1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

11 6K 130

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

So sánh quan niệm văn học khác nhau giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

Trang 1

BÀI LÀM

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong dòng chảy lịch sử của văn học trung đại Việt Nam không thể không nhắc đến hai cây đại thụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Thông qua hệ thống các quan niệm về văn học đã cho ta thấy được nhãn quan chính trị và cách ứng xử của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Từ đó, có thể hiểu sâu sắc hơn về bối cảnh lịch sử của từng thời đại

2 NỘI DUNG

2.1 Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

2.1.1 Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi

Là một nhà đạo đức- chính trị, nên trước hết Nguyễn Trãi quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” Theo ông, làm thơ là để truyền tải những đạo lý của các bậc thánh nhân Văn chương phải tham gia vào công cuộc giáo hóa, tổ chức xã hội, phải có ích cho quốc kế dân sinh Đây là chức năng cao quý của văn chương: “Văn chương chép lấy đòi câu thánh,

Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,

Có nhân, có trí, có anh hùng

(Bảo kính cảnh giới- Bài số 5)

Quan niệm này còn được thể hiện thông qua lời tấu của Nguyễn Trãi dâng lên vua khi được giao làm nhã nhạc cung đình: “Kể ra thì thời loạn trọng võ,thời bình trọng văn Nay quả rất đúng lúc phải chế ra các loại lễ nhạc Nhưng nhạc phải có gốc mới đứng, phải có văn mới hành Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc, dám đâu không dốc hết sức ra mà làm, nhưng vì học thuật thì nông cạn, chỉ sợ thanh luật không được hài hòa Cúi xin bệ hạ thương yêu mà nuôi nấng dân, khiến cho mọi xóm thôn không còn tiếng oán hờn, buồn khổ, như thế mới giữ được gốc của nhạc”

Trang 2

Sở dĩ, Nguyễn Trãi có quan niệm văn học như vậy, bởi ông đứng trên lập trường của một ông quan, của một nhà đạo đức- chính trị Bởi vậy, ở ông luôn luôn thường trực một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc đến khắc khoải, khôn nguôi :

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”

(Thuật hứng- Bài 5)

2.1.2 Quan niệm văn học của Nguyễn Du

Khác với Nguyễn Trãi, theo quan niệm của Nguyễn Du văn chương là sự phát tiết,

sự phẫn oán của con người, nỗi đau đớn của người bị oan ức, bị cô độc Thơ hay, thơ để đời, đối với ông chính là tấm lòng oán hận của con người đau khổ chứ không phải thơ giáo huấn đạo đức Ông trân trọng và cảm thông với sự trả giá của thi nhân xưa cho lý tưởng nghệ thuật cao cả như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý

Bạch,… Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã

dành rất nhiều trang viết về số phận của những người “tài hoa bạc mệnh” như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Tiểu Thanh, Âu Dương Tu, Lý Bạch, Dương Quý Phi, Giả Nghị, Liễu Tống Nguyên,… Nói như Nguyễn Lộc, đây là những bài hay nhất trong

“đề tài viết về lịch sử”

Nếu như Nguyễn Trãi đứng trên điểm nhìn của một ông quan, luôn mang trong mình một hoài bão về mô hình xã hội lý tưởng “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu no đủ khắp đòi phương.”

(Cảnh ngày hè)

Thì đến Nguyễn Du đã có sự thức tỉnh, vỡ mộng và mất niềm tin vào hệ thống chính trị mà Nho giáo thường sử dụng để răn đe, cai quản dân chúng Ông đã đứng trên điểm nhìn của một người nghệ sĩ, từ góc nhìn của một người dân để thấu hiểu

Trang 3

và cảm thông đối với những mảnh đời cơ cực, lầm than Đó cũng chính là lý do

mà người đời gọi ông là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn

2.2 Quan niệm về cách thể hiện cảm xúc trong thơ (Cái “Tôi” trữ tình trong thơ)

của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

2.2.1 Cách thể hiện cảm xúc trong thơ của Nguyễn Trãi

Là một nhà nho, nên Nguyễn Trãi luôn kìm nén cảm xúc của mình đến mức tối đa nhất Bởi vậy, cảm xúc chủ đạo trong thơ Nguyễn Trãi mang màu sắc trung hòa

“lạc nhi bất dâm/ Ai nhi bất thương/ Oán nhi bất nộ” (Vui mà không quá mức/

Buồn không rơi vào đau thương/ Oán giận không rơi vào phẫn nộ- Sách Trung Dung của Khổng Tử) Nguyễn Trãi không lựa chọn những trạng thái cảm xúc

phàm tục :

