Dưới tác động của luồng gió tư tưởng mới từ phương Tây, nhà Nho yêu nước Phan Châu Trinh đã chủ trương phải tuyên truyền tư tưởng dân chủ trước đã: “Nếu
khơng đập tan được nền qn chủ thì dù có khơi phục được nước thì cũng khơng phải là hạnh phúc của dân”28. Tư tưởng ấy nhằm hướng đến mục đích cơ bản là thức tỉnh dân tộc ta nhận thức rõ bản chất của chính quyền thực dân – phong kiến, cũng như tấm lịng u nước mà ơng dành cho dân tộc mình được thể hiện rõ nét qua Thư thất điều:
Khi nói về chế độ bảo hộ của thực dân Pháp, trong lời đầu của Thư thất điều, Phan Châu Trinh viết: “Khốn nạn thay, nước ta bị nước Pháp bảo hộ đến ngày đó đã
gần ba, bốn mươi năm rồi, nhưng sự hủ bại vẫn không thay đổi. Cách văn minh chẳng hề bắt chước, mà cái nọc độc chuyên chế ức hiếp vẫn còn gớm ghiếc như thế. Vậy thời cái nước văn minh bảo hộ khơng lợi gì cho nước bị bảo hộ, mà nước bị bảo hộ khơng nhờ gì được khai hóa của nước bảo hộ, lạ q, sự đó trong đời này ít thấy vậy”.
Thực dân là thế, cịn chế độ phong kiến thì: “Khi bệ hạ làm vua, trong túi chẳng
có một xu, vậy thì tiền đó ở đâu mà tới? Chẳng phải bệ hạ ăn cắp tiền kho, tiền kín của nước ta, thời tiền đâu?” (IV, tr.22). Hay về nạn thu thuế: “Nhưng mà khi thu thì vơ vét tận xương tủy, đến khi tiêu thời vãi tung như tro bụi, như thế thời quốc dân ta tội gì mà phải chịu cực khổ dâng của máu mủ để cho một vị vua u mê tiêu pha một cách dại dột như thế” (IV, tr.24).
Thư thất điều được xem là bản cáo trạng đanh thép nhất của chí sĩ duy tân Phan
Châu Trinh chống chế độ chuyên chế. Qua đó, thể hiện rõ nét tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn đến quần chúng nhân dân trong quá trình duy tân tư tưởng – xa rời chế độ quân quyền mà gần hơn với dân quyền chủ nghĩa.
Một tinh thần đấu tranh mới sẽ tạo ra một luồng gió mới. Với hồn cảnh xã hội lúc bấy giờ, Tỉnh quốc hồn ca đã ra đời trên tinh thần đó, có sức thổi bạt luồng tà khí đang vây bủa, để thức tỉnh hồn nước đang trong cơn mê ngủ. Nhiều lần ông kêu gợi lịng tự hào chính đáng cho dân nước: