Quan niệm văn học của nguyễn công hoan

46 797 0
Quan niệm văn học của nguyễn công hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ====== Vũ Thị Thuý Hằng Luận văn tốt nghiệp Cử nhân khoa học ngữ văn Ngời hớng dẫn: TS. Lê Văn Dơng ====Vinh - 2006=== 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Công Hoan có vinh dự là ngời xuất hiện sớm nhất. Ông là ngời đã đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam. Con đờng độc đáo Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo mở đờng đi thẳng tới một mình viết những truyện trong đời sống bình thờng, về những niềm vui, nỗi cay đắng đau buồn nh là lẽ thờng. Truyện của ông làm bật lên những chuỗi cời đến rơi nớc mắt. 1.2. Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một sức sáng tạo mãnh liệt, một đời văn lực lỡng. Bắt đầu viết văn từ năm 1920, cây bút Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo không ngừng nghỉ với một số lợng tác phẩm khá đồ sộ : Hơn 200 truyện ngắn, 30 truyện vừa, hàng chục tiểu thuyết và mấy chục bài nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật, cùng nhiều tiểu luận văn học giá trị. Nguyễn Công Hoan vinh dự đợc nhận Giải thởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996) 1.3. Nguyễn Công Hoan là một nhà văn lão thành, rất có ý thức đúc rút, tổng kết kinh nghiệm sáng tác của mình để truyền lại cho các nhà văn lớp sau. Hai cuốn Đời viết văn của tôi (1971), Hỏi chuyện các nhà văn(1977) là hai tác phẩm có giá trị lý luận, trình bày quan niệm của ông về văn học và nghề văn. Khu vực sáng tác của Nguyễn Công Hoan luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Mảng sau, quan niệm của NguyễnCông Hoan về văn học và nghề văn tuy đã có ngời nghiên cứu nhng cha nhiều. Đây là lý do giải thích vì sao chúng tôi tìm tới đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những bài nghiên cứu tổng quát sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan 2 1. Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân ấn hành lần đầu năm 1942, nay đợc tái bản nhiều lần, xếp Nguyễn Công Hoan vào nhóm các nhà viết tiểu thuyết tả chân, đồng thời ghi nhận: Ông là một nhà tiểu thuyết kỳ cựu nhất trong các nhà văn lớp sau và tất cả tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, dù là truyện ngắn hay truyện dài, đều là tiểu thuyết tả thực, tiểu thuyết tả về phong tục Việt Nam, về hạng trung lu và hạng nghèo[19,49] Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Vũ Ngọc Phan còn nhận thấy một điều nữa: Ông viết rất đều tay, và đọc ông không bao giờ ngời ta phải phàn nàn rằng ông chỉ quanh quẩn trong mấy đầu đề nh nhiều nhà văn khác. Trong luôn mời năm nay, ngòi bút tả chân của ông vẫn giữ nguyên tính chất tả chân và lối văn ông viết vẫn nguyên một lối văn bình dị[19,71,72] Nh vậy, Vũ Ngọc Phan đã phát hiện và thừa nhận tài năng của Nguyễn Công Hoan. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến tính chất tả chân, trào lộng của cây bút Nguyễn Công Hoan. 2. Lê Thị Đức Hạnh, ngời dành nhiều tâm huyết nhất trong việc tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đã viết trong bài Kỹ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, sách Nguyễn Công Hoan(1903-1977), NXB Khoa học xã hội(1991): Từ một thái độ sống dứt khoát, từ một động cơ viết rõ ràng, Nguyễn Công Hoan thờng lập ý cho truyện của ông có t tởng, chủ đề cụ thể, rõ ràng, khiến ngời đọc dễ nhận thấy[6,391] 3. Hoàng Trung Thông(1988) trong bài Đời viết vănvăn của anh Nguyễn Công Hoan, sách Nguyễn Công Hoan về tác gia-tác phẩm, NXBGD, đã khẳng định rằng: Nhìn thẳng vào sự thật và viết sự thật bằng tác phẩm văn học, đó là Nguyễn Công Hoan. Viết sự thật, trung thành với sự thật, mà không sợ áp lực của bọn cờng quyền, đó là Nguyễn Công Hoan[5,211] Ông còn nói thêm: Viết với cả tấm lòng, với cả tình thơng những ngời nghèo khổ, những ngời bị áp bức, bị chà đạp, tính xã hội kết hợp tính nhân đạo. Đó cũng là Nguyễn Công Hoan[5,211,212]. 