Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống

Một phần của tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.1.Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống

báo phong phú, phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, sự phân chia nội dung như trên chỉ là tương đối, bởi vì trên thực tế, 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống chứa đựng rất nhiều tin bài về y tế - sức khỏe. Và nhiều khi, ngay trong một bài viết lại có sự kết hợp giữa nhiều mảng nội dung, vừa có việc nhận biết điều trị bệnh, lại có sự tư vấn, hướng dẫn cách ăn uống hợp lý cho bệnh nhân; hoặc ở một bài viết về thành tựu mới trong y học nhưng vẫn trình bày các phương pháp điều trị cũ của một bệnh nào đó để làm nổi bật tính vượt trội của kỹ thuật mới,.. Việc phân chia như vậy giúp cho tác giả luận văn thuận tiện lúc nghiên cứu và khảo sát.

2.2. Hình thức thể hiện của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống khỏe & đời sống

2.2.1. Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống và Sức khỏe & đời sống

Phải khẳng định rằng, thông tin phi văn tự chỉ là kênh thông tin phụ của báo chí. Nó chỉ có tác dụng đối với một số thể loại, một số chủ đề, đề tài và chỉ phù hợp với một số tờ báo nhất định, cũng như chỉ hấp dẫn với một số lớp độc giả nào đó. Nếu như ở một số tờ báo viết cho trẻ em hoặc các tạp chí mang tính giải trí, ngôn ngữ phi văn tự xuất hiện phong phú và được sử dụng nhiều, trở thành điểm nhấn mỗi khi xuất hiện thì đối với các tờ báo giấy như Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống thì ngôn ngữ thông tin phi văn tự chỉ là phụ trợ. Đặc biệt, có một vài dạng thông tin phi văn tự như biểu đồ, đồ thị còn không xuất hiện. Thông tin phi văn tự ở 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống chủ yếu là màu sắc, ảnh và tranh minh họa.

Có thể thấy rằng, độc giả lớn tuổi thường chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến phần thông tin văn tự, vì thế, ngôn ngữ thông tin phi văn tự chỉ xuất hiện với mục đích hỗ trợ, minh họa thêm cho nội dung bài báo.

* Màu sắc

Khác với những yếu tố khác của maket, màu sắc có tác động thị giác đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ độc giả không chú tâm đọc màu mà đọc các chi tiết được thể hiện bằng màu (như khung, chữ, nền,…). Do vậy, có thể nói việc thể hiện màu cho báo chí vừa dễ nhất mà vừa khó nhất so với việc thể hiện các yếu tố maket khác. Màu sắc trang báo trang nhã là cái đến và ở lại với độc giả nhiều nhất, lâu nhất.

Đối với báo chí, 2 màu đen/ trắng là hai màu cơ bản. Màu sắc sử dụng trên báo chí tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất của tờ báo, đối tượng công chúng, phong cách của maket,… Cả 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đều chỉ được in màu trang bìa và trang quảng cáo, các trang còn lại chỉ được in đen trắng. Đây là một trong 3 kiểu in màu cổ điển và vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay. Có thể thấy rằng, cách in màu này chưa thực sự bắt mắt đối với độc giả. Tuy nhiên, việc in màu sắc cho báo chí phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vật chất và định hướng của mỗi tòa soạn.

* Ảnh, tranh minh họa

Trong báo chí, ảnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Những thông tin, sự kiện, vấn đề mà báo chí đưa ra sẽ tăng thêm sự thuyết phục nơi bạn đọc nếu đi kèm với nó là một bức ảnh chụp để minh chứng. Ảnh được độc giả xem trước và làm tăng cảm hứng của độc giả trước khi đọc phần chính văn, đồng thời giúp nội dung tin bài thêm phong phú.

Trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, hình ảnh thường được sử dụng thường gắn liền với bài viết, có thể là ảnh nhân vật, sự kiện, ít khi xuất hiện các hình ảnh châm biếm hoặc hình ảnh minh họa. Đặc biệt, khảo sát trên hai tờ báo này cho thấy, số lượng hình ảnh được sử dụng tương đối ít, mà chủ yếu ngôn ngữ thông tin văn tự được chú ý hơn. Những tin vắn, tin ngắn đa phần không có hình ảnh minh họa, còn trung bình mỗi một bài viết chỉ được đăng tải một hình ảnh đi kèm. Khảo sát hai tờ Khoa học

& đời sống và Sức khỏe & đời sống trong vòng 1 năm cũng cho thấy, cả hai báo đều không sử dụng hình thức bảng, sơ đồ.

Theo khảo sát của người nghiên cứu, mảng thông tin về y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống từ 4/2011 đến 4/2012 có sử dụng tất cả 3268 ảnh (trung bình có 21 ảnh/ 1 số báo). Số lượng này ở báo Sức khỏe & đời sống là 3643 ảnh (trung bình có 19 ảnh/ 1 số báo).

Vì đối tượng độc giả được hướng tới của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đều là người lớn nên số lượng ảnh được sử dụng trên báo cũng chỉ ở mức vừa phải. Các tin ngắn thường ít khi có ảnh đi kèm, mà ảnh chủ yếu xuất hiện trong các bài dài hoặc bài phỏng vấn. Trên báo Khoa học & đời sống, các chuyên mục thường xuyên đăng tải ảnh đi kèm bài viết đó là: Y học và đời sống, Gia đình và sức khỏe, nhịp cầu, Sức khỏe, Sức khỏe không có tuổi, Thuốc của người cao tuổi, Gia đình khỏe, Tủ thuốc trong nhà, Người bệnh cần biết, Thuốc hay – thuốc tốt, Thầy thuốc của bạn,…

Trên báo Sức khỏe & đời sống, các chuyên mục thường xuyên đăng tải ảnh đi kèm bài viết đó là: Y học thường thức, Bác sĩ gia đình, Bạn hỏi – chúng tôi trả lời, Y tế địa phương, Y học cổ truyền, Chuyên mục hỏi – đáp, Thông tin y dược, Tin y dược nước ngoài, Thuốc và sức khỏe, Viết theo yêu cầu,… Ảnh minh họa được sử dụng trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống thường ở những bài viết trong chuyên mục: Dinh dưỡng, Y học cổ truyền, Chữa bệnh không dùng thuốc,… Tuy nhiên, số lượng ảnh minh họa được sử dụng trên hai tờ báo này cũng không nhiều.

Nhìn chung, các ảnh và tranh minh họa được sử dụng trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đã khoa học và tương đối bám sát nội dung bài viết. Thông qua hệ thống tranh ảnh, độc giả sẽ dễ dàng tiếp cận với nội dung thông tin bài viết. Mặt khác, sự xuất hiện của tranh ảnh cũng làm cho tờ báo thêm sinh động, hấp dẫn, không bị đơn điệu và nhàm chán. Tranh ảnh cũng là một yếu tố bắt mắt để thu hút độc giả.

Một phần của tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay (Trang 48)