáo thì cho vạn tượng là do Chân như

mà ra, sắc với không cùng là một, sự sinh sinh hóa hóa là cái vọng niệm, chứ không phải là thực Cái thực là Chõn như Con người phải tỡm cho thấy cái thực ấy mà quay trở về gốc cũ, để thoát ra khỏi vòng sinh tử, đến cừi niết bàn, thoát khỏi mọi sự khổ nóo Nho giáo thì cho rằng sự sinh tồn của vạn vật không ra ngoài được những điều nhõn, nghĩa, lễ, trí, con người phải theo những điều ấy mà an vui trong cuộc sinh hoá

Do đó, Phật giáo và Đạo gia là hai học thuyết có thể gọi là xuất thế, thoát tục, chủ trương kiệm lời hoặc vụ ngụn, vô vi, tị trần Tuy vậy, cả hai học thuyết này đều có mặt ảnh hưởng tích cực đối với việc hình thành quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Trãi, đó là đề cao tớnh trực giác, trực cảm Có phải thế chăng mà trong tư duy người phương Đông, “tư duy trực giác, tổng hợp nhập diệu hơn tư duy lý tớnh phõn tích” [98, 136], giúp cho người sáng tác văn chương: “đạt đến cảnh giới ngưng thần, […] chỉ biết có đối tượng thưởng ngoạn […], cơ hồ không biết gì đến thế giới bên ngoài, nhưng đồng thời cũng không cũn biết là có mình nữa… Đi đến kết quả cả ta lẫn vật như bị quên đi tức là đạt đến cảnh giới vật ngã đồng nhất Người thưởng ngoạn trong giõy phút cảm hứng cao độ không cũn phõn biệt vật và

ta, sự sống giữa ta và vật như một dòng giao lưu qua lại, ta đem cái nhõn tớnh của ta rót tưới vào vật một cách vô ý thức, nhưng đồng thời ta cũng bị thu hút bởi cái phong thái tư chất của sự vật…” [72, 24-26] (Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng, trong quan niệm của Nho giáo, tớnh trực giác cũng được nhắc đến Nho giáo cho rằng, trực giác tức là cái khiếu tri giác rất mẫn tiệp, xem xét cái gì có thể đạt ngay tới cái tinh thần và cái chõn lý của các sự vật Cái khiếu tri giác ấy do ở trong tõm của người ta, có người giữ

Trang 34

được cái tõm hư tĩnh, không để cho vật dục che tối mất cái sáng suốt tự nhiên, thì khi có vật gì cảm đến là ứng ngay được, và biết rừ ngay các lẽ Tõm người ta càng tĩnh bao nhiêu thì cái trực giác lại càng mẫn nhuệ bấy nhiêu: “Vô tư giã, vô vi giã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố” - Không nghĩ, không làm, im lặng không động, đến lúc cảm thì suốt

được mọi cớ trong thiên hạ {Dịch: Hệ từ thượng} ).

Tuy có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng cũng như quan niệm văn chương của Nguyễn Trãi, song tớnh chất “xuất thế”, thoát tục, chủ trương “kiệm lời” hoặc “vô ngôn”, “vô vi”, “tị trần” khiến hai học thuyết Phật và Đạo không có nhu cầu phát biểu quan niệm văn học hay xõy dựng lý luận về văn học Điều này được thể hiện ở chỗ, trong các kinh điển và sách

vở của Phật giáo, Đạo gia rất ít ý kiến bàn về văn chương Trái lại, trong các kinh điển Nho giáo có nhiều ý kiến đề cập đến văn thơ Nguyên nhõn là do

tinh thần của Nho giáo là tinh thần thực tiễn nhập thế, hữu vi Bởi đạo của

Khổng Tử là dạy người ta cầu lấy cái vui ở đời: “tuỳ cảm nhi ứng, tuỳ ngộ nhi an” - gặp cái gì cảm đến thì ứng thuận ngay, gặp cảnh ngộ nào cũng vui thú được; “vô thập nhi bất tự đắc yên” - không vào cái cảnh ngộ nào mà tự mình không có cái thú Từ đó, các nhà Nho thấy được ở văn chương tác

dụng to lớn trong việc hành đạo Do vậy, Nho giáo rất quan tõm bàn luận,

cắt nghĩa về văn chương Với một con người hành động là chủ yếu như Nguyễn Trãi, ụng đó tìm thấy ở văn chương tác dụng to lớn trong việc hành đạo giúp đời Do đó, ảnh hưởng của Nho giáo trong quan niệm văn học của ông có màu sắc đậm nét nhất, Phật và Đạo chỉ ảnh hưởng ở một vài khía cạnh

