1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

21 1,8K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 110,78 KB

Nội dung

Tiểu luận đề tài TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU GVHD: PGS.TS ĐOÀN LÊ GIANG. Nguyễn Du sinh ra trong thời đại nhiễu nhương ( cuối thế kỉ XIX ) , chứng kiến bao nhiêu cảnh bọt bèo dâu bể. Triều Lê sụp đổ, 11 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mất mẹ, suốt thời trai trẻ ăn nhờ ở đậu, có lúc làm con nuôi người ta, Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Sau ra làm quan với triều Nguyễn, tâm hồn chàng trai xứ Nghệ đã thuộc về những con người đáng thương trong xã hội. Tưởng như sống trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Du sẽ chán nản, bế tắc với thực tại, nhưng không, với một tấm lòng mẫn cảm, dào dạt yêu thương và vô cùng tinh khiết, những vần thơ chữ Hán của cụ Tiên Điền như những giọt lệ đầy bi tráng nhỏ xuống lòng đời trái đắng, vọng lên những âm thanh thống thiết mà vẫn hiên ngang một nhân cách phi thường.Không thể phủ nhận được,những bài thơ đó chứa đựng được những yếu tố tích cực nhưng lại chìm đi trong một yếu tố tiêu cực, bi quan. Nguyễn Du đã nhìn thấy nỗi thống khổ của quần chúng bị áp bức, đã vạch trần bộ mặt xấu xa, độc ác của giai cấp thống trị, nhưng khi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

♦♦♦♦♦♦♦♦♦

TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG TRONG

THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

GVHD: PGS.TS ĐOÀN LÊ GIANG

SV : LÊ THỊ THÚY NGAMSSV : 1356010074

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nguyễn Du sinh ra trong thời đại nhiễu nhương ( cuối thế kỉ XIX ) , chứng kiến bao nhiêu cảnh bọt bèo dâu bể Triều Lê sụp đổ, 11 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mất mẹ, suốt thời trai trẻ ăn nhờ ở đậu, có lúc làm con nuôi người ta, "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán",Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi Sau ra làm quan với triều Nguyễn, tâm hồn chàng trai xứ Nghệ đã thuộc về những con người đáng thương trong xã hội Tưởng như sống trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Du sẽ chán nản, bế tắc với thực tại, nhưng không, với một tấm lòng mẫn cảm, dào dạt yêu thương và vô cùng tinh khiết, những vần thơ chữ Hán của

cụ Tiên Điền như những giọt lệ đầy bi tráng nhỏ xuống lòng đời trái đắng, vọng lên những âm thanh thống thiết mà vẫn hiên ngang một nhân cách phi thường.Không thể phủnhận được,những bài thơ đó chứa đựng được những yếu tố tích cực nhưng lại chìm đi trong một yếu tố tiêu cực, bi quan Nguyễn Du đã nhìn thấy nỗi thống khổ của quần chúng bị áp bức, đã vạch trần bộ mặt xấu xa, độc ác của giai cấp thống trị, nhưng khi muốn tìm cho mình con đường giải thoát, ông lại bị lạc vào con đường mòn của Lý Bạch,Đàm Tiên và tuy ông không đi theo gót Lão Trang nhưng trong thơ ông có ảnh hưởng tư tưởng của họ khá nhiều Điều này thấy rõ trong những bài thơ chữ Hán của ông, về những biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật trong thơ Nguyễn Du Thực

ra Nguyễn Du không muốn quên đời, Lão - Trang trong ông chỉ là cốt cách của một Nho

sĩ thức thời, và thường thì tư tưởng Lão Trang được thi nhân mượn để tỏ bày cái nội tâm trong sáng, thanh khiết giữa cuộc đời ô nhược mà thôi

Trang 3

GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ:

1 LÃO TỬ

Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại củaông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi Theo truyền thuyết Trung Quốc, ôngsống ở thế kỉ 6 TCN Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Báchgia chư tử và thời Chiến Quốc Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sáchcủa Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo

Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyênluận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc Nó là kiệt tác được cho là củaông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiênnhiên, "người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tựnhiên", rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luậtcủa thiên nhiên, tu luyện để sống lâu và gần với Đạo

Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần:Thượng Kinh và Hạ Kinh

 Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo".Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh

 Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữuĐức" Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh

2 TRANG TỬ

Trang Tử ( 365–290 trước CN), người nước Tống, là một triết gia và tác gia Đạogiáo Tên thật của ông là Trang Chu và tác phẩm của ông sau này đều được gọi Trang Tử.Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học TrungHoa với Bách Gia Chư Tử

Trang Tử Nam Hoa kinh là cuốn sách triết học nổi tiếng của Trang Tử viết vàothời Chiến Quốc Cuốn sách ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao,

Trang 4

được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc Tác phẩmgồm 3 thiên: Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên.

3 NGUYỄN DU VÀ THƠ CHỮ HÁN CỦA ÔNG

3.1 VÀI NÉT VỀ NGUYỄN DU

Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơnlạp hộ Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đạithi hào dân tộc" Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận

là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngàysinh của ông

3.2 THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

Thơ chữ Hán giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn

Du, bởi nó vừa là nhật ký tâm trạng, vừa là nhật ký có tính hành trình của chính đại thihào trong suốt một thời kỳ dài Đó là mảng thơ ông sáng tác gần như trọn đời (khoảngtrên dưới 30 năm), qua nhiều vùng lãnh thổ khác nhau

Thơ chữ hán của ông gồm có 3 tập thơ tiêu biểu:

 Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trongnhững năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn

 Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làmquan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh

 Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc

Thơ chữ hán của Nguyễn Du theo Giáo sư Mai Quốc Liên, là những áng vănchương nghệ thuật tác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa Nó mới lạ và độcđáo trong một nghìn năm thơ chữ hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơchữ hán của Trung Quốc nữa (Lời nói đầu, Nguyễn Du toàn tập, tập 1, NXB Văn học,1996)

Trang 5

A BIỂU HIỆN:

Thơ của ông bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Lão Trang ở một số điểm sau đây :

Thứ nhất, Nguyễn Du muốn sống một cuộc sống nhàn hạ, bình thản, không vướng màng đến danh lợi

Thứ hai, cũng như nhiều nhà nho khác khi ở ẩn hoặc chờ thời, tư tưởng Lão Trang cũng giúp cho Tố Như có được tư thái “an bần lạc đạo” nghĩa là sống yên ổn với cái nghèo và vui thú với lẽ đạo

Thứ ba, Tính cách tiêu dao và nhàn dật của tư tưởng Lão Trang đã giúp ông thanh thản khi nhìn đời và trông lại mình

Thứ tư, ông cũng chỉ ra tính cách bi đát và vô thường của đời người và người đời

Cụ thể, nó được thể hiện rõ như sau :

1 Trong tập thơ Thanh hiên thi tập.

Thanh Hiên thi tập hay còn gọi là Thanh Hiên tiền hậu tập là một trong ba tập thơchữ Hán của Nguyễn Du còn để lại Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài thơ, là tập thơ chữHán đầu tiên của Nguyễn Du Tập thơ này Nguyễn Du làm trong thời kỳ hàn vi và có thểphân chia ra làm ba giai đoạn:

 Mười năm gió bụi: (1786 - khoảng cuối 1795 đầu năm 1796): tức năm TâySơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở HồngLĩnh,

 Dưới chân núi Hồng (1796-1802): quãng thời gian ông về ẩn tại quê nhà (HàTĩnh)

 Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804): quãng thời gian ông bắt đầu ra làm quancho nhà Nguyễn

Tâm sự của Nguyễn Du vào thời điểm lúc ông viết “Thanh Hiên thi tập” cũngnhư tâm sự của bao nhiêu nhà thơ cổ Việt Nam và Trung Quốc dưới các triều đại phong

Trang 6

kiến suy tàn, xã hội loạn lạc Nghĩa là buồn chán, sầu mộng, bất lực và muốn đi ở ẩn,muốn xa lánh đời sống ô trọc để giữ lấy cái thanh cao trong nhân cách của mình Nhưng

ở Nguyễn Du thì cái đó có phần sâu sắc hơn, dằn vặt hơn và được nói ra thành thật hơn,xúc động

