Phan Bội Châu niên biểu, Sđd.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN (Trang 28)

Ngồi mà nghĩ dư đồ Hồng Việt Ta cũng là một nước Á đông Xưa nay vẫn chán anh hùng

Dọc ngang trời đất vẫy vùng non sông”.

Ông khẳng định dân tộc ta là một dân tộc hào hùng, khí phách, đã có lịch sử đấu tranh anh dũng, lưu tiếng tốt đời đời:

Nâng vạc ngã, chống nhà nghiêng, Oai danh lừng lẫy ghi truyền sử xanh.

Ca ngợi, tự hào để rồi trong tác phẩm Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa, ông nói lên quan điểm của mình về một mô hình xã hội được quản lý bằng pháp luật; pháp luật là do nhân dân quyết định, phản ánh nguyện vọng của nhân dân – lấy mẫu mực là nền dân chủ của nước Pháp: “Dân trị tức là pháp trị. Quyền hạn và bổn phận

của mỗi người trong nước, bất kỳ người làm việc nước hay là người thường đều có pháp luật chi định rõ ràng”.

Bởi ông tin rằng chỉ khi nhân dân được trang bị vốn kiến thức và những tư tưởng mới, nhận thức rõ thế giới thực tại mình đang sống thì lúc ấy nhân dân mới có thể tự đứng dậy, mới có thể tự quyết định vận mệnh của mình.

- Yêu nước với chủ trương “chi bằng học”

Với nhận thức theo khuynh hướng duy tân này mà thông qua những điều cảnh tỉnh trong bản Tỉnh quốc hồn ca, Phan Châu Trinh vừa đòi hỏi nhân dân Việt Nam phải có ý thức quan tâm, vừa bộc lộ cái nhìn dân chủ của mình. Cái nhìn ấy được thể hiện qua đường lối giáo dục của ông:

- Lên án cách dạy và học chữ Hán ở nước ta chẳng có ích gì cho lớp trẻ Việt Nam

Học Tây đã lam nham như thế Học Tàu còn ai kể vào đâu. Thừa ra quốc ngữ mấy câu

(Tỉnh quốc hồn ca, câu 249 – 252)

- Học phải đi theo tinh thần của tự do, dân chủ, phải “tự lực khai hóa”, phải sửa sang những tục xấu của đất nước mình:

Hiền nhân, quân tử những người Đứng lên mà sửa tục đời cho chăng?

(Tỉnh quốc hồn ca, câu 255 - 256)

- Muốn như vậy, phải biết học sự tiến bộ của các dân tộc trên thế giới:

Kìa xem trong cõi Á đông

Trung Hoa, Nhật Bản cũng dòng giống ta. Nhìn ngoái lại Xiêm La gần đấy

“Phi Liệp Bình”29 chẳng mấy nhiêu xa.

(Tỉnh quốc hồn ca II, câu 79 – 82)

Nhưng những tư tưởng duy tân của ông cũng có nhiều điểm hạn chế. Ông quan niệm: “bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng giả ngu”. Ông chủ trương dựa vào thực dân Pháp để đánh đổ phong kiến và phát triển dân chủ, khi “dân đã giác ngộ được quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính đến việc khác”. Điều đó được Trần Dân Tiên sau này phê phán: “Chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”.30

Tuy nhiên, những phát hiện, đóng góp của ông có ý nghĩa tiếp nối chủ nghĩa yêu nước truyền thống, khơi dậy những giá trị tốt đẹp. Ông là đại biểu xuất sắc cho tầng lớp tri thức tiến bộ chuyển hướng tư duy dân tộc sang một thời kỳ mới một cách chủ động tích cực, xứng đáng là nhà dân chủ tiên phong của Việt Nam đầu thế kỷ XX này. Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN (Trang 28)