Đến với Nho giáo, Nguyễn Trãi không phải tiếp thu và nhào nặn tư tưởng triết học, tư tưởng chớnh trị - xã hội thành các quan niệm văn học mà chỉ việc tiếp thu những quan niệm văn học có sẵn trong các sách kinh điển Nho giáo

Trang 35

Quan niệm văn học trong các sách kinh điển Nho giáo dĩ nhiên là những lời giáo huấn về văn chương của Khổng Tử, Mạnh Tử… Nhìn chung,

do tinh thần sùng cổ, nệ cổ và ý thức trung thành với thánh nhân mà những

quan niệm văn học cốt yếu được nhắc đi nhắc lại trong các ý kiến bàn về văn chương suốt nhiều thế kỉ ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam như những chõn lý bất biến Đối với Nguyễn Trãi, điều này cũng không phải là một ngoại lệ Trong một số quan niệm văn học của ông (sẽ bàn đến ở các chương sau), chúng tôi nhận thấy có những ý kiến nhấn mạnh công dụng về chức năng xã hội của văn chương một cách duy ý chí, mà chưa quan tõm nhiều đến đặc trưng nghệ thuật của thể loại

Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý rằng, đến Nguyễn Trãi, ý thức về con người cá nhân đã bắt đầu xuất hiện Ở ụng đó tồn tại một quan niệm nghệ thuật về con người Con người tự nhiên, con người đời thường trở thành đối tượng thẩm mĩ: “Ngỏ tênh hênh nằm cửa trúc - Say lểu thểu đứng

đường thông” (Thuật hứng 16); Con người thức tỉnh những sở thích, những

nhu cầu cá nhõn: “Dù bụt dù tiên ai kẻ hỏi - Ông này đã có thú ông này”

(Mạn thuật 6); Con người ý thức về bi kịch: “Phượng những tiếc cao diều hóy lượn - Hoa thường hay héo cỏ thường tươi” (Tự thuật 9) Và điều này đã dẫn đến việc hình thành một kiểu tác giả mới ở Nguyễn Trãi: tác giả - nghệ

sĩ , khác với kiểu tác giả - tăng lữ, tác giả - nhà nho, tác giả - vua quan, tướng

lĩnh tồn tại trước đó (tất nhiên ở Nguyễn Trãi chúng ta vẫn thấy sự tồn tại của kiểu tác giả - nhà nho) Điều này đưa đến một kết quả: quan niệm văn học của Nguyễn Trãi không chỉ chịu sự chi phối của ba tư tưởng lớn trong thời trung đại mà còn được xây dựng trên nền tảng con người nghệ sĩ trong ụng Chớnh vì vậy, quan niệm văn học của Nguyễn Trãi vừa mang mẫu số chung theo tinh thần thời đại, vừa có những nột riờng so với thời đại của ông

Trang 36

CHƯƠNG 2

QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ BẢN CHẤT CỦA VĂN CHƯƠNG,

VỀ NGƯỜI LÀM VĂN CHƯƠNG

Ở chương một, chúng ta đã tìm hiểu sự ảnh hưởng của ba triết thuyết: Nho, Phật, Đạo đối với sự hình thành quan niệm văn học của Nguyễn Trãi Chương hai và chương ba của luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của quan niệm văn học đó Nhiệm vụ của chương hai là làm rõ hai vấn đề: quan niệm của Nguyễn Trãi về bản chất của văn chương và về người làm văn chương Hai vấn đề trờn cú mối liên hệ mật thiết với nhau bởi lẽ, tìm hiểu bản chất của văn học là phải tìm hiểu nguồn gốc của văn học Văn học bắt nguồn

từ đâu lại liên quan đến tõm lớ sỏng tạo của người làm văn chương, yêu cầu, thái độ đối với người sáng tác Do đó, tìm hiểu hai phương diện trên của quan niệm văn học ở Nguyễn Trãi sẽ có tác dụng hỗ trợ và bổ sung cho nhau

