7. Kết cấu của luận văn:
2.1.3. Thông tin về thành tíc hy học, kỹ thuật mới trong điều trị
Nội dung thông tin về thành tích y học, kỹ thuật mới thường tập trung vào hai nội dung chính, đó là: phương pháp mới trong điều trị và thành tựu y học.
Bảng 2.3 So sánh số lượng tin bài về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
Báo
Tổng số tin bài về thành tích, kỹ thuật
mới trong điều trị
Phương pháp mới trong điều trị Tỷ lệ Thành tựu y học Tỷ lệ Khoa học & đời sống 644 423 65,68% 221 34,32% Sức khỏe & đời sống 821 469 57,13% 352 42,87%
* Phương pháp mới trong điều trị
Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy, số lượng tin bài về phương pháp mới trong điều trị trên tờ Khoa học & đời sống nhiều hơn so với tờ Sức khỏe & đời sống. Điều này cũng dễ hiểu vì đối với tờ Khoa học & đời sống, những thông tin liên quan đến khoa học sẽ được đề cập đến nhiều hơn.
Trên tờ Khoa học & đời sống, thông tin về phương pháp mới trong điều trị có riêng chuyên mục: “Kỹ thuật mới trong điều trị”. Chuyên mục này đề cập đến các phương pháp điều trị bệnh mới đang được áp dụng, mở ra những hy vọng cho người bệnh, trong đó nêu bật ưu điểm của từng phương pháp. Khi theo dõi chuyên mục này, độc giả có thể nắm bắt và tích lũy được nhiều kiến thức về y học hiện đại. Mỗi số báo là một kinh nghiệm, một phương pháp điều trị bệnh khoa học, được đúc kết và chia sẻ với độc giả. Bài viết: “Cấy chỉ điều trị thoái hóa cột sống” (số 30) đề cập đến phương pháp cấy chỉ tiên tiến, một phương pháp mới giúp bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể sớm trở lại được cuộc sống bình thường. Một số bài viết khác có thể kể đến như: “Đặt stent thông hẹp ống động mạch phổi” (số 53); “Tạo hình dây chằng chéo bằng mảng ghép đồng loại” (số 105)…
Về mảng nội dung này, tờ Sức khỏe & đời sống cũng có hai chuyên mục thường xuyên đưa tin hoặc có những bài viết chứa đựng nội dung về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị là: Kỹ thuật mới trong điều trị, Thuốc và sức khỏe,… Những chuyên mục này xuất hiện thường xuyên trên báo Sức khỏe & đời sống, tạo dấu ấn và thu hút sự quan tâm lớn của độc giả. Các bài viết về phương pháp điều trị mới thường tập trung vào việc phân tích, hướng dẫn nhằm giúp độc giả hiểu về một số phương pháp mới đang được áp dụng để điều trị bệnh. Trên số 56, ngày 7/4/2011 có các bài viết: “Phẫu thuật thành công bệnh nhi bị tim bẩm sinh phức tạp hiếm gặp”, “Phẫu thuật u não bằng dụng cụ cắt hút”…. Số 61 có bài “Ghép da bằng vạt siêu mỏng có nối vi mạch phẫu: Phục hồi thẩm mỹ cho vùng mặt, cổ”… Thông tin về kỹ thuật mới trong điều trị được truyền tải rộng rãi tới mọi người cũng giúp tạo ra sự ủng hộ, đồng thuận của các cá nhân trong hoạt động của ngành y tế, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân.
* Thành tựu y học
Dựa vào bảng 2.3 chúng ta có thể thấy, số lượng tin bài về thành tựu y học trên tờ Sức khỏe & đời sống nhiều hơn so với tờ Khoa học & đời sống. Báo Sức khỏe & đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế nên luôn phản ánh một cách phong phú, đa dạng các tin bài về thành tựu y học.
