Nhược điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đờ

Một phần của tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2.Nhược điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đờ

đời sống và Sức khỏe & đời sống

* Nhược điểm về nội dung

Trên hai tờ học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, do vẫn còn tính thương mại nên vẫn xuất hiện một số bài viết chưa khách quan, có sự can thiệp của các doanh nghiệp trong mảng thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh. Hình thức lồng ghép quảng cáo ở mỗi bài viết cũng khá điêu luyện

khi mỗi bài viết thường chỉ khéo léo cài tên sản phẩm, tên thuốc vào cuối bài, còn nội dung bên trên hoàn toàn là những thông tin bệnh học khách quan. Nếu không tinh ý, độc giả sẽ khó nhận biết có xuất hiện yếu tố quảng cáo. Các sản phẩm được lồng ghép quảng cáo trong bài viết thường là thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc, và đơn vị làm việc này là các công ty dược trong cả nước. Việc xuất hiện nhiều bài viết có yếu tố quảng cáo đã làm giảm tính khách quan trên cả hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, tuy nhiên, số lượng bài viết lồng ghép yếu tố quảng cáo trên báo Khoa học & đời sống nhiều hơn hẳn so với tờ Sức khỏe & đời sống.

Bác sĩ Cao Mỹ Lệ khi nhận xét về những thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí hiện nay, cho rằng: “Tin tức về sức khỏe trên báo chí bây giờ đã rất nhiều, quảng cáo cũng nhiều. Đối với chuyên môn về ngành mắt, tôi nghĩ thông tin trên báo chí rất bổ ích nên được bạn đọc quan tâm theo dõi và tiếp nhận”. Khi được hỏi về hiện tượng: “Hiện nay có rất nhiều hãng dược thường xuyên mời các chuyên gia nói tốt cho sản phẩm của họ để tạo tính tin tưởng đối với bạn đọc và lồng ghép quảng cáo trên báo chí. Việc đó liệu có khiến cho sự am hiểu của người dân bị lệch hướng hoặc không chính xác hay không?”, bác sĩ Cao Mỹ Lệ cũng nhận định hiện tượng đó đang xảy ra và bản thân bác sĩ cũng đọc được nhiều thông tin như vậy trên báo chí. Bác sĩ khẳng định: “Đối với những người làm việc không đúng lương tâm thì những tin bài như vậy sẽ làm cho công chúng rất dễ bị lệch hướng, còn nếu các chuyên gia y tế, những người thầy thuốc làm việc theo đúng lương tâm của mình thì tôi tin tưởng bạn đọc sẽ thu nhận được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết”.

Đối với chuyên ngành mắt, bác sĩ Cao Mỹ Lệ cũng nhiệt tình chia sẻ những nhận xét của mình về thực trạng đưa tin, viết bài về mảng nội dung này trên báo chí. Bác sĩ nhận định: “Đối với các thông tin về mắt, hầu hết khi nào cần thì các báo mới hỏi thông tin và viết bài. Nhìn chung, những thông tin về bảo vệ, chăm sóc mắt còn ít. Tuy nhiên, vì đây chỉ là một mảng nhỏ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng nên điều đó cũng dễ hiểu và

không nhất thiết phải có các chuyên mục riêng về mắt trên các báo”. Liên quan đến việc tìm nguyên nhân các bệnh về mắt, khi người nghiên cứu đặt câu hỏi: “Những bệnh về mắt mà người dân gặp phải, có phải nguyên nhân do họ thiếu kiến thức và thông tin về việc chăm sóc, bảo vệ mắt hay không? Bác sĩ Cao Mỹ Lệ trả lời: “Không hẳn như vậy vì một số bệnh về mắt có thể do yếu tố môi trường, lây truyền,… Tất nhiên, nhiều bệnh liên quan đến mắt là do người dân thiếu hiểu biết, thiếu thông tin. Chẳng hạn, đối với bệnh đau mắt đỏ, việc mắc bệnh một phần do thiếu thông tin về cách chăm sóc mắt của người dân. Nhưng so với trước kia thì hiện nay, nhận thức và mức độ quan tâm của cộng đồng đối với các bệnh về mắt đã tốt hơn rất nhiều. Trong quá trình làm lãnh đạo bệnh viện mắt Hà Nội nhiều năm tôi đã nhận thấy điều đó. Khi mắc bệnh, người dân sẽ đến bệnh viện mắt thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”.