“Cõi phàm tục khỏi lòng phàm tục

Học thánh nhân chuyên thói thánh nhân”

(Bảo kính cảnh giới- Bài 60)

Bởi vậy, Nguyễn Trãi luôn luôn giữ được trạng thái tâm lý cân bằng, ung dung tự

tại, kể cả lúc buồn cũng như lúc vui Tâm thế này được thể hiện rõ qua bài Cảnh ngày hè:

“Rồi hóng mát , thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Hay trong hoàn cảnh được giao cho chức nhàn quan, ông vẫn giữ được cho mình một trạng thái ung dung, tự tại:

Trang 4

- “Hỷ đắc thân nhàn quan hựu lãnh

(Mừng được thân nhàn mà chức quan rảnh rỗi)

- “Quan lãnh thân nhàn mộng tiệc thanh

(Quan rảnh thân nhàn mộng cũng nhẹ nhàng)

Ở đây, Nguyễn Trãi luôn kìm nén cảm xúc của mình đến mức tối đa, không phải cuộc đời ông không gặp phải những sóng gió, bão táp Từ một đại thần được vua trọng dụng, bỗng chốc bị ruồng rẫy, thất sủng, được giao cho một chức “nhàn quan”, có chức vụ mà không có quyền lực thực sự Với tình cảnh ấy, Nguyễn Trãi cũng không khác gì Khuất Nguyên khi bị Sở Hoài Vương thất sủng, nhưng cánh ứng xử của Nguyễn Trãi và Khuất Nguyên lại có sự khác nhau Bởi vậy, trong khi tiếp nhận Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi tỏ ra không hứng thú với thuyết “phát phẫn trước thư” Cho nên, trong các sáng tác của Nguyễn Trãi, khó có thể tìm được những câu thơ viết theo tinh thần phẫn oán như Khuất Nguyên Hiện tượng này phù hợp với quan niệm văn học nho giáo chính thống mà Nguyễn Trãi đã từng phát biểu

Không phải Nguyễn Trãi không nói đến việc tả nỗi phiền muộn : “Tả lòng phiền

thơ bốn câu” (Thuật hứng- Bài 13), nhưng đây cũng là tinh thần “oán nhi bất nộ” của nho gia, vì trong bài thơ Thuật hứng này, ông nói rõ tâm thế sáng tác của ông

là:

“Buồng văn khép cửa trọn ngày thu

Đèn sách nhàn làm thong thả nho”

Ông cố nén đi những nỗi niềm ưu tư, phiền muộn để tìm những hứng thú khuây khỏa tâm hồn:

“ Mua được thú mầu trong thuở ấy

Thế gian hay một khách văn chương”

(Trần tình- Bài 6)

2.2.2 Cách thể hiện cảm xúc trong thơ của Nguyễn Du

Trang 5

Nếu như Nguyễn Trãi luôn kìm nén cảm xúc của mình đến mức tối đa nhất thì Nguyễn Du lại thể hiện một cách mạnh mẽ nhất, mãnh liệt nhất với những ưu tư trăn trở, day dứt về cuộc đời, về thân phận con người trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhất là thân phận của những người “tài sắc” Đây là đóng góp quan trọng nhất của phong cách thơ Nguyễn Du đối với thơ trung đại Việt Nam

Cùng viết về Khuất Nguyên, nhưng Nguyễn Trãi và Nguyễn Du lại có những cảm nhận khác nhau Nguyễn Trãi thì đứng trên nhãn quan của một nhà đạo đức- chính trị,nên ông chỉ tập trung vào những phương diện trung- hiểu- tiết- nghĩa Còn Nguyễn Du lại đứng trên nhãn quan của một nghệ sĩ, nên ở Nguyễn Du có sự đồng cảm sâu sắc hơn:

“Bất thiệp Hồ Nam đạo

An tri tương thủy thâm?

Bất độc Hoài Sa phú,

An thức Khuất Nguyên tâm?

Khuất Nguyên tâm, Tương giang thủy,

Thiên thu, vạn thu thanh kiến để…”

(Không đi qua Hồ Nam

Biết sao được sông Tương sâu?

Không đọc bài phú Hoài Sa,

Biết sao được nỗi lòng của Khuất nguyên?

