Tư tưởng yêu nước trong thơ Nguyễn Thượng Hiền.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN (Trang 32 - 37)

Trong thời gian làm việc tại Huế thì Nguyễn Thượng Hiền đã có sự chuyển biến rõ rệt về quan niệm đấu tranh xã hội, hào hứng tiếp thu dân chủ tư sản, đánh giá cao các bài văn có tinh thần cách mạng, có hiểu biết rộng về thời cuộc và có sự tiếp xúc liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…, lo việc cứu nước đẩy mạnh phong trào Duy Tân, cổ động giúp đỡ thanh niên du học.

Ơng lấy thơ văn của mình làm vũ khí cách mạng, được tầng lớp trí thức hoan nghênh, đón nhận, tin tưởng, vận động, lơi cuốn được nhiều thanh niên ưu tú đi theo cách mạng ở khắp các tỉnh thuộc cả ba kỳ, Nguyễn Thượng Hiền đọc diễn văn khai hội và làm bài trường thiên khuyên răn.

Cơm xào thịt giặc mới no Canh nêm máu giặc mới ngon

Hiện thực đất nước cùng diễn biến tâm tư tình cảm, chân thành của tác giả, tâm hồn thi sĩ lời lẽ thiết tha, thúc giục, ý chí chiến đấu cao, lời lẽ chặt chẽ, hùng hồn, tập trung tố cáo tội ác của bè lũ tay sai thực dân, lời lẽ đanh thép, gay gắt miêu tả nỗi cơ cực của nhân dân của dân tộc ,buồn da diết thấm nỗi tủi hổ. Lòng yêu nước sâu sắc, ý

thức trách nhiệm thường trực, và lòng căm thù giặc đã được Nguyễn Thượng Hiền gửi gắm trong thơ.

Tằng thành dĩ vân hoại, Cô miếu hồ độc lưu.

Man hoa dã thảo phân mãn mục, Tinh linh như tại ưng hàm sầu. Quân bất kiến:

Kim Mã nguyên đầu nộ phong phát, Hạ hữu trung thần chiến tử cốt. Tồi sơn đảo hải lực tuy cùng,

Nhất phiến đan tâm cự mai một. Chung đương hóa tác Thục sơn cầm, Niên niên đới huyết đề dao lâm. Khẳng hướng lộ bang học ông trọng, Triêm nê nhạ thảo toan nhân tâm.

(Long Biên Tây Quách Tán Bộ Hữu Cảm trong Nam chi tập)

Trong nền văn chương yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nguyễn Thượng Hiền đã có một địa vị xứng đáng. Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền cả chữ Nơm lẫn chữ Hán đều chứa đựng tình cảm thấm thía, tư tưởng sâu sắc, với nhiều giằng xé dằn vặt. Ban đầu tư tưởng, tình cảm của ơng phát triển theo hướng tiêu cực, nửa muốn thoát ly trần tục, nửa vẫn nặng một mối sầu mơ hồ do chưa tìm thấy đường đi và chịu ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Phật:

Hiển khởi văn oanh hốn Xn hàn tọa thảo đường Tình hà cách thủy đạm Mai liễu nhật song hương Bạch nhật thôi nhân sự

Thanh sơn khuyến khách trường Dạ lai hương quốc mộng

Thiên mẫu tận canh tang

(Sơn phịng xn văn)

Nhìn thấy cảnh xót xa của nước nhà, cảnh sống cơ cực, cùng với quá trình tiếp xúc tư tưởng Phan Bội châu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô kế Đức…ông đã từ bỏ ước mơ xa xơi thốt tục, chuyển sang lối viết hiện thực, lời lẽ mạnh mẽ, lí luận sắc bén, cương quyết, tràn đầy nhiệt huyết cách mạng. Ông là một nhà nho trung với nước hiếu với dân, một nhà thơ yêu nước. Ông đem cả cuộc đời của mình dân trọn cho quê hương, đất nước, dùng thơ văn của mình làm vũ khí cứu nước và duy tân. Cái nhìn mới mẻ, định hướng cách mạng đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tấm lòng yêu nước, thương dân của ông đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống thực dân đế quốc.

4. Huỳnh Thúc Kháng

4.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), quê ở làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Nam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên tự là Giới Sanh, hiệu là Mính Viên (hay Minh Viên) và là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam.

Ơng là người học hành rất rộng, chí khí rất bền. Ơng bắt đầu học chữ Nho từ năm 8 tuổi dưới sự dạy dỗ của người cậu ruột là Nguyễn Đình Tựu. Năm 13 tuổi ông đã văn hay chữ tốt. Năm 1900, ông đậu Giải nguyên kỳ thi hương. Năm 1904, ông đỗ Hội nguyên Hoàng giáp.

*Sự nghiệp chính trị

Ơng cũng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp lãnh đạo phong trào Duy Tân. Đến năm 1908, ông bị bắt và bị đày ra Côn Đảo 12 năm, đến năm 1919 mới được trả tự do.

Ông từng hoạt động trong Nghị viện Trung Kỳ từ năm 1926 nhưng 3 năm sau thì ơng từ chức. Năm 1927, ơng sáng lập tờ báo Tiếng Dân. Nhưng bị chính quyền thời bấy giờ đình bản năm 1943.

Cách mạng tháng Tám thành cơng, chủ tịch Hồ Chí Minh mời ơng tham gia Chính phủ Lâm hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1946, khi chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, ông được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Đồng thời ơng cịn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

*Sự nghiệp văn học

Huỳnh Thúc Kháng còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu văn học và lịch sử. Ơng cịn có nhiều bút danh như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Hải Âu… Các tác phẩm tiêu biểu của ông:

+Bài thơ Bài ca lưu biệt viết năm 1908, trước khi ông bị đày ra Côn Đảo, từng

được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời kỳ Pháp thuộc. +Thi Tù Tùng Ngoại

+Lịch sử Phan Tây Hồ tiên sinh +Thơ văn với thời đại

+Huỳng Thúc Kháng niên phố

+Nhiều thơ chữ Quốc ngữ, chữ Hán có giá trị khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2013, ông được chủ tịch nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. 4.2. Tư tưởng yêu nước trong thơ Huỳnh Thúc Kháng

Tiếp thu từ những tư tưởng Duy Tân của những nhà Duy Tân trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh thì tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng chuyển từ tư tưởng quốc gia dân tộc sang tư tưởng dân tộc cách mạng. Huỳnh Thúc Kháng ủng

hộ chính phủ cách mạng và theo chính phủ cách mạng, tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, có được tư tưởng đó là do lịng u nước thương dân chống đế quốc và phong kiến, thực sự muốn mang hạnh phúc cho nhân dân. Huỳnh Thúc Kháng như là một gạch nối, bước chuyển tiếp giữa tư tưởng quốc gia dân tộc cải lương với tư tưởng dân tộc cách mạng.

Tuy nhiên, so với những nhà duy tân khác thì Huỳnh Thúc Kháng có những bước tiến khác biệt. Vì cuộc đời của một nhà hoạt động chính trị ln vươn tìm cái mới, mong đáp ứng khát vọng cứu nước, cứu dân, vượt lên trên mọi hạn chế về nhận thức và mặc cảm chính trị. Để có thể làm được điều đó, khơng điều gì khác hơn là tư tưởng và hành động của ông luôn thấm nhuần truyền thống yêu nước của dân tộc và luôn được tiếp biến một cách linh động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện khách quan của lịch sử. Sự phát triển tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng cũng chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng ông đã vượt lên những mâu thuẫn đó để có thể tiến kịp tư tưởng thời đại. Đó là điểm khá nổi bật và khác biệt trong tư tưởng Huỳnh Thúc Kháng so với những chí sĩ u nước trước đó.

Trong suốt 12 năm bị đi đày ở Côn Đảo trở về ông cùng với những người cộng sự càng thấy hăng hái, sơi nổi muốn cống hiến hết sức lực của mình.

Cùng đảo tam thiên lý, Ky tù thập nhị xuân. Đồng khí nhị thập thất, Đồng quy duy tứ nhân. Đồ vũ thanh trung quốc. Sa trùng kiếp hậu thân. Tu mi do tạc nhật, Hà dĩ báo ngô dân?

Huỳnh Thúc Kháng là người chịu ảnh hưởng rất lớn từ những bậc tiền bối, đặc biệt là Phan Châu Trinh – một bậc tiền bối cũng là người đồng hương. Nên lúc Phan Châu Trinh mất, ông hết sức thương tiếc người xưa, tiếc cho một cây cao bóng cả của đất nước trở về với đất mẹ:

Cịn nhớ năm xưa ngày bữa nay, Trời Nam bát ngát bóng sao bay. Một đồn con đỏ rầu khơng mẹ, Mấy kẻ đầu xanh khóc mất thầy. Giọt lệ cảm tình mưa chưa tạnh, Hồn bia kỹ niệm đá vừa xây. Anh hùng dầu mất hồn chưa mất, Nối gót kìa ai kẻ thứ hai?

(Khóc Cụ Tây Hồ II)

Ngoài ra, suốt cuộc đời Huỳnh Thúc Kháng canh cánh nỗi lo cho dân cho nước. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, lúc bị tù đày, lúc là một viên quan chính trị ơng ln một lịng lo cho dân cho nước. Thậm chí, đến lúc cuối đời ơng cũng nghĩ về nhân dân đất nước. Ơng vui mừng vì đất nước tạm thời được sống trong cảnh yên bình. Trước lúc chết ơng cịn viết thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh nói nỗi lịng của mình:

“Gởi chủ tịch Hồ Chí Minh!

Tơi bị bệnh nặng chắc khơng qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước ta đã độc lập, chế độ dân chủ đã được thực hiện; thế là tôi đã chết hả. Chỉ tiếc không gặp được cụ lần cuối! Chúc cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân lên đường vinh quang, hạnh phúc

Chào vĩnh quyết”32

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN (Trang 32 - 37)