1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ýthức hệ-cơ sở hình thành quan niệm văn học của nguyễn trãi

17 467 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 66,11 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.Lý do khoa học Tìm hiểu quan niệm văn học củaNguyễn Trói chính là một trong những đề tài hứa hẹn còn nhiều vấn đề thú vị chưa được khám phá. Muốn khai thỏc giá trị văn chương Nguyễn Trói, việc nắm vững quan niệm văn học của ông là một trong những con đường tiếp cận khả thủ. Xem xột quan niệm văn học của Nguyễn Trói trong hệ thống quan niệm văn học Việt Nam thời trung đại(kế thừa những khía cạnh nào trong quan niệm văn học của các tác giả thời văn học Lý - Trần - Hồ; có những điểm gì mới so với thời đại trước ông và so với thời ông đang sống; được tiếp nối ở các tỏc giả sau như thế nào, những phương diện nào được bổ sung…) để đi tới kết luận: nền lí luận của văn học Việt Nam đã được xây dựng từ mười thế kỉ văn học trung đại, trong đó Nguyễn Trói có đóng góp một phần quan trọng. 1.2.Lý do thực tiễn Về phương diện sư phạm, luận văn cũng góp phần vào việc giảng dạy và học tập văn chương Nguyễn Trói một cỏch hiệu quả. 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1.Lịch sử nghiờn cứu đề tài Việc nghiờn cứu quan niệm văn học Nguyễn Trói của các tác giả được chia làm ba hướng chính: 2.1.1.Hướng nghiờn cứu giỏn tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trói *Thứ nhất: tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Trói: -Trong cuốn Nguyễn Trói,Nxb Khoa học, HN, 1966, Trần Huy Liệu đó khẳng định: Nho giỏo là nguồn gốc tư tưởng của Nguyễn Trói. - Trong bài viết Tư tưởng của Nguyễn Trói, Nguyễn Thiờn Thụ rút ra kết luận, cả ba hệ tư tưởng Nho, Phật, Lúo đều có những ảnh hưởng nhất định đối với tư tưởng Nguyễn Trói. -Trần Đình Hượu trong Nho giỏo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn húa thông tin, HN, 1995 đó dành chương IV để bàn về vấn đề: Nguyễn Trói và Nho giỏo. Tỏc giả đó rút ra nhận xét: nhiều luận điểm về cuộc đời ở Nguyễn Trói rút từ triết lý Trang Tử, nhưng cả hệ thống thì tư tưởng ông lại thuộc Nho gia; dừn tộc và nhừn đạo là con đường tiếp thu Nho giỏo của Nguyễn Trói. -Nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ trong Quốc ừm thi tập của tỏc giả Trần Ngọc Vương nhận định: trục chính của tư tưởng Nguyễn Trói là Nho giáo, Tư tưởng Lóo-Trang, đặc biệt là Trang, có ảnh hưởng tới Nguyễn Trói khá hiển nhiên. Ảnh hưởng của Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng, đối với ông không thật rõ ràng và có sức nặng đáng kể. -Ảnh hưởng Đạo gia trong thơ Nguyễn Trói của tác giả Lã Nhâm Thỡn, Về cảm quan Phật giỏo trong thơ văn Nguyễn Trói của tỏc giả Nguyễn Hữu Sơn, in trong Tạp chí văn học số 6, năm 2000, đều tập trung khẳng định ngoài Nho giỏo, tư tưởng Nguyễn Trói còn chịu ảnh hưởng của hai triết thuyết lớn: Phật và Đạo. Chúng tôi không thể bỏ qua mảng nghiên cứu này vì muốn hiểu và khám phá chính xác quan niệm văn học của Nguyễn Trói, đòi hỏi chúng ta