7. Kết cấu của luận văn:
2.2.2.2. Các hình thức thể loại chính
Thể loại báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Hường có nêu định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô về thể loại như sau: “Thể loại là khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới” [ 8, tr.10]
Tuy nhiên, có người lại hiểu nội hàm thể loại như một kiểu tái hiện đời sống hiện thực, một cách tổ chức tác phẩm vừa mang tính quy luật loại hình, vừa vận động phát triển. Một số ý kiến quan niệm đơn giản rằng thể loại suy cho cùng là các phương pháp thu thập, xử lý tư liệu, hình thành tác phẩm về sự kiện, vấn đề, con người của đời sống xã hội nhằm đáp ứng hoạt động
nghiệp vụ của nhà báo. Cũng có định nghĩa nói “thể loại là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các tác phẩm, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng, thẩm mỹ và ý đồ nhất định của người thể hiện” [8, tr.11].
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát hai tờ “Khoa học & đời sống” và “Sức khỏe & đời sống”, tác giả luận văn nhận thấy hai tờ báo đã sử dụng một số hình thức thể loại chính, trong đó nổi bật là 3 thể loại: tin, phỏng vấn và phản ánh. Sau đây, tác giả luận văn xin được đi sâu vào từng thể loại này.
* Tin:
Đây là dạng xuất hiện thường xuyên trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Hình thức thể loại này xuất hiện trong tất cả các mảng nội dung thông tin về y tế - sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin ngắn gọn, nhanh chóng, súc tích,… của độc giả. Việc sử dụng thể loại tin và dạng hỏi đáp sẽ giúp hai tờ báo đưa được nhiều thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Những tin tức nổi bật sẽ được truyền tải thường xuyên đến độc giả.
Về khái niệm về tin, theo giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II, Trường tuyên huấn Trung ương, Hà Nội, năm 1978: “Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật mới xảy ra – đang xảy ra – mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh…”[15, tr.40].
Theo sách “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Văn Hường: “Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”[8, tr.65].
Thể loại tin có 4 cấu trúc cơ bản, đó là: cấu trúc hình tháp thường, cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình chữ nhật và cấu trúc hình kim cương: “Cấu trúc hình tháp thường là cấu trúc viết tin đơn giản, truyền thống, phổ biến, cách viết như một bài văn thông thường (có mở đầu, thân bài và kết luận). Theo cấu trúc này thì cách viết như sau: Mào đầu tin có thể sử dụng một từ, một hình ảnh, một câu gây ấn tượng, gợi tính tò mò cho người đọc; sau đó tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ở thân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phần kết luận” [8, tr.27].
“Trong cấu trúc hình tháp ngược, những chi tiết, dữ kiện, số liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất, tức là hạt nhân của tin đưa lên đầu tin, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở phần thân tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích” [8, tr.30].
“Cấu trúc hình chữ nhật là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết có một lượng thông tin, không có chi tiết nào nổi trội hoặc không có giá trị thông tin. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc lập trong tin để làm nổi bật sự kiện” [8, tr.32].
“Trong cấu trúc hình kim cương, người viết có thể tạo ra nhiều tam giác ngược giao nhau, xoay quanh nhiều góc cạnh khác nhau. Càng nhiều góc cạnh thì bài viết càng hấp dẫn và thu hút người đọc” [8, tr.33].
Ở hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, theo khảo sát của tác giả luận văn, cấu trúc tin được sử dụng phổ biến đó là cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình tháp thường, cấu trúc hình chữ nhật, trong đó cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng nhiều nhất, cấu trúc hình kim cương không được sử dụng. Chẳng hạn, một số tin được sử dụng cấu trúc hình tháp ngược trên tờ Khoa học & đời sống như “Bổ sung vitamin A cho trẻ trong ngày 1 và 2/6” (số 65 ngày 31/5/2011): “Trong thời gian từ ngày 31/5 đến 2/6, trẻ em từ 6-60 tháng tuổi trên địa bàn cả nước sẽ được bổ sung vitamin A 200.000 đơn vị tại trạm y tế xã, phường. Trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng cũng được bổ sung vitamin
A. Ngoài bổ sung vitamin A, trẻ em từ 24-60 tháng tuổi cũng sẽ được uống thuốc tẩy giun theo đúng phác đồ của Bộ Y tế”. Tin “Khởi tố bác sĩ làm chết người” (số 60 ra ngày 19/5/2011) như sau: “Công an quận Đống Đa, Hà Nội vừa khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Ái (53 tuổi, giám đốc thẩm mỹ viện Hà Nội, trụ sở tại quận Hoàng Mai) về hành vi vô ý làm chết người. Tại công an quận Đống Đa, ông Ái đã thừa nhận, cơ sở của ông không được phép phẫu thuật nâng ngực nhưng do quen biết với nạn nhân nên ông đã đồng ý phẫu thuật theo yêu cầu”.
Trên tờ Sức khỏe & đời sống, các phóng viên cũng chủ yếu sử dụng cấu trúc tin hình tháp ngược. Chẳng hạn, số 52 ngày 31/3 có tin “20% trẻ vẹo cột sống có căn nguyên” như sau: “Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch - Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống (BV Việt Đức), đa số các trường hợp vẹo cột sống ở trẻ dưới 3 tuổi có nguyên nhân bẩm sinh hoặc do bệnh lý thần kinh cơ, từ 3 - 10 tuổi có 20% là có căn nguyên như tư thế ngồi... Tuổi phát hiện vẹo cột sống càng nhỏ, mức độ tiến triển vẹo càng nặng và khó điều trị. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo gia đình nếu thấy con có biểu hiện lệch vẹo cột sống, nên đưa con đến cơ sở y tế khám và điều trị”. Hay ở số 55 ngày 5/4/2012 có tin “Cứu sống thai phụ bị rách cơ hoành do tin thầy cúng” được viết theo cấu trúc hình tháp ngược như sau: “Thông tin từ BV Từ Dũ (TP.HCM) cho biết, BV đã cấp cứu thành công bệnh nhân N.H.N. (24 tuổi, tại Đồng Nai) mang thai tháng thứ sáu, nhập viện trong tình trạng bị rách cơ hoành do chấn thương vì nhờ thầy cúng “làm phép” khiến nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bị đảo lộn. Kết quả trên phim Xquang cho thấy phổi trái bệnh nhân hoàn toàn bị che mờ, tim bị đẩy hẳn qua ngực phải. Các bác sĩ đã khâu cơ hoành, đưa các cơ quan nội tạng về đúng vị trí. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, không phát hiện dấu hiệu nào ảnh hưởng đến thai nhi”.
Trong 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, các tin tức đã phản ánh những thông tin đa dạng về y tế - sức khỏe diễn ra trên cả nước. Tin cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng phổ biến phù hợp với tiêu chí thể
loại hiện đại, đó là đáp ứng tính nhanh chóng, hấp dẫn tới bạn đọc. Nội dung quan trọng nhất của thông tin được đưa ngay đầu để độc giả có thể cập nhật kịp thời. Đa số các tin trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đã đảm bảo được yếu tố: mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa xã hội nhất định đối với cộng đồng,… Điều đó đã cho thấy, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của hai tờ báo đều là những người có chuyên môn nghiệp vụ tốt. Họ đã áp dụng những lý luận về tin khi tác nghiệp rất chính xác. Các chuyên mục thường xuyên chứa đựng dạng tin trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống là: Y học & đời sống, Bạn cần biết, Phòng mạch chủ nhật, Sắc màu giới tính, Tin y dược nước ngoài,…
* Bài phỏng vấn
Ngoài dạng tin, báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống còn đăng tải các bài viết thuộc thể loại phỏng vấn về thông tin y tế sức khỏe,. Nội dung các bài viết này đề cập đến mọi khía cạnh trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, phục vụ nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Đặc biệt, thể loại phỏng vấn được thể hiện chủ yếu dưới dạng hỏi – đáp ngắn gọn, súc tích. Các bài phỏng vấn dài tuy không được sử dụng thường xuyên nhưng mang một phong cách riêng, đề cập đến những vấn đề đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Theo cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Văn Hường: “Phỏng vấn là một báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [8, tr.417]. PGS.TS Đinh Văn Hường cũng chỉ ra rằng, thuật ngữ phỏng vấn có thể hiểu dưới 3 góc độ: “Phỏng vấn là hình thức giao tiếp xã hội (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa người này với người khác về một vấn đề mà hai bên quan tâm. Hình thức này xảy ra trong cuộc sống hàng ngày hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội. Phỏng vấn như một phương thức, phương pháp nhằm thu thập bất cứ thông tin nào mà con người
cần về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong lao động báo chí, phỏng vấn hoặc hỏi chuyện cũng là phương thức để hỏi, biết, thu thập thông tin, tư liệu, số liệu,… để viết bài về các thể loại báo chí như tin, phóng sự, ký, điều tra, bài phản ánh… (phương pháp thu thập thông tin cho một vấn đề hay công việc nào đó). Phỏng vấn là một tác phẩm phổ biến, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn báo chí” [8, tr.417].
Phỏng vấn là một cuộc hỏi – đáp giữa người này với người khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp về một số vấn đề, sự kiện nào đó mà xã hội quan tâm. Về mặt lý thuyết, có thể phỏng vấn bất cứ người nào, song trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, nhà báo thường chọn những người “có thẩm quyền”, “có tiếng tăm”, có “vị trí xã hội” để hỏi nhằm khai thác thông tin cung cấp cho công chúng. Do vậy, thông tin trong bài phỏng vấn các đối tượng đó thường có độ tin cậy, sức thuyết phục, trách nhiệm và cả giá trị pháp lý cao.