Các bài viết về kỹ thuật mới trong điều trị thường là các bài viết chuyên sâu, xuất hiện đều đặn trên báo, có nội dung và kiến thức y học phong phú, cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về các thành tựu y học. Bên cạnh đó, hệ thống bệnh được đề cập đến cũng rất đa dạng. Ở báo Khoa học & đời sống, mảng nội dung thành tựu y học xuất hiện đều đặn, một số bài viết nổi bật như: “Gốm thủy tinh điều trị xốp xơ tai”, (số 111); bài “Nội soi ruột thừa qua rốn không sẹo” (số 28), bài “Ghép tế bào gốc trị thoái hóa khớp” (số 29)…
Trên báo Sức khỏe & đời sống, mảng thông tin về thành tựu y học cũng chiếm một số lượng tin bài khá lớn. Tờ báo có rất nhiều chuyên mục thường xuyên đưa tin hoặc có những bài viết chứa đựng mảng nội dung này như: Y
học thường thức, Thông tin y dược,… Những bài viết thể hiện rõ về thành tựu y học, được đăng tải trên báo Sức khỏe & đời sống như: “Lần đầu tiên ghép tế bào gốc điều trị bệnh tự miễn”, “Phẫu thuật thành công trường hợp u tụy tiết insulin hiếm gặp ở trẻ sơ sinh” (số 57, ra ngày 9/4/2011); “Ca đóng thông liên thất bằng can thiệp qua da đầu tiên” (số 59); hay ngày 15/11/2011 có bài: “Lần đầu tiên thực hiện thành công ghép van tự thân: Tiếp thêm sự sống cho những trái tim lạc nhịp”,…
Thời điểm năm 2011, toàn xã hội lo lắng vì dịch bệnh tay chân miệng. Trong bối cảnh dịch bệnh dồn dập, việc các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) nghiên cứu, triển khai thành công kỹ thuật lọc máu liên tục cho bệnh nhi tay chân miệng bị suy đa tạng đã gây tiếng vang trên cả nước. Những thông tin về thành tích y học này cũng được báo Sức khỏe & đời sống đưa tin đầy đủ, kịp thời đến bạn đọc cả nước, góp phần làm các gia đình và phụ huynh yên tâm hơn để đối phó với dịch bệnh chân tay miệng đang có xu hướng lan rộng. Các trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ áp dụng kỹ thuật mới này đã được báo Sức khỏe & đời sống thông tin đến bạn đọc cả nước, ví dụ: “Cứu sống trẻ bị chân tay miệng biến chứng nặng (số 89, ngày 4/6/2011).
Các thành tích y học tại Việt Nam hay nước ngoài đều giúp người dân có thêm niềm tin về một nền y tế với nhiều kỹ thuật hiện đại, đẩy lùi được bệnh tật, từ đó cộng đồng sẽ có cuộc sống khỏe mạnh và thêm nhiều cơ hội được chữa khỏi bệnh tật nhờ các kỹ thuật mới.
2.1.4. Thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp
Có thể nói, đây là mảng nội dung chiếm số lượng nhiều nhất trong số thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống, với số lượng là 2073 bài. Trên báo Sức khỏe & đời sống, nội dung về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong số thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống, với số lượng là 2958 bài
trên tổng số 4916 bài viết về thông tin y tế sức khỏe trong 1 năm (chiếm tỷ lệ 60,17%). Nội dung thông tin trong những bài viết đề cập đến nhiều bệnh, nhóm bệnh khác nhau trong đời sống hàng ngày. Mảng nội dung này của báo Sức khỏe & đời sống đề cập đến việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, những mối nguy hiểm cũng như biến chứng có thể gặp phải của bệnh,…
Theo dõi tin bài về mảng nội dung này trên báo Sức khỏe & đời sống, độc giả có thể nắm bắt được những thông tin nhiều chiều, cập nhật phương pháp chữa trị, đối phó với bệnh tật. Các bài viết chứa đựng nội dung này thường nằm rải rác trong những chuyên mục: Y học thường thức, bác sĩ gia đình, chuyên mục hỏi đáp, y học cổ truyền, thông tin y dược, thuốc và sức khỏe, bác sĩ gia đình,… Trên báo Sức khỏe & đời sống, mỗi một số báo thường chứa đựng rất nhiều bài viết về nội dung nhận biết, phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp. Các bài viết này đề cập đến hệ thống các bệnh, nhóm bệnh phong phú, phục vụ cho nhiều đối tượng,… Thông qua tin bài trên báo chí, độc giả sẽ thu nhập được nhiều kiến thức để có cái nhìn đúng đắn trong cách phòng ngừa, điều trị một số bệnh thường gặp.
