1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

46 2,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 99,8 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂNI.DẪN NHẬPII.CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC NHO SĨ DUY TÂN1.Khái niệm và khởi nguồn của phong trào Duy tân1.1.Duy tân là gì?1.2.Khởi nguồn của phong trào Duy tân 2.Nho sĩ duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX2.1.Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo2.2.Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa3.Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, đạo đức và giáo dục3.1.Duy tân tư tưởng về chính trị3.2.Duy tân tư tưởng về xã hội3.3.Duy tân tư tưởng về giáo dục3.4.Duy tân tư tưởng về đạo đức

Trang 1

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

1.2 Khởi nguồn của phong trào Duy tân

2 Nho sĩ duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

2.1 Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo 2.2 Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa

3 Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, đạo đức và giáo dục

3.1 Duy tân tư tưởng về chính trị 3.2 Duy tân tư tưởng về xã hội 3.3 Duy tân tư tưởng về giáo dục 3.4 Duy tân tư tưởng về đạo đức

III.NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

1 Phan Bội Châu và phong trào Duy tân

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 1.2 Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu

2 Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp 2.2 Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Châu Trinh

3 Nguyễn Thượng Hiền

Trang 2

I DẪN NHẬP

Cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam là một lòng chảo nóng đầy biến động và sụcsôi với nhiều mầm mống đe dọa từ các nước chủ nghĩa đế quốc – thực dân Tính chấtthời sự đó đã chi phối toàn bộ đời sống văn học và thay đổi diện mạo văn học Vănhọc giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố trọngđại nên văn học thời kỳ này gắn liền với tư tưởng chính trị để giác ngộ quần chúngnhân dân đi theo lý tưởng cách mạng, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc đấu tranh dântộc thắng lợi về sau Với yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã phản ánh những vấn đềnóng hổi của thời đại đó là “cuộc đấu tranh của nhân ta chống thực dân Pháp” Ðây làchủ đề chính của văn học thời kỳ này Vì lẽ đó, đây là thời kì sản sinh ra nhiều tácphẩm văn học yêu nước chống phong kiến và đế quốc – thực dân nhất

Cùng với phong trào Duy Tân là cột mốc quan trọng trong văn học cận đại ViệtNam, thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tư tưởng yêu nướcmới, có tính chất dân chủ tư sản

2

Trang 3

II CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO

KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

Từ ngàn xưa, tinh thần yêu nước của nhân dân luôn được phát huy trong côngcuộc dựng nước và giữ nước Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và pháttriển của tư tưởng Việt Nam và thực tiễn nền văn hóa – đạo đức của người Việt Namxưa và nay

Theo Nguyễn Tài Thư nhận định: “Chủ nghĩa yêu nước đó đã phát triển thành các quan niệm về nghĩa vụ đối với đồng bào, về nguồn gốc sức mạnh, về các yếu tố cấu thành dân tộc, về các phương pháp luận đánh giặc, cứu nước”1 Theo dòng lịch

sử, nền giáo dục của nước ta bị chi phối bởi nền Nho giáo Trung Quốc Vì thế, mà hầuhết tầng lớp trí thức của nước ta đều xuất thân từ nền giáo dục Nho học – điều đócũng đồng với việc Nho sĩ trở thành lực lượng tiên phong, chủ yếu trong quá trìnhchuyển biến của ý thức xã hội Việt Nam lúc bấy giờ

Với tinh thần yêu nước, tiếp bước cha anh, những nhà Nho duy tân đầu thế kỷ

XX đã chủ động tìm hiểu, tiếp thu các tư tưởng, trào lưu cải cách, duy tân từ NhậtBản, Trung Quốc và của các Nho sĩ thế hệ đi trước như Phạm Phú Thứ, NguyễnTrường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch…, qua đó họ tiếp biến tư tưởng dân chủphương Tây, xây dựng tạo nên hệ thống quan điểm, tư tưởng của mình từ quá trìnhnhận thức rõ bản chất của thực tiễn xã hội đến khả năng tự phê phán trên tinh thần yêunước, trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước mà đó chính là bước khởi đầu cho

1 Viện Triết học: Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr 21.

3

Trang 4

phong trào này là nhằm cổ vũ ý thức tự cường của dân tộc Thúc đẩy những cải cáchvăn hóa và xã hội trước hết là cải cách giáo dục và thi cử Trọng tâm của phong tràođặt vào sự đổi mới đầu óc của mọi người, đổi mới tri thức, từ bỏ cái học cũ và nhữngtri thức lỗi thời cổ xưa để hướng tới nền học vấn Âu Tây trong khoa học kỹ thuật.Như vậy, duy tân có nghĩa là quá trình cải cách nhằm khắc phục những định kiến và lềthói cũ, kể cả những cái từng được ngộ nhận là “khuôn vàng, thước ngọc” đã lỗi thời.

1.2 Khởi nguồn của phong trào Duy tân

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược và biếnnước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Chế độ phong kiến Việt Nam cùngvới hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chốngngoại xâm vì nền độc lập dân tộc Trong bối cảnh đó, các nhà Nho tri thức đề xướngcải cách hệ thống chính trị với tất cả tính nghiêm trọng và cấp bách của vấn đềnày Các vị đả kích hệ thống quan lại mục nát, tham nhũng, hủ lậu, bất lực và nêu ravấn đề chức trách, phẩm giá và cơ chế hoạt động của cả tập đoàn quan liêu từ triềuđình đến những tên nha lại hào lý hằng ngày sách nhiễu đè nén những người dânlương thiện Nhưng không dừng lại ở sự phê phán tầng lớp quan liêu hào lý mà còn

phê phán cả quyền chuyên chế của nhà vua, nhất là “tám mươi năm trở lại đây, vua thì dốt nát ở trên, bầy tôi thì nịnh hót ở dưới; hình pháp dữ dội, luật lệ rối loạn, làm cho dân không còn biết sống theo cách nào”.