Nghìn năm, vạn năm vẫn thấy trong suốt thấy đáy)

(Biện Giả- Nguyễn Du) Trong Phản chiêu hồn, Nguyễn Du đã thể hiện cảm xúc của mình một cách mãnh

liệt về một thế giới bốn phương đông tây nam bắc không có chỗ dựa cho con người, một thế giới hãi hùng, đáng sợ Nguyễn Du đã đưa cảm hứng xã hội vào bài thơ, cảm hứng này làm mờ đi tư duy thần thoại của chiêu hồn, đồng thời gia tăng

Trang 6

tinh thần thế tục, cảm hứng phê phán hiện thực, cái nhìn “tật thế” (oán ghét xã hội):

“Hậu thế nhân gian giai Thượng Quan,

Đại địa xứ xứ giai Mịch La

Ngư long bất thực, sài hổ thực,

Hồn hề! hồn hề! Nại hồn hề”

(Phản chiêu hồn- Nguyễn Du)

(Đời sau đều là Thượng Quan,

Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La

Cá rồng chẳng nuốt, hùm sói cũng ăn,

Hồn ơi! Hồn ơi! Hồn làm thế nào)

Bên cạnh đó, trong các bài thơ Nguyễn Trãi viết về Khuất Nguyên, ta thấy ông không bộc lộ sự quan tâm “chiêu hồn”, thêm một bằng chứng nữa cho thấy Nguyễn Trãi chưa thực sự quan tâm đến việc phê phán hiện thực xã hội, dẫu ông cũng đã nói đến nhân tình thế thái, đến thói đời đen bạc “Hoa thì hay héo cỏ thường tươi” Ở Nguyễn Du, ta thấy có sự nghiệm sinh sâu sắc khi viết về Khuất Nguyên Nhân vật Khuất Nguyên được ông khai thác, bộc lộ tư tưởng phê phán xã hội và niềm thương cảm đối với những con người chính trực, tài năng mà bị xã hội vùi dập Việc “chiêu hồn” Khuất Nguyên đã đem lại sự tâm đắc, niềm cảm hứng

mãnh liệt cho Nguyễn Du viết nên thiên Phản chiêu hồn bất hủ.

Khi viết về Đỗ Phủ cũng vậy, Nguyễn Du đã không thể kìm nén cảm xúc của mình Cuộc đời của Đỗ Phủ cũng như Khuất Nguyên và Nguyễn Du đều là những người tài hoa mà bạc mệnh Bởi vậy, viết về Đỗ Phủ, một mặt Nguyễn Du hết lời

ca ngợi, mặt khác ông lại xót xa cho cuộc đời bạc mệnh của Đỗ Phủ và nói lên sự đồng cảm của mình:

““Dị đại tương liên không sái lệ

Nhất cùng chí thử khởi công thi?

Trang 7

Trao đầu cựu chứng y thuyên vị?

Địa hạ vô linh quỷ bối xy”

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ)

((Ông với tôi) ở hai thời đại khác nhau,

thương nhau luống rơi nước mắt,

Ông cùng khổ như thế há phải vì hay thơ?

Đối với những người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh thì Nguyễn Du đã cúi xuống để đồng cảm và chiêu tuyết cho họ Khi viết về Dương Quý Phi, Nguyễn Du đã chỉ ra rằng cái loạn An Sử và sự suy vi của nhà Đường, không phải là do sắc đẹp của Dương Quý Phi gây ra mà nó là kết quả của chính sách cai trị của các bậc vua chúa, của chính sự thối nát của chế độ phong kiến Cách nhìn của Nguyễn Du là cách nhìn mới mẻ, trái với quan niệm thông thường

2.3 Đề tài chủ yếu trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

2.3.1. Đề tài chủ yếu trong thơ Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi đã đứng trên điểm nhìn của một nhà chính trị- đạo đức, nên trong thơ ông chủ yếu nói về những khái niệm nhân nghĩa, về mô hình xã hội lý tưởng “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn” , về nhân dân:

“ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”

(Tự thán, bài 4)

Ông vẽ lên một bức tranh xã hội nông nghiệp lấy việc chuyên cần cày cấy làm gốc, người nông dân cần cù, vui vẻ lao động dưới sự dẫn đạo của các vị vua hiền minh:

“Cày ruộng cuốc vườn dâu hết khỏe, Tôi Đường Ngu ở đất Đường Ngu”

(Trần tình, bài 7)

Ông ước mơ cho dân chúng khắp nơi đều được no đủ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Trang 8

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

(Cảnh ngày hè)