2.1 Quan niệm văn học về bản chất của văn chương

2.1.1 Từ quan niệm “thi ngụn chớ” trong tư tưởng văn học trung đại

Bản chất của văn chương là biểu hiện tình cảm của con người bằng nghệ thuật ngôn từ Điều này đã được thể hiện ngay trong tư tưởng văn học

của người Trung Hoa cổ đại khi bàn đến phạm trù khí Lưu Hiệp đã nói lại ý của Vương Sung trong Luận hành bằng hình ảnh ẩn dụ: “khi gió nổi trên trời cao thì sóng cuộn ở dưới thấp” (Văn tõm điờu long) Ở đõy đại ý muốn nói

“sự tuỳ thuộc giữa trạng thái chung của vũ trụ và tinh thần văn học của thời đại, giữa các cơn lốc khí thế giới và những cơn xung động cảm hứng sáng tạo thơ thể hiện không giống nhau ở những người khác nhau vào những thời

Trang 37

điểm khác nhau” [35, 58] Mặt khác trong tư duy của người Trung Hoa cổ

đại, trái tim được xem là tiêu điểm của năng lượng khí, một thứ năng lượng sống tuần hoàn trong cơ thể con người “Sự xung động của đạo thõm nhập vào tim và làm cho khí của nó chuyển động, trong dạt dào của khí, những cái chí và ý nghĩ của con người xuất hiện, nhờ đó nhà thơ như bay lên trên vũ trụ

và chỉ một chút nữa thôi là chúng biến thành những vần thơ” [35, 71] Chớnh trái tim trong thực thể tinh thần của nó từ thời cổ xưa đã được xem là cội

nguồn của ngôn từ thơ Thơ núi chớ, chúng ta đọc thấy trong Kinh thư và các tác phẩm cổ khác, và nhận thấy rằng chữ chí tượng hình viết với kí hiệu trái tim Ở trong tim là chí, thể hiện ra lời là thơ - Bài Đại tự của Kinh thi cắt nghĩa suy nghĩ của sách Kinh thư cổ xưa Một cách hiểu như vậy về nguồn

gốc của văn chương, thơ ca, cũng có thể gọi là bản chất của văn chương nghệ thuật, đã tồn tại ở Trung Hoa hàng bao thế kỉ Và vì ngôn từ thơ được xem như là “vọt ra từ trái tim”, nên tự nhiên nhiều tác phẩm về văn học đã

bắt đầu sự trình bày tư tưởng đó (Lục Cơ mở đầu Văn phú nổi tiếng của mình bằng những lời về dụng tâm, cũn Lưu Hiệp thì đưa chữ tâm vào ngay tên gọi tác phẩm của ông Văn tõm điờu long).

Nói tóm lại, trong quan niệm văn học của người Trung Hoa cổ đại, tồn

tại một quan niệm cho rằng, nguồn gốc, bản chất của văn chương là xuất phát

từ tình cảm của con người, bởi cảm hứng văn chương như là sự thực hiện xung động của đạo tác động qua trái tim con người và nạp đầy khí cho nó

Tư tưởng này cũng đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tác giả văn học trung đại Việt Nam, trong đó có Nguyễn Trãi Ông, cũng như nhiều tác giả trước, cùng thời và sau ông, đều chịu ảnh hưởng của quan niệm: “Thi (dĩ) ngụn chớ”

Trước khi đi vào tỡm hiểu cụ thể quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

về vấn đề này, chúng ta cần phải dừng lại để bàn về nguồn gốc cũng như ý

nghĩa của quan niệm thi (dĩ) ngụn chớ.

