Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về truyện nói chung

Một phần của tài liệu Quan niệm văn học của nguyễn công hoan (Trang 27 - 36)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về truyện nói chung

Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tài ba và tâm huyết với đời, tâm huyết với nghề. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn hai trăm truyện ngắn, hơn 20 tiểu thuyết và nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị. Nguyễn Công Hoan đã thử sức mình trong nhiều thể loại, nhng có lẽ thành công hơn cả là về truyện và tiểu thuyết. Đặc biệt là lĩnh vực truyện ngắn trào phúng.

Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp một khối lợng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tởng nh bớc vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu, nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con ngời đang múa may, khóc cời trong xã hội cũ.

Nếu nh truyện ngắn của Thạch Lam tác động chủ yếu vào tình cảm và cảm giác ngời đọc, truyện của Nam Cao đi sâu vào tâm lý bên trong của nhân vật, thì truyện của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao năng lực nhận thức và khám phá các hiện tợng phức tạp của xã hội. Vậy, những phơng diện nào đã tạo nên đặc điểm riêng biệt, độc đáo đó cho truyện của ông, đa nhà văn đi đến thành công to lớn nh vậy ? Trớc hết đó là phơng diện hình thức và nội dung của tác phẩm. Nhng tất cả đều xuất phát và ngng kết ở quan niệm của nhà văn về truyện nói chung.

Theo Nguyễn Công Hoan thì “Truyện phải có nội dung bổ ích và trớc hết, truyện phải thực” [7,132]. Và hơn thế nữa “ Truyện không những phải thực mà còn phải đợc biết kể. Biết kể, tiếng chuyên môn là có nghệ thuật” [7,134].

Nh vậy, với Nguyễn Công Hoan thì truyện vừa phải có nội dung thực “mà nội dung tốt hơn hết, bao giờ cũng phải nhằm cái hớng là phục vụ tốt” và bên cạnh giá trị nội dung thì truyện cũng cần phải có giá trị nghệ thuật cao.

Mặt khác, theo Nguyễn Công Hoan thì cần phải phân biệt đợc thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài. Và ông cho rằng: “Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất”. Cụ thể là : “Một truyện mà phải làm sự kết hợp tr- ớc cho thành vấn đề, rồi mới phân tách sau để trình bày vấn đề và giải quyết vấn đề, thì truyện ấy có tính chất là truyện dài” [7,299]. Và khi viết truyện dài thì “ Tác giả chỉ có thể gửi gắm tâm tình của mình vào từng nhân vật trong từng sự việc”. Còn truyện ngắn thì sao? “phân tích một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc, phân tích một hiện tợng, một lời nói, một bức ảnh thì rất có thể viết từ đầu đến cuối bằng thái độ, bằng tâm tình của mình, và viết ngắn đợc. Và cũng chỉ có thể viết ngắn thôi” [7,300-301]. Đó là điểm mà truyện ngắn khác truyện dài. Với Nguyễn Công Hoan thì “truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đợc xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ, và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc” [7,301].

Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất tập trung, cô đọng, cảm hứng đi liền một mạch từ đầu đến cuối: “Ngắn (là hình thức) và thanh giản (là tinh thần), đó là hai đức tính cơ bản của truyện ngắn” [7,305]. Mỗi truyện chỉ mô tả một việc, một cảnh, một nỗi lòng. Có truyện không thể kể lại đợc vì không có cốt truyện. Nhng các truyện đều mang tính điển hình và khái quát, bộc lộ những mâu thuẩn xã hội, giữa bản chất và hiện tợng, giữa nội dung và hình thức, đi đến một kết thúc bất ngờ làm bật lên tiếng cời giễu cợt. Những chi tiết đợc chọn lọc sắc sảo, nổi bật tính trào lộng của truyện. “Một bộ máy chạy bằng chi tiết. Trong việc viết truyện, quân là chi tiết, nhà văn là tớng chỉ huy. Nếu đánh trận là đánh vào đồn thì viết truyện là tập trung đánh vào tình cảm nhất định của ngời đọc”. [7,305,306]. Nh vậy vấn đề đặt ra đối với một truyện ngắn hay truyện dài không phải đơn thuần ở dung lợng, số trang mà vấn đề nằm ở chỗ có chuyện .

Từ đó, Nguyễn Công Hoan đi đến kết luận: “Mỗi truyện chỉ có một ý- một ý mà thôi. ý ấy là ý chính của truyện, nhng thực ra nó là ý định của tác giả viết để làm gì. Làm nổi đợc ý ấy cho độc giả hiểu thì truyện sẽ hay. Không làm

nổi đợc ý định của mình trong truyện, thì dù tác giả có viết cũng nh không viết. Mà độc giả có đọc cũng nh không đọc” [7,304].

