1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vịnh sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

42 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 298 KB

Nội dung

Các "nhân vật lịch sử" được nhắc đến trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy Trần Nho Thìn, người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài niên luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và các bạn đã tận tình động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm niên luận. Trong quá trình thực hiện, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nên bài niên luận của em còn nhiều thiếu sót. Bởi vậy, kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý và sửa chữa để niên luận ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!! Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2012 Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 1 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài………………………………………… 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 6. Bố cục đề tài………………………………………………………. 7. Quy ước trình bày………………………………………………… NỘI DUNG………………………………………………………… Chương 1: Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du…………………………………………………… 1. Một vài nét về thơ vịnh sử……………………………… 1.1. Khái niệm thơ vịnh sử……………………………… 1.2. Nội dung của thơ vịnh sử…………………………… 1.3. Những chặng đường phát triển của thơ vịnh sử……… 1.4. Vai trò của thơ vịnh sử……………………………… 1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng loại thơ vịnh sử…………. 2. Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du………………………………………………………………. 2.1. Thống kê và mô tả………………………………………. 2.2. Phân loại………………………………………………… 2.3. Nhận xét sơ bộ……………………………………… Chương 2: Các đề tài về “ nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du………………………………………………………………. Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 2 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1. Các đề tài về nhân vật lịch sử………………………………………… 1.1. Đề tài về những người tài hoa nhưng bạc mệnh………… 1.2. Đề tài về những bậc trung thần nghĩa sĩ, những vị vua anh minh và đức độ…………………………………………………………. 1.3. Đề tài về những tên “loạn thần tặc tử”, những tên hôn quân bạo chúa và những tướng giặc tàn bạo xâm lược Việt Nam……………… 1.4. Đề tài về những bậc cao sĩ, những viên quan đại thần cáo quan về quê ở ẩn để bảo toàn nhân cách…………………………………… 1.5. Đề tài về những người phụ nữ tiết liệt……………… 2. Tổng hợp đánh giá………………………………………………… Chương 3: Liên hệ, so sánh với Nguyễn Trãi………………… 1. So sánh giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng “các nhân vật lịch sử” làm chất liệu…………………………………… 1.1. Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du………………………………………… Nhận xét khái quát về thơ “ nhân vật lịch sử” của Nguyễn Trãi…. Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của Nguyễn Du……………………………………………………………… Lý do so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du………………… Sự giống nhau giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du… Sự khác nhau giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du………………. KẾT LUẬN……………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 3 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều, những nhà nghiên cứu phê bình trước đây thường chỉ quan tâm đến Truyện Kiều – tác phẩm đánh dấu tên tuổi của Nguyễn Du. Có một thời đi đâu cũng thấy người ta bàn đến Kiều, bình phẩm về Kiều. Truyện Kiều thực sự đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn để các nhà nghiên cứu, phê bình, bình luận và đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau. Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đa dạng có cả thơ viết bằng chữ Hánthơ viết bằng chữ Nôm. Trong đó phần thơ viết bằng chữ Hán được coi là những tác phẩm có giá trị, đó là những bức tranh khắc họa tâm trạng của Nguyễn Du, với những băn khoăn, suy tư, những cảm xúc phức tạp đan xen lẫn nhau. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một vấn đề còn khá bí ẩn và thú vị. Trước đây người ta chỉ chú ý đến Truyện Kiều mà quên mất đi những giá trị của những tập thơ chữ Hán. Có thể thấy thông qua những tập thơ chữ Hán, sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc về con người Nguyễn Du – một nhà thơ lớn của dân tộc. Mặt khác có thể nhận thấy trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta thấy xuất hiện rất nhiều những “nhân vật lịch sử”, đó là một dụng ý sáng tạo của nhà thơ. Bởi vậy, chúng tôi đã lấy các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du làm đề tài cho bài nghiên cứu của mình Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 4 