Tài về những người phụ nữ tiết liệt

Một phần của tài liệu Vịnh sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Trang 31 - 32)

2. Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của

1.5.tài về những người phụ nữ tiết liệt

Có thể thấy, đến Nguyễn Du các nhân vật lịch sử là “nữ” đã được đưa vào sáng tác. Đó là những người phụ nữ không chỉ “công – dung – ngôn – hạnh” mà còn có những nhân cách sáng ngời như Nga hoàng và Nữ Anh (vợ của Vua Thuấn), ba người phụ nữ là vợ, thiếp và con của Lưu Thời Cử…

Vợ, thiếp và con của Lưu Thời Cử (sống ở đời Minh): Đó là Trương

Thị, Quách Thị và Lưu Thị. Vào khoảng niên hiệu chính Đức nhà Minh

(1506 – 1521), có người tên Lưu Thời Cử đi nhậm chức. Thuyền tới đây, bị bọn cướp giết hết. Vợ, là Trương Thị, Thiếp là Quách Thị và con gái là Lưu Thị đã nhảy xuống sông tự tử để bọn cướp không làm nhục đến mình. Khoảng năm Gia Tĩnh (1522 – 1536) được biểu dương và lập miếu thờ. Đồng thời, trong bài thơ Tam liệt miếu (Miếu ba liệt nữ), nhà thơ còn dụng ý nhân cái chết của những phụ nữ ấy, ông đả kích bọn khoác lác, mồm lúc nào cũng nói hiếu trung mà không làm được việc hiếu trung nào cả:

“Thanh thời đa thiểu tu như kích, Thuyết hiếu đàm trung tư các tôn.”

Bàn chuyện hiếu trung, ai cũng tự cho mình là nhất.)

Nga Hoàng và Nữ Anh: hai vợ của vua Thuấn. Tương truyền khi vua Thuấn chết, hai bà khóc, nước mắt vẫy ra làm cho rừng trúc ở đấy có những vết lốm đốm.

Khi viết về những người phụ nữ tiết liệt, Nguyễn Du đã thể hiện sự ngưỡng mộ và niềm trân trọng của mình đối với những người có nhân cách cao đẹp như vậy, hết lòng thủy chúng son sắt với chồng.

Một phần của tài liệu Vịnh sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Trang 31 - 32)