1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của sekhop và nguyễn công hoan

79 3,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. A. P. Sekhop (1860 - 1904) Nguyễn Công Hoan (1903 -1977) hai nhà văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học mỗi dân tộc."Sekhop là con chim linh biểu của buổi tịch dơng trên đồng cỏ dại nớc Nga xa. Sekhop là cái diều sáo vĩ đại trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực nhịp thơ của lãng mạn. Sekhop là bậc thầy của tiếng Nga. Sekhop là một văn hào chói sáng trong lâu đài của chủ nghĩa nhân đạo" [27; 79]. Nếu A. Sekhop là đỉnh cao cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỷ XIX thì Nguyễn Công Hoan, bằng những truyện ngắn xuất hiện trên báo chí từ những năm 20, mạnh dạn quyết liệt từ bỏ lối hành văn biền ngẫu hay lời văn trầm bổng khóc đứng khóc ngồi để dùng lối hành văn giản dị thô mộc, chắc khoẻ, đã là ngời khơi dòng cho ngôn ngữ văn xuôi hiện đại, ngời có công khai phá mở đờng cho chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Sekhop sáng tác những truyện ngắn trào phúng trong giai đoạn đầu sự nghiệp văn học của mình. So với tổng số khoảng trên 700 truyện ngắn truyện vừa của toàn bộ sự nghiệp văn học [30; 35], số lợng truyện ngắn trào phúng của ông không chiếm vị trí chủ đạo. Tuy nhiên, nhắc đếp Sekhop không thể không nhắc đến những truyện ngắn trào phúng có tính chất đặt nền móng này trong giai đoạn sáng tác đầu của ông. Trong khi đó, hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều là truyện ngắn trào phúng. Cho đến bây giờ có thể khẳng định Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn trào phúng không tiền khoáng hậu trong lịch sử văn học Việt Nam. Cùng sử dụng tiếng cời trào phúng nh là thứ vũ khí đắc lực tấn công vào mọi thứ hủ lậu, tầm thờng, dung tục của xã hội, nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn trào phúng của Sekhop Nguyễn Công Hoan có những điểm t- ơng đồng. Bên cạnh những điểm tơng đồng là những điểm khác biệt thuộc vào 1 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long phần phong cách của mỗi nhà văn. So sánh nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan, khoá luận có ý nghĩa lớn cả về lý luận thực tiễn. Về lý luận, khoá luận sẽ góp phần làm sáng rõ hơn một số vấn đề của văn học so sánh, một bộ môn còn rất mới mẻ hứa hẹn nhiều triển vọng ở Việt Nam; về bản chất thẩm mĩ của "cái hài" "nghệ thuật trào phúng" trong truyện ngắn xét từ phơng diện kết cấu chỉnh thể của tác phẩm văn học. Về thực tiễn, khoá luận muốn góp phần vào việc dạy, học Sekhop Nguyễn Công Hoan trong chơng trình phổ thông đạt kết quả cao hơn. Cũng cần phải lu ý thêm rằng, một vấn đề có tính nguyên tắc của văn học so sánh, đó là so sánh không nhằm để phân định ra sự hơn kém, mà mục đích của nó là để tìm sự tơng đồng khác biệt. Đằng sau văn nghiệp của mỗi nhà văn là chiều sâu văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc. Đặt nghệ thuật trào phúng của Sekhop Nguyễn Công Hoan trong mối quan hệ so sánh sẽ giúp chúng ta không chỉ soi rọi phong cách trào phúng của mỗi nhà văn mà còn là những nét độc đáo trong hai không gian văn hoá khác nhau. "hãy đi đến tận cùng của chiều sâu, ta sẽ bắt gặp cái vô biên của chiều rộng", xuyên qua tất cả, chúng ta sẽ thấy tính nhân loại thấp thoáng trong nghệ thuật trào phúng của mỗi nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề. A.P.Sekhop là một trong những nhà văn đợc đọc nhiều nhất trong thế kỷ XX, tất nhiên theo đó những công trình nghiên cứu về ông sẽ ngày càng tăng theo thời gian. Do hạn chế về t liệu trình độ ngoại ngữ, chúng tôi chỉ đ- ợc biết một số công trình, bài viết nghiên cứu về Sekhop bằng tiếng Việt. Ngay từ năm 1943, truyện ngắn Sekhop đã đợc dịch ở Việt Nam. bài viết về Sekhop sớm nhất có lẽ là bài Đọc Sekhop của Nguyễn Tuân trên tạp chí Văn nghệ số 5 ( 10-1957). Trong bài viết này "Nguyễn Tuân đã tạc nên chân dung tinh thần của thiên tài Nga - Anton Sekhop . Nguyễn Tuân đã đọc đợc từ 2 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long thế giới hình tợng cốt lõi t tởng, tình cảm của nhà văn Nga vĩ đại. Đó là thái độ căm thù thói phàm tục, tầm thờng, giả dối, là tình yếu tha thiết nớc Nga con ngời" [27; 79]. Năm 1960, trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 - 1960, La Côn có bài Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Sekhop. Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định giá trị nhân đạo, yếu tố góp phần làm nên sự bất tử của sự nghiệp văn chơng Sekhop. Các giáo trình Lịch sử văn học Nga thế XIX do Nguyễn Hải Hà chủ biên (xuất bản lần thứ nhất năm 1966, in lại lần thứ 5 năm 1998) Lịch sử văn học Nga của tập thể tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Trờng Lịch, Huy Liên ( Nhà xuất bản giáo dục 1998) đã đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng nh các đặc điểm của truyện ngắn Sekhop. Phan Hồng Giang trong lời giới thiệu Anton Tsekhôp một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn (Tsekhôp - truyện ngắn, nhà xuất bản văn học năm 1977) Vơng Trí Nhàn trong lời giới thiệu Chất nhân bản trong Sekhov (Anton Sekhov tuyển tập tác phẩm (3 tập) tập 1 - truyện ngắn, Nhà xuất bản văn học, Trung tâm văn hoá -ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 1999 ) đã đi sâu tìm hiểu giá trị hiện thực, đặc biệt là chất nhân bản - chiều sâu giá trị nhân đạo trong tác phẩm của nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa Sekhop. Tuy nhiên, trong các bài viết công trình kể trên, các tác giả chỉ mới tập trung đi sâu vào giá trị hiện thực giá trị nhân đạo trong tác phẩm của Sekhop. Phần truyện ngắn trào phúng của ông chỉ đợc các tác giả điểm qua. Cha có tác giả nào đi sâu tìm hiểu bản chất nét phong cách độc đáo của nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Sekhop. Đối với Nguyễn Công Hoan, những truyện ngắn trào phúng đầu tiên của ông xuất hiện đã thu hút đợc sự chú ý của d luận. Đặc biệt, tập truyện Kép T Bền ra đời năm 1935 đã tạo nên sự sôi động trong phê bình tranh luận nghệ 3 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long thuật. Nhìn chung, trớc cách mạng tháng Tám 1945, các ý kiến đánh giá về truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan của các tác giả Trúc Hà, Thiếu Sơn, Hải Triều, Trần Hạc Đình, Vũ Ngọc Phan . còn nghiêng về phơng diện nội dung ý nghĩa xã hội. Hải Triều nhận định rằng truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan đã "trình bày biết bao nhiêu những sự xấu xa mục nát của một chế độ xã hội. Những cái đạo đức luân lý, tình ái mà trớc họ cho là thiêng liêng cao quý lắm, thì ngày nay đã hoá ra một bức màn che đậy biết bao nhiêu sự thối tha hèn mạt ở trong[36 ;11] . Sau 1954 càng có nhiều ý kiến đánh giá về Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, các ý kiến còn nghiêng về quan điểm chính trị hoặc lập trờng giai cấp. Lê Thị Đức Hạnh là ngời dành nhiều tâm huyết nhất đối với sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan. ở phần hai - Nghệ thuật trong công trình Nguyễn Công Hoan 1903 - 1977 ( Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 1991), dựa vào phạm trù cái hài cùng các cung bậc của nó, tác giả đã chia truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ra thành 3 loại. Loại thứ nhất dừng ở mức khôi hài. Loại thứ hai dạng mỉa mai giễu cợt. Loại thứ ba thuộc loại châm biếm, tố cáo. Tác giả cũng đã có những nhận định sâu sắc trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan: "Nói chung nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan đợc biểu hiện ở nhiều mặt: từ cách lập ý , xây dựng tính cách, tìm chi tiết, đến lời văn, ngôn ngữ, tên chuyện rồi kết chuyện ."[15 ;143]. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài báo Nhớ Nguyễn Công Hoan, đọc lại truyện ngắn trào phúng của ông ( Tuần báo Văn nghệ số 42, 21-10-1978) sau in lại thành Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trong Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2000, đã đánh giá: "Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối phơng. Tiếng cời đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế thờng là những đòn đơn giản mà ác liệt "[26; 94]. Ông đã có những nhận định sắc sảo về nghệ thuật trào phúng của 4 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long Nguyễn Công Hoan: Tạo tình thế có tính hài hớc, mâu thuẫn trào phúng, xây dựng cốt truyện cách kể chuyện, lối phóng đại . Đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là công trình Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan của Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2001). Hai tác giả đã vận dụng lý luận thi pháp học hiện đại, đi từ quan niệm nghệ thuật về cuộc đời con ngời trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, từ đó đi sâu tìm hiểu nghệ thuật trào phúng thể hiện trên các cấp độ kết cấu, lời văn. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu về truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan đầy đủ nhất từ trớc đến nay. Trên đây chúng tôi điểm qua một số công trình bài viết nghiên cứu đơn thuần một tác giả, hoặc Sekhop, hoặc Nguyễn Công Hoan. Nh trên đã nói, văn học so sánh là một chuyên ngành còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Nếu đặt nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan trong cái nhìn so sánh chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều thú vị bổ ích. Công việc này ở nớc ta còn ít đợc chú ý. Theo chúng tôi đợc biết mới chỉ có một bài Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan truyện ngắn của Sekhop của Jan Mucka, tham luận tại hội nghị văn học so sánh thế giới, 1976, Lê Thị Đức Hạnh dịch theo bản tiếng Pháp [23 ;156]. ở bài viết này tác giả đã có những so sánh cụ thể về phơng diện chủ đề tính chất châm biếm. Tuy nhiên, do phạm vi bài viết, ông mới chỉ dừng lại ở việc so sánh hai cặp truyện của hai nhà văn, "chỉ mới trình bày một thế giới thu nhỏ trong bộ khung sáng tác phong phú của hai tác giả" nh chính tác giả bài viết nhận định. Tất cả các bài viết các công trình kể trên sẽ là những t liệu quý giá cho khoá luận của chúng tôi. Hi vọng rằng, đặt nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Sekhop Nguyễn Công Hoan trong cái nhìn so sánh sẽ góp phần tìm ra đợc nhiều nét độc đáo trong phong cách trào phúng của hai nhà văn. 3. Phạm vi, đối tợng nhiệm vụ nghiên cứu. 5 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long 3.1. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan. Về Nguyễn Công Hoan, bộ Nguyễn Công Hoan truyện ngắn chọn lọc, 2 tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1999 đã tập hợp tơng đối đầy đủ các truyện ngắn của ông. Về Sekhop, do hạn chế t liệu, chúng tôi sẽ khảo sát các truyện ngắn của ông trong các tuyển tập Sekhop - truyện ngắn (Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1977, Sekhop - tuyển tập truyện ngắn (Phan Hồng Giang dịch), Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 1994, Anton Sekhop - tuyển tập tác phẩm (3tập) (Nhiều ngời dịch, Vơng Trí Nhàn giới thiệu tuyển chọn), Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 1999. Cần lu ý rằng, ở đây, do đối tợng nghiên cứu là nghệ thuật trào phúng, cho nên, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, trớc hết tập trung vào các truyện ngắn trào phúng, đồng thời còn mở rộng ra cả các truyện ngắn về kết cấu chỉnh thể có thể không đợc gọi là truyện ngắn trào phúng, nhng nó chứa đựng những chi tiết có tính chất trào phúng. Chúng tôi cũng lu ý rằng, do các bản dịch tiếng nớc ngoài phiên âm không thống nhất, chúng tôi sẽ viết tên riêng theo một quy tắc phiên âm nhất định mà chúng tôi cho là hợp lý nhất. 3.2. Đối tợng nghiên cứu. Đối tợng nghiên cứu của khoá luận chính là nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan, trớc tiên chúng tôi tìm hiểu đối tợng trào phúng trong truyện ngắn của hai tác giả. Sau đó chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu nghệ thuật trào