Qua những vấn đề bất cập của thời đại thì các nhà Nho yêu nước mà trong đótiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp…quyết định thành lập Duy tân hội để thay đổi đất nước, trước hết là thay đổi về vănhóa, chính trị Mà đặc biệt là thay đổi sự lỗi thời của Nho giáo Nhằm nâng cao dânquyền, xây dựng thể chế chính trị và hệ thống pháp luật để đảm bảo dân quyền

2 Nho sĩ Duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX

2.1 Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo

Trải qua các triều đại phong kiến lịch sử Việt Nam, Nho giáo luôn giữ một vaitrò quan trọng trong việc thiết lập các thiết chế xã hội, bảo vệ, duy trì quyền lợi của

4

Trang 5

giai cấp phong kiến thống trị với mô hình xã hội lý tưởng đất nước hòa bình, nhân dân

ấm no, lễ nghĩa được phát triển toàn diện… Nhưng trong điều kiện lịch sử nước nhàdưới sự thống trị, “bảo hộ” của thực dân Pháp, mô hình chính trị - xã hội của Nhogiáo đã bộc lộ rõ bản chất độc tài, chuyên chế, một nền văn hóa ảnh hưởng nặng nề từTrung Quốc chỉ với những giáo điều Tống Nho, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển củakhả năng tự sản sinh ra những giá trị mới của xã hội đương thời, làm cho đất nước mấtvai trò liên kết giữa nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam với nền văn minh tiến

bộ Pháp

- Về chính trị: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho gia, tuy có khácbiệt về sự thống nhất trong quan điểm trung quân, ái quốc nhưng suy cho cùng mâuthuẫn nội tại trong bản chất Nho gia còn tồn đọng những bất cập trong xã hội, bởiquan điểm chính trị của Nho giáo chỉ bàn về quyền lợi cá nhân của tầng lớp cai trị vuaquan mà dân chúng thì chỉ việc chờ “cha đặt đâu, con ngồi đấy” Chính vì thế mà “nhà

sử học của phong trào Duy tân” – Huỳnh Thúc Kháng đã nhận rõ hiện thực ấy khi tiếpxúc một số quan niệm về đạo đức, chính trị, lối học khoa cử của phương Tây và thẳng

thắn chỉ ra rằng: “Chính trị chỉ nói với người cai trị mà không nói đến hạng bị trị Toàn những thuyết của Khổng Tử nói về chính trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà chờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi Không những dân không cần lo việc mình mà lại cho dân là hư hỏng không tự lo được nữa (…) Huống ở thế giới ngày nay mà đem cái chính trị của cụ Khổng ra mà ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan mà đua với tàu thủy, cưỡi ngựa trạm mà chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiệu gì”2

Đúng với tinh thần duy tân, trong đó duy tân về mặt tư tưởng là một vấn đề nangiải Vì vậy mà nhà Nho yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã dũng cảm nhìn nhận lại vấn

đề, mạnh dạn tự phê phán những “thói hư, tật xấu” của hiện thực để cải thiện hiện

thực, và ông đã tự đề xuất: “Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông – Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực thì cho là chân chính mà gắng sức học theo,

2 Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN, tr.289-290.

5

Trang 6

điều gì mặc vọng mà trái với chân lý và sự thực thì nhất thiết cào bỏ cho sạch Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì đó ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng”3.

- Tư tưởng thiên mệnh: quan niệm này được xem là quan trọng trong hệ thống tưtưởng Nho giáo Bằng tri thức thời đại, các chí sĩ duy tân cho rằng tư tưởng thiênmệnh này là một rào cản cho bước phát triển của con người Con người với “thiênmệnh”, họ cam chịu số phận, và không thể sáng tạo ra những giá trị mới ngoài những

gì mà cha ông để lại Tư tưởng này kết hợp với Đạo giáo, Thiên chúa giáo… đã trởthành một niềm tin mù quáng giữa thế giới thực và thế giới ảo của thần, tiên, thánh…

Vì thế các Nho sĩ tiến bộ đã dùng cái “thiên mệnh” để “biết mệnh”, nó cũng giốngnhư sự tận dụng khoảng thời gian còn lại của kiếp người để làm nhiều việc tốt hơn khicon người ta biết mình sắp chết nhưng cũng không thể thoát ra khỏi cái vòng vây củacái gọi là “thiên mệnh”

- Sự lạc hậu của Nho giáo ngày càng được phơi bày một cách rõ nét Chính cáitính tự cao, tự đại vì thế không thể tiếp thu, học hỏi những cái mới có ích cho cuộcsống vì thế sự có mặt của tầng lớp thương nhân trong tư tưởng xã hội “trọng nông, ứcthương” càng làm cho sự bất bình đẳng xã hội và sự mất cân bằng nghiêm trọng củanền kinh tế ngày càng trầm trọng Nó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho sự

lạc hậu của một xã hội chưa bắt kịp thời đại Hai tác phẩm: Thương học phương châm

và Kim cổ cách ngôn của nhà Nho yêu nước Lương Văn Can, đã chỉ ra mười lý do cơ

bản hạn chế của tính cách và phẩm chất của thương nhân Việt Nam Với mục đích phêphán, nhìn thẳng sự thật mà các chí sĩ duy tân không ngừng đấu tranh cho tư tưởng để

có thể tạo tiền đề vững chắc cho cuộc cải cách kinh tế, xã hội

- Một sự thật nữa không thể phủ nhận là tư tưởng cố hữu của Nho giáo trong việcluôn xem người xưa hơn nay, nhất là hành động của tiên, thánh, của các bậc tiền nhân

đi trước là cơ sở chuẩn mực cho mọi hành động của con người

2.2 Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa

3 Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN, tr.291-292.

6

Trang 7

Nho giáo Trung quốc du nhập vào nước ta với rất nhiều hệ tư tưởng mà trong đó

“trung quân, ái quốc” luôn là tư tưởng chiếm một vị trí quan trọng Thế nhưng, đếnđầu thế kỷ XX, các Nho sĩ duy tân đặt tư tưởng “ái quốc” trên cả tư tưởng “trungquân”, thế nên họ không ngần ngại phê phán cả thể chế chính trị quân chủ

Thư thất điều của Phan Châu Trinh là một minh chứng Đó không chỉ là sự tố

cáo, hơn nữa là một lời tuyên chiến với chế độ phong kiến với vị vua đầy tội lỗi Ôngkhái quát bảy tội nhà vua:

