2. Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của
1.2. tài về những bậc trung thần nghĩa sĩ, những vị vua anh
minh, đức độ
Khi viết về tấm lòng cô trung, một lòng vì nước vì dân của những bậc trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc, Nguyễn Du đã hết mực ca ngợi khí phách của họ: Khuất nguyên, Cù Các Bộ, Dự Nhượng, Phạm Tăng, Lạn Tương Như, Liêm Pha, Quản Trọng, Điền Quang, Phàn Ô Kỳ, Kinh Kha, Nhiếp Chính, Kê Thị Trung, Âu Dương Văn Trung, Bùi Tấn Công, Nhạc Vũ Mục, Giả Nghị, Cao Dao và Cao Quỳ, Hàn Tín, Tỉ Can, Văn Thừa Tướng…
Cù Các Bộ: Tức Cù Thức Trĩ, tự Khởi Điền, người đời Minh, đỗ tiến sĩ, làm Tuần phủ tỉnh Quảng Tây, sau thăng lên Đông các đại học sĩ, tước Lâm Quế Bá. Lúc người Mãn - Châu chiếm Trung Quốc, vua Minh chạy vào Vân Nam, ông ở lại giữ thành Quế Lâm. Thành bị vây, sau đó ông chết theo thành. Ở đây Nguyễn Du đã ca ngợi nghĩa khí anh hùng của Cù Các Bộ, thà chết theo thành chứ không chịu cúi đầu ô nhục và làm tay sai cho giặc.
Dự Nhượng: Là một người nổi tiếng với tấm lòng “cô trung son sắt”, “đại nghĩa vua tôi”, xứng đáng là một bậc trượng phu với ý chí sắt thép. Khi bắt được Dự Nhượng, Triệu Tương Tử hỏi: “Không phải trước kia anh làm tôi cho Phạm Trung Hàng, sao anh không báo thù mà lại làm tôi Trí Bá? Bây giờ Trí Bá chết rồi, sao anh lại cứ khăng khăng báo thù cho được”. Dự
Nhượng trả lời: “Tôi làm tôi chi họ Phạm , họ Phạm đãi tôi như một người thường nên tôi cũng lấy hành vi của người thường mà báo đáp. Còn Trí Bá thì lại đãi tôi như quốc sĩ, cho nên tôi lấy danh dự của quốc sĩ mà báo đáp”. Phạm Tăng: Hay còn gọi là Á Phủ, là người nước Sở, được Hạng Vũ tôn kính như cha, thường gọi là Á Phủ (dưới cha một bậc, như chú). Trong bữa tiệc Hồng Môn, Tăng khuyên Hạng Vũ giết Lưu Bang. Hạng Vũ không nghe, sau nghe bọn phản gián, nghi Phạm Tăng tước hết quyền lực. Phạm Tăng giận bỏ về, đến Bành Thành ở huyện Đông Sơn, tỉnh Giang Tô thì bị nhọt hậu bối và chết. Đây là một người có tấm lòng cô trung tận tâm và sâu sắc đối với nước Sở, nhưng lại không biết mệnh trời đã thuộc về họ Lưu (Lưu Bang).
Lạn Tương Như và Liêm Pha: Là hai vị quan thượng khách của nước Triệu. Thời chiến quốc, Liêm Pha ganh ghét Lạn Tương Như không có công đánh giặc mà cũng ở ngôi như mình, có ý định làm nhục Lạn Tương Như. Lạn Tương Như biết vậy, mỗi lần thấy xe của Liêm Pha thì cho xe của mình tránh đi ngả khác, nói rằng: “Không phải ta sợ Liêm tướng quân đâu, sở dĩ nước Tần không dám đánh nước Triệu là vì có ta và Liêm Pha, nếu hai con hổ đánh nhau thì không lưỡng toàn được. Ta tránh Liêm Pha là vì Quốc gia, mà không nghĩ đến thù riêng”. Liêm Pha nghe lời nói ấy đến gặp Lạn Tương Như xin tạ tội. Từ đó hai người kết bạn tâm giao cùng nhau nỗ lực giúp nước Triệu.