Ngoài ra, ở một số bài viết về y tế - sức khỏe trên hai tờ báo, tác giả luận văn vẫn bắt gặp trường hợp viết thiếu tính logic và sử dụng các thuật ngữ về y học chưa chính xác. Kiến thức hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế là rào cản lớn cho nhà báo. Khi đưa thông tin, các phóng viên còn bị lúng túng, ngợp trong những số liệu, báo cáo,… mà chưa tìm ra được bản chất mối liên hệ qua việc so sánh, đối chiếu những dữ liệu với nhau. Khi người cầm bút chưa hiểu cụ thể, chính xác nội dung thông tin mà mình đưa ra thì không thể mong công chúng hiểu và làm theo thông điệp đó. Thông tin ở một số bài báo còn mang tính một chiều, sự tương tác thấp, chưa chú ý đến nhiều ý kiến, sự phản hồi từ phía công chúng. Nhiều bài viết nội dung còn dàn trải, theo kiểu báo cáo, không tạo được điểm nhấn thu hút, hấp dẫn độc giả.

* Nhược điểm về hình thức

Báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống vẫn có cách thức tổ chức theo phương thức cũ, chưa có nhiều đổi mới theo hướng làm báo hiện đại, hầu như không sử dụng biểu đồ. Việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự như: biểu đồ, đồ thị,… còn hạn chế. Có những bài viết dài nhưng lại kín đặc chữ

khiến bạn đọc cảm thấy mệt mỏi và khó tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống vẫn mắc một số lỗi cơ bản trong cách đặt tít bài.

Áp dụng những lý thuyết về sự phân loại những tít mắc lỗi của PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, người khảo sát cũng đưa ra những dạng tít mắc lỗi cơ bản trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống như sau:

- Tít mơ hồ:

Do thiếu từ chỉ quan hệ giữa các thành tố của nó hoặc tít có cấu trúc không thể hiện rõ được ý nghĩa quan hệ giữa các thành tố.

Ví dụ: Trên báo Khoa học & đời sống có các tít:

(1) Điều trị miễn dịch thụ động (số 22, ra ngày 21/2/2012)

(2) Viêm dạ dày trẻ em (số 22, ra ngày 21/2/2012)

(3) Bệnh do thể dục không đúng cách (số 17, ra ngày 9/2/2012)

(4) Ra mồ hôi tay, chân nhiều (số 17, ra ngày 9/2/2012)

Ở ví dụ 1, cần sửa thành “Điều trị ung thư bằng miễn dịch thụ động”.

Ví dụ 2 và 4, cần thêm từ “ở” vào giữa cụm từ thành: “Viêm dạ dày ở

trẻ em”“Ra mồ hôi ở tay, chân nhiều”.

Ví dụ 3, cần thêm từ “mắc” vào đầu cụm từ thành: “Mắc bệnh do thể dục không đúng cách”.

Hoặc trên báo Sức khỏe & đời sống có tít:

Da vỏ cam (số ra ngày 15/4/2012)

Ở ví dụ này, cần thêm từ “mắc bệnh” vào đầu cụm từ thành: “Mắc bệnh da vỏ cam”.

- Tít sai so với bài

Khảo sát trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, chúng ta có thể bắt gặp một số dạng tít này như:

Dược phẩm hỗ trợ giấc ngủ (báo Sức khỏe & đời sống, số ra ngày

Người đái tháo đường cần ăn đủ (báo Khoa học & đời sống, số ra ngày 28/2/2012) => Tít nhỏ hơn so với bài.

Huyết áp không ổn định (báo Khoa học & đời sống, số ra ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14/2/2012) => Tít không rõ ràng so với bài.

Tinh thần chiến thắng ung thư di căn (báo Khoa học & đời sống, số ra

ngày 9/2/2012) => Tít lớn hơn so với bài.