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể thấy Nguyễn Du đã trở thành một trong những đề tài đã từng tốn rất nhiều giấy mực của những nhà nghiên cứu phê bình văn học ở cả trong và ngoài nước. Viết về Nguyễn Du người ta thường hay quan tâm đến Truyện Kiều. Nhưng về sau giới nghiên cứu phê bình văn học đã có những hướng nghiên cứu mới về Nguyễn Du xoay quanh vấn đề “thơ chữ Hán”, đặc biệt là việc sử dụng hàng loạt các “nhân vật lịch sử” như là chất liệu để sáng tác trong các bài thơ chữ Hán của mình. Đã có những công trình nghiên cứu về “những nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán, Hoài Thanh, TCVH, tháng 3, 1960. Đây là một chuyên luận nghiên cứu rất sâu sắc và phác họa lên “bức chân dung nội tâm” của nhân vật trữ tình” . Ở trong đó tác giả nói nhiều đến các nhân vật lịch sử ở Trung Quốc và Việt Nam để thể hiện những tâm sự của mình. Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán, Nguyễn Huệ Chi, TCVH, tháng 11, 1996. Ở đây tác giả rất thành công trong việc phát hiện và phân tích các nhân vật phản diện cũng như những nhân vật chính diện trong tác phẩm. Từ đó, tác giả cũng đưa ra những con số thống kê một cách cụ thể sự xuất hiện của các nhân vật đó trong các bài thơ khác nhau,… Vì vậy mà Nguyễn Huệ Chi đã giúp người đọc có được cái nhìn khái quát về các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến bài viết Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ, được viết trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế thế kỷ XIX do Nguyễn Lộc chủ biên, NXB GD Việt Nam, 1976. Có thể nói đây là một bài viết rất sâu sắc về những tâm sự của Nguyễn Du qua những bài thơ chữ Hán. Đọc những dòng viết sâu lắng, thiết Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 5 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du tha của tác giả, chúng ta như hình dung được một Nguyễn Du với những suy tư trăn trở với những nỗi niềm thầm kín của bản thân về cuộc đời và con người. Viết về những “nhân vật lịch sử” của đất nước Trung Hoa, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ của mình đối với từng nhân vật, có yêu mến, kính trọng, có căm ghét, tức giận và có cả niềm đồng cảm , thương xót. Đồng thời qua bài viết này cũng cho chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ khi viết về những người lao động nghèo khổ, cơ cực. Phải là một người am hiểu sâu sắc về Nguyễn Du và những sáng tác của ông thì Nguyễn Lộc mới viết nên những trang văn giàu cảm xúc và mãnh liệt như vậy. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác nữa như: Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán, công trình của Xuân Diệu, hay Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán, công trình của Đào Xuân Quý, trích trong Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, NXB GD, 2003,… Tất cả những công trình đó đều nhắc đến các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, mục đích hướng tới của các công trình đó nhằm làm nổi bật lên con người Nguyễn Du – nhân vật trữ tình chứ chưa đặt vấn đề này trở thành hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi sẽ là nhận diện (tập hợp, thống kê, mô tả, phân loại, phân tích, đánh giá) các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du và có sự liên hệ, so sánh với Nguyễn Trãi. Tất nhiên, trong quá trình tiến hành, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng, liên hệ với một số câu thơ, bài thơ khác để làm rõ hơn vấn đề. Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 6 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du 4. Phạm vi tư liệu Chúng tôi sử dụng tư liệu về văn hóa văn học của Trung Quốc và Việt Nam, có liên quan đến các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Qua việc tìm hiểu các nhân vật lịch sử trong tuyển tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du sẽ cho chúng ta hiểu được một cách sâu sắc về con người Nguyễn Du. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên bình diện lý thuyết, chúng tôi tiếp cận đối tượng chủ yếu từ góc độ của văn học so sánh và thi pháp học. Về mặt thao tác, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như: thống kê, mô tả, phân tích, so sánh – đối chiếu. 