Đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn:

3.3.4.Đào tạo nhân lực

Muốn đổi mới và nâng cao chất lượng tờ báo, mỗi tòa soạn cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của từng tờ báo. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các báo liên quan đến y tế - sức khỏe, vì thông tin trên báo có tính chuyên ngành cao, xuất hiện nhiều thuật ngữ y học. Nếu không có sự đào tạo, hướng dẫn, chỉ bảo từ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm thì những người mới bước chân vào nghề hoặc những phóng viên mới chuyển sang mảng y tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Hơn nữa, với đặc thù sử dụng nhiều bài của cộng tác viên là giáo sư, bác sĩ, chuyên gia trong ngành y, nên hai báo cần chú ý ở khâu biên tập. Báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống nên đào tạo cán bộ vừa có kiến thức về y học, vừa có khả năng biên tập, linh hoạt chuyển tải những nội dung chuyên sâu của y tế thành những vấn đề gần gũi, dễ tiếp thu đối với công chúng.

Mỗi cơ quan báo chí cần thật sự coi trọng, đề cao công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cả về nhận thức năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp,… Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần rà soát quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên, để chủ động tránh các sai sót đáng tiếc.

Tiểu kết

Trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, về mặt nội dung, hai tờ báo đã thể hiện đầy đủ các mảng nội dung lớn về y tế - sức khỏe. Bản thân hai tờ báo đã có những tìm tòi để thiết lập nên hệ thống các chuyên mục phong phú, chứa đựng tính tư vấn, chỉ dẫn cao. Về mặt hình thức, hai tờ báo đã có sự rõ ràng trong việc ấn định về khổ báo, màu sắc, chữ viết, cách sử dụng hình ảnh,… để tạo nên sự gần gũi, quen thuộc đối với bạn đọc. Các chuyên mục xuất hiện đều đặn trên mỗi trang báo tạo tính hấp dẫn và chú ý theo dõi của độc giả.

Việc nhận định, đánh giá, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống là một quá trình sau khi tác giả luận văn có sự tìm tòi, phân tích, khảo sát về mảng báo chí về y tế - sức khỏe hiện nay. Từ việc nghiên cứu này, tác giả luận văn đưa ra một số đề xuất để mảng thông tin về y tế - sức khỏe đến được gần hơn với công chúng, đó là: cần làm cho người dân hiểu rõ những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; mỗi tờ báo cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt về mặt nội dung, tránh để những bài lồng ghép yếu tố quảng cáo xuất hiện thường xuyên trên mặt báo như hiện nay; cần tăng cường thêm các bài mang tính có vấn đề, đi sâu vào chuyên mục tạo sự giao lưu giữa bạn đọc và báo chí; lối viết cần cô đọng, tránh dài dòng, lan man; bài báo nên tạo thêm nhiều cửa thông tin ngoài văn bản chữ, có thêm nhiều ảnh chất lượng, biểu đồ,.. để tăng cường hiệu quả của truyền thông,….

Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia y tế được rút ra từ quá trình công tác, làm việc và theo dõi các thông tin về y tế - sức khỏe trên báo chí trong nhiều năm. Từ thực tiễn hoạt động chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người dân, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận xét sâu sắc. Đồng thời, dưới con mắt khách quan của mình, các chuyên gia y tế cũng thẳng thắn đóng góp những ưu nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe nói chung, cũng như thông tin trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống nói riêng. Sự thẳng thắn góp ý của các chuyên gia sẽ giúp cho tòa soạn hai báo xem xét để cải biến về nội dung và hình thức, nhằm mục đích hoàn thiện tờ báo hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.

KẾT LUẬN

Báo chí viết về mảng y tế - sức khỏe là một bộ phận quan trọng trong nền báo chí nước ta. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân ngày càng được Đảng, Nhà nước chú trọng. Những thông tin về y tế- sức khỏe, dịch bệnh, tư vấn làm đẹp, chăm sóc bản thân và gia đình luôn được mọi người lưu ý. Đáp ứng yêu cầu đó, các phương tiện truyền thông nói chung cũng như báo in nói riêng đã đăng tải nhiều thông tin liên quan đến y tế - sức khỏe để công chúng kịp thời cập nhật, từ đó tích lũy kiến thức cho bản thân và gia đình. Hai tờ báo “Sức khỏe đời sống”, và “khoa học đời sống” có thế mạnh và cách thức truyền tải thông tin về y tế khác nhau, trong đó tờ Sức khỏe & đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ y tế nên chứa đựng nhiều thuận lợi hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân có thể dễ dàng nắm bắt mọi thông tin về y tế - sức khỏe, dịch bệnh, sức khỏe… để có cách phòng ngừa, điều trị một cách tốt nhất, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Với đặc thù là một mảng nội dung riêng biệt, thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí cũng có những yêu cầu và cách thể hiện riêng. Đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu các bài viết về y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay, người nghiên cứu mong muốn những đánh giá và phát hiện của mình dựa trên sự khảo sát hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, sẽ được áp dụng trong việc xây dựng, phát triển hơn nữa mảng nội dung đặc biệt này.

