5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Những tồn tại
Mặc dù vậy, sự nghiệp phát triển công nghiệp của Tuyên Quang vẫn còn nhiều thách thức. Vẫn có khá nhiều sản phẩm chủ yếu giá trị suy giảm so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣ thiếc thỏi, xi măng, chè chế biến, gỗ tinh chế...; công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp và công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển còn chậm; tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp do mặt bằng chƣa “sạch”, cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, cơ chế ƣu đãi đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn; một số dự án công nghiệp tiến độ triển khai chậm hoặc không khả thi do nhà đầu tƣ thiếu năng lực về tài chính và khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ.
- Đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ chậm, đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển hạn chế, công nghệ phổ biến ở mức trung bình, thấp, tỷ lệ tự động hoá thấp, ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dụng công nghệ cao còn ít; mức tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng lớn; năng suất, chất lƣợng thấp; sức cạnh tranh hạn chế; Sản xuất gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị gia tăng thấp. Chƣa thu hút đƣợc những dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, quy mô lớn để tạo sự phát triển đột phá.
- Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất công nghiệp gây ra vẫn đang là vấn đề nổi cộm; vẫn còn doanh nghiệp công nghiệp hoạt động sản xuất trong khu vực đô thị, xen kẽ trong các khu dân cƣ tập trung khó đảm bảo yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng.
- Một số ngành công nghiệp nhƣ dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và cơ khí chủ yếu là thực hiện theo hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao.
- Sự liên kết phát triển công nghiệp giữa Tuyên Quang với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trung du miền núi phía bắc nhìn chung mới đƣợc hình thành, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng lợi thế của vùng để phát triển chung.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các khu, cụm công nghiệp còn rất chậm, thiếu mặt bằng sạch nên sức thu hút đầu tƣ chƣa mạnh.
- Việc phân bố, hình thành không gian phát triển công nghiệp chƣa phân bố đồng đều.