6. Bố cục đề tài Ngoài Mở đầu và Kết luận, đề tài chia làm ba chương, bám sát vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1: Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Chương 2: Các đề tài về “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du Chương 3: Liên hệ so sánh với Nguyễn Trãi. 7. Quy ước trình bày Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 7 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du Trong quá trình triển khai để cho rõ ràng, chúng tôi xin được viết in nghiêng, đậm đối với tên những tập thơ, các bài thơ trong tập thơ, tất cả những tên tác phẩm, công trình nghiên cứu như: tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản chúng tôi sẽ ghi cụ thể ngay bên cạnh và viết hoa toàn bộ. Còn danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c, ở cuối Niên luận. Ngoài ra, với những câu thơ chúng tôi chỉ trích vào trong ngoặc kép và để cho tiện, sau phần trích dẫn câu thơ chữ Hán, chúng tôi có trích dẫn cả phần dịch. Một số ký hiệu viết tắt: NXB Nhà xuất bản Tr Trang HN Hà Nội VHTT Văn hóaThông tin KHXH Khoa họcXã hội ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GD Giáo Dục TCVH Tạp chí văn học Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 8 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Một vài nét về thơ “vịnh sử” 1.1 Khái niệm thơvịnh sử” Thơ “vịnh sử” là loại thơ vịnh truyện cũ, người xưa “làm thơ vịnh sử chủ yếu là để gửi gắm cái ý khen chê”. Cũng có thể tài khác thơ vịnh sử được sáng tác theo những quan niệm truyền thống, trong đó nổi bật là “tính chất sùng cổ” và “tính chất giáo huấn". Đồng thời với tinh chất thể tài của nó, thơ “vịnh sử” lại chịu ảnh hưởng của phong cách viết sử về mặt đánh giá nhân vật và sử dụng tư liệu lịch sử. Nội dung chủ yếu của thơ “vịnh sử” Thơ “vịnh sử” không phải chỉ đơn thuần ghi lại nhân vật và biến cố theo biên niên sử, mà với hình thức thơ ca, thơ “vịnh sử’ nhằm soi sáng cảnh hưng thịnh hay suy vong của những triều đại đã qua, ghi lại những thành công và thất bại trong việc trị nước, phản ánh niềm ưu ái hoặc những hành động xấu của những người trị nước, nêu lên những biểu tượng về số phận may mắn bất hạnh của con người để làm gương cho hậu thế. Có thể nói thơ “vịnh sử’ là những áng văn chương nhằm xác định giá trị của nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử dưới góc độ của một lý tưởng nhất định về cái đẹp. 1.2 Những chặng đường phát triển của thơ “vịnh sử” Đầu thế kỷ XV, Lí Tử Tấn có bài ca Pháp Vân cổ tự kí kể lại truyền thuyết Man Nương. Theo Lê Quý Đôn, bài thơ đó cũng “là thơ vịnh sử”. Đến nửa sau thế kỷ XV, thơ “vịnh sử” bắt đầu phát triển. Tập Cổ tâm bách vịnh bằng chữ Hán của Lê Thánh Tông nhằm ca tụng sự kiện, nhân vật Bắc sử. Từ thế kỷ XVI trở đi, thơ “vịnh sử” tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài Đặng Minh Khiêm, Đỗ Nhân, Hà Nhậm Đại,… thì Phùng Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 9 Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du Khắc Khoan, Giáp Hải, Lê Công Triều… cũng có thơ vịnh sử để lại. Thơ Nôm vịnh sử ra đời sau, nhưng khuynh hướng phát triển của thể tài lịch sử đã dẫn tới sự hình thành thể loại diễn ca lịch sử.Trong thơ “vịnh sử” chữ Hán, nhân vật và sự kiện lich sử dân tộc đã chiếm vị trí chủ yếu. Có những thi tập chuyên vịnh về Nam sử. Việt giám vịnh sử của Đặng Minh Khiêm là tập thơ đầu tiên vịnh Nam sử có hệ thống. Có thể thấy các tập vịnh nhân vật Nam sử phần nhiều được viết theo thể thất ngôn tuyệt cú và trước phần thơ vịnh thường có tiểu dẫn truyện nhân vật, thơ nêu bật những nét chủ yếu, truyện dẫn thì ghi chép tường tận ngôn từ, hành trạng của nhân vật. Các tập thơ vịnh Bắc sử như Chuyết Trai vịnh sử tập, Vịnh sử thi,… thường được viết theo thể thất ngôn bát cú và thường không có truyện dẫn. Thơ vịnh Nam sử khác với thơ vịnh Bắc sử chủ yếu là ở khả năng thể hiện tính chất dân tộc của nội dung tác phẩm. 1.3 Vai trò của thơ “vịnh sử” Thơ “vịnh sử” chính là một trong những tiếng nói thể hiện được, ở một mức độ nhất định, ý thức độc lập tự chủ bền vững và mạnh mẽ đó. Sự phát triển của nó chứng tỏ yêu nước vẫn là một chủ đề quan trọng trong tác phẩm của trí thức có tinh thần dân tộc này. Thơ “vịnh sử” đã thi ca hóa hầu hết những con người tài ba, kiệt xuất, có công tích với dân, với nước, và qua những con người ấy, thơ “vịnh sử” đã phản ánh được truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện. 1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng thơ “vịnh sử” Thơ “vịnh sử” nghiêm khắc lên án và phê phán bọn hôn quân bạo chúa, gian thần tặc tử, tin chắc rằng một ngày kia những kẻ có tội ác ấy sẽ bị trừng Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 10 [...]