3 4. Nguyễn Hoành Khung, trong bài viết về Nguyễn Công Hoan in trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam 1900-1945, nhận xét: Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng. Ông mạnh dạn đa lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chơng một cách rộng rãi, khiến văn chơng mất hết vẻ đài các, văn chơng, mà trở thành ngôn ngữ của đời sống hàng ngày đậm đà. Đọc văn của ông, ngời đọc có cảm giác nhà văn đang nói chuyện một cách hết sức tự nhiên với mình, điều đó khiến cho truyện có một sắc thái sinh động đặc biệt[18,373,374]. Trong bài viết này, Nguyễn Hoành Khung còn đi vào tìm hiểu quá trình sáng tác truyện ngắn, nghệ thuật truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan và tác giả cũng đa ra một số nhận xét về truyện dài của Nguyễn Công Hoan. 1.2. Những bài nghiên cứu quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng quát về thành tựu văn học của Nguyễn Công Hoan, rải rác đã có một số bài viết nghiên cứu về quan niêm văn học Nguyễn Công Hoan. 1. Phan Cự Đệ, trong bài viết về Nguyễn Công Hoan, in trong cuốn Nguyễn Công Hoan về tác gia-tác phẩm, do Lê Thị Đức Hạnh tuyển chọn, NXBGD, 2000, nhận xét rằng: Có lúc Nguyễn Công Hoan đã hiểu một cách đơn giản quan niệm văn học phục vụ chính trị: Nghệ thuật là phơng tiện vận tải nội dung chính trị. Khi ngồi vào bàn viết, nhà nghệ thuật chỉ còn phải nghĩ việc dùng nghệ thuật cho khéo để cái đề tài có tính chất chính trị ấy cho nó mền mại, hấp dẫn mà thôi. Nghệ thuật là hình thức, chính trị là nội dung. Nghệ thuật nào cũng có tính khuynh hớng, nhng nội dung tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ có chính trị. Nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách sinh động, trong tính toàn vẹn phức tạp của nó chứ không phải chỉ minh hoạ chính trị. Do cái quan niệm còn có phần phiến diện và đơn giản đó, nên đôi khi Nguyễn Công Hoan có khuynh hớng mợn nhân vật phát ngôn cho những vấn đề đạo đức( Cô giáo Minh) hoặc chính trị(Tranh tối tranh sáng, Hỗn canh hỗn c, tập 4 truyện ngắn Nông dân với địa chủ) nhân vật thờng bị hiện đại hoá, không có một đời sống riêng, một ngôn ngữ đợc cá thể hoá[5,186] 2. Vơng Trí Nhàn, Nguyễn Công Hoan và lý luận nhân đọc Hỏi chuyện các nhà văn, in trong cuốn Nguyễn Công Hoan tác gia-tác phẩm, đã viết: Từ mấy năm trớc, Nguyễn Công Hoan đã có dịp phô diễn cách hiểu của ông về nghề nghiệp qua một tập sách nửa tự truyện nửa trình bày kinh nghiệm. Đó là cuốn Đời viết văn của tôi. Ông nói gì trong tập sách đó? Rằng trời phú cho ông thói quen thích quan sát và khéo kể chuyện thì ông viết. Rằng viết tức là chắp nối những chuyện mình đã biết cho sát tâm lý ngời đọc khiến cho họ cầm quyển sách trên tay khỏi bỏ xuống. Và hãy yên tâm, cốt sao giữ lấy cốt cách của mình, còn ra văn chơng là chuyện rất công bằng, viết hay tự nhiên có ngời đọc, không việc gì phải quan trọng hoá vấn đề cho thêm rắc rối Nghiêm khắc mà nói, đó là một quan niệm còn quá hồn nhiên và có thể nói là tự nhiên nữa. Nhng phải công nhận Nguyễn Công Hoan đã thành thật với mình. Mà đằng sau ông đã có cả khối lợng sáng tác khổng lồ bảo đảm cho những điều ông nói[5,370,371]. 3.Trong bài Nguyễn Công Hoan và thể tiểu thuyết, in trong Nghiên cứu văn học số 5-tháng 5-2005, Vơng Trí Nhàn đã có những đánh giá khái quát về tiểu thuyết Nguyễn Công Hoanquan niệm của Nguyễn Công Hoan về tiểu thuyết. 4. Lê Thị Đức Hạnh, Nguyễn Công Hoan, một nhà văn hiện thực lớn, in trong cuốn Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, đã viết: Quả là từ cái tình đối với cuộc sống nên ngay hồi đang còn ở tuổi thanh niên, giữa lúc xã hội đang còn những biến động phức tạp, tuổi trẻ rất dễ mất phơng hớng, thế mà Nguyễn Công Hoan đã có một quan niệm sống đúng đắn, lành mạnh nên khi viết văn, ông đã có quan niệm vừa giản dị, vừa thiết thực: văn chơng không nên chỉ là một thứ để giải trí. Nó phải thêm một nhiệm vụ là có ích[5,19]. ở bài viết này, Lê Thị Đức Hạnh có đề cập tới một số quan niệm của Nguyễn Công Hoan về văn chơng nhng cha thật sự đi sâu vào tìm hiểu, phân tích kỹ vấn đề này. 5 Chúng tôi đã điểm qua các bài viết đánh giá tổng quát sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan nói chung và quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan nói riêng.Trong số những bài bàn về quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan mà chúng tôi đã nói tới ở trên thì cha có bài nào tìm hiểu toàn diện, hệ thống quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan, đợc chính ông ghi lại chủ yếu qua hai cuốn sách Đời viết văn của tôi (1971) và Hỏi chuyện các nhà văn (1977). Dẫu vậy, những bài viết, ý kiến đánh giá của những ngời đi trớc, một mặt giúp chúng tôi thấy đợc những gì họ đã làm, đồng thời chúng tôi có thể tìm ra những gợi ý quý báu để tiếp tục đi vào tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về đối t- ợng nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ của luận văn - Khái quát hoá, hệ thống hoá những quan niệm của Nguyễn Công Hoan về nghề văn, về quá trình lao động của nhà văn. - Tìm hiểu quan niệm của Nguyễn Công Hoan về vấn đề trau dồi ngôn ngữ văn học, về thể loại truyện nói chung, tiểu thuyết nói riêng . 4. Phơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có sử dụng một số phơng pháp sau: - Phơng pháp so sánh, đối chiếu. - Phơng pháp phân tích, tổng hợp. - Phơng pháp hệ thống. 5. Cấu trúc của luận văn Tơng ứng với nhịêm vụ nghiên cứu đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đợc triển khai qua 3 chơng: - Ch ơng 1 . Vị trí của Nguyễn Công Hoan trong văn học Việt Nam hiện đại và quan niệm của Nguyễn Công Hoan về nghề văn và quá trình sáng tác. - Ch ơng 2 . Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về vấn đề trau dồi ngôn ngữ văn học 6 - Ch ¬ng 3 . Quan niÖm cña NguyÔn C«ng Hoan vÒ truyÖn nãi chung vµ tiÓu thuyÕt nãi riªng. 7 Chơng 1 Vị trí của Nguyễn Công Hoan trong văn học Việt nam hiện đại và quan niệm của NGuyễn Công Hoan về nghề văn và quá trình sáng tác 1.1 . Vị trí của Nguyễn Công Hoan trong văn học Việt Nam hiện đại Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, chúng ta hãy nhớ lại nền văn xuôi nớc ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trớc sau năm 1930. Lúc bấy giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu ớc lệ sáo rỗng, dài dòng. Và sau này, khi những cây bút của Tự lực văn đoàn xuất hiện, đa đến cho câu văn xuôi khả năng diễn đạt nhuần nhị và trong sáng hơn, nhng rồi cũng nhanh chóng trở thành kiểu cách, sáo mòn. Chính lúc ấy, Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm đợc cho mình hớng đi đúng đắn: hớng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giàu có và đầy sức sống của nhân dân. Chính vì thế, Nguyễn Công Hoan là ngời đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Ông thuộc lớp nhà văn những năm 20 đầu thế kỷ, lớp ngời đang mò mẫm tìm đờng, khai phá. Công lao của ông là giữa những con đờng đan nhau ở các ngã ba, ngã t- nơi mà những ng- ời cầm bút còn đang phân vân, thậm chí có thể lạc lối giữa những nguồn ảnh h- ởng phức tạp cũ mới, tốt xấu lẫn lộn, ông đã chọn con đờng đi về phía truyền thống dân tộc, về phía quần chúng bị áp bức, con đờng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể tài truyện ngắn hiện đại ở nớc ta. Mấy năm sau này xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc nh Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng,Thanh Tịnh, Tô Hoài, Bùi Hiển nhng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những ngời có công phá lối, mở đờng, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan. 8 Có thể nói, Nguyễn Công Hoan là ngời đầu tiên khẳng định phơng pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Nguyễn Công Hoan sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng đều có những thành công. Đời văn của Nguyễn Công Hoan đợc đánh giá cao ở cả hai chặng: trớc và sau Cách mạng. Trớc Cách mạng tháng Tám Từ năm 1920, Nguyễn Công Hoan đã bắt đầu cầm bút và trong vài năm viết đợc