Giải pháp về phát triển kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang (Trang 102 - 109)

5. Kết cấu luận văn

4.3.5. Giải pháp về phát triển kỹ thuật công nghệ

Trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ phát triển nhanh nhƣng nguồn lực còn nhiều hạn chế. Nên cần có phƣơng án đổi mới công nghệ một cách thích hợp; lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại (khuyến khích tiếp cận công nghệ hiện đại, kiên quyết ngăn chặn công nghệ lạc hậu), thông qua đổi mới công nghệ giúp nâng cao chất lƣợng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo thay thế hàng nhập khẩu.

Chủ động thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tƣ cho sản xuất thiết bị trong nƣớc nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuật hiện đại; khuyến khích các nhà đầu tƣ sử dụng thiết bị chế tạo trong nƣớc có chất lƣợng tƣơng đƣơng với nhiều thiết bị nhập khẩu.

Xây dựng chính sách về đổi mới công nghệ, hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, mua phát minh, bí quyết công nghệ...

4.3.6. Giải pháp về thị trường

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin công nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp về thị trƣờng, sản phẩm, giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, chi tiết bán thành phẩm, máy móc sản xuất, nguồn lao động. Quảng cáo, giới thiệu và phổ cập công nghệ mới, tƣ vấn đầu tƣ, bồi dƣỡng kiến thức quản lý.

Xây dựng kế hoạch xúc tiến thƣơng mại cho từng thời kỳ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam (Vecom) nhằm nhận đƣợc sự hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh trực tuyến và giới thiệu sản phẩm trên các website thƣơng mại điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử đặc biệt là các sàn lớn nhƣ Cổng Thƣơng mại điện tử Quốc gia (ECVN).

Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về phát triển thƣơng hiệu, phát triển thị trƣờng, coi thị trƣờng nhƣ một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập hoàn toàn khu vực và thế giới.

4.3.7. Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Tỉnh

Tăng cƣờng rà soát và bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới kịp thời các chính sách tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực, theo định hƣớng tăng ƣu đãi, giảm phiền hà, giảm chi phí.

Tăng cƣờng hoạt động Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, xác lập cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tế về quản lý phát triển công nghiệp của Tỉnh trong thời kỳ CNH-HĐH.

Thực hiện cải cách hành chính theo hƣớng chất lƣợng và hiệu quả của dịch vụ công: các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh nghiệp, tạo lập môi trƣờng bình đẳng, thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tƣ bằng những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết... Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tƣ.

Tăng cƣờng quản lý, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tạo sự công bằng, thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ, sản xuất kinh doanh chân chính và phát triển theo quy hoạch.

Tập trung triển khai thực hiện quy hoạch công nghiệp đƣợc phê duyệt, đảm bảo quy hoạch phát triển theo đúng định hƣớng mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.

Thƣờng xuyên giám sát, đôn đốc các dự án công nghiệp thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, nhất là dự án công nghiệp trọng điểm.

Đẩy nhanh tiến độ tin học hoá quản lý công nghiệp. Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp của Tỉnh để phục vụ công tác quản lý, điều hành và để các nhà đầu tƣ có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng về các chính sách ƣu tiên phát triển các lĩnh vực, các dự án sản xuất trên địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã đƣợc qui hoạch chi tiết để đáp ứng nhu cầu xúc tiến đầu tƣ. Những dự án đầu tƣ hạ tầng khu, cụm công nghiệp đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhƣng sau 12 tháng mà nhà đầu tƣ không triển khai, không tiến hành lập phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cƣ; không triển khai các bƣớc thực hiện đầu tƣ do chủ đầu tƣ đã đăng ký hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết thì thu hồi ngay Giấy chứng nhận đầu tƣ để chuyển giao cho đơn vị khác triển khai.

Về quản lý cụm công nghiệp, triển khai mô hình quản lý theo Quyết định số 105/2009/NĐ-CP ngày 19/8/2009 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp và Thông tƣ số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thƣơng, quy định một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.8. Giải pháp về môi trường

Phát triển công nghiệp góp phần phát triển tích cực về mặt kinh tế nhƣng lại có tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái do công nghiệp gây ra. Chính vì vậy, cần phải có giải pháp nhằm xử lý triệt để vấn đề môi trƣờng trong phát triển công nghiệp.

- Công tác quy hoạch: Khi xây dựng quy hoạch mở rộng công nghiệp trong tƣơng lai cần quan tâm thỏa đáng tới yếu tố môi trƣờng; cần đảm bảo khoảng cách tƣơng đối giữa các doanh nghiệp công nghiệp với đƣờng giao thông và dân cƣ xung quanh để hạn chế tối đa ảnh hƣởng về môi trƣờng trong các doanh nghiệp công nghiệp ra khu vực lân cận. Thu hút đầu tƣ vào công nghiệp cần tiến hành theo hƣớng ƣu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của tỉnh. Những dự án có cùng ngành nghề và gây ô nhiễm cao nên đƣợc bố trí vào một khu vực thuận tiện cho công tác xử lý chất thải.