Trang 38

Phần Thuấn điển trong Kinh thư có chép lời của vua Thuấn mệnh lệnh

cho một người tên là Quỡ: “Quì! Mệnh nhữ điển nhạc, giao trụ tử, trực nhi

ôn, khoan nhi lật, cương nhi vô ngược, giản nhi vô ngạo.Thi ngụn chớ, ca

vĩnh ngôn, thanh ỷ vĩnh, luật hoà thanh Bát õm khắc hài, vô tương đoạt luõn, thần nhõn dĩ hoà” (Quì! Mệnh lệnh cho nhà ngươi duy trì điển nhạc, dạy thái tử và công tử, thẳng thắn nhưng ôn hoà, khoan dung nhưng nghiêm khắc, cương quyết nhưng không tàn bạo, đơn giản nhưng không ngạo mạn.Thơ nói chí, ca làm cho lời dài, ngũ thanh nhờ đó cũng lõu dài, lục luật hoà hợp với ngũ thanh Bát õm hài hoà, không cái nào trội hơn cái nào, thần

và người cũng hài hoà) Nếu cõu nói trên đúng là lời của vua Thuấn thì quan niệm “thi ngôn chí” đã có từ thời Trung Quốc cổ, nhưng “thanh” và “luật”

là những khái niệm ra đời muộn, vì vậy ba chữ “thi ngụn chớ” khó nói là lời

vua Thuấn, hơn nữa Kinh thư là cuốn sách đã được các nhà nghiên cứu Trung Hoa xác minh được viết từ thời Tõy Hỏn về sau Phần Nhạc ký trong sách Lễ ký cũng có chép: “Thi ngôn kỳ chí dã, ca vịnh kỳ thanh dã, vũ động

kỳ dung dã” Sách Lễ ký cũng đã được xác minh có sớm nhất cũng chỉ thời

Tõy Hán

Nhưng quan niệm “thi ngụn chớ” chắc chắn có trước đời Tõy Hỏn Tả truyện, Tương nhi thập thất đã cú cõu: “Thi dĩ ngụn chớ” Trang Tử, thiên Thiên hạ cũng cú cõu: “Thi dĩ đạo chớ” Tuân Tử, thiên Nho hiệu cũng cú

cõu: “Thi ngôn thị kỳ chớ dó, Thư ngôn thị kỳ sự dã” (Cái mà Kinh thi nói lên

là cỏi chớ của họ, cái mà Kinh thư nói lên là sự việc của họ) Tả truyện, Trang

Tử, Tuân Tử đều là những cuốn sách có trước đời Tõy Hỏn mấy thế kỉ Xác

định điều này giúp chúng ta tránh được việc ngộ nhận “thi dĩ ngụn chớ” là biểu hiện của “văn dĩ tải đạo”(1) Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rằng,

chữ chí trong ngôn ngữ cổ đại không phải chỉ bao gồm lý trí thuần tuý, hoặc

ngược lại trữ tình phải được hiểu không phải chỉ là qua tâm trạng mà còn qua suy cảm

(1) Hai công thức này chí ít cũng cách xa nhau mười lăm thế kỉ, bởi quan niệm “văn (dĩ) tải đạo” xuất hiện

Trang 39

Về sau nhà Nho Trung Quốc khi bàn về thơ đều nhắc đến thơ núi chớ, nhưng thơ núi chớ bao hàm nội dung cụ thể như thế nào thì ở từng thời kỳ,

từng trường phái văn học khác nhau, tuy họ đều giương ngọn cờ kinh điển, nhưng hoặc do nhận thức, hoặc do động cơ không giống nhau, họ có những quan niệm khác nhau, thậm chí có khi đối lập hẳn nhau như nước với lửa

Ngày nay, khi chúng ta hiểu ba chữ thơ nói chí thường là hiểu từ phương diện nhiệm vụ của thơ: thơ nói lên cái gì? - Thơ nói chí! Nhưng quan niệm cổ nhất về ba chữ “thơ núi chớ” lại từ phương diện định nghĩa cho thơ:

thơ là gì? - Thơ là chí! Chữ thi cổ của Trung Hoa gồm hai chữ ghép lại: đó là

chữ “ngụn” - là nói - và chữ “chí” - có nghĩa là cỏi chớ đó đến, ghộp cả hai chữ lại thành chữ “thi” sẽ có nghĩa: núi cỏi chớ đã đến Vệ Hồng, một nhà lí luận thơ nổi tiếng cũng định nghĩa về thơ rằng: “Thơ là do cái chí mà đến, ở

trong lòng là chí, nói ra lời là thơ”, ở đõy khái niệm thơ và khái niệm chí cũng được đặt ngang nhau Thuyết văn giải tự, một trong những bộ tự điển

cổ nhất của Trung Quốc cũng đã định nghĩa cho thơ như sau: “Thi, chí dã”,

nghĩa là thơ là chí… Như vậy, lúc đầu người ta coi thơ là chí Nhà Nho

Trung Quốc cũng đều công nhận định nghĩa này là đúng, nhưng trong định

nghĩa này có một khái niệm chưa được thuyết minh, đó là: chí là gì? Giải thích chí là gì thực chất cũng là giải thích một phần của vấn đề nguồn gốc

của thơ, của văn chương là gì? Về vấn đề này ý kiến của nhà Nho Trung Quốc rất phong phú, rất tỉ mỉ, khó ai có thể tường thuật lại hết, nhưng trên

đại thể có thể chia làm ba loại ý kiến lớn: loại thư nhất chủ trương chí là đạo, loại thứ hai chủ trương chí là tình, loại thứ ba chủ trương chí bao gồm cả đạo lẫn tình

Ở phần một của chương hai này, chúng ta chỉ bàn đến khía cạnh chí là tỡnh.

Thơ nơi chí tức là thơ ghi tình đã được nói đến trong quan niệm “thi

duyên tình” - thơ diễn đạt tình cảm - của Lục Cơ ở thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều Ông nói: “Thơ diễn đạt tình cảm nên cần phải đẹp, phú miêu tả sự việc

Trang 40

nên cần phải sáng sủa” (Văn phú) Lưu Hiệp trong tác phẩm Văn tõm điêu

long cũng khẳng định: “trong tim là chí, phát ra lời là thơ” (tại tõm vi chí,

phát ngôn vi thi), “người có bảy tình, tiếp xúc với vật mà cảm động, cảm

động ngõm ngợi ý chí, đó là tự nhiên vậy” (Minh thi) Đến đời Đường, Bạch

Cư Dị đã đưa ra một cách nhìn thật toàn diện: “Cái gọi là thơ, thì gốc rễ là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là thanh õm, quả của nó là ý nghĩa […] Không ai nghe thanh õm mà không phản ứng, không ai giao tiếp với tình

cảm mà không được cảm hoá” (Thư gửi Nguyên Chẩn) Một nhà lý luận thơ

nữa cũng rất nổi tiếng là Viên Mai, một mặt dương ngọn cờ kinh điển: “Từ ngàn xưa chưa ai bàn về thơ nổi tiếng như vua Thuấn, vua Thuấn dạy ông Quì coi việc õm nhạc có nói rằng, thơ nói chí, ca làm cho lời dài…” Nhưng mặt khác, Viên Mai đả kích một cách sõu cay những kẻ huyênh hoang về việc làm thơ để nói chí khí, ông viết: “Ngạc Tõy Lõm đời Thanh khi làm chức Thị vệ, ngày mồng một năm Tõn sửu có cõu thơ: “Ngắm gương người

sắp già, mở cửa cỏ chưa mọc” và trong bài Vịnh hoài có câu : “Xem đõy bốn

chục cũn như thế, thì đến trăm năm cũng biết rồi”, xem ý cõu thơ thì hình như ông ta không hề nghĩ rằng sau này mình sẽ làm nên tướng văn tướng vừ Nhưng đến khi làm chức Kinh lược bảy tỉnh rồi thì khí tượng khác ngay,

trong thơ ngang nhiên cho rằng mình là Gia Cát Vừ hầu tái thế” (Tuỳ Viên thi thoại) Viên Mai chủ trương thơ là sản phẩm của “tớnh linh”, tức tình

cảm sõu kín của con người mà phản đối kiểu thơ của các nhà lý học Cũng

trong Tuỳ Viên thi thoại, ông viết: “Người gần đõy quý lý học mà khinh rẻ

thơ phú, thảng hoặc có làm đôi bài cũng chỉ là thể ngũ lục hoặc bài giảng có vần mà thôi”, và ông mỉa mai: “Viên đại học sĩ là Lưu Kiện đời Minh, tớnh

ưa lý học mà ghét kẻ làm thơ, thường nói: “Chúng mày làm thơ dù có đến

được như Đỗ Phủ thì cũng chỉ là một anh nghiện rượu mà thôi” Ôi! Lễ ký có cõu: “Bất năng thi, ư lễ mậu”, trong Luận ngữ, Khổng Tử dạy người làm thơ

đến mười một chỗ mà ông Lưu lại nói thế”

Ngày đăng: 05/02/2015, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w