Trong “10 năm gió bụi” Nguyễn Du là người chạy trốn “khứ quốc” và “cùngđổ” Hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ thật muôn phần thương cảm Nghèo túng, ăn nhờ

ở đậu đã đành, nhưng cái chính là không biết làm gì, theo đường nào Nhưng cái buồncủa Nguyễn Du, sự thất vọng, tuyệt vọng của Nguyễn Du không phải chỉ là cái buồn củanhân thế, đó còn là cái buồn trước đất nước và thời cuộc Một tất yếu lịch sử đã không thểhiện thực, xã hội Việt Nam đã trì trệ và rên xiết trong gông xiềng phong kiến,và điều đó

là một bi kịch sâu sắc bao trùm lên toàn bộ xã hội Cho nên nỗi buồn của Nguyễn Du trởnên mênh mang đến vô cùng Rồi cũng dễ hiểu là Nguyễn Du đã tìm đến Lão-Trang: “Sinh vị thành danh nhân dĩ suy,

Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy

Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn?

Mệnh đẳng hồng mao bất tự tri

Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng,

Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi

Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp,

Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?”

Dịch thơ:

Tấm thân sáu thước tuổi ba mươi

Cũng bởi thông minh chịu tội đời

Há phải văn chương ghen tính mệnh

Nào đâu trời đất ghét lầm người

Kiếm cung dang dở sinh cùng quẩn

Xuân hạ vèo qua bạc tóc vôi

Trang 7

Ước ẩn rừng sâu đầu cạo tóc

Nằm nghe tiếng hát giữa lưng trời

(Tự thán – giai đoạn “Mười năm gió bụi 1786-1795”

Chặng đường mười năm xa nhà là mười năm của nỗi day dứt muộn phiền mà ông muốn xua tan đi nhưng vẫn chưa thoát được Ông than thân trách phận, cho rằng mình thông minh nên phải “chịu tội trời” , cho rằng “văn chương ghen tính mệnh” , “trời đất ghét nhầm người” … Cũng chính vì vậy mà ông muốn thoát khỏi cuộc sống phàm tục, muốn được cạo tóc, vào sâu trong rừng và sống một cuộc sống ẩn dật, vui với thú vui củacây cỏ, hoa lá và vạn vật

Những câu thơ trên còn cho ta thấy nỗi day dứt, ám ảnh của tác giả về tuổi già Nỗi

lo lắng, phiền muộn này của tác giả dường như xuyên suốt tập thơ Một mặt nó thể hiện những vất vả, khổ sở của tác giả trên đường đi tránh loạn, mặt khác nó thể hiện nỗi cảm khái của tác giả trước quy luật của tự nhiên, một cảm quan mang tính nhân sinh mà không phải bất cứ người nào cũng có được Cái già đến với con người ta bất ngờ và tự nhiên cũng như đông qua thì xuân đến, như bông hoa kia sớm nở tối tàn vậy Duy chỉ có con người biết tức cảnh mà sinh tình, mà cảm than cho thời thế Cuộc đời nhiều sóng gió của Nguyễn Du cùng với tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ không cho phép ông thực hiện được những hoài bão, lí tưởng của mình một cách trọn vẹn Ông cảm than cho số phận không phải vì những lo sợ của một con người thế tục, chỉ biết hưởng thụ và hành lạc Nỗi lo sợ của Nguyễn Du ở chỗ sự nghiệp “chưa thành danh” mà “thõn đã già yếu mất rồi” Đó cũng là một bi kịch của một con người giàu hoài bão, lĩ tưởng Thời gian cứ trôi, tuổi già cứ đến, trong tận sâu thẳm tâm hồn, những bộn bề cảm xúc này luôn chực trào ra qua

Mặt khác cũng như nhiều nhà nho khác khi ở ẩn hoặc chờ thời, tư tưởng Lão Trang cũng giúp cho Tố Như có được tư thái “an bần lạc đạo” nghĩa là sống yên ổn với cái nghèo và vui thú với lẽ đạo

“Môn tiền yên cảnh cận như hà, Nhàn nhật khai song sinh ý đa

Trang 8

Lục nguyệt bồi phong bằng tỉ địa,

Trước nhà phong cảnh hiện nay sao?