- Tội tôn quân quyền

- Tội thưởng phạt không công bình

- Tội chuộng sự quỳ lạy

- Tội xa xỉ vô đạo

- Tội phục sức không đúng phép

- Tội du hành vô độ

- Tội sang Pháp làm việc ám muội

Hay Huỳnh Thúc Kháng đã chỉ ra: “Ở trong xã hội giai cấp và chui núp dưới chính thể chuyên chế, cái hạng bình dân đã không vào ngạch ngữ nào rồi; huống trong đám bình dân lại sa xuống một bậc nữa đến cái hầm lao động thì còn ai đếm xỉa gì đến (trong bình dân mà hạng giàu cũng có nhiều quyền lợi khác)”4 Đó là vị trí,vai trò của người dân lao động trong xã hội, bị xem nhẹ cho dù họ chính là lực lượngtạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội Trong khi ấy, quan lại không làm ra của cải vậtchất cho xã hội nhưng tự cho mình là đẳng cấp trên, dùng quyền lực để mưu đồ gianxảo hại nước hại dân Không chỉ có lỗi của vua quan mà còn là lỗi của đội ngũ trí thức

xã hội, bởi tầng lớp trí thức có vai trò quan trọng trong vận mệnh hưng vong của nướcnhà Vì thế, trước nỗi đau thời đại, các nhà Nho yêu nước duy tân đã phê phán mạnh

mẽ thực trạng về lối sống của tầng lớp trí thức trong xã hội lúc bấy giờ Trần Quý Cápvới nỗi niềm cay đắng, ông nhận rõ thực trạng giới trí thức học rộng, có tài nhưng lạisống thật bi thương:

“Đông Kinh, Tây Cống hỏi ngài đâu

4 Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, t.21, tr.338.

7

Trang 8

Ngẩn ngơ ngài chỉ lắc đầu”5

Hay:

“Tò mò hỏi năm châu lớn nhỏ,

Ủa, việc ngoại dương, tau có biết mô na” 6

Các Nho sĩ duy tân muốn đánh tan tư tưởng cổ hủ của chế độ quân chủ, mộngkhoa cử mới mong phục hồi lại tinh thần dân tộc mà đi đến độc lập, tự do Một mặtvạch rõ những tệ nạn nơi làng quê như tục cưới xin, giỗ chạp, tang ma linh đình…,hay chế độ thi cử quan liêu chốn quang trường,… mặt khác là chỉ bày cho dân chúngđược thấy tình trạnh hủ bại, thối nát, cơ cấu tổ chức bất hợp lý của tổ chức xã hội lúcbấy giờ

Thực trạng xã hội nước ta vào thời kì này rất khốc liệt, không những từ những tệnạn do chính người Việt gây ra, mà sự tàn bạo của giặc đã để lại trên quê hương tanhững vết thương đau đớn, khó lành Thực dân, đế quốc là kẻ thù trực tiếp của dân tộc

ta Các Nho sĩ yêu nước của chúng ta đấu tranh quyết liệt, luôn nhận rõ bộ mặt thậtcủa chúng mà phơi bày ra rồi gửi đến đồng bào thân yêu trong cả nước Hai tác phẩm

chính luận nổi tiếng: Đầu Pháp chính phủ thư (Thư gửi chính phủ Pháp) và Đông Dương chính trị luận của Phan Châu Trinh đã chỉ trích, tố cáo trước công chúng tội ác

của thực dân Pháp với dân Việt Nam mà khích lệ, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhândân cả nước

2.3 Phê phán giáo dục phong kiến, giáo dục thuộc địa

Đầu thế kỷ XX, thông qua việc tiếp xúc, đọc hiểu tân thư, tân văn, các Nho sĩDuy tân đã đem so sánh nền giáo dục của Việt Nam với phương Tây là hoàn toàn tráingược, phương Tây văn minh, tiến bộ, còn ta thì bảo thủ, lạc hậu Tệ nạn trong giáodục luôn là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội phong kiến: chạy chọt để thi đỗ, cóthể vào chốn quan trường nhờ quan hệ hay gian lận trong thi cử mà từ đó sinh ra các

chứng bệnh xã hội nghiêm trọng: “Cho đến việc khoa mục là việc to lớn như trời mà người ta cũng dùng tiền chạy chọt, không chút kiêng dè Người ta chỉ chú trọng việc

5 Nguyễn Q Thắng: Phong trào Duy tân – các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb VHTT, Hà Nội, 2006, tr.282.

6 Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 t.21, tr.738.

8

Trang 9

làm quan và thi đậu, nhờ bất liêm mà được thì còn biết xấu hổ là gì nữa”7 Hay đến

với Phan Châu Trinh trong tác phẩm Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (Lời kêu oan cho vụ Trung Kỳ dân biến) nêu lên thực trạng phá trường học, bắt giáo sư,

quấy phá nhân dân của quan pháp và tay sai

“Duy tân” tư tưởng là một quá trình đấu tranh lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tinhthần yêu nước không khuất phục của dân tộc mới có thể mở ra con đường mới cho xãhội Việt Nam lúc bấy giờ Và các Nho sĩ duy tân đã làm được điều đó Họ phê phánnhững biểu hiện tiêu cực của Nho giáo trong điều kiện thực tế xã hội Việt Nam đầuthế kỷ XX không nằm ngoài mục đích đổi mới xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nammột cách toàn diện, giành lại ngọn cờ độc lập, tự do và cuộc sống ấm no cho nhândân

3 Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, giáo dục và đạo đức

Thông qua tiếp thu tư tưởng cải cách, duy tân, từ tân thư, tân văn và những quansát, trải nghiệm về duy tân, cải cách, cách mạng ở Nhật Bản và Trung Quốc, các Nho

sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX đã tiếp thu tinh hoa và cải biến sao cho phù hợpvới hoàn cảnh Việt Nam Nhờ sức ảnh hưởng của nguồn tư tưởng mới từ phương Tây,

đặc biệt qua hai tác phẩm nổi tiếng thế giới là Khế ước xã hội của J.J Rousseau và Bàn về pháp luật của Charles Louis Montesquieu mà tư duy chính trị của các Nho sĩ

thay đổi nhanh chóng Theo họ, cái cốt yếu để thay đổi vận mệnh đất nước, giành độclập tự chủ là vấn đề của dân chủ, dân quyền Và họ đã thể hiện tư duy “duy tân” ấymột cách rõ nét trên nhiều phương diện

3.1 Duy tân về chính trị

Các Nho sĩ duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã tự phủ định tư tưởng chính trịphong kiến nòng cốt là tư tưởng tôn quyền để tiếp thu tư tưởng dân chủ, dân quyền tưsản, học tập kinh nghiệm từ công cuộc duy tân của Nhật Bản, cách mạng tư sản TrungQuốc Nho sĩ duy tân quan tâm nhiều đến vấn đề chính thể, vấn đề nhà nước theo kiểuphương Tây và tinh thần dân tộc dân chủ của Tôn Trung Sơn