Đối với hai tờ báo được khảo sát, thành công về mặt nội dung và hình thức là không thể phủ nhận. Đó còn là niềm tự hào và động lực giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, để tờ báo lớn mạnh và phát triển hơn nữa, cần sự cố gắng của cả tập thể và chủ động tìm ra những mặt còn hạn chế của hai tờ báo để có hướng khắc phục. Theo cá nhân người nghiên cứu, hai tờ báo đã có những đóng góp đáng kể trong việc thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế

sức khỏe vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu và xem xét như: sự xuất hiện phổ biến các bài có lồng ghép yếu tố quảng cáo; thông tin định hướng về chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn chưa cao, một số tít bài còn dập khuôn theo cấu trúc và khuôn mẫu nhất định, mắc lỗi trong việc đặt tít, các bài viết trên báo Khoa học & đời sống chưa sâu,…

Để khắc phục những hạn chế trên, người nghiên cứu mạnh danh đưa ra một số biện pháp khắc phục. Đầu tiên, đó là sự kiểm soát chặt chẽ về nội dung thông tin y tế - sức khỏe của các tờ báo. Các bài viết về phương pháp điều trị cần được phân tích cụ thể tác dụng của từng bước chữa trị bệnh (đối với tây y), công dụng của từng vị thuốc (đối với đông y) để độc giả có thể dễ dàng hình dung và hiểu cặn kẽ những phương pháp đó. Riêng phần hình ảnh có thể linh hoạt và sử dụng nhiều hơn các hình ảnh, bảng biểu nhằm làm cho tờ báo bắt mắt, sinh động và có một nét khác biệt hơn so với một mô tuýp đã quen thuộc với bạn đọc trong nhiều năm. Tít báo trong các bài viết về y tế - sức khỏe thường rất đơn giản, dễ hiểu nhưng cần tránh tình trạng dập khuôn mẫu nhất định, khi đó sẽ gây ra sự nhàm chán và thiếu tính sáng tạo. Người viết có thể rút ra những đặc điểm tiêu biểu nhất của sự vật, sự kiện để đặt thành những tít vừa chính xác lại có nhiều điểm mới mẻ. Những tiêu chí cho từng chuyên mục cũng cần được xác định rõ, và khi tiến hành phân loại các bài viết để sắp xếp vào các chuyên mục cũng cần có sự xem xét kỹ lưỡng.

Luận văn này là sự tìm tòi, nghiên cứu về những thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay, nên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích và phát hiện ra những đặc điểm cơ bản nhất trong nội dung và hình thức thể hiện của hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Trong thời gian tới, tác giả luận văn hy vọng rằng, đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và phát triển kỹ lưỡng hơn trong các công trình khoa học tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 2. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Báo chí những vấn đề l luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề

nghiệp. Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

5. Đinh Thị Thúy Hằng (2010), Ngành PR tại Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, (2000), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo. 8. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

9. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Khoa Báo Chí và Truyền thông (2005), Báo chí những vấn đề l luận và

thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Nhuận, (2008), Mối quan hệ giữa PR và báo chí, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV (ĐH QGHN), Hà Nội.

12. Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản l báo chí

trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

13. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nxb Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội.

14. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Nhiều tác giả (1978), Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II, Trường tuyên huấn Trung ương, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Thị Ngọc Châu (2012), Phong cách PR

chuyên nghiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

17. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở l luận

báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ l luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

20. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Hà Nội.

21. Trần Xuân Thân (2002), Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh

sản, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH & NV (ĐH

QGHN), Hà Nội.

22. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh.

23. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – cái nhìn hệ

thống – loại hình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

24. Chu Thúy Ngà (2008), Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí

hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Phân viện Báo chí và tuyên truyền.