Nh vậy, theo Nguyễn Công Hoan “Định một chủ đề nào, anh cứ xoay quanh nó, chọn chi tiết mà viết. Còn những cái khác, chỉ nên dùng làm phụ đề mà thôi” [7,305]. Còn nói về đề tài sáng tác truyện của mình, Nguyễn Công Hoan cho biết: “Những truyện ngắn mà tôi viết hồi bấy giờ, lấy đề tài ở thời sự hàng ngày, hoặc ở những việc thật mà tôi biết. Tôi chỉ cần thêm bớt một chút chi tiết để làm nổi bật đợc ý tôi định trình bày” [7,121].

Nguyễn Công Hoan thờng lấy đề tài ở những cảnh sống hàng ngày quanh ông: “Đề tài truyện ngắn của tôi là những việc, những cảnh xảy ra ở trớc mắt. Thờng thì nó chỉ là một câu nói mà tôi vụt nghe thấy hoặc một hình ảnh thoáng qua trong khi tôi đi đờng. Nó cũng là một chi tiết của một thời sự, hoặc chỉ là tấm ảnh đăng trên báo. ( Chiếc quan tài). Nó cũng lại là những câu thì thào từ miệng nọ sang miệng kia. Nếu đề tài ấy, bản thân nó đã nói lên đợc cái gì, thì tôi viết nó bằng một thái độ do nếp nghĩ của tôi tạo ra. Nhng “thờng thì đề tài chỉ gợi đợc cảm xúc”. Lúc đó thì “Tôi xây dựng truyện bằng cách chắp nối chi tiết, hình ảnh, tâm lý, lời đối đáp cho nó ăn khớp với nhau, để cuối cùng ở câu kết làm nổi bật đợc vấn đề muốn đặt ra hoặc đã giải quyết” [7,346].

Về truyện nói chung, Nguyễn Công Hoan đã đề cập tới nhiều phơng diện khác nhau. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm tới ba phơng diện là ngôn ngữ, nhân vật, và cốt truyện.

3.1.1. Ngôn ngữ của truyện

Nguyễn Công Hoan là nhà văn luôn luôn có ý thức trong việc trau dồi ngôn ngữ văn học. Chính vì thế, trong truyện của Nguyễn Công Hoan luôn giữ cho lời văn trong sáng, chính xác, mang bản sắc của tiếng nói dân tộc. Theo Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ, câu văn trong truyện phải thật “tự nhiên, giản dị nh lời nói, không có vẻ gọt dũa, không có vẻ cầu kỳ”. “Tôi phải sửa đi sửa lại cách đặt câu, cách dùng tiếng cho lời văn giữ vững bản sắc dân tộc, không lẫn với văn dịch” [7,363]. Nhìn vào truyện của ông ta thấy đó là thứ ngôn ngữ của

quần chúng đợc chọn lọc và nâng cao, đậm hơng vị của ca dao, tục ngữ, có khi tác giả đa ca dao, tục ngữ vào truyện một cách rất tự nhiên, thoải mái. Những chữ dùng của ông thờng giản dị, giàu hình ảnh cụ thể, hay so sánh ví von làm cho ngời đọc dễ có những liên tởng thú vị. Đọc một số câu trong truyện ngắn “Vợ” ta sẽ thấy điều đó: “Đụng vào những chỗ hóc búa, lắm lúc rát cả mặt!”, “nhng vào anh ba Cốc, một ngời cày sâu cuốc bẫm quanh năm làm ăn vất vả,

vắt mũi không đủ đút miệng”. “…Hai vợ chồng làm nai lng cật sức…”, “song, già néo đứt dây”, “chị ba Cốc thấy bố đẻ và chồng xử với nhau cạn tàu ráo máng…”, “Anh Cốc tin ở chữ tình, nên bằng chân nh vại”…

Nguyễn Công Hoan cho rằng trong truyện không nên dùng nhiều chữ Hán, nhất là chữ Hán cha thông dụng: “Thà nói dài một tý mà đợc sáng sủa”. Nhất là “khi văn chơng mà viết đúng nh tiếng nói và lối nói của dân tộc thì nó hay, nó đứng vững mãi. Bởi vì ngôn ngữ của dân tộc là một thứ trờng cửu, ít đổi thay vì thời thế” [7,121].