7 Phan Bội Châu: Toàn tập, sđd, t.1, tr.146.

9

Trang 10

Tiêu biểu là Huỳnh Thúc Kháng, ông có quan điểm hết sức rõ ràng, ông tỏ thái

độ bất hợp tác với chính phủ bù nhìn, vì ông nhận thấy rõ đó chỉ là “Tiếng gọi Việt Nam độc lập” Ông không hề bi quan trước thời cuộc, ngược lại ông hy vọng dân tộc

ta sẽ có một vị anh hùng nào đó vạch đường chỉ lối Ông cảm thấy cảnh đất nước độclập, chính trị mới được sinh ra, nhân dân được tự do, no ấm:

“Trái đất đương xoay vòng thế giới

Số phận đã định phận sơn hà

Chắc quân xâm lược rồi tiêu diệt

Tới cuộc thanh bình cũng chẳng xa” 8

Ngoài ra, Phan Bội Châu cũng có quan điểm riêng của mình về duy tân Ông tintưởng vào cách mạng bạo lực lật đổ thể chế phản động, xây dựng xã hội mới và trongcuộc cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam sẽ còn có sự trợ giúp của nhữngngười công nông Nga, Trung Quốc và Pháp:

“Vang trời hò hét nhân quyền

Giúp ta sẵn có thợ thuyền Hoa – Nga

Lao động Pháp nghe ta đứng dậy,

Hẳn nách dùi cắp gậy đứng ngay.

Sợ gì tư bản món mày

Mạng mày chắc đã đến ngày cáo chung” 9

Bên cạnh đó, Phan Bội Châu còn nhận định rằng tình yêu nước, thương nòi, yêu

tự do là sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, chỉ cần khơi dậy, bồi dưỡng nó trongcách mạng Ông đề cao vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, sự hòa hợp, đồng lòng

của các tầng lớp nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc: “Tôi xin nói rõ thêm mọi sự cần thiết để đạt mục đích đó và để hoàn thành công nghiệp đó Tức là:

8 Chương Thâu – Hồ Anh Hải (2007), Nguyễn Hữu Cầu – Chí sĩ yêu nước Đông Kinh nghĩa thục, Nxb Lý luận

chính trị, HN, tr.171.

9 Chương Thâu (sưu tầm, biên soạn): Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị, Sđd, tr 231.

10

Trang 11

Sự đồng lòng của phú hào,

Sự đồng lòng của quý tộc,

Sự đồng lòng của sĩ phu hiện thời,

Sự đồng lòng của tín đồ đạo Thiên Chúa,

Sự đồng lòng của của du đồ hội đảng,

Sự đồng lòng của nhi nữ anh si,

Sự đồng lòng của thông ngôn, ký lục, bồi bếp,

Sự đồng lòng của những người con em có mối thù nhà,

Sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta”10

3.2 Duy tân về xã hội

Nho sĩ vừa căm thù kẻ thù phương Tây đến xâm lược, bóc lột dân mình nhưngcũng vừa khâm phục nền văn minh của họ Họ nhận thức được để giành độc lập chodân tộc là duy tân đất nước toàn diện theo cách kết hợp văn minh Đông – Tây và biệnpháp hữu hiệu nhất để thực hiện giải phóng dân tộc, tiến tới xây dựng bình đẳng là:

khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

*Tư tưởng khai dân trí:

“Khai dân trí là mở mang hiểu biết, trí tuệ cho dân” 11 Nhà Nho Phan Châu

Trinh quan niệm việc học là của toàn dân, không phân biệt, bỏ lối học phù phiếm, thơvăn của người xưa, cần mở trường dạy chữ quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng,bài trừ những hủ tục lạc hậu, xa hoa

“Từ những đấng hoàng thân quý tộc,

Chẳng ai không đi học lấy nghề

10 Phan Bội Châu (1990) Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, T.1, tr 205-206.

11 Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, Nxb

CT – QG, Hà Nội.

11

Trang 12

Còn những kẻ sĩ, nông, công, cơ,

Đều học cho trí đủ làm ăn.

Cũng là nữ tử, phụ nhân

Ai ai cũng có trong thân một nghề” 12

Tư tưởng khai dân trí còn làm cho dân thay đổi nhận thức cũ kỹ để vươn tới tầmnhận thức mới cao hơn, phù hợp hơn Nhà Nho Trần Quý Cáp thì chủ trương đọc sáchmới của nước ta, nước ngoài, đúc kết tư tưởng, đường lối Á, Âu thành tư tưởng,đường lối của ta Đặc biệt hơn nữa, ông khuyến khích học chữ quốc ngữ Khi dân tríđược nâng cao thì việc nắm bắt các thông tin trong nước hay ngoài nước đều thuậntiện Ngoài ra, nhà Nho Nguyễn Thượng Hiền chủ trương đưa ra “chương trình chínhtrị” bắt đầu từ chấn hưng kinh tế và mở mang văn hóa:

“Việc hay có kẻ đứng đầu,

Chắc rằng dân trí đã hầu mở mang.

Dân trí đã xem dường hơn trước,

Dân trí kia cũng được ra tuồng.

Hẳn sau nên nghiệp phú cường” 13

Dân trí theo cách hiểu của nhà Nho không chỉ đơn thuần là học thức mà còn là trithức cuộc sống Từ những chấn hưng về dân trí sẽ dẫn đến chấn hưng về văn hóa và

tư tưởng

*Tư tưởng chấn dân khí:

“Chấn dân khí là làm cho mọi người thức tỉnh, giác ngộ, khuyến khích ý thức tự lực, tự cường, giải phóng khỏi sự kìm kẹp của chế độ quân chủ chuyên chế và đàn áp thực dân”14 Nguyễn Thượng Hiền quan niệm không có việc gì khó khăn, hễ có ý chí

12 Phan Châu Trinh: Tuyển tập, Sđd, tr 127-128

13 Nguyễn Thượng Hiền: Tuyển tập thơ văn, Sđd, tr 402

14 Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, Nxb

CT – QG, Hà Nội.