25. Bùi Thị Thu Thủy (2009), Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện

nay- Vấn đề và thảo luận, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH &

NV (ĐH QGHN), Hà Nội.

26. Trần Thị Tuyết Vinh, (2011), Báo chí với hoạt động truyền thông phòng chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người (Khảo sát báo Sức khỏe & đời

sống, Tuổi trẻ TPHCM và VTV từ năm 2006 đến 2010), Luận văn thạc sĩ,

27. www.suckhoedoisong.com.vn 28. www.kienthuc.net.vn 29. www.giadinh.net 30. www.tienphong.vn 31. www.tuoitre.com.vn 32. www.thanhnien.com.vn 33. www.nld.vn 34. www.sgtt.com.vn 35. www.VnExpress.net

CHỐNG UNG THƯ TỪ RAU QUẢ

Rau quả tươi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng còn có tác dụng ức chế và chống ung thư. Một số loại rau quả dưới đây có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Các loại rau cải: Các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải đỏ, củ

cải đỏ, hoa lơ, cải xoăn, củ cải đường,… có tác dụng phòng ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt bởi lẽ chúng có lượng vitamin nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt; 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Đây là loại chứa nhiều nguyên tố vi lượng molybden, chất này có tác dụng ức chế hình thành chất gây ung thư là nitrosamine. Trong cải thảo còn chứa nguyên tố vi lượng selen và molybden cũng có tác dụng phòng chống ung thư. Mỗi lần nên dùng khoảng 2 lần, mỗi lần 200g nấu vừa chín tới.

Dâu tây: Trong 100g dâu tây có chứa 0,6 protein, 7g carbohydrate; 2,3

chất xơ, 14mg canxi; 0,38mg sắt, 10mg magie, 19mg phốt – pho, 166mg kali, 0,29mg magan; 56,7mg vitamin C; 0,02mg B1,… và các axit amin như tryptophan, threonine, lysine. Dâu tây không chỉ là loại quả giàu vitamin và có tác dụng làm đẹp da mà còn là loại quả có chứa nhiều thành phần như axit ellagic và các loại chất chống oxy hóa polyphenol. Các thành phần này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào và tăng cường sức đề kháng cho các tế bào trong cơ thể.

Tỏi và hành: Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin

C6H10OS2, một chất chứa sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nên có tác dụng phòng chống ung thư đường tiêu hóa. Người thường xuyên ăn chúng sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng nitrite trong dạ dày và giảm thấp khả năng tạo ra nitrosamine, điều này có tác dụng rất tốt giúp cơ thể phòng chống được ung thư. Đặc biệt, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nguyên tố vi lượng selen, đây là chất chống ung thư rất tốt. Sau khi bóc vỏ tỏi không nên nấu ngay vì làm mất hoạt tính của enzym allinase, mà chúng ta nên để tỏi đã đập khoảng 15 phút rồi đem ra chế biến món ăn.

Quả kiwi: Quả này chứa nhiều chất flavonoid và carotenoid (hợp chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chống oxy hóa). Đây là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các DNA không bị hủy hoại do quá trình oxy hóa, vì thế sự phát triển của bệnh ung thư sẽ bị ngăn chặn và kiềm chế. Ngoài ra, kiwi chứa nhiều vitamin E, một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các yếu tố tiềm ẩn gây thoái hóa da.

ThS.BS Phan Hướng Dương - Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY

Nhiều người bị chứng đường hầm cổ tay mà không biết. Khi được xác định mắc bệnh, cần thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với tập luyện để trị bệnh.

Đường hầm cổ tay được cấu tạo ở vòm trên là dây chằng vòng cổ tay, ở phía dưới là gân của nhóm cơ gấp trung nông, gân cơ gấp trung sâu và khối xương cổ tay. Chức năng của đường hầm là bảo vệ dây thần kinh giữa ở vị trí cổ tay trước khi chui vào bàn tay để chi phối cho bàn tay. Hội chứng đường hầm cổ tay biểu hiện đau hoặc tê bàn ngón tay do thần kinh giữa bị đè ép tại vị trí đường hầm ở cổ tay.

Khi các thành phần trong đường hầm bị viêm hay sưng nề như gân, màng hoạt dịch sẽ đè ép và kích thích vào dây thần kinh giữa gây tê bì như

Một phần của tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay (Trang 78)