... thơ viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Du không giống với thứ thơ vịnh sử thường thấy trong lich sử Văn học Việt Nam Thơ vịnh sử nói chung là thứ thơ nhằm mục đích giáo huấn về đạo đức, nên thường khô khan và đạo mạo Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ Nguyễn Du không phải là thơ vịnh sử mà là thơ viết về đề tài lịch sử, bởi những bài thơ của ông viết về lịch sử tràn đầy cảm xúc và cách nhìn nhận của. .. vật lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1 So sánh giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng các “nhân vật lịch sử làm chất liệu 1.1 Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du 1.1.1 Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử của Nguyễn Trãi Có thể thấy, những “nhân vật lịch sử được nhắc đến trong các sáng tác của Nguyễn Trãi chủ yếu... sĩ của mỗi triều đại (Lạn Tương Như, Liêm Pha, Giả Nghị, Nhạc Vũ Mục, Khuất Nguyên , Quản Trọng, Kê Thị Trung, Văn Thừa Tướng, Bùi Tấn Công, Tỉ Can, Cù Các Bộ, Cù Thức Trĩ….) CHƯƠNG HAI CÁC ĐỀ TÀI VỀ “NHÂN VẬT LỊCH SỬ” TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 21 Các “nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1.Các đề tài về “nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. .. diện sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng “các nhân vật lịch sử làm chất liệu sáng tác Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 34 Các “nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1.3 Sự giống nhau giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Cả hai nhà thơ đều sử dụng những “nhân vật lịch sử để đưa vào các sáng tác của mình Thông qua đó thể hiện những cảm xúc và thái độ của bản thân đối... lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du phạt Đó là thái độ của nhà thơ, đồng thời cũng là thái độ chung của dân tộc, phù hợp với đạo lý, chính nghĩa Qua nhân vật lịch sử, tác giả đã thể hiện thái độ nhân sinh và phẩm chất đạo đức Sự khen chê của họ vẫn mang tính chất thời sự, vẫn như khen chê những hạng người trong xã hội đương thời 2 Các “nhân vật lịch sử được nhắc đến trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. .. nhân phẩm và thuộc về di sản quý báu của dân tộc 1.1.2 Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử của Nguyễn Du Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55 33 Các “nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng lấy các “nhân vật lịch sử làm chất liệu sáng tác văn học cho mình Nguyễn Du cũng viết về những bậc trung thần nghĩa sĩ của đất nước: Khuất Nguyên, Cù Thức... sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Sở dĩ chúng tôi so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du bởi trước hết cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều đại diện tiêu biểu cho hai giai đoạn văn học quan trọng trong tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII và nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX) Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều là những nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Thơ văn của hai... thấy được các nhân vật lịch sử xuất hiện trong tuyển tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát theo chiều dọc của tập thơ Chúng tôi có in đậm tên của các “nhân vật lịch sử trong bài thơ ở cột 3 Bảng 2.1.1 Bảng thống kê các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong tập thơ Thanh Hiên thi tập (Hay còn gọi là Thanh Hiên tiền hậu tập) ST Bài thơ Nhân vật lịch sử Na T 1 2 được nhắc đến U... đặc sắc của dân tộc Việt Nam Đặc biệt thông qua tìm hiểu các “nhân vật lịch sử trong các sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về con người cũng như sự nghiệp sáng tác văn học của hai ông Ở đây, chúng tôi so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du không phải là để so sánh ai giỏi hơn ai, để từ đó đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong tiến trình lịch sử văn học của dân... Văn k55 22 Các “nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du Khuất Nguyên có cái gì như một điển hình, một tượng trưng đau đớn cho số phận của con người ưu tú, tài hoa trong xã hội cũ, không phải chỉ riêng của Trung Quốc mà của Việt Nam, của cả cái “nhân loại này” Bởi vậy, khi viết về Khuất Nguyên, Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thương chân thành và sâu sắc nhất của mình đối với một người con . lịch sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Một vài nét về thơ vịnh sử 1.1 Khái niệm thơ “ vịnh sử Thơ vịnh sử là loại thơ vịnh truyện cũ, người xưa “làm thơ vịnh sử chủ yếu. sử …………………………… 1.2. Nội dung của thơ vịnh sử ………………………… 1.3. Những chặng đường phát triển của thơ vịnh sử …… 1.4. Vai trò của thơ vịnh sử …………………………… 1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng loại thơ vịnh. vật. Các tập thơ vịnh Bắc sử như Chuyết Trai vịnh sử tập, Vịnh sử thi,… thường được viết theo thể thất ngôn bát cú và thường không có truyện dẫn. Thơ vịnh Nam sử khác với thơ vịnh Bắc sử chủ yếu

Ngày đăng: 02/04/2014, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w