cần nắm vững tư tưởng của ông. *Thứ hai: nhỏnh nghiờn cứu của tác giả Bùi Văn Nguyên. Ở chuyờn luận Văn chương Nguyễn Trói, Nxb ĐH&THCN, HN, 1984, Bùi Văn Nguyên đã dành chương thứ V để trực tiếp nghiờn cứu quan niệm văn học Nguyễn Trói: Nguyễn Trói và quan niệm văn chương vỡ nghĩa lớn, vì chí lớn của kẻ anh hùng vì dân vì nước. Hướng nghiờn cứu này đó tiến gần hơn đến vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm nhưng mới chỉ đề cập được một phương diện trong quan niệm văn học của Nguyễn Trói, mang tính mẫu số chung của thời trung đại: “văn (dĩ) tải đạo”, “thi (dĩ) ngôn chí”; tuy nhiờn,những dẫn chứng đưa ra không phải là những cừu văn, cừu thơ trực tiếp thể hiện quan niệm văn học của Nguyễn Trói. 2.1.2.Hướng nghiờn cứu trực tiếp quan niệm văn học của Nguyễn Trói -Đinh Gia Khỏnh là người đầutiờn đó chú ý tìm hiểu quan niệm văn học của Nguyễn Trói theo hướng này. +Trong giỏo trình Văn học cổ Việt Nam(1964), tác giả đề cập đến quan niệm văn nghệ của Nguyễn Trói xoay quanh việc bình luận lời bàn về “gốc của nhạc”. +Đến giỏo trình Lịch sử văn học Việt Nam (Thế kỉ X-Nửa đầu thế kỉ XVIII), Tập 1, Nxb ĐH&THCN, 1978,tỏc giả đó làm sỏng tỏ quan niệm văn nghệ chiến đấu vì dân, vì nước của Nguyễn Trói; văn chươnglà nơi để cỏi đẹp của cuộc sống được thăng hoa; ý thức về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, thơ hay thì phải giúp người ta nhìn hiện thực ở một tầm cao hơn mức bình thường; nhà thơ phải phát hiện ra nhiều cái đẹp mà người thường không nhìn thấy, Nguyễn Trói tự hào khi được làm thi nhân. Những vấn đề mà tác giả Đinh Gia Khánh đặt ra mới chỉ bước đầu và mang tính chất khái quát, hứa hẹn nếu được tiếp tục nghiờn cứu sẽ bổ sung và phỏt hiện thờm nhiều phương diện sừu sắc và mới mẻ. 2.1.3.Hướng nghiờn cứu quan niệm văn học của Nguyễn Trói trong bối cảnh nghiờn cứu quan niệm văn học trung đại Việt Nam Hướng nghiờn cứu này cung cấp một cái nhìn đồng đại và lịch đại, giúp xác định vị trí, vai trò của quan niệm văn học Nguyễn Trói trong mười thế kỉ văn học trung đại. -Trờn Tạp chí văn học số 1 năm 1973, Trần Lê Sáng có bài Thử tìm hiểu quan niệm Thi ngôn chí của nhà nho, trong đó, đề cập tới quan niệm văn chương của Nguyễn Trói: thơ nói chí. -Trong công trình Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam của Phương Lựu năm 1997, ởchương II của Phần một: Quan niệm văn học truyền thụ đạo lý phongkiếntrong thời hưng thịnh và chương VII của Phần hai: Về thể loại thơ ca-Vấnđề thi dĩ ngụn chí, tỏc giả đó nhắc tới quan niệm văn học của Nguyễn Trói: Nguyễn Trói cũng gắn liền văn học với ngôn luận của thỏnh hiền, với đạo trung hiếu, với đức nhừn nghĩa. Bên cạnh đó, đến Nguyễn Trói thì quan niệmlàm thơ để bộc lộ từm tỡnh, gọi là “cởi buồn” đã được thể hiện rõ. 2.2. Vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiờn cứu Hướng nghiờn cứu tư tưởng trong sỏng tỏc của Nguyễn Tróiphức tạp, chưa nờu được đặc điểm trong quan niệm văn chương Nguyễn Trói. Hướng nghiờn cứu giỏn tiếp thứ hai của Bùi Văn Nguyên chưa nờu được