12

Trang 13

thì mọi việc dù khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua: “Ta nếu đồng lòng thì sợ gì giặc mạnh, huống chi giặc kia đã lao đao chực ngã Ta nếu tự lập thì không lo gì không có kẻ giúp, huống chi nay ta đã có người Nêu cao Quốc kỳ Việt Nam trên thế giới chỉ trông ở thời cơ này, chỉ nhờ ở đồng bào một lòng một dạ lúc này, hãy cố lên! Chớ để nước chịu nhục mãi” 15

*Tư tưởng hậu dân sinh:

“Hậu dân sinh tức là phải làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng đầy đủ, tiến tới văn minh Hậu dân sinh trước hết là làm cho mọi người phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc”16 Phan Châu Trinh quanniệm rằng phát triển kinh tế gắn liền với việc thúc đẩy các ngành công thương, cải tạonghề nông, sản xuất hàng hóa nông lâm xuất khẩu, dựa vào chính sách của Pháp đểphát triển kinh tế:

“Nghề càng ngày càng đua càng tới,

Vật càng ngày càng mới dễ coi.

Chở chuyên đi bán nước người,

Lợi trong đã được, lợi ngoài lại thêm

Được nhiều lời càng thêm tư bổn,

Rộng bán buôn khắp bốn phương trời” 17

3.3 Duy tân tư tưởng về giáo dục

Vì xuất thân từ tầng lớp trí thức của xã hội, nhận thức được vai trò của việc học,

vì thế tư tưởng duy tân về giáo dục được xem là vấn đề cơ bản và quan trọng, giữ vịtrí đầu tiên trong hệ thống tư duy “duy tân” của các nhà Nho yêu nước đương thời.Với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, cuộc hành trình mới về nền giáo dục nước nhà đượccác Nho sĩ duy tân tích cực thiết lập với phương châm “toàn dân được giáo dục” và

15 Nguyễn Thượng Hiền: Tuyển tập thơ văn, Sđd, tr 246

16 Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, Nxb

CT – QG, Hà Nội

17 Phan Châu Trinh: Tuyển tập, Sđd, tr 146

13

Trang 14

phải xem giáo dục là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân Cùng với sự đột phá trong tưduy này mà các loại hình trường lớp phục vụ nền giáo dục quốc dân được ra đời vàphổ cập đến tất cả quần chúng nhân dân, mở rộng cơ hội được giáo dục, bồi dưỡngđối với những người chịu thiệt thòi trong xã hội như người mù, người câm điếc, người

tàn tật, trẻ nghèo khó, trẻ mồ côi, người từng bị tù đày…: “Mở trường để cho người nước ta bất kỳ giàu nghèo, sang hèn, trai gái hễ từ năm tuổi trở lên, thì vào học ở trường ấu trĩ viện, để chịu sự giáo dục của bậc ấu trĩ; tám tuổi trở lên thì vào học ở bậc tiểu học, để chịu sự giáo dục của bậc tiểu học; mười bốn tuổi trở lên thì vào học

ở trường trung học, để chịu sự giáo dục của bậc trung hoc; đến mười tám tuổi thì tài chất đã khá, thì vào trường cao đẳng, để chịu sự giáo dục của trường cao đẳng chuyên nghiệp”18

Các Nho sĩ duy tân muốn thông qua giáo dục để xây dựng một nền văn hóa mớiViệt Nam bắt kịp khoa học và hiện đại, đồng thời tạo nền tảng quan trọng và vữngchắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

3.4 Duy tân về đạo đức

Các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ XX cho rằng sự tiếp biến tinh hoa khoa học,

kỹ thuật và chính trị phương Tây cận đại là bước phát triển rất tốt, thế nhưng chúngcần phải lấy tinh thần đạo đức phương Đông làm nền tảng Bởi sức mạnh của một dântộc không chỉ là sức mạnh về vật chất mà còn nhờ vào sức mạnh tinh thần, ấy chính lànền đạo đức vậy Nền đạo đức trong thời đại mới được nâng lên thêm những nấcthang mới mới phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ dưới sự cải cách của các nhàNho yêu nước: Quan niệm trung, hiếu theo Nho giáo được mở rộng với tinh thần tráchnhiệm xã hội, phụng sự dân tộc Thực hiện đạo hiếu với việc tham gia giải phóng dântộc, giành độc lập dân tộc Hơn thế nữa, nền đạo đức đạt đến sự hoàn thiện khi họ xácđịnh “lẽ sống” với tiêu chí sống thức tỉnh, sống có ý chí và sống phải tự tân Tác phẩm

Bài thuốc 10 vị của Phan Bội Châu như thông điệp gửi đến nhân dân Việt Nam: chí

khí kiên cường, lòng thành thật, gan quả quyết, trí thức mới,… Có thể nói, các nhà tríthức yêu nước Duy tân đã biết dùng tài lực của mình để phụng sự dân tộc, cách tân tư

18 Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.262.

14

Trang 15

tưởng, đổi mới đất nước, phát triển hệ thống quan niệm đạo đức theo chủ nghĩa nhânđạo cao cả Đó là lòng yêu nước, thương dân, lên án phong kiến, thực dân, là lý tưởng

giải phóng dân tộc Tiêu biểu như Tỉnh quốc hồn ca, Dạy con…(Phan Châu Trinh), Tân nữ huấn ca (Nguyễn Hữu Cầu), Nữ quốc dân tu trí (Phan Bội Châu), Bài ca cứu nước (Huỳnh Thúc Kháng)….

III NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

1 Phan Bội Châu với phong trào Duy tân

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Phan Bội Châu - nhà chí sĩ yêu nước, danh nhân văn hoá dân tộc, tên thật là PhanVăn San, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại tỉnh Nghệ An Cha ông là Phan VănPhổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn Ông nổi tiếng thông minh từ bé, có ý chí phấn đấu nhiệttình yêu nước, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểusách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện

Năm 17 tuổi đã viết hịch “Bình tây thu bắc”; năm 19 tuổi lập Đội sĩ tử CầnVương để hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” chống Pháp Năm 1904, thành lập Hội DuyTân chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt” Từ năm 1905 – 1909trực tiếp lãnh đạo phong trào Đông Du, tổ chức gần 200 thanh thiếu niên yêu nướcxuất dương sang Nhật Bản học tập quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật… Tháng3/1909, tổ chức Đông Du bị giải tán, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản Ông

về Trung Quốc rồi sang Xiêm (Thái Lan) xây dựng cơ sở cách mạng Tại Trung Quốcông lập ra Việt Nam Quang Phục Hội