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng: Tăng cƣờng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững cho cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy quản lý Nhà nƣớc, các doanh nghiệp công nghiệp thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dƣỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài, ngắn hạn trong và ngoài nƣớc, các tuần lễ tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng hàng năm, ngày chủ nhật xanh, ngày thứ 7 tình nguyện và xây dựng công trình điển hình trong công nghiệp về bảo vệ môi trƣờng nhằm nhân rộng và phát triển trong cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp và dân cƣ vùng lân cận. Tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp thân thiện môi trƣờng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào công tác quản lý môi trƣờng.

Gắn quy hoạch công nghiệp với sự phát triển bền vững môi trƣờng, kết hợp chặt chẽ giữa đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng. Tích cực khắc phục, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. Tăng cừng quan trắc, thanh kiểm tra thƣờng xuyên các cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Đầu tƣ, hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình xử lý môi trƣờng tập trung. Đồng thời, tăng cƣờng công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp, ban quản lý các khu cụm công nghiệp và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tƣ mới các công trình công nghiệp, trong khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Đề nghị Chính phủ, các Bộ quan tâm hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tƣ vào địa bàn tỉnh nhằm nhanh chóng thu hút đầu tƣ, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với những dự án do chủ đầu tƣ trong nƣớc thực hiện tỉnh cần chủ động làm việc với chủ đầu tƣ và đề xuất sớm đƣa vào triển khai thực hiện.

Đ Tru

- -

- -

c

theo.

4.4.2. Kiến nghị đối với Tỉnh

Từ những kết quả đã đạt đƣợc, để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2020, ngành Công Thƣơng Tuyên Quang cần tiến hành rất nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng quản lý, theo dõi, kiểm tra giám sát các dự án đầu tƣ công nghiệp - thƣơng mại đã có trong các quy hoạch.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển các lĩnh vực: Chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, cơ khí, lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; nâng cao chất lƣợng các làng nghề, mặt hàng xuất khẩu truyền thống của tỉnh nhƣ chè, sản phẩm khoáng sản đã chế biến sâu, gỗ tinh chế, bột giấy, giấy tráng phấn cao cấp, hàng thủ công.

Ngoài ra, phát triển mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng thƣơng mại, nhất là hệ thống siêu thị tại thành phố Tuyên Quang, các chợ trung tâm các huyện, các chợ nông thôn tại các nơi có điều kiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Công nghiệp Tuyên Quang thời gian đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thách thức, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đạt tốc độ tăng trƣởng chƣa nhanh và chƣa bền vững, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa mạnh để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sau khi phân tích kỹ lƣỡng thực trạng công nghiệp tỉnh Tuyên Quang, bài luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Trong đó cấn lƣu ý tới các giải pháp nhƣ:

- Thứ nhất: Giải pháp về vốn và thu hút đầu tƣ; - Thứ hai: Giải pháp về hoàn thiện chính sách;

- Thứ ba: Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp - Thứ tƣ: Giải pháp về nguồn nhân lực;

- Thứ năm: Giải pháp về phát triển kỹ thuật - công nghệ - Thứ sáu: Giải pháp về thị trƣờng;

- Thứ bảy: Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nƣớc và tổ chức thực thi của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Tỉnh

- Thứ tám: Giải pháp về môi trƣờng.

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế đƣợc thực hiện với sự cố gắng, quyết tâm cao nhằm đạt kết quả tốt, song cũng không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Rất mong đƣợc các thầy cô giáo, các bạn học viên, các đồng nghiệp và những ngƣời có quan tâm đóng góp, chia sẻ để bản Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thực sự trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ đối với thực tiễn phát triển công nghiệp Tuyên Quang./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội.

2. Bộ Công nghiệp (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến 2010, Viện nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách công nghiệp, Hà Nội.

3. Các quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh nhƣ QHPT Vật liệu xây dựng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, QHPT Điện lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020, và một số qui hoạch có liên quan khác; 4. Junichi Mori - thành viên của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp

Quốc (UNIDO) "Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp hoá của Việt Nam".

5. Kenichi Ohno (chủ biên): Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005

6. Kriengkrai Techakkanont and Thamvit Terdudomtham (2004) "Lịch sử phát triển ngành công nghiệp: Một nhận thức từ Thái Lan"

7. Võ Đại Lƣợc (1998), Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học - xã hội.

8. Một số văn bản pháp luật khác của Nhà nƣớc về định hƣớng và cơ chế, chính sách quản lý phát triển công nghiệp khác.

9. Phạm Xuân Nam (chủ biên): Quá trình phát triển công ngghiệp Việt Nam - Triển vọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.

10. Nguyễn Đình Phan (2000), Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; 12. Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2011 phê duyệt đề cƣơng

nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện lập điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. 13. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14. Nguyễn Văn Thƣờng (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2001), Chính sách công nghiệp và các công cụ chính sách công nghiệp: kinh nghiệm của nhật Ban và bài học rút ra cho công nghiệp hoá Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.

16. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tuyên Quang lần thứ XIV, XV, các chƣơng trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh;

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)