Nhạc Vũ Mục: Tức Nhạc Phi, người thời Nam Tống. Lúc bấy giờ trong triều đình Nam Tống có hai phe, phe Tần Cối chủ trương hòa với Kim đã chiếm miền Bắc Trung Quốc, còn phe của Nhạc Phi thì chủ trương đánh. Sau mười năm xây dựng lực lượng, Nhạc Phi đem quân tiến đánh Kim thì Tần Cối tư thông với giặc Kim, liền giả mệnh lệnh của vua. Sau đó tìm cớ
vu oan, hãm hại ông vào trong ngục: “Thương Nhạc Phi nên tướng ân uy không hòa mà bị hại” – Nguyễn Cư Trinh.
Tỉ Can: Là một người trong hàng chú bác của tên bạo chúa nhà Ân, là
Kiệt Trụ, thường can gián Kiệt Trụ nên bị giết hại.
Kê Thị Trung: Tức Kê Thiệu, con của Kê Khang, làm chức Thị Trung đời Tấn Huệ Đế. Khi Huệ Đế bị giặc đuổi bắt, tên bắn như mưa, Kê Thiệu lấy thân che cho vua, sau đó ông chết, máu phun cả vào áo vua. Ông là một người có tấm lòng cô trung sâu sắc, là tấm gương chói ngời về người trung thần nghĩa sĩ.
Vua Thuấn: Là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, nằm trong Tam Hoàng ngũ đế. Tên khi sinh là Diêu Trọng Hóa. Ông cũng được gọi là Hữu Ngu Thị. Ông được vua Nghiêu đưa lên ngôi khi năm mươi ba tuổi và chết khi một trăm tuổi, sau khi trao lại ngôi cho Hạ Vũ. Đặt thủ đô vương quốc tại Bồ Phản (Sơn Tây hiện nay). Ông còn được gọi là Đại Ngu hoặc Ngu Thuấn.
Đế Nghiêu: Một ông vua truyền thuyết thời cổ đại ở Trung Quốc. Cùng với Đề Thuấn được coi là hai ông vua lý tưởng trị vì một xã hội thái bình. Có thể thấy khi viết về những bậc trung thần nghĩa sĩ, hết lòng vì vua. Một mặt ông hết lời ca ngợi, cổ vũ tấm lòng cô trung son sắt của họ, nhưng đồng thời cũng phê phán chỉ trích những bậc trung thần đã thể hiện tấm lòng cô trung của mình một cách mù quáng, mà không hề biết rằng vận mệnh của triều đại đó đã đến lúc không thể trụ vững được nữa.
Còn khi viết về các vị vua anh minh , đức độ, thì ngòi bút của Nguyễn Du hết mực ca ngợi tài năng trị vì thiên hạ của họ.