Mở cửa nhìn xem sinh ý nhiều

Sáu tháng gió đưa bằng đổi chỗ Một sân mưa đọng kiến bò cao

Nệm xanh vật cũ lo gìn giữ, Tóc bạc lòng hăng luống ngẹn ngào

Còn bệnh hãy nên lo chạy chữa, Chẳng hay thu tứ đến nhà nào?

( Khai song , Nguyễn Thạch Giang dịch)Ngay dòng thơ đầu tiên, hồn thơ Nguyễn Du đã hé lộ, với một nội tâm đầy mâu thuẫn:

“Cảnh khói mây trước cửa gần đây không biết thế nào?”

Con người khát khao hướng ngoại ấy quả luôn vọng tưởng những điều lớn lao:cảnh khói mây trước cửa Nghĩ đến cảnh khói mây cũng tức là trăn trở về vũ trụ, về sựbiến đổi của không gian và sự chảy trôi của thời gian Cảnh tượng ấy chẳng đâu xa, ngaytrước cửa nhà mình, đang gợn lên trong tâm trí mình Con người quan tâm cuộc đời đếnthế, lại có khi, trở nên lạc lõng, ngơ ngác với cả mây khói ngoài kia, đành phải tự hỏichính mình: gần đây không biết thế nào?

Có lẽ bấy lâu nay, nhà thơ tuyệt giao với cuộc sống bên ngoài căn nhà, tự khépmình vào không gian mái che bé nhỏ Tâm hồn ấy, chắc hẳn, đang mang một khối tâm sự

Trang 9

đầy u uẩn, luôn muốn biết tất cả, nhưng tự cách ly mình với tất cả Thật lạ, một nho sĩdấn thân, từng mơ vung kiếm giữa trời xanh, từng ngược xuôi, am tường sáu cõi, vì saophải chịu ẩn mình trong nhà, lại còn gài chặt luôn cửa sổ? Xưa nay, cuộc đời bao kẻ sĩphong kiến, phần nhiều, đều dong ruổi theo chân trời góc biển, chỉ mong thỏa chí tangbồng Nguyễn Du, bình sinh đã là kẻ sĩ như thế! Phải chăng, nhà thơ đang trốn chạy mộtcái gì ghê gớm bên ngoài cuộc đời? Hay đó là cách quay lưng, để không phải nhìn mộtcái gì chán chường, chua chát lắm? Hay cũng vì mặc cảm thiếu cơm rách áo hàng ngày,

vì nỗi buồn đau bệnh triền miên, nhà thơ không muốn bắt gặp cái nhìn thương hại, mối từtâm của bất cứ một ai

Nỗi khát khao hòa nhập với đời đã giục giã nhà thơ mở cửa:

“Ngày nhàn mở cửa sổ thấy nhiều sinh ý.”

May mà có ngày nhàn nên cửa mới được mở ra Nhưng không phải là cửa chính!

Có lẽ, bởi chân người đâu muốn rời khỏi bậc thềm nhà, chưa muốn trở lại cuộc đời một

kẻ sĩ dấn thân Nó chỉ là cửa sổ thôi, chỉ là khoảng không bé nhỏ, đủ cho hồn người thôikhép kín, tạm gác những ngày tháng tuyệt giao cùng thế sự

Lời thơ giản dị, tưởng mở hết nỗi niềm, ai ngờ, lại gói thêm bao ẩn ý Hôm nay làngày nhàn! Vậy, những ngày qua, nhà thơ bận bịu, ưu tư, trăn trở điều gì nặng nề lắmsao? Đã khép mình, khép lòng, xa lánh bao nhiêu rắc rối của đời, sao tâm hồn chẳng được

an vui? Mở cửa sổ, chợt thấy nhiều sinh ý! Hóa ra, bấy lâu, cái không gian mái che bénhỏ nầy chỉ chứa toàn ý tưởng buồn đau, u ám hay sao? May mà hôm nay, sinh ý đã tràn

về, bao nhiêu nặng nề, u uẩn, dần như tan biến

Tính cách tiêu dao và nhàn dật của tư tưởng Lão Trang đã giúp ông thanh thản khinhìn đời và trông lại mình :

