1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ CHỨC NĂNG THẨM MỸ CỦA VĂN CHƯƠNG

12 1,5K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ CHỨC NĂNG THẨM MỸ CỦA VĂN CHƯƠNG ThS.Lê Thái Hoa (K.Văn - ĐHSPHN) Văn chương có nguồn gốc tình cảm cho nên khi sáng tác văn thơ, nhà văn cũng phải khởi phát từ những tình cảm chân thành. Đó chính là tâm lí sáng tác văn học. Mà nhắc tới vấn đề tâm lí sáng tạo văn chương là đề cập tới phạm trù nhà văn, người sáng tác. Quá trình khảo sát tư liệu thơ văn Nguyễn Trãi giúp chúng tôi nhận thấy, Nguyễn Trãi không hề xem nhẹ vấn đề này. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi về nhà văn, ông đề cập tới không chỉ tâm lí sáng tác mà còn thể hiện thái độ, yêu cầu đối với người làm văn. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt đề cập tới những phương diện nêu trên trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi về nhà văn. Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải ý thức được rằng, ở thời trung đại, quan niệm về người làm văn chưa có được cái nhìn “chuyên môn hoá” như về cái gọi là nghề văn ở thời hiện đại. Quan niệm về người làm văn vẫn chưa thoát khỏi quan niệm về kẻ sĩ nói chung. 1. Người làm văn chương - “Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít” Hạt nhân trong quan niệm về tâm lí sáng tạo thơ là quan niệm về hứng thơ (ở đây chúng ta cần phân biệt hứng thơ với “hứng” trong “lục nghĩa” - phú, tỉ, hứng, phong, nhã, tụng - mà các tác giả trung đại thường hay nhắc đến. “Hứng” trong “lục nghĩa” chỉ một phương thức biểu hiện của thơ, gần với khái niệm “tỉ”, “dụ” - so sánh, từ sự tương đồng mà nhận thức ra ý nghĩa tiềm ẩn của hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ). Trong quan niệm của người trung đại, sáng tác văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung không chỉ có người - tác giả - mà còn có trời và thế giới khách quan (vật). Vật phong phú, đa dạng về hình thức nhưng trong cái linh tán lại có sự thống nhất của đạo, hay nói cách khác, chính sự đa dạng, dị biệt của vật lại là sự phong phú, vô cùng của đạo. Quá trình sáng tác là quá trình ở bên trong (tâm) mà hiện ra bên ngoài (văn). Tâm là chính tác giả nhưng tâm lại đứng trước vật - thế giới khách quan - bị thế giới khách quan hấp dẫn, kích thích, gây cảm hứng: “phát khởi thành âm là tự lòng người; lòng người xúc động là do vật xui khiến nên” (Nhạc ký). Đó là thời khắc đầu tiên của “thiên khải thơ”(1) khi người sáng tác tiếp xúc được với đạo, với vĩnh cửu và nhận được sức mạnh nhận thức và sáng tạo. Quan niệm về cảm hứng trong sáng tác đó đã xuất hiện khá sớm trong văn học trung đại Việt Nam. Thời Trần, các tác giả đã ý thức được hứng là tiền đề nảy sinh thơ nên nhiều bài thơ có tên là tức sự, tức cảnh, ngẫu thành, ngụ hứng… Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã trực tiếp nói đến hứng thơ. Trần Thánh Tông viết về trạng thái bừng khởi cảm hứng thơ ca của mình trong bài Hạnh An Bang phủ: Hốt nhiên đắc giai thú Vạn tượng sinh hào đoan (Bỗng nhiên được hứng thú hay, Muôn hình tượng nảy sinh ra đầu ngọn bút). Nguyễn Tử Thành trong bài Xuân giao vãn hành lại miêu tả: “Thi tòng thắng cảnh ngâm biên hứng - Nguyệt đậu sơ vân khuyết xứ minh” - Thơ theo hứng