phúng xét từ phơng diện kết cấu chỉnh thể của tác phẩm văn học. Tuy nhiên, do phân tích t liệu là văn bản dịch, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu cấp độ kết cấu hình tợng kết cấu trần thuật mà bỏ qua các phơng diện lời văn, 6 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long nghệ thuật chơi chữ . ở mỗi vấn đề, chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể những điểm tơng đồng, khác biệt, nguyên nhân của những tơng đồng khác biệt làm nên phong cánh trào phúng của mỗi nhà văn. 4. Phơng pháp nghiên cứu. Phơng pháp nghiên cứu cơ bản của khoá luận là phơng pháp so sánh-đối chiếu để tìm ra những nét tơng đồng khác biệt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phơng pháp khác nh phơng pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ các luận điểm, luận cứ. 5. Bố cục của khoá luận. Tơng ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu phần Kết luận,khoá luận đợc chia thành 3 chơng: Chơng 1. Đối tợng trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan. Chơng 2. Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan -Những điểm tơng đồng. Chơng 3. Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan - Những điểm khác biệt. Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo. Chơng 1 Đối tợng trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop Nguyễn Công Hoan. 7 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long 1.1. Vài nét về trào phúng đối tợng trào phúng. Trào phúng là một vấn đề phức tạp cha có đợc ý kiến đánh giá thống nhất trong giới nghiên cứu văn học. Có ngời xem trào phúng nh một loại hình văn học, có ngời cho trào phúng thuộc về thể loại hoặc nh một nguyên tắc đặc biệt phản ánh hiện thực. Từ điển ngữ thuật văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa: "Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cời mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trơng, hài hớc . đợc sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng . những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội" [14; 306]. Theo nghĩa hẹp, trào phúng đợc xem nh là cung bậc cao nhất của các hài, đặt trong sự đối lập với khôi hài, rằng "nhà khôi hài ít dữ dội hơn nhà trào phúng. Tình cảm nổi bật ở nhà trào phúng: phẫn nộ, giận dữ, khinh bỉ; ở nhà khôi hài: tơi vui, nhẹ nhàng, cảm kích, buồn" [37;12]. Trào phúng theo nghĩa này gần với châm biếm, đả kích mà chúng tôi sẽ đề cập dới đây. Nh vậy, dù dới góc độ nào đi nữa, nghệ thuật tạo ra cái hài là tiêu chí hàng đầu, là yếu tố không thể vắng mặt trong văn học trào phúng. Nhng truyện trào phúng khác với truyện cời đơn giản ở chỗ: Trong truyện cời đơn giản, tiếng cời ấy chỉ nhằm mua vui giải trí. Trong văn học trào phúng, tiếng cời đồng thời còn là thứ vũ khí chủ đạo đắc lực. Đằng sau tiếng cời ấy phải là một sự phê phán, một vấn đề có ý nghĩa xã hội. Tiếng cời ấy hớng vào tất cả những gì gọi là xấu xa , đê tiện, giả dối, có ý nghĩa tiêu cực trong xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức, nhân cách con ngời, cản trở bớc tiến của xã hội loài ngời. "Tiếng cời là một vũ khí hùng mạnh vì rằng không một cái gì làm cho thói xấu phải nản lòng bằng sự nhận thức ra rằng thói xấu đã bị đoán ra tiếng cời đã vang lên vì nó"[8; 130]. Tiếng cời trào phúng do vậy bao giờ cũng là tiếng cời của trí tuệ, của công chính nghĩa. Secnsepxki có nói: "Khi cời cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó"[8; 130]. 8 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long Đối tợng mà văn học hớng tới là con ngời. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của mình, việc nhận thức đối tợng trào phúng cho văn học trào phúng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Nhà văn châm biếm Nga Xatcop - Sedrin có nói: "Muốn cho văn học châm biếm thực sự trở thành văn châm biếm đạt đợc mục đích của nó thì . nó phải hoàn toàn nhận thức đợc một cách rõ ràng đối t- ợng mà mình chĩa mũi nhọn vào" [40;199]. Không xác định đợc chính xác đối tợng trào phúng, tiếng cời rất dễ trở nên lạc điệu, thậm chí là độc ác . Điều này thuộc về t tởng nhân cách của nhà văn. Một nhà văn chân chính bao giờ cũng là một nhà nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, bao giờ cũng có cái nhìn chính xác trớc các hiện tợng của cuộc sống, phân biệt rõ ràng chính tà , biết yêu thơng, nâng niu trân trọng cái chân, thiện, mỹ căm giận trớc những cái giả dối, rỗng tuếch, những xấu xa, độc ác huỷ hoại nhân tính. Gô gôn đã từng nói:"Nghệ thuật chân chính không dạy ngời ta cời cái mũi bị vẹo mà dạy ngời ta cời một tâm hồn lệch lạc"[28; 141]. Nghệ thuật trào phúng, thực hiện sự phê phán bằng một xúc cảm thẩm mỹ đặc biệt, tấn công vào những cái xấu, nhng không phải bất cứ cái xấu nào cũng đều là đối tợng của văn học trào phúng. Đó phải là những cái xấu, cái tiêu cực về đạo đức, nhân cách, về lối sống, những cái không phù hợp với hoàn cảnh bình thờng xung quanh, lại đợc che đậy dới một vỏ bọc tởng là tốt đẹp,có ý nghĩa. Cái hài bao giờ cũng là kết quả của sự mâu thuẫn, đối lập, sự không tơng xứng, hài hoà giữa thực chất bên trong với vẻ bề ngoài mà hiện tợng ấy muốn có hoặc giả vờ có. Tiếng cời bật ra khi chủ thể cời bất ngờ nhận thức đợc mâu thuẫn đó chứa đựng trong đối tợng, hay nói cách khác là nhận thức đợc bản chất của đối tợng. Lý luận mỹ học chia mâu thuẫn trào phúng ra hai cấp độ lớn gắn liền với nó là các đối tợng trào phúng tơng ứng, bao gồm: Thứ nhất, "loại mâu thuẫn do không hài hoà, không tơng xứng, không cân đối giữa những mặt nào đó trong một con ngời hay một hiện tợng xã hội so 9 Khoá luận tốt nghiệp Nguyên Long với những hiện tợng bình thờng của cuộc sống, những biểu hiện lệch lạc nhất thời so với những chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ của xã hội" [8; 122]. Thứ hai, loại mâu thuẫn mang tính chất đối kháng đợc bắt nguồn từ bản chất sâu xa của đối tợng đối lập với những lý tởng xã hội-thẩm mỹ tiến bộ các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp [8; 122]. Theo đó, ở loại thứ nhất sẽ có cái cời hài hớc (u mua, khôi hài) ở loại thứ hai sẽ có cái cời châm biếm, đả kích. Thực ra, sự phân loại đối tợng trào phúng đi kèm với là các cấp độ, sắc thái của cái hài vẫn cha hoàn toàn thống nhất cả về sự phân loại lẫn cách gọi tên trong giới nghiên cứu. Có ngời gọi bằng trào phúng bạn trào phúng thù [25; 372]. Cách gọi này có phần nghiêng về khía cạnh chính trị - xã hội. Có ngời cho rằng khôi hài phủ định cái riêng, còn châm biếm, đả kích phủ định cái chung [39; 202]. Điều này cũng không đúng vì cả hai đều phủ nhận cái xấu có tính chất phổ quát trong đời sống. Có ngời lại cho rằng khôi hài vận dụng sự phê phán nhằm khẳng định đối tợng, còn châm biếm, đả kích thì ngợc lại, phủ định hoàn toàn đối tợng [3; 531]. Điều này cũng không hoàn toàn đúng vì trong khôi hài có phê phán những khuyết điểm của đối tợng nhng cha chắc đã khẳng định bản chất của đối tợng. Chẳng hạn, Sekhop lên án tâm lý khiếp sợ quyền lực của Secviacop (Cái chết của một viên công chức), anh gầy (Anh béo anh gầy) nhng cha hẳn đã khẳng định bản chất của những Secviacop, anh gầy ! Chúng tôi cho rằng, tiêu chí để phân biệt khôi hài châm biếm, đả kích là ở bản thân đối tợng trào phúng thái độ cảm xúc của sự phê phán. ở khôi hài, cái bị phê phán thờng chỉ là một thiếu sót, một khuyết điểm nào đó về nhân cách, lối sống của đối tợng. Thái độ, cảm xúc của sự phê phán ở đây ít dữ dội hơn ở châm biếm, đả kích. Còn ở châm biếm, đả kích, sự phê phán nhằm vào chính bản thân đối tợng, vì thói xấu đã thành bản chất không thể sửa chữa 10 . trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop và Nguyễn Công Hoan -Những điểm tơng đồng. Chơng 3. Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop và Nguyễn Công. cứu của khoá luận chính là nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop và Nguyễn Công Hoan. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu nghệ thuật trào phúng

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w