Trong hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, khi phản ánh các thông tin về y tế - sức khỏe, các phóng viên thường phỏng vấn hai đối tượng là phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn lãnh đạo.
Bảng 2.5. Số lượng bài phỏng vấn trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
Báo Tổng số bài phỏng vấn Bài phỏng vấn chuyên gia Tỷ lệ (%) Bài phỏng vấn lãnh đạo y tế Tỷ lệ (%) Khoa học & đời sống 402 373 92,3% 29 7,7% Sức khỏe & đời sống 671 597 89% 64 11%
Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy, tỷ lệ bài phỏng vấn chuyên gia ở hai báo đều chiếm số lượng nhiều hơn hẳn so với số lượng bài phỏng vấn các lãnh đạo y tế. Báo chí thực hiện phỏng vấn các lãnh đạo để có định hướng
và sự chỉ đạo về những vấn đề y tế - sức khỏe, tuy nhiên, những bài phỏng vấn này chiếm tỷ lệ rất ít (trên báo Khoa học & đời sống chiếm 7,7% và trên báo Sức khỏe và đời sống chiếm 11%). Báo Sức khỏe & đời sống có tỷ lệ bài phỏng vấn lãnh đạo y tế nhiều hơn báo Khoa học & đời sống vì Sức khỏe & đời sống là cơ quan ngôn luận của bộ y tế. Những chủ trương, chính sách của các cấp lãnh đạo bộ y tế sẽ được đội ngũ phóng viên khai thác triệt để thông qua các bài phỏng vấn.
Chẳng hạn, trong bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Dung – Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế (trên báo Sức khỏe & đời sống số 55 ra ngày 5/4/2012), tác giả đã phỏng vấn PGS.TS Dung về bí kíp giúp Thừa Thiên Huế giải quyết tốt vấn đề phòng chống dịch, khám chữa bệnh ban đầu để khách du lịch có thể yên tâm khi đến Huế ở Festival Huế 2012. Cụ thể, bài viết đặt ra các câu hỏi: “Festival Huế 2012 đang đến rất gần, nếu có thể giới thiệu khái quát về vấn đề y tế của tỉnh nhà để du khách yên tâm khi du lịch đến Cố đô Huế, ông có thể nói điều gì?”, “Chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cũng là điều du khách rất quan tâm thưa ông?”, “Với sự phát triển đồng bộ giữa y tế cơ sở và y tế tuyến tỉnh, đã giúp Thừa Thiên Huế, 5 năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra?”.
Những vấn đề này đã được PGS.TS Nguyễn Dung – Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế trả lời rõ ràng. Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Dung cho biết: “Ở Thừa Thiên Huế, các cơ sở chữa bệnh cho dân tương đối hoàn chỉnh. Tuyến Trung ương, bộ ngành có Bệnh viện Trung ương Huế với 2.000 giường bệnh, Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế với 300 giường bệnh. Ngoài ra còn Bệnh viện Quân y 268, bệnh viện ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có nền tảng y tế cơ sở rất tốt. Với 9 trung tâm y tế huyện, thành phố và 152 trạm y tế phường, xã. Quy mô giường bệnh của tuyến huyện hiện nay đã có 1.100 giường…. 5 năm nay Thừa Thiên Huế không có dịch bệnh kể cả sốt rét, sốt xuất huyết,... đó là sự cố gắng rất lớn của cán bộ ngành y tế. Trong đó, chúng tôi nhận thấy y tế cơ sở hoạt động đều tay đã giúp và ngăn chặn sớm các ca bệnh không để xảy ra dịch. Để Huế luôn là
điểm đến của du khách trong và ngoài nước, ngành y tế cùng với ngành du lịch đã và đang phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển”.
Trong số ra ngày 24/3/2012, báo Sức khỏe & đời sống có bài phỏng vấn: “Những thách thức và các giải pháp tích cực trong công tác phòng chống lao tại Việt Nam”. Bài viết phỏng vấn PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - Giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương – Chủ nhiệm chương trình chống lao quốc gia về thực trạng bệnh lao, công tác phòng chống lao trong những giai đoạn trước, đồng thời đưa ra những kế hoạch, mục tiêu, những khó khăn, thành quả đã và đang làm được của đội ngũ những người phòng chống bệnh lao. Trên chuyên mục “Thông tin y dược” của báo Khoa học & đời sống, số ra ngày 12/4/2011 có bài phỏng vấn: “Phòng và hạn chế kháng thuốc - Cách gì?”, với cuộc phỏng vấn của nhà báo với TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng cục Khám chữa bệnh- Bộ Y tế, TS Graham Harrisan - Quyền Trưởng đại diện tổ chức y