những dẫn chứng Nguyễn Trói trực tiếp thể hiện quan niệm văn chương. Hướng nghiờn cứu đặt quan niệm văn học của Nguyễn Trói tronghệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nammới chỉ điểm qua đượcmột vài khía cạnh. Hướng nghiên cứu của tác giả Đinh Gia Khánh mang tính chất gợi mở, chưa thật sự đi sâu vào vấn đề; tác giả cũng chưa thống kê được đầy đủ những câu thơ, câu văn Nguyễn Trói thể hiện quan niệm văn học. Trờn cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy hướng nghiờn cứu của tỏc giả Đinh Gia Khỏnh là phù hợp nhất với đề tài đang tiến hành. Những ý kiến của các học giả đi trước cũng đóng vai trò quan trọng để chúng tôitham khảo khi triển khai đề tài. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU Chúng tôi sử dụng những phương pháp chính: Phương phỏp thống kờ, phừn loại;Phương phỏp phừn tớch, tổng hợp;Phương phỏp hệ thống;Phương phỏp văn bản học. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIấN CỨU 4.1. Đối tượng nghiờn cứu Cuốn Nguyễn Trói toàn tập, Đào Duy Anh, NXB KHXH, HN, 1976 là tài liệu nghiên cứu chính. 4.2. Phạm vi nghiờn cứu + Quan niệm văn học của Nguyễn Trói về bản chất của văn chương và về người làm văn chương. + Quan niệm văn học của ông về chức năng của văn chương. 5. ĐểNG GểP CỦA LUẬN VĂN Thứ nhất, luận văn kế thừa và hệ thống hoá những thành tựu nghiên cứu đã đạt được của các tác giả trước đó về vấn đề quan niệm văn học của Nguyễn Trói trờn một số phương diện nhất định. Thứ hai, luận văn rà soỏt lại về cả hai mặt tư liệu và thẩm địnhđỏnh giỏ của cỏc học giả về quan niệm văn học của Nguyễn Trói.Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục bổ sung những quan niệm văn học khỏc của ông. Thứ ba, luận văn góp phần làm rõ diện mạo lịch sử phát triển của quan niệm văn học trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ XV, đối sánh nú với các giai đoạn trước và sau ở thời trung đại, với quan niệm văn học của Trung Hoa và quan niệm văn học thời hiện đại. 6.BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo vàPhụ lục, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Ý thức hệ-Cơ sở hình thành quan niệm văn học của Nguyễn Trói. Chương 2: Quan niệm văn học về bản chất của văn chương và vềngười làm văn chương. Chương 3: Quan niệm văn học về chức năng của văn chương. CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ BẢN CHẤT CỦA VĂN CHƯƠNG VÀ VỀ NGƯỜI LÀM VĂN CHƯƠNG 2.1.Quan niệm văn học về bản chất của văn chương Trong quan niệm về bản chất văn chương của Nguyễn Trói, chúng tôi thiết nghĩ có rất nhiều phương diện cần tìm hiểu. Tuy nhiên, quá trình khảo sát, thống kê, phân loại tư liệu thơ văn Nguyễn Trói cho chúng tôi nhận thấy Ức Trai chủ yếu bàn về bản chất tình cảm của văn học 2. 1. 1. Từ quan niệm “thi ngôn chớ” trong tư tưởng văn học trung đại Bản chất của văn chương là biểu hiện tình cảm của con người(chữchí tượng hình viết với kí hiệu trái tim. Ở trong tim là chí, thể hiện ra lời là thơ-Bài Đại tự của Kinh thi). Quan niệm cổ nhất về ba chữ “thơ nói chớ” lại từ phương diện định nghĩa cho thơ: thơ là gì?-Thơ là chí!Vậy chí là gì? Trên đại thể có thể chia làm ba loại ý kiến lớn: thứ nhất:chí là đạo, thứ hai:chí là tình,thứ ba:chí bao gồm cảđạo lẫn tình. Ở chương này, chúng ta chỉ bàn đến khía cạnh chílà tình. Thơ nơi chí tức là thơ ghi tình đó được nói đến trong quan niệm “thi duyên tỡnh”-thơ diễn đạt tình cảm - của Lục Cơ; Lưu Hiệp trong tỏc phẩm Văn từm điờu long cũng khẳng định: “trong tim là chí, phát ra lời là thơ” (tại tâm vi chí, phát ngôn vi thi); đến đời Đường, Bạch Cư Dịđó đưa ra một cỏch nhỡn thật toàn diện: “Cỏi gọi là thơ, thì gốc rễ là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là thanh âm, quả của nú là ý nghĩa[…]” (Thư gửi Nguyờn Chẩn).Một nhà lý luận thơ nữa cũng rất nổi tiếng là Viờn Mai chủ trương thơ là sản phẩm của “tớnh linh”, tức tình cảm sâu kín của con người mà phản đối kiểu thơ của các nhà lý học. Những trình bày ở trên cho thấy văn chương thể hiện quan hệ giữatự nhiờn và lòng người, tức quan hệ giữa vật và từm, cho nên thơ nói lên cái chí là để nói lên cái tình, dù thơ có để tảcảnh cũng để ngụ tình. 2.1.2.Đến quan niệm “thi dĩ tình đạt đạo” của Nguyễn Trói Ở thế kỉ thứ XV, chúng ta vẫn bắt gặp quan niệm này trong sáng tác của Nguyễn Trói. Trong bài Thu dạ dữ Hoàng giang Nguyễn Nhược Thuỷ đồng phú có câu : “Cao trai độc tọa hồn vô mị,Hảo bả từn thi hướng chí luân”(Nơi buồng cao, cô đơn suốt đêm ôm gối không ngủ, làm một bài thơ để nói lên cái chí của mình). Cái chí ấy chính là cái tìnhcủa thi nhừn, là nỗi lòng của Ức Trai trong một đêm thu cô đơn, chỉ có thiên nhiên làm bạn.Thống kờ 99 bài thơ trong Ức Trai thi tập (theo bản của tỏc giả Đào Duy Anh) chúng tôi nhận thấy số lượng bài thơ có nhan đề cảm tỏc, cảm hứng, hữu cảm, mạn hứng, ngụ hứng, tức hứng, vún hứng, hoài cổ không phải là ít, có 16 bài, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 16%. ĐếnQuốc ừm thi tập, chúng tôi nhận thấy có 21 bài được xếp vào mục Ngôn chí. Đừy là cỏch phừn loại đó được tỏc giả Dương Bỏ Cung đưa ra trong tập Ức Trai ditập. Chúng ta không thể khẳng định rằng, trong số 254 bài thơ chữ Nôm (rộng ra là cả 99 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trói) chỉ có 21 bài là nói về tình cảm riêng tư của nhà thơ. Quan niệmthơ nói chí của Dương Bỏ Cung chỉ là một phần nhỏ trong quan niệmthơ nói chí của Nguyễn Trói. Văn chương với cái gốc, với bản chất tình cảm của nú, mới đủ sức “cởi buồn”, “giải sầu” cho thi nhân: “Nào của cởi buồn trong thuở ấy,Có thơ đầy túi rượu đầy bỡnh” (Tự thỏn 16).Quan niệm này chúng ta còn bắt gặp trở lại trong bài thơ Thuật hứng 14: “Say mùi đạo, chè ba chén, Tả lòng phiền, thơ bốn câu”. Và có nhiều khi, thơ viết xong rồi mà tình chưa cạn, thơ chưa nói hết được tình cảm của nhà thơ: “Trì thử tặng quừn hoàn tự cảm,Thi thành ngó diệc lệ triờm khừm”(Đề Hà hiệu uý bạch vừn tư thừn). Cũng có khi, đứng trước thiên nhiên bao la, bát ngát, con người “gạt hết âu sầu” để cõi lòng đạt đến độ thanh tĩnh vô vi, vậy mà tình thơ vẫn không nói hết được cái vô cùng vô tận của “sắc nước”: “Bất tận nhàn sầu độc ỷ bồng,Thuỷ quang diểu diểu tứ hà cùng”(Quỏ hải). Quan niệm về cảm hứng trong sỏng tỏc đó xuất hiện khỏ sớmtrong văn học trung đại Việt Nam.Thời Trần, cỏc tỏc giả đó ý thức đượchứng là tiền đề nảy sinh thơ nên nhiều bài thơ có tên là tức sự, tức cảnh,ngẫu thành, ngụ hứng… Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã trực tiếp nói đếnhứng thơ. Trần Thánh Tông viết về trạng thái bừng khởi cảm hứng thơ ca của mình trong bài Hạnh An Bang phủ:“Hốt nhiên đắc giai thú; Vạn tượng sinh hào đoan”. Đến thế kỉ XV, vấn đề tâm lý sáng tác, hứng thơ được nói đến nhiều hơn. Nguyễn Trói rất hay đề cập tới khỏi niệm hứng trong sỏng tỏc (qua tỏm dẫn chứng khỏc nhau).Các tác giả trước và cùng thời với Nguyễn Trói (trong văn học Việt Nam trung đại)mới chỉ quan tâm đến yếu tố chủ quan (tâm, chí, tình) là chính mà ít quan tâm đến yếu tố khách quan (cảnh, sự, thời) và mối quan hệ qua lại giữa chúng (Lê Thánh Tông “cao hứng”, “hứng thơ lai lỏng” nhưng thực chất là để bộc lộ “khẩu khớ”, “lũng đạo”… của ông).Với Nguyễn Trói, tình hình có thay đổi. Những tính chất đặc trưng của hứng như: ngẫu nhiên, bất chợt, sự giao hoà chủ quan - khách quan…đã bắt đầu được ý thức rõ nét. Cảm hứng sỏng tỏc đến với Nguyễn Trói là do sự tỏc động của ngoại cảnh: “Tuyết đượm chố mai cừu dễ động; Trì in bóng nguyệt hứng thêm dài” (Tự thỏn 14).Cũng có khi, không cần đến những yếu tố tao nhã như thế, chỉ dân giã, quen thuộc là một chén rượu cũng làm cho thi hứng của tác giả nồng đượm: “chộn rượu cừu thơ ấy hứng nồng” (Thuật hứng 16).Trong Ức Trai thi tập, mối quan hệ giao hũa chủ thể và khỏch thể cũng được tỏc giả nhắc đến trong những bài như Họa từn trai vận:“Tín mỹ giang sơn thi dị tựu”; “Vọng doanh đầu mộ hệ ngừm thuyền;Thi cảnh liờu nhừn vún hứng khiờn”(Vọng doanh). Sự tương giao giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đã được Nguyễn Trói thể hiện qua một hình ảnh thơ rất đẹp: “Thi cảnh liêu nhõn” - cảnh thơ ghẹo người. Sự tỏc động của ngoại giới ở đừy vừa chủ động, vừa có hồn, vừacó tình. Cách gọi tên sự vật của Nguyễn Trói: “thi cảnh” cho thấy, tác giả rất có ý thức về vai trò của ngoại cảnh đối với cảm hứng sáng tác của người làm thơ. Trói bóng hình một khách thơ, một người nghệ sĩ tài hoa tài tử, có phần kiêu bạc: “thế gian haymột khỏch văn chương” 2. 2. 3. Người làm văn chương - “Đao bút phải dùng tài đã vẹn” Tự hào là một nhà thơ nhưng nhà thơ đó luôn luôn gắn liền vớitrách nhiệm, bổn phận của một ông quan giúp dân, giúp nước. Chỉ có điều, Nguyễn Trói đã tìm được một sự cộng hưởng, dung hũa giữa hai con người đó:“Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt, Túi thơ chứa hết mọi giang san” (Tự thỏn 2). Con người chức năng - phận vị không cản trở sự khai phóng của con người sáng tác. Hai phương diệnđó cùng song hành, tồn tại, bổ sung cho nhau. Những nhà thơ và chiến sĩ cỏch mạng cuối thế kỉ XIX, trong thế kỉ XX là những người đó kế thừa xuất sắc quan niệm của Nguyễn Trói: văn học nghệ thuật là một mặt trận và người nghệ sĩ phải là chiến sĩ trờn mặt trận ấy. Tất cả những điều này đều xuất phát từ cơ sở, đến Nguyễn Trói, mẫu hình tác giả mới đã xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam: kiểu tỏc giả-nghệ sĩ. Tiểu kết Điều đỏng ghi nhận ở đừy là, quan niệm của ông vềvấn đề: văn học khởi phát từ tình cảm, hứng trong sáng tác, thái độ tự hào khi được làm một nhà văn, đóđóng góp vào xu hướng chung củavăn học dừn tộc đang cố gắngthoỏt khỏi những “chức năng ngoài nghệ thuật”.Do vậy, quan niệm văn học của Nguyễn Trói trờn phương diện này đó hũa vào dòng chảy chung của nền lí luận văn học dừn tộc thời trung đại, là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống đó. CHƯƠNG 3 QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG 3.1.Chức năng chính trị, đạo lý 3.1.1. Văn chương “chộp cừu thỏnh”, “phải đạo trung” Quan niệm văn học này ở Nguyễn Trói (và nhiều tỏc giả trong văn học trung đại Việt Nam) chịu ảnh hưởng của quan niệm: “văn (dĩ) tải đạo”, “thi (dĩ) ngôn chớ” của triết thuyết Nho giỏo. Khỏi niệm văn của Nho giỏo 3. 1. 2. Văn chương “vệ Nam” và “điện Bắc” [...]... là, Nguyễn Trói không chỉ đề cập đến vẻ đẹp nội dung của văn học mà còn rất chú trọng đến cái đẹp hình thức (thể hiện qua nội hàm các khái niệm như “cõu mầu”, “cõu thần”…) Quan niệm này của Nguyễn Trói đã đặt nền móng cho quan niệm văn học về chức năng thẩm mĩ của văn chương đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ở các tác giả giai đoạn sau trong văn học trung đại Việt Nam Quan niệm văn học của Nguyễn Trói hình thành. .. nhiều mất mát hi sinh Điều đó cho thấy từ quan niệm văn học đến thực tiễn sáng tác, Nguyễn Trãi luôn luôn có sự thống nhất, quan niệm văn chương là cơ sở cho sáng tác và ngược lại, các tác phẩm lại là sù soi chiếu để làm sáng rõ thêm cho quan niệm văn học Trong quan niệm văn học của ông, chúng ta nhận thấy vừa có sự kế thừa quan niệm của học thuyết Nho giáo (văn (dĩ) tải đạo) vừa có sự áp dụng linh... những tiền đề cần thiết cho sự nở rộ của quan niệm văn học giai đoạn thế kỉ XVIII-XIX Hướng phỏt triển của đề tài: Trên đây là những kết luận chính về quan niệm văn học của Nguyễn Trói Qua những gì đó trình bày, có thể nói rằng, đó chưa phải là toàn bộ diện mạo quan niệm văn học của Nguyễn Trói Luận văn mới chỉ trình bày một số phương diện chính trong quan niệm văn học của ông Do vậy, vẫn còn nhiều vấn... đề văn chương gắn liền với cỏi đẹp Nhờ những cố gắng của ông và nhiều tác giả khác, đến thế kỉ XVIII, XIX, văn học dân tộc mới có sự nở rộ những quan niệm bàn về văn chương, đặc biệt là bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học PHẦN KẾT LUẬN Như trong phần Mở đầu đã nói, luận văn của chúng tôi tập trung làm rõ những phương diện sau trong quan niệm văn học của Nguyễn Trói: bản chất của văn học, người làm văn. .. vậy, vẫn còn nhiều vấn đề có thể tiếp tục đào sâu, nghiên cứu như: quan niệm của Nguyễn Trói về vấn đề ngôn ngữ, những biểu hiện gián tiếp của quan niệm văn học trong sáng tác của ông; so sánh