ngâm bên cảnh đẹp, Ánh trăng đến chỗ mây thưa dọi xuống. Tuy nhiên, hứng thơ ở đây vẫn chưa được quan niệm một cách cụ thể, chưa được lý giải một cách thấu đáo. Đó mới chỉ là những kinh nghiệm đột xuất của người sáng tác văn học. Đến thế kỉ XV, vấn đề tâm lý sáng tác, hứng thơ được nói đến nhiều hơn bởi hoạt động thưởng thức, bình thơ sôi nổi, phong phú hơn, mặt khác tư liệu về thế kỉ này nhiều hơn trước. Việc khảo sát, thống kê tư liệu các sáng tác của Nguyễn Trãi cũng cho một kết quả tương tự, chúng tôi nhận thấy ông rất hay đề cập tới khái niệm hứng trong sáng tác. Nếu như ở các phương diện khác của quan niệm văn học, Nguyễn Trãi chỉ phát biểu trực tiếp qua một, hai dẫn chứng thì ở khía cạnh này, ông đề cập tới qua tám dẫn chứng khác nhau. Điều đó cho thấy, tác giả rất quan tâm đến vấn đề cảm hứng trong sáng tác văn thơ. Ở các tác giả trước và cùng thời với Nguyễn Trãi (trong văn học Việt Nam trung đại), việc đề cập đến cảm hứng có khi đơn thuần chỉ là miêu tả lại kinh nghiệm làm văn, do “tức sự”, “tức cảnh”, “hữu hoài”… chứ chưa thực sự hàm chứa quan niệm thật cụ thể về cảm hứng. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là bởi các tác giả này mới chỉ quan tâm đến yếu tố chủ quan (tâm, chí, tình) là chính mà ít quan tâm đến yếu tố khách quan (cảnh, sự, thời) và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Họ vẫn thiên về quan niệm cho làm thơ văn là việc giãi bày tình cảm bên trong hơn là sự gặp gỡ tác động qua lại giữa cái chủ quan và cái khách quan. Nếu có tác giả nói đến cái yếu tố khách quan bên ngoài thì chúng cũng chỉ là cái cớ để biểu hiện cái chủ quan bên trong. Ví dụ như Nguyễn Húc “xúc động trước cảnh vật” nhưng “gửi gắm nỗi lòng” mới là nội dung chính. Lê Thánh Tông “cao hứng”, “hứng thơ lai láng” nhưng thực chất là để bộc lộ “khẩu khí”, “lòng đạo”… của ông… Với Nguyễn Trãi, tình hình có thay đổi. Những tính chất đặc trưng của hứng như: ngẫu nhiên, bất chợt, sự giao hoà chủ quan - khách quan… đã bắt đầu được ý thức rõ nét. Cảm hứng sáng tác đến với Nguyễn Trãi là do sự tác động của ngoại cảnh: Tuyết đượm chè mai câu dễ động Trì in bóng nguyệt hứng thêm dài (Tự thán 14) Rõ ràng cảm hứng thơ đến với thi nhân -“câu dễ động” - là do uống nước chè mai có tuyết đượm (có hoa mai trắng ví như tuyết), thưởng cảnh “trì in bóng nguyệt”. Và cũng có khi, không cần đến những yếu tố tao nhã như thế, chỉ dân giã, quen thuộc là một chén rượu cũng làm cho thi hứng của tác giả nồng đượm: “chén rượu câu thơ ấy hứng nồng” (Thuật hứng 16). Cho nên “thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít” (Thơ tiếc cảnh 8) là một điều thường thấy trong thơ ông. Câu thơ cũng là một cách diễn đạt rất hình ảnh về mối quan hệ “vấn vít” giữa ngoại cảnh và tâm hồn thi nhân. Trong Ức Trai thi tập, mối quan hệ giao hòa chủ thể và khách thể cũng được tác giả nhắc đến trong những bài như Họa tân trai vận, Vọng doanh: Tín mỹ giang sơn thi dị tựu (Non sông vẫn đẹp lắm hứng thơ dễ đến) (Họa tân trai vận) Vọng doanh đầu mộ hệ ngâm thuyền Thi cảnh liêu nhân vãn hứng khiên (Chiều hôm đến Vọng doanh buộc thuyền thơ Cảnh thơ ghẹo người, hứng buổi chiều hôm lôi kéo) (Vọng doanh) Cảm hứng sáng tác đến với Ức Trai là do sự tác động của cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp của non sông đất nước. Sự tương giao giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đã được Nguyễn Trãi thể hiện qua một hình ảnh thơ rất đẹp: “Thi cảnh liêu nhân” - cảnh thơ ghẹo người. Sự tác động của ngoại giới ở đây vừa chủ động, vừa có hồn, vừa có tình. Cách gọi tên sự vật của Nguyễn Trãi: “thi cảnh” cho thấy, tác giả rất có ý thức về vai trò của ngoại cảnh đối với cảm hứng sáng tác của người làm thơ. Cảnh vật không đơn thuần chỉ là những yếu tố khách quan vô tri vô giác, cảnh là thơ, cảnh là tình, cảnh gợi hứng: “thi dị tựu”, “vãn hứng khiên”. Cũng có khi Nguyễn Trãi nhận thấy, cảm hứng sáng tác đến một cách bất chợt, ngẫu nhiên, không báo trước: Trong khi hứng động vừa đêm tuyết Ngâm được câu thần dặng dặng ca (Ngôn chí 3) Với một quan niệm như vậy về cảm hứng sáng tác, cũng dễ hiểu rằng, Nguyễn Trãi hay dùng những hình ảnh rất thơ, cách gọi trực tiếp về nguồn thi hứng, xúc cảm trong ông. Đó thường là “ngâm thuyền” - thuyền thơ: Hải môn kim tịch hệ ngâm thuyền (Cửu biển tối nay mới buộc thuyền thơ) (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm) là “ngâm phàm” - buồm thơ: Khinh khỉ ngâm phàm quá Bạch Đằng (Nhẹ kéo buồm thơ để qua cửa Bạch Đằng) (Bạch Đằng hải khẩu) hay “lầu thơ”, “lòng thơ”: Hứng bện lầu thơ khách ngại rằng Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít (Thơ tiếc cảnh 8) Như vậy là, văn chương Nguyễn Trãi không chỉ bộc lộ khẩu khí, lòng đạo. Văn chương Nguyễn Trãi còn là nơi để “thuyền thơ” ông được thoả sức căng cánh buồm xúc cảm. Và chính nguồn cảm hứng dạt dào ấy đã mở rộng “thi nhãn” - mắt thơ - tinh diệu: Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn Lạo thoái giang quang tĩnh tục tâm (Sau mưa sắc núi làm trong trẻo mắt thơ; Hết lụt ánh sáng trên sông rửa sạch lòng tục) (Tức hứng) Ý thơ trên sau này được Ngô Thì Sĩ nhắc lại: Thiếu niên ngâm hứng dĩ trù giao Hứng đáo giang sơn túc xứ du Mai nhật tùng am thiêm dật tứ Ngư thôn tiều động sướng ngâm mâu (Hứng thơ đã đan bện từ lúc tuổi thơ, Khi hứng tới, đi khắp núi sông Một trời mai, am thông tăng thêm tứ phiêu dật, Xem lưới chài, trông người hái củi sảng khoái mắt thơ) (Ngọ phong công di thảo, Thi hứng) Những quan niệm nêu trên của Nguyễn Trãi về cảm hứng trong sáng tác văn chương, về tâm lí sáng tác của người làm văn mới chỉ là những ý kiến bước đầu. Tuy nhiên ý kiến của ông về nguồn gốc của cảm hứng xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể; tính ngẫu nhiên, bất chợt của cảm hứng; sự tác động của cảm hứng đối với “thi nhãn” của người sáng tác theo chúng tôi vẫn là một bước phát triển trong quan niệm văn học thời trung đại ở Việt Nam (tính đến thế kỉ XV). Đề xuất bước đầu này của Nguyễn Trãi sẽ được nhiều tác giả trung đại Việt Nam các thế kỉ sau kế thừa và phát triển. Nguyễn Dưỡng Hạo làm rõ hơn trạng thái phát sinh cảm hứng do sự tương tác giữa cái chủ quan và cái khách quan, giữa tâm hồn tác giả và thế giới ngoại vật như sau: “Phàm trúc không có ý với gió nhưng gió đến thì trúc động mà sinh tiếng, ‘tâm’ không dung chứa vật gì nhưng tiếp xúc với vật ‘tâm’ xúc cảm mà thành thơ. Gió đi thì trúc lặng; việc đi thì ‘tâm’ trống không” (Tựa Phong trúc tập). Chỉ ra tính chất bất