mấy truyện ngắn, khai thác những đề tài từ hiện thực trớc mắt nh Kiếp hồng nhan, Sóng vũ môn, Cụ đồ Ba, Cô hàng nớc, Trần ai tri kỷ Bẵng đi mấy năm học trờng S phạm (1922-1926) rồi ra dạy học một thời gian, năm 1929 cây bút Nguyễn Công Hoan lại xuất hiện, bắt đầu một thời kỳ mới cho bớc đờng viết văn của ông. Hồi ấy, văn đàn cha có gì đổi mới rõ rệt. Các nhà văn, nhà thơ phần nhiều đang còn quẩn quanh trong những đề tài, cảm xúc quen thuộc, sáo mòn, bảo vệ cổ động cho đạo lý phong kiếnĐúng lúc đó, Nguyễn Công Hoan cứ lần lợt cho ra mắt một loạt sáng tác với lối viết mới mẻ nh muốn khai mở cho một thể loại truyện ngắn hiện thực, góp phần đặt những viên gạch đầu tiên cho một khuynh hớng văn chơng mà bấy giờ còn gọi là tả chân hay tả thực xã hội. Đến những năm 30, khi những truyện ngắn sắc sảo của Nguyễn Công Hoan in hàng loạt trên báo này,báo khác, tên tuổi của ông đã đợc nhiều ngời biết đến. Đặc biệt, khi tập truyện ngắn Kép T Bền đợc xuất bản(6-1935) thì tên tuổi Nguyễn Công Hoan đã nổi tiếng khắp Trung, Nam, Bắc. Từ Nam chí Bắc có tới 18 tờ báo đăng bài về Kép T Bền, chủ yếu là khen ngợi. Bớc sang thời kỳ Mặt trận dân chủ, Nguyễn Công Hoan viết càng mạnh mẽ, sắc sảo, đề tài khai thác thêm đa dạng, đa diện hơn trớc. Trong một thời gian không lâu, ông viết tới 30 chục truyện ngắn, vạch mặt, kể tội bọn quan lại: Đồng hào có ma, Thằng ăn cớp, Thịt ngời chết ông khai thác cả một số đề tài mà trớc đây cha có điều kiện đề cập tới, nh về công nhân Sáng, chị phu mỏ, 9 hoặc kín đáo đả kích thực dân Pháp và các chính sách kỳ cục của chúng Ngời vợ lẽ bạn tôi, Giá ai cho cháu một hào rồi tên vua bù nhìn Bảo Đại: Đào kép mới, chiến tranh chống phát xít Chiến tranh cùng với những sáng tác mới mẻ của truyện ngắn, thì ở thể loại truyện dài, Nguyễn Công Hoan cũng có những đóng góp có giá trị. Trong hàng loạt truyện: Cô làm công, Tình khuyển mã, Một công trình vỹ đại, Tơ vơng, Bớc đờng cùng, Cái thủ lợn thì xuất sắc nhất vẫn là Bớc đờng cùng- cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Cái thủ lợn cũng là một truyện đáng chú ý. Nếu kể từ truyện viết đầu năm 1920 đến 1943, thì Nguyễn Công Hoan đã sáng tác đợc một khối lợng lớn cả truyện ngắn (hơn 200 truyện) và truyện dài(khoảng 30 truyện). Đây chính là thời kỳ chủ yếu tạo nên sự nghiệp lẫy lừng của nhà văn. Nhng mặt sở trờng và kết tinh tài năng của Nguyễn Công Hoan là ở thể loại truyện ngắn trong đó hầu hết là truyện trào phúng. Với những thành tựu xuất sắc đã đạt trớc Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan xứng đáng là một nhà văn lớn, tiêu biểu cho trào lu văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Năm 1963, nhìn lại bớc đờng và sự nghiệp lớn của một bậc đàn anh đáng kính, nhà văn Tô Hoài viết: Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bỗng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chơng sạch sẽ kiểu Tự lực, thì lực lỡng nh một tay đô vật không có địch thủ từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo , Ba Vì hùng vỹ, vợt qua cả hai thời kỳ, tiến vào cách mạng tháng Tám [11,18]. Sau Cách mạng tháng Tám Qua một thời rực rỡ, đến lúc Nguyễn Công Hoan đang lâm vào tình trạng bế tắc(1943) thì cuộc khởi nghĩa tháng Tám thành công. Cơn lốc Cách mạng đã cuốn con ngời tài năng và nhiệt huyết ấy vào lòng mình. Ngòi bút Nguyễn Công Hoan lại bắt đầu nhiệt thành trong luồng ánh sáng mới. Ông viết truyện Đồng chí Tơ, Xổng củi, rồi viết truyện dài Tranh tối tranh sáng, truyện ngắn Bà lái đò Việt Nam Hoà bình lập lại (1954), Nguyễn Công Hoan mới thực sự trở lại 10 . nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan nói chung và quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan nói riêng.Trong số những bài bàn về quan niệm văn học của Nguyễn Công. trí của Nguyễn Công Hoan trong văn học Việt Nam hiện đại và quan niệm của Nguyễn Công Hoan về nghề văn và quá trình sáng tác. - Ch ơng 2 . Quan niệm của Nguyễn

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan