Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của

Một phần của tài liệu Vịnh sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Trang 33 - 42)

1. So sánh giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng

1.1. Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của

“nhân vật lịch sử” làm chất liệu

1.1. Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” củaNguyễn Trãi và Nguyễn Du Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

1.1.1. Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của Nguyễn Trãi

Có thể thấy, những “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong các sáng tác của Nguyễn Trãi chủ yếu là những bậc công thần của triều đình, những người hết lòng vì nước, vì dân: Khuất Nguyên, Lý Thiện Cảm, Vương Thức, Bá Nhân, Chu Công, Chu Bột, Trương Tửu, Trương Cửu Linh, Hồ Hán Thương… Bên cạnh đó ông còn nhắc đến những bậc cao nhân ở ẩn để bảo toàn nhân cách của mình: Bá Di, Thúc Tề, Sào Phủ, Hứa Do, Quản Ninh… Ngoài ra Nguyễn Trãi còn nhắc đến những nhà thơ lớn của đất nước Trung Hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Đông Pha (Tô Thức)… Thông qua các “nhân vật lịch sử”, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình về đất nước và con người. Qua đó giúp chúng ta phần nào hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi – một người suốt đời ôm mối “tiên ưu” (vui trước thiên hạ, lo sau thiên hạ). Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình vì sự nghiệp của đất nước. Bởi vậy qua từng bài thơ, hình ảnh một vị công thần của triều đình luôn tận tâm, lo âu, luôn thao thức và trăn trở vì nước, vì dân. Chí khí bền bỉ, đến già vẫn không mệt mỏi mãi là sự khẳng định nhân phẩm và thuộc về di sản quý báu của dân tộc.

1.1.2. Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của Nguyễn Du

Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng lấy các “nhân vật lịch sử” làm chất liệu sáng tác văn học cho mình. Nguyễn Du cũng viết về những bậc trung thần nghĩa sĩ của đất nước: Khuất Nguyên, Cù Thức Trĩ, Nhạc Phi, Văn Thiên Tường, Hàn Tín, Kê Thiệu, Liêm Pha, Lạn Tương Như… Bên cạnh đó ông còn viết về những nhà thơ, những người tài hoa mà bạc mệnh như Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu… Đồng thời Nguyễn Du còn viết về những người phụ nữ như Phùng Tiểu Thanh, Dương Quý Phi, Nga Hoàng, Nữ Anh, ba người phụ nữ là vợ và con của Lưu Thời Cử… Ngoài ra Nguyễn Du còn hướng ngòi bút đến những tên loạn thần tặc tử, những tên hôn quân bạo chúa như Mã Viện, Minh Thành Tổ, Tần Cối, Tô Tần…

1.2.Lý do so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

Sở dĩ chúng tôi so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du bởi trước hết cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều đại diện tiêu biểu cho hai giai đoạn văn học quan trọng trong tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII và nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX).

Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều là những nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Thơ văn của hai ông đã thể hiện được tinh thần tự cường và những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt thông qua tìm hiểu các “nhân vật lịch sử” trong các sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về con người cũng như sự nghiệp sáng tác văn học của hai ông.

Ở đây, chúng tôi so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du không phải là để so sánh ai giỏi hơn ai, để từ đó đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong tiến trình lịch sử văn học của dân tộc. Mà thông qua đó để thấy được sự khác nhau về phương diện sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng “các nhân vật lịch sử” làm chất liệu sáng tác.

1.3. Sự giống nhau giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

Cả hai nhà thơ đều sử dụng những “nhân vật lịch sử” để đưa vào các sáng tác của mình. Thông qua đó thể hiện những cảm xúc và thái độ của bản thân đối với các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến. Đồng thời gửi gắm tư tưởng và thông điệp của mình đến với độc giả. Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đều lên án tội ác của tên hôn quân bạo chúa Minh Thành Tổ đối với nhân dân Việt Nam. Nếu như trong bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã chỉ ra tội ác tày trời của quân Minh:

“Độc ác thay Trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Nam Hải không rửa sạch mùi” Hay: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Còn Nguyễn Du đã thể hiện tội ác của Minh Thành Tổ qua bài Kỳ lân mộ,

“Khi cơn nổi lên , hắn giết hại mười họ người ta, đánh trượng và nấu vạc dầu người trung thần. Chỉ có năm năm hắn đã giết hơn trăm vạn vạn nhân mạng, xương chất thành núi, máu thấm đỏ đất”.

Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du không chỉ cùng viết về “Minh Thành Tổ”, một tên hôn quân bạo chúa, mà còn viết về “Khuất Nguyên”, một bậc trung thần nghĩa sĩ của nước Sở. Viết về tấm lòng “cô trung sắc son” của Khuất Nguyên và bi kịch của cuộc đời ông – một người tài hoa bạc mệnh. Trong bài Đoan ngọ nhật, Nguyễn Trãi có viết:

“Trầm Tương để sự than Linh Quân”

(Việc trẫm mình sông Tương luống thương tiếc Linh Quân)

Còn trong bài Biện giả, Nguyễn Du đặc biệt ca ngợi tấm lòng của Khuất nguyên:

“ Bất thiệp Hồ Nam đạo An tri tương thủy thâm? Bất độc Hoài Sa phú,

An thức Khuất Nguyên tâm?

Khuất Nguyên tâm, Tương giang thủy, Thiên thu, vạn thu thanh kiến để…” (Không đi qua Hồ Nam

Biết sao được sông Tương sâu? Không đọc bài phú Hoài Sa,

Biết sao được nỗi lòng của Khuất nguyên? Nghìn năm, vạn năm vẫn thấy trong suốt thấy đáy).

Đồng thời cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng viết về Đỗ Phủ với một niềm cảm thương sâu sắc đối với cuộc đời bạc mệnh của Đỗ Phủ. Bên cạnh đó ca ngợi tấm lòng “cô trung son sắt” của ông. Trong bài Loạn hậu cảm tác của Nguyễn Trãi có viết:

“Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt”

(Tử Mỹ (ôm lòng) cô trung với ngày tháng nhà Đường)

Sau sự biến An Lộc Sơn, Đỗ Phủ đã tránh vào đất Thục, làm thơ biểu lộ ra mình là bề tôi trung mà bị cô độc. Bên cạnh đó, Nguyễn Du lại xót xa cho cuộc đời bạc mệnh của Đỗ Phủ và nói lên sự đồng cảm của mình:

“Dị đại tương liên không sái lệ Nhất cùng chí thử khởi công thi?

Trao đầu cựu chứng y thuyên vị? Địa hạ vô linh quỷ bối xy”

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ) ((Ông với tôi) ở hai thời đại khác nhau,

thương nhau luống rơi nước mắt, Ông cùng khổ như thế há phải vì hay thơ? Cái bệnh lắc đầu cũ bây giờ đã khỏi chưa? Dưới suối vàng đừng để bọn quỷ cười”).

Qua đó có thể thấy, cùng viết về một “nhân vật lịch sử” nhưng mỗi nhà thơ lại có những cách cảm nhận khác nhau nhưng vẫn nằm trong một dòng cảm xúc chủ đạo, đối với những người “tài hoa bạc mệnh” thì thể hiện sự đồng cảm và thương xót. Còn đối với những tên “hôn quân bạo chúa” thì thể hiện một thái độ căm phẫn đến tột cùng

1.4.Sự khác nhau

Có thể thấy đến Nguyễn Du, nhà thơ đã bắt đầu nói đến các “nhân vật lịch sử” là nữ. Lần đầu tiên các “nhân vật lịch sử” là nữ trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ. Trước Nguyễn Du, Nguyễn Trãi cũng như các nhà thơ, nhà văn khác đều không đưa “người phụ nữ” vào trong sáng tác của mình. Dưới cách nhìn của họ, phụ nữ là những người chỉ biết lo những chuyện trong gia đình, ngoài ra không được can thiệp vào bất cứ việc gì ở ngoài xã hội. Sở dĩ trong các sáng tác của Nguyễn Trãi chúng ta không thấy xuất hiện hình ảnh của những “nhân vật lịch sử” là “nữ”, bởi ông là một nhà nho chuẩn mực, nên những đối tượng sáng tác của ông phải tương đối chính thống, không thể tùy tiện đưa các nhân vật vào trong sáng tác của mình, đó là những bậc chính nhân quân tử (những vị vua anh minh đức độ, những bậc trung thần nghĩa sĩ), hay phê phán những tên “loạn thần tặc tử”, những tên

giặc tàn bạo đi xâm lược những nước khác… Còn Nguyễn Du, do cuộc đời phải trải qua nhiều sóng gió, cùng với một trái tim “đa sầu đa cảm”, bởi vậy ông luôn nghiêng mình trước những mảnh đời cơ cực và nghèo khổ, nhất là những người “phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh” như Phùng Tiểu Thanh, Dương Quý Phi. Khi viết về họ Nguyễn Du không thể kìm nổi cảm xúc của mình trước những số phận nghiệt ngã đó. Nhà thơ như muốn thay lời của họ để tố cáo xã hội phong kiến thối nát và tàn bạo đã vùi dập cuộc đời của họ. Có thể thấy, trong sáng tác của Nguyễn Du, ông đã giành một phần trang viết của mình để viết về “người phụ nữ”, đó là Dương Quý Phi, Phùng Tiểu Thanh, vợ và con của Lưu Thời Cử (Trương Thị, Quách Thị và Lưu Thị), Nga Hoàng và Nữ Anh (vợ của vua Nghiêu), Trác Nữ, Thái Nữ, Vương Thị (vợ của tên phản nghịch Tần Cối), người ca nữ ở đất Long Thành (Cô Cầm), Dương Thái Hậu…

Viết về những “nhân vật lịch sử” là “nữ”, nhất là những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh, Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của mình đối với những số phận cơ cực và bất hạnh đó. Nhà thơ dường như đã nghiêng mình xuống để cùng đồng cảm và sẻ chia với họ. Qua đó cho ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.

Ngoài ra Nguyễn Du còn quan tâm tới thân phận của những nhà thơ, nhà nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Âu Dương Tu, Giả Nghị, Liễu Tôn Nguyên… Thông qua cuộc đời của những người tài hoa bất hạnh đó, Nguyễn Du đã gửi gắm tư tưởng và quan niệm của mình về cuộc đời và con người. Cuộc đời của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Khuất Nguyên… dường như cũng có phần nào giống với cuộc đời của chính bản thân Nguyễn Du, đều “tài hoa mà bạc mệnh”. Bởi vậy viết về họ cũng chính là Nguyễn Du tự viết về chính mình, với một niềm cảm thương sâu sắc. Nhà thơ tự thương cho chính cuộc đời “bạc mệnh” của mình. Từ đó Nguyễn Du

đưa ra tư tưởng “tài mệnh tương đố”, đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mảng đề tài Nguyễn Du viết về những “người tài hoa bạc mệnh”.

KẾT LUẬN

Có thể thấy “các nhân vật lịch sử” đã trở thành đề tài và nguồn cảm hứng sáng tạo lớn cho nhiều nhà thơ và nhà văn, Nguyễn Du cũng vậy, ông đã biết cách khai thác một khía cạnh quan trọng của đề tài lịch sử để đưa vào các sáng tác của mình. Ông đã sử dụng một cách triệt để thành công chất liệu lịch sử ấy.

Đồng thời những bài thơ viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Du có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tìm hiểu tâm sự của nhà thơ. Qua những bài thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã cung cấp cho người đọc những tri thức về lịch sử và những quan điểm cách nhìn nhận, đánh giá của mình về “các nhân vật lịch sử” được nhắc đến. Có lẽ điều quan trọng hơn cả là thông qua những “nhân vật lịch sử” ấy, nhà thơ đã gửi gắm những thông điệp, tư tưởng và

những lời muốn nói của tác giả về hiện tại. Nguyễn Du viết về Khuất Nguyên nước Sở, về Đỗ Phủ, Lý Bạch, Âu Dương Tu đời Đường, về Cù Thức Trĩ đời Minh, về Tô Tần hay vợ chồng Tần Cối đời Nam Tống…, mà chúng ta cảm thấy dường như phảng phất hình bóng của chính thời đại mà nhà thơ đang sống, đó là bối cảnh xã hội Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn. Tôi từng nhớ có một nhà thơ đã từng nói “lịch sử không đơn thuần là chiếc đinh để nhà thơ treo lên đó bức tranh của thời đại mình”, nó cũng phần nào tương ứng với Nguyễn Du.

Đọc những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về con người Nguyễn Du với những suy tư, trăn trở trên bước đường hoạn lộ của chốn quan trường. Đó là một Nguyễn Du luôn băn khoăn, day dứt giữa việc lựa chọn giữa xuất và xử, một Nguyễn Du luôn đau đớn, xót xa khi nhìn thấy những mảnh đời cơ cực, lầm than (một ông già mù hát rong ở Thái Bình, hay bốn mẹ con ăn xin trong bài Sở kiến hành) , một Nguyễn Du căm giận trước những tội ác của những tên “loạn thần tặc tử”, những tên hôn quân bạo chúa, những tên giặc tàn bạo đã gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân và một Nguyễn Du mang một nỗi ưu phiền về tình cảnh điêu đứng của đất nước mà không thể làm gì được. Nếu không có một trái tim nồng ấm, một tấm lòng nhân đạo sâu sắc và cao cả như vậy thì Nguyễn Du sẽ không thể viết nên những vần thơ làm rung động biết bao con tim của bạn đọc từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Bởi vậy chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định “Nguyễn Du là một nhà thơ lớn”. Ông không phải là một nhà thơ chỉ biết đến “số phận riêng của cá nhân mình, chỉ biết “ngồi ngắm cái bóng dưới chân mình”. Đồng thời, ông cũng không phải là một nhà thơ chỉ quan tâm đến triều đại này hay triều đại khác mà Nguyễn Du là nhà thơ biết đặt lòng mình nơi những con người bất hạnh và đau khổ. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cùng với Truyện Kiều là một, có

khác chăng Truyện Kiều giống như một dòng sông lớn, còn thơ chữ Hán của Nguyễn Du lại là những con suối nhỏ, nhưng rồi tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông của chủ nghĩa nhân nhân đạo cao cả của nhà thơ. Chúng tôi hy vọng thông qua việc tìm hiểu “các nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách nhìn và quan điểm mới mẻ và sâu sắc về con người cũng như sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm, Nguyễn Thạch Giang, Trương

Chính biên khảo và chú giải, NXB VHTT, 2001

2. Khảo và luận một số thể loại tác gia và tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 2, NXB ĐHQGHN, 2001

3. Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX),

Nguyễn Lộc chủ biên, NXB GD, 2009

4. Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhiều tác giả, NXB Văn học, 1978

5. Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán, Hoài Thanh,

TCVH 3/1960

6. Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán, TCVH

7. Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du, NXB KHXH, HN,

Một phần của tài liệu Vịnh sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w