Xuất phát từ quan niệm đó, khi xây dựng truyện Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ, tiếng nói, lối nói của các nhân vật. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ của các loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng mang sắc thái riêng, bộc lộ đợc tâm lý xã hội, cá tính của từng nhân vật. Một anh phu xe nói với khách khi khách còn lỡng lự cha đi: “Tha bà, xe ngày tết vẫn thế, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa mà bà giả rẻ thế! Con kéo một chuyến rồi cũng đi giả xe về ăn tết đây!” Đến khi khách không có tiền trả thì: “Không có tiền cũng leo lên xe mà ngồi, chỉ sỹ diện hão thôi, lại còn tí tách hạt da với phì phéo thuốc lá mà không biết ngợng” (Ngựa ngời và ngời ngựa). Và đến giọng tự hào của mấy anh văn sỹ kiết xác: “Còn hơn những thằng nhà giàu, bọn mình có ai thèm bạn với đâu? Mày phải tự kiêu ở chỗ nghèo. Cái nghèo ở nhà văn là cái nghèo thanh cao, cái nghèo đáng trọng, cái nghèo phải ghi vào lịch sử văn học của thế giới. Chúng ta nghèo vì có bao nhiêu ở trong tim, trong óc, chúng ta trút cả ra để làm giàu cho tim óc thiên hạ” (Những nhà đại văn hào). Đến ngôn ngữ của một tên lý trởng: “Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ

ông chịu. Mẹ bố chúng nó! Việc quan thế này có chết cha ngời ta không, chúng bay gò cổ cả, giải cho đợc ra đây cho ông!” (Tinh thần thể dục).

ở các truyện của Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ rất giản dị, chữ dùng chọn lọc, chính xác, gợi những hình ảnh đậm nét, dí dỏm và thông minh. Nguyễn Công Hoan thờng chú ý tới việc “làm sao cho câu văn giản dị, sáng sủa, dễ hiểu cho lỗ tai bình thờng của ngời Việt Nam”. Nghĩa là “làm thế nào đặt câu văn viết nh lời nói chuyện, và phải cố làm thế dù đó là một khó khăn cho ngời cầm bút mang cố tật ăn nói bằng văn chơng” [7,89]. Quả thật, văn Nguyễn Công Hoan gần gũi với dân gian, nghe vui và dễ lọt tai ngời, “một sức sáng tạo mãnh liệt” ( Thái Phỉ) [13,20].

3.1.2. Nhân vật trong truyện

Lúc sinh thời, Nguyễn Công Hoan là nhà văn có tinh thần lao động nghệ thuật rất cao và nghiêm túc. Ngay trong việc thể hiện nhân vật, ông cũng luôn luôn tuân theo ba nguyên tắc chính: nguyên tắc về giai cấp, nguyên tắc về nghề nghiệp, nguyên tắc về tầm vóc và tuổi tác của con ngời. Bàn về nhân vật, ông bảo: “ Tôi không tả một tên địa chủ thật thà, hiền lành nh một anh nông dân. Tôi cũng không tả một ông giáo khôn ngoan, láu lỉnh nh kiểu một ông phán” [7,348].

Theo Nguyễn Công Hoan “Thờng thờng thì truyện nào cũng theo dõi sự hoạt động của một hai nhân vật chính, rồi toả ra hoạt động của những nhân vật phụ. Nhân vật phụ nâng đỡ để làm nổi bật nhân vật chính. Và tất cả những hoạt động của các nhân vật chính và phụ kết hợp với nhau, minh hoạ chủ đề mà tác giả đặt cho truyện” [7,238]. Nghĩa là “Tác giả dùng nhân vật chính để làm xơng sống của truyện” và “truyện viết nh thế thì hấp dẫn đợc ngời đọc” [7,238]. Trong Tắt lửa lòng (1933) Nguyễn Công Hoan đã xây dựng hai nhân vật chính xuất hiện từ đầu cho đến cuối, nhng xoay quanh hai nhân vật ấy và làm nổi hai nhân vật ấy, ông đã tạo ra một số nhân vật phụ. Theo Nguyễn Công Hoan: “Muốn những cá tính điển hình chính đựơc nổi, tôi đã thu xếp cho các nhân vật và sự vật đợc xen kẽ, trà trộn với nhau, nâng đỡ lẫn nhau”. [7,164-165].

Nh vậy, với Nguyễn Công Hoan, nhân vật đóng vai trò rất quan trọng, nhân vật bao giờ cũng là trung tâm, là “xơng sống” của truyện. Quan điểm của Nguyễn Công Hoan gặp gỡ quan niệm của nhiều nhà văn khác. Đề cao vai trò của nhân vật tới mức Tô Hoài quả quyết trong nhận định: “Chỉ có nhân vật mới kiểm tra đợc cốt truyện, nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ” và truyện “ly kỳ hay không ly kỳ đều lệ thuộc vào đòi hỏi của nhân vật. Không tránh mà cũng không bày vẽ cho rắc rối đợc. Nhân vật quyết định hết” [10,66].

