Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

127 998 6
Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh trịnh thị ngọc khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạCNGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: gs.ts. đỗ thị kim liên Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây việc sử dụng lý thuyết hành động ngôn từ để nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung và hành động ngôn từ trong tác phẩm văn chương nói riêng được chú trọng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thì chưa có đề tài nào. 1.2. Trong thực tiễn học tập và giảng dạy môn ngữ văn ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng lý thuyết hành động ngôn từ để khảo sát, phân tích tác phẩm văn chương gặp không ít khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sẽ góp phần hữu ích cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. 1.3. Nguyễn Công Hoan là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng các nhóm hành động khá đa dạng, và một trong những nhóm hành động góp phần làm nên đặc điểm phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan phải kể đến nhóm hành động van xin. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu hành động van xin này vẫn chưa có một công trình nào. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về hành động ngôn từ Năm 1962, cuốn How to do things with words (Hành động như thế nào bằng lời nói) của J.L. Austin được công bố thì có thể xem đây là cái mốc đánh dấu sự ra đời của ngữ dụng học trong đó có lý thuyết hành động ngôn từ. 2 Năm 1969, J.Searle đã công bố cuốn Speech Acts. Năm 1975, với công trình Indirect Speech Acts và sự hoàn thiện khái niệm hành động ngôn ngữ gián tiếp, J.Searle đã có công lớn trong việc phát triển lý thuyết hành động ngôn từ. Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ngữ dụng học mới chính thức được đưa vào giảng dạy ở nhà trường cũng như được giới thiệu qua một số bài viết của một số nhà nghiên cứu. Trước hết, phải kể đến Hoàng Phê với bài viết có nhan đề “Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ” (Tạp chí Ngôn ngữ tháng 2/1982) được coi là công trình mở đầu. Năm 1990, Đỗ Hữu Châu công bố bài viết có tính chất khái quát về ngữ dụng học: “Ngữ pháp học chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay” (Ngôn ngữ, số 1 và 2 (1992). Năm 1993, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), Đỗ Hữu Châu đã có một chương viết về ngữ dụng. Năm 2001, công trình này được tái bản có sửa chữa, bổ sung dưới hình thức của một cuốn giáo trình chuyên sâu Ngữ dụng học (tập 2). Nguyễn Đức Dân cũng công bố một loạt công trình liên quan đến ngữ dụng học: Biểu thức ngữ vi (Ngôn ngữ, số 2/1998), Lý thuyết lập luận (Ngôn ngữ, số 5/1998) và Sơ lược về lý thuyết tam thoại (Ngôn ngữ, số 3, 1999). Năm 1998 giáo trình Ngữ dụng học (tập 1) của Nguyễn Đức Dân đã trình bày khá chi tiết về các vấn đề lý luận chung như: hành động ngôn ngữ; hội thoại; lý thuyết lập luận. Các vấn đề cơ bản về hành động ngôn ngữ như: các loại hành động ngôn ngữ, điều kiện sử dụng hành động ngôn ngữ, phân loại hành động ở lời, biểu thức ngữ vi, những dấu hiệu ngữ vi, hành động ngôn ngữ gián tiếp… được trình bày một cách tường minh, sáng rõ. Năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã vận dụng các vấn đề lý thuyết về dụng học vào nghiên cứu tiếng Việt. 3 Năm 2005, Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn giáo trình Ngữ dụng học đã trình bày khá kỹ các khái niệm liên quan đến lý thuyết hội thoại. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý thuyết hết sức quan trọng, cần thiết cho chúng tôi dựa vào trong quá trình triển khai đề tài. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945. Với trên 200 truyện ngắn có giá trị, truyện ngắn của ông luôn là mảnh đất màu mỡ cho những tìm tòi khám phá. Trong suốt mấy chục năm qua với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, bên cạnh những bài phê bình, ta còn thấy xuất hiện các công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tiêu biểu phải kể đến: [19], [22], [27], [41], [43], [47], [50], [52]… Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, viết:“Thành công của Nguyễn Công Hoan do nhiều lý do: Phương thức kể chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối so sánh ví von độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm”… Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là "nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật độc đáo, bất ngờ” [41, tr.172 - 173]. Trúc Hà thì cho rằng: “Văn ông có cái hay rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại hay đệm vào một vài câu hay ý khôi hài, bông lơn, thú vị (…) trong khi đọc văn ai cũng phải cười thường là cái buồn ngấm ngầm trong tâm hồn” [22, tr.47] Cũng có cùng nhận định, Thiều Sơn viết: “Văn ông Hoan vừa vui vừa hoạt bát, bao giờ cũng có giọng khôi hài, dễ dãi với cái cách trào phúng sâu 4 cay, câu chuyện động lòng bằng chết mà ông cũng giễu cho người ta cười nôn ruột, nhưng khi cơn cười đã hết, tự nhiên ta lại cảm thấy nỗi buồn vô hạn vô biên về nhân tình thế thái”. Ông nhấn mạnh: “Cái đặc sắc của ông Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiểm tra những chuyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thấu tình, biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”, “Ông Hoan rất sở trường về luật tương phản nên phần nhiều truyện của ông cũng thấy bầy ra hai cảnh tượng trái ngược nhau để cảnh này làm bật ý nghĩa cảnh kia gây nên cái vị chua chát của đời người” [50, tr.274, 275]. Trong cuốn Nhà văn Việt Nam, Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đã nhận xét: “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sinh động hấp dẫn là vì tác giả luôn luôn thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình cảm” [19, 35]. Lê Thị Đức Hạnh trong công trình “Nguyễn Công Hoan một nhà văn hiện thực lớn” đã trình bày một cách có hệ thống cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của ông, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Trần Ngọc Dung trong luận án phó tiến sĩ Ba phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - Thạch Lam - Nam Cao đã nói về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan xung quanh các khâu tình huống truyện, kết cấu truyện, nhân vật truyện… Trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nguyễn Công Hoan, tác giả Lò Thị Duyên đã xem xét ngôn ngữ trần thuật, đối thoại và độc thoại về đặc điểm từ vựng, cú pháp, các biện pháp tu từ. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ trào phúng, châm biếm. 5 Năm 2000, với luận văn thạc sĩ: “Phương tiện tu từ nói mỉa trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, tác giả Nguyễn Thị Hương Lan đã đề cập đến các dạng thức nói mỉa trên nhiều cấp độ văn bản: cấp độ từ ngữ trong câu, cấp độ đoạn văn, cấp độ văn bản…để rồi tạo nên những trùng lớp, góp phần quan trọng vào nghệ thuật trào phúng độc đáo, đặc sắc của Nguyễn Công Hoan . Năm 2001, Nguyễn Thanh Hương trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm tình huống đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đã trực tiếp đề cập đến ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhưng ở phương diện tình huống đối thoại tức là tìm hiểu tình huống ngữ cảnh của cuộc thoại dựa trên lý thuyết ngữ dụng học và phong cách học. Năm 2006, với luận văn thạc sĩ Đặc điểm cách xưng hô của các vai giao tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả Lê Ngọc Hoà đã khảo sát một cách có hệ thống lớp từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, để từ đó nêu bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá xã hội. Năm 2008, với đề tài luận văn thạc sĩ: Các phương thức và đặc điểm gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả Hoàng Minh Hải đã vận dụng lý thuyết hội thoại để nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm của nghệ thuật gây cười trong các truyện ngắn Nguyễn Công Hoannguyên lý gây cười mang phong cách Nguyễn Công Hoan, từ đó tìm hiểu giá trị truyện ngắn của ông về phong cách ngôn ngữ độc đáo. Nhìn lại, các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các tác giả đã đi vào tìm hiểu nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau về sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu vào khảo sát các hành động van xin trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan làm đề tài nghiên cứu của mình. 6 3. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn các phát ngôn có chứa hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan và tuyển tập Nguyễn Công Hoan làm đối tượng nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ sau: - Trình bày một số khái niệm lý thuyết làm cơ sở tiền đề cho đề tài. - Khảo sát, phân loại, mô tả hành động van xin, phân loại các tiểu nhóm ngữ nghĩa của chúng qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. - Từ hiệu lực của hành động van xin, tác giả đề tài rút ra nhận xét về chiến lược giao tiếp thể hiện qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê Tác giả đề tài tiến hành khảo sát, thống kê các cặp thoại trao đáp có chứa hành động van xin trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 5.2. Phương pháp miêu tả Trên cơ sở ngữ liệu, chúng tôi tiến hành miêu tả các tiểu nhóm nhỏ thuộc nhóm van xin để tìm ra những đặc điểm ngữ nghĩa tiêu biểu của hành động van xin. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, tác giả đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu hành động van xin với các hành động khác để tìm những nét đặc trưng của hành động van xin. 7 5.4. Phương pháp phân tích Dựa trên kết quả của các phương pháp nêu trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích cụ thể những đặc điểm về quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp, về cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động van xin. 6. Đóng góp mới của luận văn Có thể khẳng định đây là luận văn đầu tiên đi vào tìm hiểu hành động van xin dựa trên lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi bao gồm 3 chương: Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Phân loại và mô tả cấu tạo biểu thức ngữ vi thể hiện hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Chương 3: Các chiến lược van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 8 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Lý thuyết hội thoại 1.1.1.Khái niệm “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích được đặt ra.” [54, tr.122]. Như vậy, nói đến hội thoại là nói đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa hai hay nhiều nhân vật nhằm một mục đích nào đó. Hoạt động này bao gồm các yếu tố: lời trao (trao lời - allocution), lời đáp (đáp lời - exchange) và sự tương tác (interaction). 1.1.1.1. Trao lời (Allocution) Trao lời là sự “vận động mà người nói (Sp1), nói ra lượt lời của mình và hướng lời của mình về phía người nghe (Sp2), nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra dành cho Sp2” [15, tr. 205]. Ví dụ: < Từ đây các ví dụ được chúng tôi đánh số thứ tự từ 1 đến n> (1) - Những nửa tháng trời! Ai chăm lo cho cha tôi? [I, tr. 162] (2) - Thế lần đầu, anh có sợ không? [I, tr. 250] Ở các ví dụ trên đều có nhân vật trao lời cụ thể hướng lời nói của mình về phía người nghe cụ thể. Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của Sp1, trong nội dung của lượt lời trao. Người nói có thể dùng những dấu hiệu 9 bổ sung cho lời nói, đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời nói ra, như dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, vỗ ngực, đập bàn…. Ngoài những dấu hiệu kèm lời và phi lời người nghe Sp2 có thể có mặt trong lượt lời của Sp1 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như lời hô gọi, chỉ định, những lời thưa gửi và các từ nhân xưng ngôi thứ hai. Qua những yếu tố hàm ẩn như những tiền giả định giao tiếp (tiền giả định bách khoa), những hiểu biết mà Sp1 và Sp2 đã có chung… Nói một cách khái quát, ngay trước khi Sp2 đáp lời, tức thực hiện sự trao đổi của mình, Sp1 đã đưa vào lượt lời cùng tồn tại với ngôi thứ nhất “tôi”, thường xuyên điều hành sự trao lời của Sp1. (3) - Ngài lầm to. Ngài tưởng danh tiếng ngài là do ngài làm nên được à? Sự thực trái hẳn thế ngài ạ. Danh tiếng ngài là ở tài tôi làm ra. [I, tr. 266] Đây là lời trao của ông chủ nhiệm hướng tới người nhận là Lê Văn Tầm bằng từ “ngài”. Trong lời trao đã có sự hiện hữu của người nhận, đồng thời cũng chứa đựng cả thái độ của người phát ngôn. 1.1.1.2. Đáp lời (Exchange) Đáp lờilời của người nghe (Sp1) dùng để đáp lại lời của người nói (Sp2). Khi lời trao không có lời đáp thì không thành cuộc thoại. Như vậy, cuộc thoại chính thức được hình thành khi người nghe nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của người nói. Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra và thay đổi liên tục giữa vai nói và vai nghe. (4) - Thưa ông… - Tôi không nói lôi thôi. Ông với ếch gì. Tôi không quen mặc cả. Ba hào không bán thì thôi. Đây là lời đáp của ông Nghị hướng đến bác Lan trong truyện Hai thằng khốn nạn [tr. 38]. 10 . hiện hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Chương 3: Các chiến lược van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn. ngọc khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:43