ngờ, thần diệu, biến động linh hoạt, khó nắm bắt của cảm hứng sáng tác văn chương, Nguyễn Quýnh đã có cái nhìn cụ thể hơn Nguyễn Trãi: “Tâm người ta như chuông, như trống; hứng như chầy và dùi. Hai thứ đó gõ đánh vào chuông, trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ cũng tương tự như vậy” (Tựa Tây hỗ mạn hứng)… 2. Người làm văn chương - “Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa” Trong các ý kiến của Nguyễn Trãi bàn về người làm văn, quan niệm về cảm hứng trong sáng tác, thì tâm lí sáng tác được Nguyễn Trãi đề xuất đến nhiều hơn cả. Sáng tác văn chương cần phải có cảm hứng, đó có thể được xem như là yêu cầu đầu tiên đối với người làm văn học (chỉ có điều chúng ta nên hiểu cảm hứng trong văn chương Nguyễn Trãi có nội hàm ý nghĩa rộng lớn, và cảm hứng lớn nhất là cảm hứng đối với dân tộc, nhân dân). Cảm hứng đó khởi phát từ chính mối quan hệ giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ và ngoại giới: “thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít” (Thơ tiếc cảnh 8). Và từ đó, Nguyễn Trãi đi đến một yêu cầu đối với nhà văn, nhà thơ là phải tìm thấy đề tài và cảm hứng trong cuộc sống: Qua đòi cảnh chép câu đòi cảnh Nhàn một ngày nên quyển một ngày (Tự thán 5) Như vậy, cảnh nào trên đời cũng có thể là đối tượng miêu tả của nhà thơ. Cảnh đó có thể là cảnh đời, hoặc cũng có thể là cảnh thiên nhiên: Tín mỹ giang sơn thi dị tựu Vô tình tuế nguyệt nhãn tương hoa (Non sông vẫn đẹp lắm hứng thơ dễ đến, Năm tháng luống vô tình khiến mắt sắp loà) (Họa tân trai vận) Nguyễn Du sau này cũng có cùng quan điểm với Nguyễn Trãi: văn chương và cái đẹp nghệ thuật là bắt nguồn dồi dào từ thực tại, nên người sáng tác cần phải tìm thấy đề tài ngâm vịnh từ chính cuộc sống: Lam thuỷ Hồng sơn vô hạn thắng Bằng quân thu thập trợ thanh ngâm (Sông Lam núi Hồng đẹp vô cùng Tha hồ anh nhặt nhạnh để làm đề tài ngâm vịnh) (Phúc Thực Đình) Mạc sầu tịch địa vô giai khách Lam thuỷ Hồng sơn túc vịnh ngâm (Chớ lo ở nơi hẻo lánh không có bạn Sông Lam núi Hồng đủ để ngâm vịnh) (Tặng Thực Đình) Ở phương diện này, chúng ta nhận thấy, Nguyễn Trãi cũng như Nguyễn Du không chỉ đặt ra yêu cầu đối với người làm văn: tìm đề tài sáng tác trong cuộc sống. Đó còn là mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống. Tuy rằng đây mới chỉ là nhận thức ban đầu về cội nguồn cuộc sống của văn học (bởi với các tác giả trung đại, địa hạt thơ ca vẫn được nhắc tới nhiều hơn, do vậy quan niệm văn học mang bản chất tình cảm, khởi phát từ tình cảm vẫn có vị trí chủ đạo), nhưng qua đó vẫn cho thấy một bước tiến trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi so với các tác giả trước ông hay cùng thời với ông (ở văn học trung đại Việt Nam). 3. Người làm văn chương - “Đao bút phải dùng tài đã vẹn” Với quan niệm như trên về tâm lí sáng tác, yêu cầu đối với người sáng tác, chúng ta có thể đi tới một kết luận sơ bộ, ở Nguyễn Trãi, ý thức về người làm văn đã được khẳng định. Vậy thái độ của ông đối với công việc này như thế nào? Chúng ta đều biết rằng quan niệm nổi tiếng của Viên Mai: “Túc dạ bất vong duy trúc bạch - Lập thân tối hạ thị văn chương” đến tận cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX vẫn có sức ảnh hưởng lớn lao tới nhiều tác giả Việt Nam (ví dụ như quan niệm “lập thân hèn nhất ấy văn chương” của Phan Bội Châu). Nhưng Nguyễn Trãi, ngay từ thế kỉ XV đã rất tự hào khi được làm một nhà thơ: Nhãn để nhất thì thi liệu phú Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa (Trước mắt một buổi thi liệu dồi dào, Nhà thơ với người đời thì ai thú hơn?) (Hý đề) Hai câu cuối của bài thơ còn có một cách dịch khác, đó là: “Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào - Nhà thơ và người đời ai có nhiều hơn ai”. Tuy nhiên, dù sử dụng cách dịch nào, ý thơ vẫn cho thấy một quan niệm của Nguyễn Trãi về người sáng tác. Ông ý thức được người làm văn khác với mọi người nói chung. Và sự khác biệt ấy là do người nghệ sĩ có được sự phong phú, giàu đẹp về mặt tâm hồn. Bởi chỉ có trong con mắt của nhà thơ - “thi nhãn” - núi ấy, nước ấy, chim ấy, hoa ấy mới có được vẻ đẹp diễm lệ như thế (núi là “ngọc khuê ngọc bích”, nước là “muôn khoảnh trong như pha lê”, chim hót là “đàn sáo rộn rịp”, hoa nở là “gấm vóc rực rỡ”). Từ ý thức đó, Nguyễn Trãi đi tới niềm tự hào: mình là một nhà thơ, một người nghệ sĩ: “nhà thơ với người đời thì ai thú hơn”, “nhà thơ và người đời ai có nhiều hơn ai”. Câu hỏi ở đây là một sự khẳng định: sự phong phú, giàu đẹp về mặt tâm hồn của người sáng tác văn chương. Niềm tự hào đó một lần nữa lại được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Trần tình 6: Mua được thú màu trong thuở ấy Thế gian hay một khách văn chương. Tự gọi mình là “khách văn chương”, chúng ta nhận ra ở Nguyễn Trãi không chỉ có ông quan, còn có bóng hình một khách thơ, một người nghệ sĩ tài hoa tài tử, có phần kiêu bạc: “thế gian hay một khách văn chương”. Tuy vậy, ở Nguyễn Trãi mẫu hình nhà Nho hành đạo cứu đời vẫn là chủ đạo. Cho nên, tự hào là một nhà thơ nhưng nhà thơ đó luôn luôn gắn liền với trách nhiệm, bổn phận của một ông quan giúp dân, giúp nước. Chỉ có điều, Nguyễn Trãi đã tìm được một sự cộng hưởng, dung hòa giữa hai con người đó: Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt Túi thơ chứa hết mọi giang san. (Tự thán 2) Trước khi là một nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Trãi là một vị quan “thừa chỉ” thực hiện nhiệm vụ phò vua giúp nước. Nhưng trách nhiệm công dân ấy không gây cản trở cho con đường sáng tác thơ văn của ông, “túi thơ” Nguyễn Trãi vẫn “chứa hết mọi giang san”. “Túi thơ” ấy trước hết là túi thư đựng công văn giấy tờ giao thiệp với quân tướng nhà Minh. Nhưng trong đó còn có cả những bài văn, bài thơ bộc lộ tâm sự riêng của Nguyễn Trãi. Ý thơ hàm ẩn niềm tự hào vì trong cả hai công việc: hành đạo và sáng tác, tâm hồn Nguyễn Trãi luôn luôn ôm chứa cả giang sơn đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thường trực trong cả hai con người: con người công dân và người nghệ sĩ Nguyễn Trãi. Có lẽ là quá vội vàng nếu từ câu thơ này, chúng ta đi đến kết luận: ở Nguyễn Trãi đã xuất hiện quan niệm nhà văn - chiến sĩ. Tuy nhiên, trong quan niệm của ông, con người chức năng - phận vị không cản trở sự khai phóng của con người sáng tác. Hai phương diện đó cùng song hành, tồn tại, bổ sung cho nhau, để chúng ta có được một con người tài năng trên nhiều phương diện như Nguyễn Trãi. Hai câu thơ trong bài Tự thán số 2 gợi cho