Cũng quan niệm về nhân vật, Thạch Lam cho rằng không có nhân vật hoàn toàn một chiều mà “Chỉ có thánh nhân mới hoàn toàn. Ngời bao giờ cũng có cái dở, cái khuyết điểm, bên cạnh cái hay…trong con ngời ta cái xấu cái ác lẫn lộn” [3,599].

ở Nguyễn Công Hoan, nhân vật quen thuộc của ông đều là những nhân vật xấu trong xã hội thuộc Pháp. “Họ là bọn nhà giàu cậy quyền thế mà áp bức bóc lột ngời nghèo. Họ là quan lại, là địa chủ, là t sản, là tiểu t sản lớp trên”. Và khi vẽ họ “Tôi tìm đủ các nét nhơ bẩn về vật chất cũng nh về tinh thần. Còn nhân vật chính diện thì thờng tôi chỉ tả họ qua ngôn ngữ, cử chỉ để thấy đợc con ngời của họ” [7,351].

Rõ ràng, quan niệm về cách thể hiện các nhân vật, nhất là nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan quả là độc đáo so với các nhà văn cùng thời.

Trong Đời viết văn của tôi, ông từng tâm sự: “Tôi vẽ ngời xấu nhậy hơn ngời tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan, nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt. Cho nên tôi nhớ rất kỹ.” [7,351]. Nguyễn Công Hoan vốn hiểu biết nhiều loại ngời, từ lời ăn tiếng nói đến hành vi, cử chỉ, bụng dạ tâm tình của họ. Mặc dầu hay dùng thủ pháp cờng điệu, phóng đại, là thủ pháp thờng dễ phá vỡ tỷ lệ hiện thực, nhng truyện của ông lại rất hiện thực. Cũng nhờ thế, ông đã xây dựng thành công nhiều nhân vật điển hình phản diện. Lắm khi chỉ mấy nét phác thảo, nhng đã gợi lên đợc một cách sống động, dí dỏm, đậm chất trào phúng về những nhân vật mà ông miêu tả.

Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Tả một nhân vật mà độc giả cũng đã th- ờng nhìn thấy nhiều lần nh thế, thì là tả đúng” [7,352]. Tả một tên tri huyện tân học thì phải là “béo phị, lng gù, đội khăn nhỏ nếp và đặt trên gáy”. Cứ nói từng ấy nét điển hình ngời đọc cũng đã nhận ngay ra đó là quan. Bởi vì “Tiếng quan là tiếng đồng nghĩa với tiếng nịnh hót, gian ác và ăn tiền, ta cứ tha hồ trút vào bức hoạ một tên quan, ta không sợ mang tiếng là vu oan cho một điển hình quan lại” [7,352].

Có khi Nguyễn Công Hoan chỉ tả một nét nào đó, nhng qua đấy ngời đọc cũng thấy đợc cái hồn, cái cốt của nhân vật. Và chỉ một chi tiết về hình dáng, về cách ăn mặc, nhng ở mỗi loại ngời, tác giả đều có cách viết khác nhau. Tả một nghị viên ở nông thôn, dĩ nhiên là một địa chủ, Nguyễn Công Hoan viết: “Một ngời mặt mũi phơng phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt…” (Hai thằng khốn nạn). Đến nhà t sản, ông viết: “Cái bụng phỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng nh cái hộp. Tóc bóng mợt, nhẵn nh cái gáo lĩnh úp trên đầu không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo nh vẽ. Miệng lúc nào cũng chực toé ra một chuỗi cời” (Báo hiếu: trả nghĩa cha). Cả hai hình ảnh đều có nét gây cời, đáng ghét, nhng mỗi tên có một vẻ riêng. Để độc giả chú ý một hình ảnh nào, Nguyễn Công Hoan thờng nêu một hình ảnh tơng phản để đối chiếu: “Cạnh một cảnh cực khổ đáng thơng, tôi trình bày một cảnh giàu sang đáng ghét. Cạnh một ngời khốn nạn về vật chất, tôi nêu một ngời khốn nạn về tinh thần” [7,354].

Thủ pháp miêu tả nhân vật trong sự đối lập giữa hai sự vật bản chất khác nhau, giữa bản chất với hiện tợng, nội dung với hình thức…đợc Nguyễn Công Hoan sử dụng linh hoạt, với nhiều biến thể. Có thể thấy rằng, nhân vật trong các

Một phần của tài liệu Quan niệm văn học của nguyễn công hoan (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w