Y quan đạt giả chí thanh vân, Ngô diệc lạc ngô my lộc quần

Giải thích nhàn tình an tại hoạch, Bính trừ dị loại bất phương nhân

Xạ miên thiển thảo hương do thấp,

Trang 10

Khuyển độ trùng sơn phệ bất văn

Phù thế vi hoan các hữu đạo, Khu xa ủng cái thị hà nhân

Dịch thơ :

Mặc ai chí ở đường mây Còn ta vui thú cùng bầy hươu nai

Đi săn lòng để thảnh thơi Điều nhân cốt giữ diệt loài khác sao Núi sâu tiếng chó sủa mau Mùi thơm hương xạ phất vào cỏ tươi Thú vui âu cũng tùy người

Xe đưa lọng đón thôi thôi kệ đời

( Liệt , Trương Việt Linh địch) Ông quan niệm về cuộc sống thật nhẹ nhàng Niềm vui thú của ông không phải điều gì đó to tát, lớn lao mà đó là “vui thú với bầy hươu nai” Điều đó có nghĩa là ông dành khoảng thời gian còn lại của phần đời mình làm những điều mình thích, tránh xa cuộc sống bon chen nơi thành đô xa hoa, tráng lệ và sống một cuộc sống tự do, tự tại, có thể làm chủ bản thân Những hình ảnh mộc mạc gần gũi của một vùng thôn quê hiện lên trước mắt ta “ tiếng chó sủa” , “mùi thơm hương xạ”, “ cỏ tươi” Ôi! Dù có phải đánh đổi tất cả để làm những điều mà trước đây mình chưa bao giờ thực hiện được âu cũng không phải là điều đáng tiếc

Rồi, trong sáu năm ở quê nhà, tâm sự nhà thơ cũng không khác gì tâm sự trong mười năm lưu lạc quê người Cũng là tâm sự của người bất đắc chí, có điều sâu sắc hơn

mà thôi Lòng chán nản của ông đã đến tột bực Ông cảm thấy như người đi trong đêm tối

mù mịt, trơ trọi một thân trên con đường xưa cũ, gió lạnh Nhất là từ khi về đây, người càng suy yếu, và vẫn túng quẫn như những ngày ăn nhờ, ở đậu, cho nên chí khí lại càng xuống nhiều Ông chỉ còn niềm vui duy nhất là nghĩ rằng mình vẫn giữ được lòng trong sạch, không để cát bụi bám vào Thế rồi những ý nghĩ tiêu cực, thoát ly trần tục, có sẵn từ

Trang 11

hồi đầu, bây giờ lại có đất để nảy nở mạnh mẽ hơn bao giờ hết Và cũng như tất cả nhữngnhà Nho thuở trước ở vào cảnh thất chí, Nguyễn Du đi tìm trong Đạo giáo những liều thuốc hòng làm dịu bớt vết thương lòng:

“Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật,

Phao trịch xuân quang thù khả liên

Phù thế công danh khan điểu quá,

Nhàn đình tiết tự đới oanh thiên

Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại,

Thiên tuế trường ưu vị tử tiền

Phù lợi vinh danh chung nhất tán,

Hà như cập tảo học thần tiên ?”

(Một năm có chín chục ngày xuân, Thấm thoắt xuân đi tiếc bội phần

Cõi thế công danh qua vun vút, Trước sân thời tiết đổi lần lần

Chiếc thân không lọp vòng đào chú, Nghìn thủa lo hoài lúc sống còn

Danh lợi hão huyền chung cuộc trắng,)Sao bằng sớm học đạo thần tiên?

(Mộ xuân mạn hứng – “giai đoạn làm quan ở Bắc Hà 1802-1804”)

2 Nam trung tạp ngâm

Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) là tập thơ chữ Hán thứ hai (sau Thanh Hiên thi tập) của Nguyễn Du gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812,tức là từ khi Nguyễn Du được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.Mở đầu tập thơ là bài Phượng hoàng lộ thượng tảo hành (Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú

Ngày đăng: 03/03/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w