Sau cách mạng Tân Hợi 1911, ông trở lại Trung Quốc và thành lập “Hội ViệtNam Quang Phục” và “Hội Chấn Hoa Hưng Á”, cũng năm này ông bị giặc bắt giamtại Quảng Châu Năm 1922, ông ra tù tiếp tục hoạt động, và cải tổ Hội Việt NamQuang Phục thành Đảng Việt Nam Quốc Dân

Tháng 6/1925, ông bị thực dân Pháp bắt và tuyên án tử hình Trước phong tràođấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, thực dân Pháp buộc phải đưaông về an trí ở Bến Ngự (Huế) Trong 15 năm cuối đời, ông không còn hoạt động

15

Trang 16

chính trị nữa, chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu Kinh Dịch, sống trong lòng yêu thươngkính trọng của nhân dân Huế và các bậc chí sĩ yêu nước khác Ông viết sách với biệtdanh “Ông già Bến Ngự”, không ngừng tuyên truyền bằng văn thơ, viết báo cho đếnkhi mất vào năm 194019.

Phan Bội Châu là nhà chí sĩ yêu nước lớn, nhà văn hoá dân tộc, bậc anh hùng kỳtài hiếm thấy của Việt Nam nữa đầu thế kỷ XX Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca

ngợi là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.Ông đã để lại một số lượng tác phẩm văn học đồ sộ như:

- Việt Nam quốc sử khảo

- Việt Nam vong quốc sử

- Lưu cầu huyết lệ tân thư

- Phan Bội Châu niên biểu

- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca

- Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo

- Hải ngoại huyết thư…

1.2 Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu

Khi chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành, dân tộc ta đứng trước một tìnhhình mới đặt ra là yêu nước thì phải gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc, muốngiải phóng dân tộc thì phải duy tân, chống phong kiến Ðầu thế kỉ XX nhiều nhà nhoyêu nước đã bước đầu nhận ra con đường đó Họ đưa tư tưởng yêu nước, duy tân vàovăn chương tạo thành một phong trào văn học cách mạng để giác ngộ quần chúngnhân dân để phân biệt với văn chương yêu nước thời trung đại Có thể nói Phan BộiChâu là một trong những trí thức tiên phong đầu tiên trong sáng tác văn học mang tưtưởng duy tân tiến bộ Ông đã làm cho văn học yêu nước có nội dung dân tộc dân chủcao hơn, có tính chiến đấu, tính nhân đạo cao hơn Thơ văn yêu nước của Phan Bội

19 Thao khảo thêm trên trang http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_B%E1%BB%99i_Ch%C3%A2u

16

Trang 17

Châu tiêu biểu cho một giai đoạn văn học mới, giai đoạn đầu của thời kỳ văn học hiệnđại.

“Theo Phan Bội Châu, để thực hiện duy tân, trước hết phải xây dựng con người.

Trong toàn bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều là sự phản ánh nỗi đau,nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân được ông chỉ ra là xuấtphát từ con người”20 Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm duy tân của ông đã mangmột diện mạo mới, khác hẳn quan niệm thiên mệnh của các nhà Nho cũ Phan BộiChâu cho rằng con người chính là chủ tể, là người quyết định vận mệnh của quốc giadân tộc Chính vì thế, ông rất đề cao vai trò quan trọng của nhân dân bởi vì nhân dân

là rường cột, là chủ nhân của dân tộc, dân còn thì đất nước còn, dân mất thì đất nướcmất Do vậy, mỗi người dân trong nước phải luôn tự thức tỉnh chính mình, khẳng địnhlòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường, nhận ra thực trạng đen tối của đất nước có nhưthế mới bảo vệ được đất nước

Yêu nước là một nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Đọcthơ văn yêu nước của Phan Bội Châu ta sẽ thấy rõ điều đó Đây là điểm sáng trong tưtưởng của Phan Bội Châu, góp phần mở ra hướng đi mới cho phong trào duy tân củanước Việt Nam

- Yêu nước trước hết là yêu cái đẹp của quê hương đất nước:

“Bằng cái nhìn lịch sử và thời đại, Phan Bội Châu đã đưa ra qua niệm mới về đấtnước với một tình yêu nước nồng cháy, thiết tha Vốn xuất thân là một Nho sĩ trí thứcđương thời, tuy còn mang quan niệm phong kiến nhưng Phan Bội Châu đã biết phá bỏnhững cái lạc hậu Tình yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình

cảm bình thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc Trong bài Ái quốc, mở đầu bằng những

lời yêu quê hương đất nước cháy bỏng”:

“Nay ta hát một thiên ái quốc

Yêu gì hơn yêu nước nhà ta

20 PGS.TS Trương Văn Chung – PGS.TS Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối thế

kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 192.

17

Trang 18

Trang nghiêm bốn mặt sơn hà

Ông cha để lại cho ta lọ vàng

Trải mấy lớp tiền vương dựng mở

Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa

Biết bao công của người xưa

Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm”

(Ái quốc ca)

- Yêu nước phải xóa bỏ tập tục hủ lậu, bệnh “quốc dân”, đề ra tư tưởng canh tân hợp với bối cảnh xã hội đương thời:

Từ một nhà cách mạng hành động Phan Bội Châu đã trở thành nhà tuyên truyền

giáo dục về lòng yêu nước Trong tác phẩm Cao đẳng quốc dân, Phan Bội Châu đã

chỉ ra những kém khuyết của dân tộc, những thói hư tật xấu và tập tục hủ lậu mà ônggọi là “bệnh của quốc dân” như: tính ỷ lại, lòng giả dối, nhút nhát, tham lợi riêng,thích tranh đua những việc hư danh, lòng yêu nước không thực, không biết nghĩa hiệpquần, mê tín theo những tập tục cổ hủ lạc hậu, không biết làm kinh tế, không thươngyêu giống nòi… Như vậy, Phan Bội Châu đã mạnh dạn vạch ra những căn bệnh tệ hạicủa dân tộc, không dừng lại ở đó người còn tự đổi mới, bởi đổi mới chính là yếu tốquan trọng nhằm thể hiện sức mạnh tự cường của bản thân để chiến thắng kẻ thù.Phan Bội Châu đã xác định được một trong những quyền cơ bản nhất, thiêng liêngnhất của loài người là quyền làm chủ vận mệnh đất nước Tư tưởng canh tân của PhanBội Châu được thể hiện gồm sáu điều:

1 Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ

2 Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần mến tin yêu nhau

3 Đổi mới hành động nghề nghiệp

4 Đổi mới tinh thần trách nhiệm đới với dân, nước

5 Đổi mới sự nghiệp công đức

18

Trang 19

6 Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cáichết; đổi mới quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; họa và phúc21.