1.3. Đề tài về những tên “loạn thần tặc tử”, những tên tướng giặc tàn bạo xâm lược Việt Nam và những tên hôn quân bạo chúa
Có thể thấy khi viết về hai đề tài trên thì Nguyễn Du luôn thể hiện niềm ca ngợi, sự ngưỡng mộ của mình đối với tài năng và nhân cách của họ. Đồng thời nhà thơ còn thể hiện sự cảm thông đối với số phận bất hạnh và cực khổ của những con người tài hoa, của những bậc trung thần nghĩa sĩ. Khi viết về những tên “loạn thần tặc tử”, những tên tướng giặc tàn bạo, những tên hôn quân bạo chúa, thì Nguyễn Du đã thể hiện một sự căm giận đến tột cùng đối với những tôi ác mà chúng gây ra. Bên cạnh đó nhà thơ còn chế giễu, mỉa mai, cười cợt chúng: Mã Viện, Minh Thành Tổ, vợ chồng Tần Cối, Tô Tần…
Minh Thành Tổ: Là một tên vua tàn bạo, thích gây chiến để mở rộng đất đai, như Nguyễn Trãi đã nói nhiều lần trong các bức thư ở tập Quân
trung từ mệnh tập. Chính tên vua này đã xâm lược nước ta, vơ vét vàng bạc
của cải và giết hại nhân dân, lại bắt hàng vạn đinh tráng, phụ nữ, nhi đồng giải về Trung Quốc làm nô lệ và xây đắp thành Bắc Kinh để dời kinh đô lên đó. Khi cơn giận nổi lên, hắn giết hại mười họ người ta, đánh trượng và nấu vạc dầu người trung thần. Chỉ trong năm năm, hắn giết hơn trăm vạn nhân mạng, xương trắng chất thành núi, máu thấm đỏ đất. Bởi vậy Nguyễn Du đã mượn cái chết của con Kỳ lân để nói lên lòng căm giận của mình đối với tên bạo chúa ấy. Trước ông, trừ Nguyễn Trãi, ít có tác giả Việt Nam nói rõ tội ác của Minh Thành Tổ, thậm chí có người còn theo sử gia phong kiến Trung Quốc cho hắn là vị vua anh hùng.
Tô Tần: Người Lạc Dương đời Chiến Quốc, điển hình là kẻ hành động
để mưu danh lợi. Lúc đầu sang Tần bày chước liên hoành chống sáu nước: Sở, Yên, Triệu, Ngụy, Hàn, Tề. Vua Tần không nghe, thế là quay sang Triệu bàn chước hợp tung, liên kết sáu nước chống Tần. Khi thất trí trở về nhà, vợ không rời khung cửi ra đón, chị dâu cũng không nấu cơm cho ăn, cha mẹ không thèm nhìn mặt cho như người qua đường. Tần giận bèn ra sức đọc
sách. Khuya buồn ngủ, lấy giùi đâm vào vế cho đau để tỉnh dậy. Đến khi Tô Tần đưa thuyết hợp tung, thuyết phục sáu nước, được sáu nước phong làm tướng quốc. Về thăm nhà có ấn sáu nước đeo lưng, rồi nào là vàng trăm nén, ngọc trăm đôi, hàng nghìn cỗ xe đi theo về làng. Bấy giờ mẹ ra ngoài thành đón, chị dâu quỳ xuống đi bằng gối, vợ thấy chồng lấm lét nhìn trộm. Ông ta hỏi một câu thật là bỉ ổi: “Trước sao khinh bỉ, nay sao kính trọng”. Mã Viện: Người đời Đông Hán, có nhiều nợ máu với nhân dân Việt Nam. Mã Viện ngoài sáu mươi tuổi còn muốn đi đánh trận lập công, vua thấy già không muốn cho đi. Ông ta mặc áo giáp nhảy lên yên ngựa, tỏ mình còn khỏe. Vua cười bảo: “Ông này còn quắc thước lắm”. Tương truyền Mã Viện dựng cột đồng ở Giao Chỉ để phân biên giới đất Hán. Có thuyết nói cột này dựng ở Nghệ An. Mã Viện ở Giao Chỉ về có chở một xe hạt ý dĩ chữa bệnh thấp. Khi ông ta chết, có kẻ tố cáo với nhà vua rằng đó là xe chở đầy châu báu, nhà vua giận nên vợ con không dám đem thi hài về quê nhà, chỉ chôn cất ở phía Tây thành. Bọn phong kiến Trung Quốc bắt dân ta lập đền thờ Mã Viện khắp nơi trên đường đi sứ sang Trung Quốc. Theo Nguyễn Du đây là một sự vô lý và nực cười.
Tần Cối: Trước làm quan Bắc Tống, bị quân Kim bắt rồi tha cho về Nam, làm Tể tướng Nam Tống. Đây là tên gian thần đã từng giả lệnh vua bắt Nhạc Phi bỏ ngục. Người đời sau dựng tượng Tần Cối và vợ là Vương Thị quỳ trước mộ Nhạc Phi, người đến chiêm bái mộ Nhạc Phi thường phỉ nhổ, đánh đập vào tượng của Tần Cối và vợ hắn.