chúng ta nhớ đến ý thơ của nhà thơ - chiến sĩ cách mạng Tố Hữu sau này: Làm bí thư hoài có bí thơ Rằng thơ với Đảng nặng duyên tơ. Những nhà thơ và chiến sĩ cách mạng cuối thế kỉ XIX, trong thế kỉ XX là những người đã kế thừa xuất sắc quan niệm của Nguyễn Trãi, nâng lên thành một vai trò, một sứ mạng thiêng liêng của nhà văn: văn học nghệ thuật là một mặt trận và người nghệ sĩ phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Bàn về vấn đề người làm văn chương, Nguyễn Trãi không phát biểu thành những ý kiến có tính chất lý luận. Ông chỉ kín đáo thể hiện quan niệm văn học thông qua những tác phẩm. Tuy mới chỉ dừng lại ở những ý kiến đơn lẻ, nhưng Nguyễn Trãi đã đề xuất được những kiến giải thấu đáo về vấn đề cảm hứng trong sáng tác, yêu cầu đối với người làm văn phải tìm thấy nguồn thi liệu từ cảnh trí thiên nhiên đất nước (qua đó, [...]... nhận con người chức năng của đối tượng phản ánh […] Đến Nguyễn Trãi, bên cạnh kiểu tác giả nhà Nho, văn học dân tộc xuất hiện một kiểu tác giả mới, trước đó dường như chưa thấy: kiểu tác giả - nghệ sĩ” (1) * * * Những ý kiến của Nguyễn Trãi bàn về bản chất của văn học, về nhà văn còn đơn lẻ và chưa mang tính hệ thống Tuy nhiên điều đáng ghi nhận ở đây là, quan niệm của ông về vấn đề: văn học khởi phát... nhà văn, đã đóng góp vào xu hướng chung của văn học dân tộc đang cố gắng thoát khỏi những chức năng ngoài nghệ thuật” Bằng chứng là từ thời văn học Lý Trần, khái niệm văn bên cạnh hàm nghĩa rộng vốn có còn có nghĩa là văn chương, văn học (điều này chúng tôi sẽ trở lại bàn luận cụ thể trong chương ba) Và đến Nguyễn Trãi, ý thức mình là “khách văn chương , kiểu tác giả - nghệ sĩ xuất hiện, cùng những quan. .. hiện, cùng những quan niệm văn học được phát biểu trực tiếp càng khẳng định rõ rệt hơn cho quy luật tất yếu đó Do vậy, quan niệm văn học của Nguyễn Trãi trên phương diện này đã hòa vào dòng chảy chung của nền lí luận văn học dân tộc thời trung đại, là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống đó (1) Lã Nhâm Thìn, Đặc trưng quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Trãi, TCVH số 10, 2002,... mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống) và từ đó đi đến thái độ tự hào, hạnh phúc khi được làm “khách văn chương Tất cả những điều này đều xuất phát từ cơ sở, đến Nguyễn Trãi, mẫu hình tác giả mới đã xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam “Trước Nguyễn Trãi văn học Việt Nam dường như mới chỉ có kiểu tác giả - tăng lữ, tác giả - nhà Nho, tác giả - vua quan, tướng lĩnh… […] Con người chức năng của. .. yếu tố không thể thiếu trong hệ thống đó (1) Lã Nhâm Thìn, Đặc trưng quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Trãi, TCVH số 10, 2002, tr.45 (1) Chữ dùng của I.X.Li-xê-vích (Source: Hội thảo Khoa học Trẻ I - Khoa Ngữ văn ) . QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ CHỨC NĂNG THẨM MỸ CỦA VĂN CHƯƠNG ThS.Lê Thái Hoa (K .Văn - ĐHSPHN) Văn chương có nguồn gốc tình. trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi về nhà văn. Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải ý thức được rằng, ở thời trung đại, quan niệm về người làm văn chưa

Ngày đăng: 10/09/2013, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w