Những điều đổi mới trên đã cho thấy sự quyết tâm của Phan Bội Châu trong việcrèn luyện ý chí bản thân của con người “Theo Phan Bội Châu, ta phải tự mài “gươngtri thức cho trong”, ta phải tự khêu “đèn tri thức ta” cho sáng, ta phải biết tự mình suy,

tự mình nghĩ, tự mình làm, ta phải biết “tự tân” để “tự tồn”, ta phải biết tự trọng tựchủ, tự bái “cái dã man”, tự mua “cái văn minh trong tủy””22 Phan Bội Châu đãkhông bỏ phí thời gian cho cuộc sống vô liêu mà người đã sống một cách có ích, trởthành một học giả uyên bác, một nhà tư tưởng thời đại với nhiều tâm huyết để cảicách văn hóa xã hội Ông luôn tự coi mình có trách nhiệm phải thức tỉnh, làm choquần chúng nhân dân giác ngộ lý tưởng cách mạng Đặc biệt, tư tưởng đổi mới của

Phan Bội Châu có xu hương quan tâm đến thanh niên và phụ nữ Bài Ca chúc tết thanh niên, được Phan Bội Châu gọi là bài hát yêu nước và cũng là bài gọi hồn thiêng

sông núi về giúp cho con dân hợp sức cứu nước Lời kêu gọi cho công cuộc quangphục tổ quốc vẫn là việc đồng tâm, đoàn kết Trong một quốc gia dân tộc mà biết đoànkết thì mới giữ vững được nền độc lập tự chủ và bảo toàn mạng sống cho mình, chogia đình mình

“Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy

Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng

Hai mươi lẻ đã từng bao chua với xót

Trời đất may còn thân sống sót

Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh

Thưa các cô, các cậu lại các anh

21 PGS.TS Trương Văn Chung – PGS.TS Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối thế

kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 194.

22 Nguyễn Văn Hòa (2000), Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết

học, Hà Nội, tr.174.

19

Trang 20

Trời đã mới, người càng nên đổi mới

Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội

Ghé tay vào xốc vác cựu giang san

Ði cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan

Dây đoàn thể quyết phen thành nghiệp lại

Ái hữu chí từ nay xin gắng gỏi

Gởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần

Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn

Ðúc gan sắt để dời non lấp bể

Xôi máu nóng để rửa vết dơ nô lệ

Mới thế này mới là mới hỡi chư quân

Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân”.

Mở đầu bài thơ là lời kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy “thức tỉnh và bừng dậy”lòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường Hơn ai hết, Phan Bội Châu thấu hiểu chân lí

“hiền tài – quốc gia chi nguyên khí”, hiểu thấu rằng tinh anh của một dân tộc kết tinh

ở những bậc anh hùng hào kiệt Chính vì vậy, ông đã dành cho những người cho thanhniên Việt Nam sự ngưỡng mộ đặc biệt lớn lao Ngòi bút ông đã viết không mệt mỏichúc tết cho thanh niên và cũng là nhắn nhủ thế hệ trẻ Việt Nam hãy đổi mới, với tầm

nhìn mới “Đời đã mới, người càng nên đổi mới…”, phải đoàn kết, tập hợp lực lượng dân tộc để cứu nước “Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”, từ bỏ con đường khoa cử

lạc hậu, không đam mê hưởng lạc mà phải tu dưỡng tinh thần tự lập tự cường PhanBội Châu đã khẳng định rằng trách nhiệm của thanh niên rất nặng nề và vô cùng vẻvang, phải hy sinh xương máu, đem tài năng để chiến đấu cho độc lập, tự do của tổ

quốc “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa/ Xối máu nóng rửa vết dơ nô lệ” Làm được

như thế là đổi mới, là yêu nước, là dám xả thân vì tự do Chính vì thế mà người khẳng

định ở câu thơ cuối của bài thơ “Nhật nhật tân, hựu nhật tân” Rõ ràng lời chúc tết

thanh niên của Phan Bội Châu cũng chính là khát vọng, là hoài bão một đời của PhanBội Châu Và, đấy cũng chính là khát vọng của cả dân tộc, khát vọng tự do, độc lập

Người anh hùng xuất hiện trong Bài ca chúc tết thanh niên của Phan Bội Châu là

20

Trang 21

những con người bình thường nhưng làm được việc phi thường Với ông không có sựphân biệt nam nữ, đẳng cấp, tôn giáo, giàu nghèo trong quan niệm về người anhhùng Không những thế, Phan Bội Châu còn dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam nhiều

sự yêu mến và trân trọng trong bài Khóc thanh niên như sau:

“Ôi đáng kính thay thanh niên! Đáng sợ thay thanh niên!

Nếu ai nói rằng: Thanh niên lay trời, trời phải rung

Thanh niên xoay đất, đất phải chuyển, cũng không phải là quá đáng vậy!…”.

“Đối với phụ nữ, Phan Bội Châu muốn phụ nữ phải được giáo dục nghiêm chỉnh

và phải trao cho họ những vị trí xứng đáng trong xã hội và họ sẽ đem tài năng ra giúpnước không kém gì nam giới”23 Để thực hiện điều này, theo Phan Bội Châu phải vậnđộng giới phụ nữ trên bốn nội dung sau:

“Mở mang về đường tri thức của phụ nữ

Liên kết đoàn thể của phụ nữ

Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ

Nâng cao địa vị của phụ nữ”24.

Tuy Phan Bội Châu đã không nêu sự bình đẳng về quyền lợi giữa nam giới và nữ giớinhưng rõ ràng tư tưởng tiến bộ của ông đã có cái nhìn mới về khả năng tiềm ẩn và vaitrò không kém phần quan trọng của người phụ nữ trong đời sống xã hội, điều nàykhác xa với những quy định khắc khe không hợp thời của lễ giáo phong kiến trong xãhội Việt Nam thời bấy giờ

- Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ và lòng căm thù giặc:

Phan Bội Châu đã đưa ra quan niệm tiến bộ về người dân trong xã hội Ông đã

đi đến khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệnòi giống, đồng bào Việt Nam Với Phan Bội Châu yêu nước không còn là tình cảm

23 PGS.TS Trương Văn Chung – PGS.TS Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 194.

24 Chương Thâu (2000), Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị, Nxb Thuận hóa, Huế, tr.50

21

Trang 22

cao quý chỉ có ở một số ít người mà là phẩm chất phổ biến của mọi người Yêu nướckhông thể chỉ là yêu thương chung chung mà là ghét xâm lược, không chịu làm nô lệ,biểu hiện thành hành động hy sinh cứu nước Ông căm thù thực dân Pháp và bè lũ taysai phong kiến đã kẻ giày xéo quê hương làng mạc Việt Nam Ông đã tỏ ra căm thùhai đối tượng xâm lược này Ghét Pháp, ông ghét tất cả những gì có liên quan đến

chúng, kể cả những vật vô tri vô giác (lá cờ, ổ bánh mì, tờ lịch…) Ðối với bọn tay sai

bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường Dưới mắt ông, bọn quan lại là những

kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân mình, sẵn sàng khom lưng quỳ gối trước

kẻ thù

Tinh thần yêu nước ở Phan Bội Châu cũng là tinh thần quyết chiến chống xâmlược Trong tình thế lúc đó, theo Phan Bội Châu duy tân là để mở mang dân trí, nângcao dân khí để có thêm sức mạnh đánh Pháp

- Đi tìm nguyên nhân mất nước và đề xướng tư tưởng đoàn kết dân tộc

Trong bài Hải ngoại huyết thư, bức thư của Phan Bội Châu viết tại Nhật Bản gửi

về nước bằng chữ Hán có nghĩa “thư viết bằng máu từ nước ngoài” Phan Bội Châu đãtrình bày về thực trạng của đất nước, nguyên nhân mất nước và phương pháp đấutranh cứu nước cũng như tố cáo tội ác của thực dân Pháp, yêu cầu cấp bách mọi ngườiphải đoàn kết tập hợp toàn bộ sức mạnh để vùng lên chiến đấu chống bọn cướp nước

giành độc lập cho dân tộc Hải ngoại huyết thư là một tác phẩm thơ ca yêu nước có ý

nghĩa như một cương lĩnh hoạt động của hội Duy tân trong phong trào cách mạng ViệtNam Những câu sau đây ngày nay mỗi khi đọc đến lòng ta vẫn thấy xao xuyến tronglòng, khi hồi tưởng lại thế hệ cha ông ta ngày xưa đã từng sống trong tình trạng "mấtnước" vào đầu thế kỷ XX:

“Nước ta mất bởi vì đâu?

Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân

Một là vua sự dân chẳng biết,

Hai là quan chẳng thiết gì dân,

22

Trang 23

Ba là dân chỉ biết dân,

Mặc quân với quốc, mặc thần với ai…”

(Hải hoại huyết thư)

Cơ nghiệp ngàn năm của dân tộc ông cha ta giờ đây đã bị kẻ thù xâm lược:

“Hồn cố quốc biết đâu mà gọi

Thôi khóc than rồi lại xót xa

Trời Nam xanh ngắt bao la

Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì…”

(Gọi hồn quốc dân)

Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu có lẽ làngười đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước Thơ văn PhanBội Châu có ảnh hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ Phanmang nhạc điệu trầm hùng thiết tha, khi rạo rực sôi nổi, mà cũng vì những gì Phan nóilên thường khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những cảm xúc sâu xa của tình

tự dân tộc Đồng thời, ông kêu gọi quần chúng nhân dân phải đoàn kết đoàn kết chốnggiặc ngoại xâm để rửa nỗi nhục mất nước:

“… Hợp muôn sức ra tay quang phục

Quyết có phen rửa nhục báo thù

Mấy câu ái quốc reo hò

Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng”.

(Ái quốc – Phan Bội Châu)

Phan Bội Châu đã thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dântộc Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta vàđặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta “Xung khắcbất hòa”:

23

Ngày đăng: 12/10/2014, 18:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương Thâu – Hồ Anh Hải (2007), Nguyễn Hữu Cầu – Chí sĩ yêu nước Đông Kinh nghĩa thục, Nxb Lý luận chính trị, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Cầu – Chí sĩ yêu nước Đông Kinh nghĩa thục
Tác giả: Chương Thâu – Hồ Anh Hải
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
2. Chương Thâu – Phạm Ngô Minh (2012), Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập, Nxb Đà Nẳng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập
Tác giả: Chương Thâu – Phạm Ngô Minh
Nhà XB: Nxb Đà Nẳng
Năm: 2012
3. Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng
Tác giả: Chương Thâu
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1989
4. Chương Thâu (2000), Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị, Nxb Thuận hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị
Tác giả: Chương Thâu
Nhà XB: Nxb Thuận hóa
Năm: 2000
5. Hà Minh Hồng (2005), Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858 – 1975), Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858 – 1975)
Tác giả: Hà Minh Hồng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM
Năm: 2005
6. Nguyễn Quyết Thắng (2006), Phong trào Duy tân các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Duy tân các khuôn mặt tiêu biểu
Tác giả: Nguyễn Quyết Thắng
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2006
7. Nguyễn Văn Hòa (2000), Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu
Tác giả: Nguyễn Văn Hòa
Năm: 2000
9. PGS.TS. Trương Văn Chung – PGS.TS. Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tác giả: PGS.TS. Trương Văn Chung – PGS.TS. Doãn Chính chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
10. Phan Bội Châu Toàn tập (1990), Nxb Thuận Hóa, Huế, T.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu Toàn tập (1990)
Tác giả: Phan Bội Châu Toàn tập
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
11. Phan Châu Trinh toàn tập, Nxb Đà Nẵng, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Châu Trinh toàn tập
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
12. Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, Nxb CT – QG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX
Tác giả: Trần Thị Hạnh
Nhà XB: Nxb CT – QG
Năm: 2012
13. Viện Triết học (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo tại Việt Nam
Tác giả: Viện Triết học
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1994
14. Viện Văn học (1996), Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, t.21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học Việt Nam
Tác giả: Viện Văn học
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1996
8. PGS.TS. Chương Thâu (2012), Nguyễn Thượng Hiền tuyển tập thơ – văn, Nxb Văn hóa Thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w