Thông qua việc nói đến những tên gian thần, những tên hôn quân bạo chúa đã cho chúng ta thấy được thái độ căm phẫn của tác giả đối với những kẻ cướp nước, những tên gian thần hống hách tàn bạo làm cho đời sống của nhân dân cực khổ trong xã hội phong kiến Trung Hoa. Đồng thời Nguyễn
Du muốn ám chỉ những kẻ lộng quyền hung bạo ở trong nước thời bấy giờ, đang tác oai tác quái gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân.
1.4. Đề tài về những bậc cao sĩ, những viên đại thần cáo quan về quê ở ẩn, để bảo toàn nhân cách
Viết về đề tài này, đã thể hiện những suy nghĩ trăn trở của Nguyễn Du về việc lựa chọn giữa xuất và xử. Thông qua các nhân vật như Hứa Do, Lưu Linh, Sơ Quảng, Sơ Thụ, Vinh Khải Kỳ, Bùi Tấn Công…
Hứa Do: Là một trong hai ẩn sĩ đời Đường Nghiêu (Sào Phủ và Hứa Do), ông ở ẩn ở tại núi Cơ – Sơn, được vua Nghiêu có ý nhường ngôi cho nhưng ông không nhận. Khi vua Nghiêu định nhường thiên hạ cho Hứa Do thì ông trả lời: “Ông làm vua thiên hạ đã bình trị rồi, bây giờ bảo tôi thay thế vì tôi vì danh à”. Danh chỉ là khách mà thực mới là chủ.
Lưu Linh: Người đời Tấn, tự Bá Luân, “một ông tiên trong làng rượu
đời Tấn”. Tính tình phóng khoáng, có tài uống rượu, uống bao nhiêu cũng không say, không quan tâm đến việc đời, là một trong bảy người hiền Trúc Lâm và là bạn của Kê Khang và Nguyễn Tịch. Lưu Linh thường ngồi xe hươu kéo, mang theo một bầu rượu, sai người vác cuốc đi theo và nói “tử tiện mai” nghĩa là “chết đâu chôn đấy”. Ông nổi tiếng với bài Tửu đức tụng (Bài tụng đức tốt của rượu). Nguyễn Gia Thiều đã từng có câu thơ :
“Cờ tiên rượu thánh ai đang
Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm”
Sơ Quảng và Sơ Thụ: Là hai chú cháu đời Hán cùng làm quan đồng triều và cùng cáo quan về nhà một lúc, người đời khen là ca thượng, không tham danh lợi, cáo quan để giữ được nhân cách toàn vẹn.
Vinh Khải Kỳ: Một nhà ẩn sĩ đời Xuân Thu, sách Liệt nữ chép, Khổng Tử đi chơi thấy Vinh Khải Kỳ ở ngoài đồng ruộng vừa đi vừa hát, bèn hỏi: “Tiên sinh có điều gì vui mà hát thế”? Vinh Khải Kỳ đáp: “Tôi có rất nhiều
niềm vui, vui được làm người quý hơn muôn vật, vui và được làm người đàn ông quý hơn đàn bà, vui vì được sống lâu chín mươi tuổi, không chết non. Đó là ba điều vui vậy”.
Khi viết về những bậc cao sĩ ở ẩn, những viên đại thần dám mạnh mẽ và dứt khoát từ bỏ những danh lợi của chốn quan trường về quê ở ẩn, để bảo toàn nhân cách cao đẹp của mình, giữa lúc thời thế đã đổi thay, bọn hoạn quan lộng hành, chia bè kết đảng trong triều đình. Nguyễn Du đã thể hiện niềm ngưỡng mộ đối với những bậc cao nhân đó, họ đã mạnh mẽ và dứt khoát lánh xa cuộc sống phàm tục để bảo toàn nhân cách cao đẹp của mình.