Hình ảnh vua Nghiêu Thuấn- một vị vua anh minh đức độ luôn trở đi trở lại trong

những sáng tác của Nguyễn Trãi Trong bài Biểu tạ ơn, viết năm ông sáu mươi tuổi

khi được vua Lê Thái Tông vời ra trao cho chức vụ, Nguyễn Trãi đã khắc họa vẻ đẹp nhân đức của Nghiêu Thuấn:

“Đế Nghiêu là thánh là thần, biết người rất rõ Đại Thuấn thích nghe thích xét, đãi chúng lấy khoan Chọn người hiền không có loại nào, dùng người tài xem như mình vậy

Kén người thì rau phỉ rau phong đều hái, đức tài thì đồ thô đồ méo không quên”

Ở đây, Nguyễn Trãi mượn danh xưng Nghiêu Thuấn để tôn vinh nhà vua, mà cũng

là ngầm gửi một đòi hỏi, một yêu cầu cao về phẩm chất đạo đức của chính nhà vua

2.3.2 Đề tài chủ yếu trong thơ của Nguyễn Du

Mặc dù cũng là một vị quan, nhưng hầu như trong các sáng tác của Nguyễn Du ta không thấy sự xuất hiện của các cặp phạm trù như “nhân nghĩa, Nghiêu Thuấn hay nhân dân” Bởi ông không đứng trên điểm nhìn của một ông quan mà đứng trên điểm nhìn của một người nghệ sĩ với góc nhìn của một con người bình thường về cuộc sống, về thế thái nhân tình Bởi vậy, đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn

Du là những mảnh đời cơ cực, những thân phân tài hoa mà bạc mệnh

Viết về những mảnh đời cơ cực, lầm than, Nguyễn Du đã thể hiện một trái tim nhân đạo sâu sắc Ông đã cúi xuống để hiểu và cảm thông với những nỗi cơ cực của ba mẹ con ăn xin khi đi sứ sang Trung Quốc:

“Có người đàn bà dắt ba đứa con,

Cùng nhau ngồi bên đường

Ðứa bé thì ẵm trong lòng,

Ðứa lớn xách giỏ tre

Trong giỏ đựng những gì?

Trang 9

Rau cỏ lẫn tấm cám.

Trưa rồi vẫn chưa có gì ăn,

Áo quần thật lam lũ

Gặp ai không dám nhìn,

Nước mắt thấm áo đầm đìa,

Lũ trẻ vẫn cười vui,

Không biết lòng mẹ đau xót

Lòng mẹ đau xót như thế nào?

Năm đói, lưu lạc quê người

(Sở kiến hành)

Hay tình cảnh đau xót của hai ông cháu hát rong ở Thái Bình, trong Thái Bình mại

ca giả, hát đến sùi bọt mép mà chỉ được có năm, sáu đồng bạc:

“Miệng sùi tay lão ông

Cất đàn, ngồi lại thưa rằng đã xong

Gần một canh, hết lòng hết sức

Năm sáu đồng kiếm được thế thôi”

Trong khi đó, bọn quan lại thì gạo, thịt ứ đầy một thuyền, ăn không hết đổ xuống sông cho cá.:

“Gạo thịt đầy thuyền cái con con

Người ăn no ứ vẫn còn

Đáy sông cơm ngọt món ngon đổ chìm”

Viết về những người tài hoa bạc mệnh, Nguyễn Du không chỉ thấu hiểu, cảm thông

mà còn thương cảm cho chính mình như Tiểu Thanh, Dương Quý Phi, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch,…

Từ cảm thông, ông đã đặt ra câu hỏi “thiên nan vấn” để truy tìm nguyên nhân của nỗi bất hạnh ấy:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Trang 10

Phong vận kỳ oan ngã tự cư”

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

(Độc Tiểu Thanh ký)

Có thể thấy, đề tài về những người tài hoa bạc mệnh đã trở thành một trong những

sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du và cũng là đề tài

chính trong sáng tác của ông

3 KẾT LUẬN

Thông qua quan niệm sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đã cho ta thấy được tư tưởng về nghệ thuật cũng như chính trị- xã hội của hai ông Bên cạnh đó, giúp ta có một cách nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhân cách của hai tác giả lớn, đại diện cho hai giai đoạn văn học lớn trong dòng chảy lịch sử văn học Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX), Nguyễn

Lộc chủ biên, NXB GD, 2009

2 Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, PGS.TS Trần Nho

Thìn, NXB GD, 2009

Ngày đăng: 02/04/2014, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w