Hình ảnh liên quan

van xin. Dưới đõy là bảng thống kờ hành động van xin qua lời thoại nhõn vật trong truyện ngắn Nguyễn Cụng Hoan: - Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

van.

xin. Dưới đõy là bảng thống kờ hành động van xin qua lời thoại nhõn vật trong truyện ngắn Nguyễn Cụng Hoan: Xem tại trang 54 của tài liệu.
Từ bảng thống kờ trờn, ta thấy hành động lạy + định ngữ hoặc đại từ cú tỷ lệ tương đương nhau là 52% và 47% - Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

b.

ảng thống kờ trờn, ta thấy hành động lạy + định ngữ hoặc đại từ cú tỷ lệ tương đương nhau là 52% và 47% Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.1. Bảng thống kờ cỏc mối quan hệ thõn - sơ của nhõn vật khi thực hiện hành động van xin - Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 3.1..

Bảng thống kờ cỏc mối quan hệ thõn - sơ của nhõn vật khi thực hiện hành động van xin Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.3. Bảng thống kờ số lượng và tỉ lệ cỏc phỏt ngụn chứa hành động van xin giữa nam và nữ - Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 3.3..

Bảng thống kờ số lượng và tỉ lệ cỏc phỏt ngụn chứa hành động van xin giữa nam và nữ Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan