Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 102)

5. Kết cấu luận văn

4.3.4.Giải pháp về nguồn nhân lực

Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần có nguồn lao động có chất lƣợng cao. Vì vậy, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả cho hoạt động đầu tƣ ngành công nghiệp.

Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp theo hƣớng hiện đại hoá và chuyên môn hoá các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nhƣ Trƣờng Cao đẳng Dạy nghề tỉnh; Trƣờng Trung học Kinh tế...; ổn định tổ chức và quản lý để phát huy hiệu quả đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi. Đồng thời chú trọng mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động. Tổ chức dạy nghề miễn phí để tạo việc làm mới và ổn định đời sống xã hội.

Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong và ngoài nƣớc tổ chức các cơ sở đào tạo dạy nghề và thực hiện có hiệu quả lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Chú trọng đầu tƣ vào nguồn nhân lực chất lƣợng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ giúp các nhà đầu tƣ có thể sử dụng lao động tại chỗ trong việc triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại. Để không ngừng nâng cao chất lƣợng lao động đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ cần thực hiện các biện pháp sau.

Thứ nhất: đối với công tác đào tạo, Tỉnh cũng nhƣ các doanh nghiệp phải đào tạo thƣờng xuyên theo định hƣớng phát triển công nghiệp chung của Tỉnh và cả nƣớc về điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch nội bộ ngành... đảm bảo đủ nguồn nhân lực và có kế hoạch sử dụng hợp lý. Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài Tỉnh; Khuyến khích, hỗ trợ một phần kinh phí các doanh nghiệp tự góp vốn và trang bị phƣơng tiện để nâng cao chất lƣợng đào tạo; tạo sự liên kết giữa các cơ quan: Quản lý nhà nƣớc – tƣ vấn phát triển kinh tế - kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nghệ - doanh nghiệp – các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo nghề, để hỗ trợ nhau trong đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

Thứ hai, tiến hành liên kết, kêu gọi đầu tƣ các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tƣ xây mới. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng Đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh; đầu tƣ trang thiết bị hiện đại cho dạy nghề, tăng cƣờng liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy, Khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho sinh viên học các chuyên ngành đang có nhu cầu phát triển và tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp; có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong từng ngành công nghiệp; xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo nghề. Để đảm bảo có đƣợc đội ngũ lao động chuyên nghiệp, tay nghề cao cần khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phƣơng thông qua việc tuyển chọn nhân lực, qua các cuộc thi tay nghề của các hiệp hội ngành hàng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho ngƣời lao động.

Thứ ba, về phía các doanh nghiệp công nghiệp việc quan trọng phải đánh giá đúng nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác đào tạo bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ hay liên kết với các cơ sở đào tạo để mở các lớp đào tạo ngắn hạn để đào tạo cho nguồn lao động đã thu hút của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp nên cân nhắc giữa chi phí đào tạo và hiệu quả sử dụng nhân viên sau đào tạo để lập kế hoạch đào tạo thích hợp với mỗi công việc.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 102)