* Thông tin về phòng ngừa bệnh
Có thể nói, đây là mảng nội dung chiếm số lượng tin bài phong phú trên báo Khoa học & đời sống. Nội dung thông tin trong những bài viết này thường phong phú, đa dạng, đề cập đến việc phòng ngừa nhiều bệnh, nhóm bệnh khác nhau trong đời sống hàng ngày. Thông qua hệ thống tin bài của báo, độc giả có thể tích lũy được nhiều kiến thức để phòng ngừa một số bệnh thường gặp, nâng cao ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ví dụ, trong số 50, ngày 26/4/2011, báo Khoa học & đời sống có các tin bài: “Tránh teo cơ do viêm khớp dạng thấp”, “Ai cần tiêm ngừa bệnh hô hấp”, Hội chứng thận hư: nguy cơ gây sỏi thận”, “Làm chậm mệt mỏi tế bào não”… Số 140 ra ngày 22/11/2011 có các bài viết liên quan đến chủ đề nhận biết, phòng ngừa và điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp như sau: “Thận trọng khi dung
thuốc tăng sinh lực”, “Dùng thuốc dài ngày - đề phòng suy thận”, “Dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu”,… Các bài viết về phòng ngừa bệnh có thể xuất hiện ở những chuyên mục khác nhau, tuy nhiên thường nằm rải rác trong các chuyên mục: “Sức khỏe”, “Y học và đời sống”,….
Sự phong phú ở nội dung mỗi số báo làm cho tờ Sức khỏe & đời sống có sức hút lớn và được độc giả đón nhận. Trong các số báo của tờ Sức khỏe & đời sống, những nội dung về phòng ngừa bệnh đều được độc giả dễ dàng nhận biết và tiếp thu. Trong số báo ra ngày 13/12/2011 có những bài viết mang thông tin cảnh báo như: “Dị tật thận hình móng ngựa hiếm gặp nhưng nguy hiểm”, “Bong da chân có đáng lo”; có những bài chứa đựng nội dung phòng ngừa bệnh đơn thuần như: “Phòng 5 bệnh dễ gặp do lạnh đột biến”, “Phòng ngừa mù lòa không bao giờ là quá sớm”, “Bệnh lao hoàn toàn có thể phòng và chữa được”, “Ngăn ngừa biến chứng ung thư trực tràng”…
* Thông tin về điều trị bệnh thông thường
Có thể nói, đây là mảng nội dung chiếm số lượng nhiều nhất trong số thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống. Các bài viết chứa đựng nội dung này thường nằm rải rác trong những chuyên mục: “Gia đình và sức khỏe”, “Sức khỏe không có tuổi”, “Sống vui sống khỏe”,…. Nội dung tin bài được đề cập dưới nhiều góc cạnh, bao gồm: đưa những thông tin chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng; phân tích, đề cập đến hướng điều trị bệnh một cách chi tiết. Số 50, ngày 26/4/2011 có tin bài: “Trị gầu bằng cách nào”, “Tràn dịch màng phổi do dưỡng chấp”, “Nang lạc tuyến buồng trứng hay tái phát”, “Các dấu hiệu chẩn đoán hen”, “Đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng”, Ung thư phế quản”,… Ở số báo ra ngày 22/11/2011 có bài viết liên quan đến chủ đề nhận biết, phòng ngừa và điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp bao gồm: “Một trẻ chết, hai trẻ nguy kịch vì uống thuốc bổ chứa chì”, “Chuối thâm đen có thể chống ung thư”, “Huyết áp thay đổi theo tâm sinh lý”, “Phụ nữ huyết áp thấp: nguy hiểm cao”, “Men tiêu hóa có giống men vi sinh”, “Kỹ thuật loại bỏ trĩ không dao: giúp giảm khả năng u ác tính trực tràng”, “Giấm kết hợp với lá
xương song chữa viêm họng, thanh quản”, “Thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi”, “Giảm khả năng lao động vì đau thần kinh tọa”, “Sỏi thận có tái phát”, “Sử dụng Nattospes không gây tác dụng phụ”,… Nội dung các bài viết trong một số báo phong phú như vậy nên phục vụ khá đông đảo nhu cầu của bạn đọc.
Trên tờ Sức khỏe & đời sống, mảng nội dung về điều trị một số bệnh thường gặp cũng xuất dày đặc trên các số báo. Những thông tin này không chỉ cung cấp các hướng điều trị thích hợp mà còn đưa ra biện pháp xử lý cụ thể đối với từng loại bệnh. Những bài viết về thông tin điều trị bệnh trên báo Sức khỏe & đời sống có thể kể đến bao gồm: “Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu hóa”, “Thoát vị đĩa đệm: nên điều trị thế nào”, “Rối loạn phát triển giới tính” (số 199, ngày 13/12/2011)... Nội dung các bài viết trong một số báo phong phú nên phục vụ khá đông đảo nhu cầu của bạn đọc.
* Thông tin về điều trị bệnh có sự lồng ghép yếu tố quảng cáo
Mảng thông tin về điều trị bệnh trên báo Khoa học & đời sống đã đề cập được nhiều loại bệnh khác nhau, có nhiều bài viết sâu sắc, tuy nhiên, hiện tượng lồng ghép yếu tố quảng cáo trong bài viết vẫn là một vấn đề phổ biến xuất hiện trên báo. Qua thống kê các số báo trong 1 năm (từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012), báo Khoa học & đời sống đã có 634 bài xuất hiện yếu tố quảng cáo, trên tổng số 2073 bài ở mảng nội dung nhận biết, phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp (chiếm tỷ lệ 30,58%). Con số này cho thấy, mặc dù báo đã cố gắng tìm tòi và có những bài viết đa dạng về các bệnh, nhóm bệnh thường gặp nhưng lượng bài chứa yếu tố quảng cáo vẫn rất lớn, ảnh hưởng đến tính chất khách quan trong mỗi bài viết.
Hình thức lồng ghép quảng cáo ở mỗi bài viết cũng khá điêu luyện khi mỗi bài viết thường chỉ khéo léo cài tên sản phẩm, tên thuốc vào cuối bài, còn nội dung bên trên hoàn toàn là những thông tin bệnh học khách quan. Nếu không tinh ý, độc giả sẽ khó nhận biết có xuất hiện yếu tố quảng cáo. Các sản phẩm được lồng ghép quảng cáo trong bài viết thường là thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc, và đơn vị làm việc này là các công ty Dược trong cả nước.
Việc xuất hiện nhiều bài viết có yếu tố quảng cáo đã làm giảm tính khách quan trên báo Khoa học & đời sống. Bên cạnh đó, số lượng bệnh được đề cập trên mặt báo cũng giảm theo, vì khi đã lồng ghép yếu tố quảng cáo thì bài viết phải đề cập đến bệnh gắn liền với sản phẩm của các công ty Dược. Bên cạnh đó, sự lồng ghép quảng cáo các sản phẩm, các loại thuốc cũng được thực hiện khéo léo và tinh vi hơn rất nhiều so với trước đây. Trong một bài viết về cách nhận biết, điều trị bệnh, vẫn là những thông tin bệnh học chính xác, có sự tham gia, cho ý kiến của các chuyên gia y tế, các bác sĩ chuyên ngành, nhưng chắc chắn, bài viết sẽ phải xuất hiện một vài lần tên của sản phẩm cần quảng cáo. Đặc biệt, sự lồng ghép quảng cáo của nhiều công ty Dược hiện nay còn “khéo” đến mức không để tự tác giả nói về sản phẩm, mà các vị bác sĩ, giáo sư… có mối quan hệ mật thiệt với công ty sẽ nói về công dụng của sản phẩm. Điều này càng khiến cho độc giả dễ bị nhầm lẫn và không thể phân biệt được bài viết khách quan của phóng viên với bài viết có xen lẫn yếu tố quảng cáo của các doanh nghiệp.
Các bài lồng ghép yếu tố quảng cáo tường xuất hiện trên Khoa học & đời sống trong chuyên mục: “Hỏi đáp”, “Gia đình và sức khỏe”, “Gia đình khỏe”, “Nhịp cầu”, “Y học và đời sống”, “Thông tin tư vấn”, “Sống vui, sống khỏe”. Qua khảo sát cho thấy, mỗi số báo Khoa học & đời sống thường có từ 4 đến 6 bài có lồng ghép quảng cáo.
Số 25, báo Khoa học & đời sống có các bài: “Điều trị tăng huyết áp: hạ huyết áp liệu đã đủ?”, “Xử lý tăng đường huyết”, “Sỏi thận- tiết niệu và nguy cơ suy thận”, “Cơn thiếu máu não thoáng qua - cẩn thận với đột quỵ”, “Điều trị suy thận ngay từ giai đoạn đầu”, “Tại sao trẻ em thời nay dễ bị cận?”. Trong đó, bài “Điều trị tăng huyết áp: hạ huyết áp liệu đã đủ?” có 3 tít phụ: tít phụ thứ nhất “Vì sao tăng huyết áp liên quan đến tai biến” giải thích cơ chế tăng huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não; tít phụ thứ 2 là “Hạ huyết áp