1.5. Đề tài về những người phụ nữ tiết liệt
Có thể thấy, đến Nguyễn Du các nhân vật lịch sử là “nữ” đã được đưa vào sáng tác. Đó là những người phụ nữ không chỉ “công – dung – ngôn – hạnh” mà còn có những nhân cách sáng ngời như Nga hoàng và Nữ Anh (vợ của Vua Thuấn), ba người phụ nữ là vợ, thiếp và con của Lưu Thời Cử…
Vợ, thiếp và con của Lưu Thời Cử (sống ở đời Minh): Đó là Trương
Thị, Quách Thị và Lưu Thị. Vào khoảng niên hiệu chính Đức nhà Minh
(1506 – 1521), có người tên Lưu Thời Cử đi nhậm chức. Thuyền tới đây, bị bọn cướp giết hết. Vợ, là Trương Thị, Thiếp là Quách Thị và con gái là Lưu Thị đã nhảy xuống sông tự tử để bọn cướp không làm nhục đến mình. Khoảng năm Gia Tĩnh (1522 – 1536) được biểu dương và lập miếu thờ. Đồng thời, trong bài thơ Tam liệt miếu (Miếu ba liệt nữ), nhà thơ còn dụng ý nhân cái chết của những phụ nữ ấy, ông đả kích bọn khoác lác, mồm lúc nào cũng nói hiếu trung mà không làm được việc hiếu trung nào cả:
“Thanh thời đa thiểu tu như kích, Thuyết hiếu đàm trung tư các tôn.”
Bàn chuyện hiếu trung, ai cũng tự cho mình là nhất.)
Nga Hoàng và Nữ Anh: hai vợ của vua Thuấn. Tương truyền khi vua Thuấn chết, hai bà khóc, nước mắt vẫy ra làm cho rừng trúc ở đấy có những vết lốm đốm.
Khi viết về những người phụ nữ tiết liệt, Nguyễn Du đã thể hiện sự ngưỡng mộ và niềm trân trọng của mình đối với những người có nhân cách cao đẹp như vậy, hết lòng thủy chúng son sắt với chồng.
2. Tổng hợp, đánh giá
Thông qua những nhân vật lịch sử được thể hiện trong các sáng tác chữ Hán của mình, đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về con người Nguyễn Du. Vốn là một người đa cảm, đa sầu nên trái tim của nhà thơ rất dễ rung đập khi bắt gặp bất kỳ cảnh tượng đau thương nào. Đồng thời, qua đó đã thể hiện được những suy tư trăn trở của Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ làm quan.
CHƯƠNG BA
1. So sánh giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng các“nhân vật lịch sử” làm chất liệu “nhân vật lịch sử” làm chất liệu
1.1. Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” củaNguyễn Trãi và Nguyễn Du Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
1.1.1. Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của Nguyễn Trãi
Có thể thấy, những “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong các sáng tác của Nguyễn Trãi chủ yếu là những bậc công thần của triều đình, những người hết lòng vì nước, vì dân: Khuất Nguyên, Lý Thiện Cảm, Vương Thức, Bá Nhân, Chu Công, Chu Bột, Trương Tửu, Trương Cửu Linh, Hồ Hán Thương… Bên cạnh đó ông còn nhắc đến những bậc cao nhân ở ẩn để bảo toàn nhân cách của mình: Bá Di, Thúc Tề, Sào Phủ, Hứa Do, Quản Ninh… Ngoài ra Nguyễn Trãi còn nhắc đến những nhà thơ lớn của đất nước Trung Hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Đông Pha (Tô Thức)… Thông qua các “nhân vật lịch sử”, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình về đất nước và con người. Qua đó giúp chúng ta phần nào hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi – một người suốt đời ôm mối “tiên ưu” (vui trước thiên hạ, lo sau thiên hạ). Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình vì sự nghiệp của đất nước. Bởi vậy qua từng bài thơ, hình ảnh một vị công thần