Thảo dược ngăn chặn tái phát ung thư đại tràng (báo Khoa học & đời

sống, số ra ngày 7/2/2012) => Tít lớn hơn so với bài.

- Tít có độ dài quá lớn:

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào quy chuẩn tít phải có độ dài bao nhiêu tiếng. Nhưng đối với các bài báo hiện nay, tít càng cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu thường được đông đảo bạn đọc đón nhận. Đối với độc giả là người trưởng thành, tít bài có độ dài lớn thường có từ 14 âm tiết trở lên. Khi tiếp xúc với những loại tít như vậy, độc giả có thể dễ dàng bỏ qua cả bài báo, hoặc có tâm lý ngại đọc.

Trên báo Khoa học & đời sống có các tít được coi là dài so với các tít báo thông thường như:

Con bạn không uống được sữa có thể do bất dung nạp đường lactose

(14 âm tiết, số 22, ngày 21/2/2012)

Tuyến tiền liệt to gây tiểu đêm, tiểu khó ở người đàn ông lớn tuổi (15

âm tiết, số 19, ngày 14/2/2012)

Sử dụng các loại rau củ phòng ngừa run tay ở người cao tuổi (14 âm

tiết, số 16, ngày 7/2/2012)

Làm gì để khắc phục khi bé còi xương, suy dinh dưỡng và có chiều cao

khiêm tốn (18 âm tiết, số 19, ngày 14/2/2012)

Trên báo Sức khỏe & đời sống có các tít được coi là dài so với các tít báo thông thường như:

Kỹ thuật cấy hạt phóng xạ điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư

Bộ trưởng bộ Y tế làm việc tại An Giang: Huy động mọi lực lượng

phòng chống dịch bệnh (19 âm tiết, số ra ngày 5/4/2012)

Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa: Lần đầu tiên mổ thành công ca tổn

thương cột sống do lao (19 âm tiết, số ra ngày 5/4/2012)

Đối phó với dịch chân tay miệng: Giảm tử vong là mục tiêu quan trọng

hàng đầu (17 âm tiết, số ra ngày 7/4/2012)

Máy chụp cắt lớp vi tính 256 dãy được đưa vào phục vụ bệnh nhân (15

âm tiết, số ra ngày 7/4/2012)

Phương pháp cấy hạt phóng xạ “đầu đạn hạt nhân” có khả năng bắn

phá hiệu quả những tế bào ung thư (22 âm tiết, số ra ngày 12/4/2012)

Tổn thương tim trong hội chứng Marphan: Những người cao gầy cần

cảnh giác (14 âm tiết, số ra ngày 2/4/2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng đối với báo Sức khỏe & đời sống, đây là tờ báo của Bộ Y tế nên những vấn đề đăng tải trên báo đều là những vấn đề khoa học, chuyên ngành cao, đôi khi thiếu tính đại chúng, ngắn gọn, dễ hiểu, gây khó khăn trong tiếp nhận thông tin của quảng đại quần chúng nhân dân. Có hạn chế trên là do báo Sức khỏe & đời sống cũng như báo Khoa học & đời sống còn đăng tải nhiều bài viết của các cộng tác viên (những người hoạt động trong ngành y tế) nhưng chưa được biên tập kỹ. Việc mời các cộng tác viên hoạt động trong ngành y viết bài cộng tác có tính hai mặt, thuận lợi là chuyên môn đảm bảo độ chính xác về chuyên ngành, có tính học thuật cao, tuy nhiên bất lợi là các bài viết sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nhiều, đội ngũ cộng tác viên hầu như không có nghiệp vụ về truyền thông nên những thuật ngữ chuyên ngành này không được chuyển tải thành đơn giản, dễ hiểu, gây khó cho người tiếp nhận thông tin. Bài viết của họ thường không theo thể loại nào, cách viết đơn thuần làm cho người đọc khó tiếp nhận thông tin. Về hình thức, hai tờ báo báo được trình bày khá đẹp nhưng maket trình bày báo còn rối, nhiều chữ, cần tăng thêm hình ảnh và một vài khoảng trống xen kẽ nhất định để tạo cảm giác thoải mái, tránh gây nặng nề cho người đọc.

Một phần của tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay (Trang 69)