để tìm ra sự kế thừa và khác biệt giữa quan niệm văn học của ông với các tác giả trước, cùng thời và sau ông, những ảnh hưởng của quan niệm văn học Trung Hoa đối với ụng… Đó là những vấn đề lớn, đòi hỏi cần có... nét Trong quan niệm văn học của Nguyễn Trói, chúng tôi nhận thấy những vấn đề như: bản chất của văn học, chức năng của văn học, người sáng tác đã được đề cập đến Đó chính là những đóng góp quan trọng của Nguyễn Trói trong việc đặt nền móng để các tác giả giai đoạn sau (đặc biệt là thế kỉ XVIII, XIX) có được những chuyên luận, khảo luận thực sự “chuyờn nghiệp” và dày dặn về quan niệm văn học Cũng cần... lớn của Nguyễn Trói Nhờ vậy, ở một số phương diện, quan niệm văn học của Nguyễn Trói đã tạo nên những bước chuyển, cách tân (quan niệm về hứng trong sáng tác, về chức năng thẩm mĩ của văn chương) so với giai đoạn trước cũng như thời ông đang sống Tuy vậy, trên hành trình phát triển quan niệm văn học trung đại Việt Nam, quan niệm văn học của Nguyễn Trói cũng như nhiều tác giả thế kỉ XV và trước đó (X-XIV)... dòng chảy chung của quan niệm văn học trung đại Việt Nam về vẻ đẹp của văn chương 3.2.2.Cái nhìn thẩm mĩ từ văn chương BàiHý đềthể hiện quan niệm của Nguyễn Trói: văn chương, thơ ca, làm cho cuộc sống đẹp hơn, làm cho con người nhìn thấy ởnhững sự vật bình thường hàng ngày nguồn “thi liệu” dồi dào Quan niệm này đến thế kỉ XVIII đó được nhiều tác giả kế thừa, phát biểu thành những quan niệm mang tính lí... xen thâm nhập lẫn nhau của Nho giáo, Phật giáo và Đạo gia Tựy từng thời điểm và hoàn cảnh, các triết thuyết này có tác động khác nhau đến quan niệm văn học của Nguyễn Trói Nhưng nhìn chung, tác động của Nho giáo vẫn là chủ đạo, trong đó, ảnh hưởng của Nho giáo nguyên thủy đối với Nguyễn Trói là chủ yếu Quan niệm văn học của Nguyễn Trói dù chỉ là những ý kiến đơn lẻ, chưa tạo thành một hệ thống nhưng... hướng ngoại, hành động rất đậm nét trong quan niệm văn học này của Nguyễn Trói Nguyễn Trói sống ở thế kỉ XV, thế kỉ mà Nho giáo đang ngày một thịnh hành và chi phối đời sống chính trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng, cho nên dễ hiểu là chức năng chính trị, đạo lý của văn học được đề cao.Đó cũng là xu hướng chung trong quan niệm văn học của các tác giả cùng thời với Nguyễn Trói (ví dụ như Lê Thánh Tông trong . Quan niệm văn học của Nguyễn Trói về bản chất của văn chương và về người làm văn chương. + Quan niệm văn học của ông về chức năng của văn chương. 5. ĐểNG GểP CỦA LUẬN VĂN Thứ nhất, luận văn. CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ BẢN CHẤT CỦA VĂN CHƯƠNG VÀ VỀ NGƯỜI LÀM VĂN CHƯƠNG 2.1 .Quan niệm văn học về bản chất của văn chương Trong quan niệm về bản chất văn chương của Nguyễn Trói, chúng. cho quan niệm văn học về chức năng thẩm mĩ của văn chương đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ở các tác giả giai đoạn sau trong văn học trung đại Việt Nam. Quan niệm văn học của Nguyễn Trói hình thành

Ngày đăng: 09/01/2015, 03:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w