Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 109)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bản

Lịch sử phát triển công nghiệp của Nhật Bản bắt đầu từ nền nông nghiệp truyền thống, tự cấp, tự túc, quy mô hộ nông nghiệp nhỏ, nhƣng Nhật Bản nhanh chóng trờ thành quốc gia có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển ở trình độ cao. Có đƣợc thành tựu đó là nhờ Nhật Bản tiến hành chủ trƣơng cơ giới hoá nông nghiệp với hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa nƣớc và quy mô hộ nhỏ. Theo tác giả Nguyễn Điền trong Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam cho biết: Thành công trong cơ giới hoá nông nghiệp làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng, chi phí lao động giảm, đã chuyển hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm đi nhanh chóng, nếu năm 1950 là 45,2%, năm 1960 là 28%, năm 1970 là 16,8%, năm 1990 là 6,3% và hiện nay là dƣới 5%. Song song đó, Nhật Bản đẩy mạnh thành lập các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho các công ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhàn rỗi vào các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn; phát triển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan

Trong những năm 60, Thái Lan vẫn còn là nƣớc lạc hậu, kém phát triển và công nghiệp hoá là con đƣờng đƣa đất nƣớc phát triển. Lúc đầu, Thái Lan tập trung vào công nghiệp hoá đô thị, lấy hoá dầu và một số ngành công nghiệp khác làm trụ cột, dựa vào nguồn vốn vay và công nghiệp kỹ thuật của nƣớc ngoài; nhƣng sau thời gian kinh tế vẫn không phát triển, mà còn lâm vào trì trệ, nông nghiệp vẫn lạc hậu. Trƣớc tình hình đó, Thái Lan đã chuyển hƣớng công nghiệp hoá từ chỗ tập trung vào đô thị sang đa dạng cả đô thị và nông thôn, cả nông nghiệp và công nghiệp đều hƣớng xuất khẩu. Kết quả là Thái Lan trở thành cƣờng quốc về nông nghiệp và ngành công nghiệp có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Có đƣợc kết quả đó là nhờ Thái Lan tiến hành phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp dựa theo mô hình kết hợp chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất với mục tiêu tăng dần tỷ lệ nội địa hoá; thực thi chính sách nhà nƣớc - nhân dân, trung ƣơng - địa phƣơng cùng thực hiện điện khí hoá nông thôn, chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với ba vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên, gần Thành phố Hồ Chí Minh (cách 30km), Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đƣờng huyết mạch quốc gia đi qua nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc 51; tuyến đƣờng sắt Bắc Nam; nhiều tuyến đƣờng liên tỉnh và các cảng Long Bình Tân, Gò Dầu, Phú Mỹ,… gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng nhƣ giao thƣơng với cả nƣớc và quốc tế.

Thứ hai, có nền đất lý tƣởng, kết cấu có độ chịu nén tốt, thuận tiện cho đầu tƣ xây dựng các KCN. Thứ ba, có nguồn nƣớc phong phú không chỉ cung cấp cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồng Nai mà còn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng. Thứ tƣ, có nguồn điện năng dồi dào từ các Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh lƣới điện quốc gia, Đồng Nai còn có Công ty liên doanh Amata Power cung cấp điện cho KCN Amata và các KCN lân cận.

Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú nhƣ vàng, thiếc, kẽm, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; rừng và nguồn nƣớc,… rất thuận lợi cho phát triển các ngành nghề nhƣ: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…

Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, với ý chí quyết tâm và đồng thuận cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã vƣợt qua những cản trở, khó khăn, nỗ lực phấn đấu xây dựng Đồng Nai phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đồng thời đƣa Đồng Nai trở thành một trong những mắt xích quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Từ một tỉnh nghèo, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, sau giải phóng Nhà nƣớc vẫn phải chi viện cho tỉnh về lƣơng thực. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vƣơn lên trở thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu ngƣời cao nhất cả nƣớc, và có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,8%/năm. Quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển, nhất là dịch vụ và nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp của Đồng Nai đã có những bƣớc chuyển mạnh về chất với sự hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực nhƣ: công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp cơ khí và luyện kim, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng, công nghiệp điện tử và viễn thông,… công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh.

Tỉnh Đồng Nai là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc về xây dựng và phát triển KCN. Các KCN của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lƣợng, khả năng thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Đồng Nai cũng là một trong số ít địa phƣơng thu hút đƣợc nhiều dự án có qui mô vốn trên 100 triệu USD (Formosa – Đài Loan, Vedan – Singapore & Đài Loan, Hualon – Malaysia & Đài Loan, Fujitsu – Nhật Bản …). Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tƣ phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Để tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn chú trọng và tích cực thực hiện “hai cải” – đó là cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng toàn diện, công khai, minh bạch, đơn giản, nhanh chóng, kip thời cùng với các phƣơng châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, “chính quyền phục vụ doanh nghiệp”.

Nhiều chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đã đƣợc lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, tạo tiền đề thu hút đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ bƣu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, tài chính – tín dụng,… cũng đƣợc đầu tƣ kịp thời.

Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề bức xúc của xã hội cũng đƣợc tỉnh Đồng Nai giải quyết có hiệu quả. Trong đó, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động luôn đƣợc các cấp, các ngành ở địa phƣơng đặc biệt quan tâm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, an ninh xã hội đƣợc giữ vững và niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng đƣợc nâng cao.

Đồng Nai tiếp tục tập trung thực hiện chuyển dịch kinh tế theo chiều sâu, hình thành và phát triển các khu công nghệ cao, phát triển kinh tế tri thức, đầu tƣ một số sản phẩm mũi nhọn của địa phƣơng, tăng hàm lƣợng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống, nhất là ở các khu công nghiệp và đô thị. Riêng khu vực kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh các chƣơng trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, đầu tƣ nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tăng cƣờng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,… Ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò, vị trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

then chốt trong phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy ngành thƣơng mại – dịch vụ phát triển, tạo đà cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đúng hƣớng. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế để phát triển ổn định, vững chắc, trong đó khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài và các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao.

Đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp tục đƣợc xem là động lực giúp địa phƣơng khơi dậy và phát huy tốt hơn nữa các lợi thế của mình, góp phần tạo ra cho Đồng Nai sức bật mới. Những tiềm năng, lợi thế luôn đƣợc tận dụng, phát huy, sự phát triển năng động trong thời kỳ đổi mới cùng với khát vọng vƣơn lên đó chính là những yếu tố quyết định để giúp Đồng Nai vững bƣớc xây dựng tƣơng lai ngày càng văn minh giàu đẹp.

1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Thái nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thái Nguyên hiện đang đƣợc nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm bắc Thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên đƣợc coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển, tỉnh đã xác định 6 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may, da dầy; công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí. Trong đó, lợi thế so sánh nổi bật của tỉnh so với vùng và cả nƣớc là gang thép Thái Nguyên.

Trong quá trình phát triển công nghiệp, công nghiệp Thái Nguyên đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Với Khu công nghiệp gang thép đã hình thành từ trƣớc đây, Công ty Gang thép Thái Nguyên là đơn vị sản xuất thép từ quặng sắt và đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu trong nƣớc về thép xây dựng cũng nhƣ thép cơ khí. Năm 2001, Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ty Gang thép Thái Nguyên đã đƣợc đầu tƣ chiều sâu cho phát triển và hiện nay đang tiếp tục đầu tƣ mở rộng nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm thép.

- Khu công nghiệp Sông Công đến nay đã lấp đầy 32 ha ở giai đoạn 1, đang tiếp tục mở rộng thêm 37 ha sau hai năm vừa đầu tƣ vừa phát triển hạ tầng vừa thu hút đầu tƣ (đã thu hút đƣợc 17 dự án với tổng vốn đầu tƣ 545 tỷ đồng và 4,8 triệu USD).

- Cụm công nghiệp La Hiên đƣợc quy hoạch cho phát triển sản xuất vật liệu xây dựng. Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng với công xuất 1.4 triệu tấn/năm đã đƣợc khởi công xây dựng tại Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, giáp với La Hiên. Với sự ra đời của nhà máy này sẽ hình thành thị xã Quang Sơn, cùng với các dịch vụ và các cơ sở công nghiệp phụ trợ cho nhà máy xi măng trong tƣong lai sẽ hình thành khu công nghiệp vật liệu xây dựng La Hiên - Quang Sơn.

- Ngoài các khu công nghiệp lớn, tỉnh Thái Nguyên đã quyết định quy hoạch các cụm công nghiệp (25 khu công nghiệp nhỏ với hơn 450 ha) tại các huyện, thành, thị để tạo mặt bằng cho các nhà máy mới với cơ chế đầu tƣ và quản lý năng động.

Kinh nghiệm: Trƣớc đây, Thái Nguyên là một vùng đƣợc coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Đạt đƣợc kết quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội nhƣ ngày hôm nay là nhờ Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt chính sách phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Với phƣơng châm khuyến khích phát triển công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên luôn luôn sẵn sàng đón nhận những dự án công nghiệp mới đầu tƣ cả ở ngoài các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp đã hình thành. Việc giải phóng mặt bằng đã đƣợc cố gắng thực hiện một cách nhanh chóng nhƣ đối với dự án xây dựng nhà máy sữa, nhà máy gạch Tuynen, nhà máy sản xuất dụng cụ y tế xuất khẩu tại huyện Phổ Yên. Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt Chính sách thu hút đầu tƣ:Nhằm nâng cao điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tích cực thực hiện Đề án "Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ", tiếp tục cải cách các thủ tục hành chỉnh theo cơ chế "1 cửa", "1 đầu mối" tại các cơ quan chức năng. Hiện nay đã chính thức thực hiện cơ chế "1 cửa" tại các cơ quan cấp phép đầu tƣ theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ trong nƣớc và khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ ngoài nƣớc vào tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với tiềm năng và cơ hội đầu tƣ còn rất lớn, điều kiện đầu tƣ càng ngày càng thuận lợi hơn. Tỉnh Thái Nguyên sẽ có nhiều cơ hội đƣợc hợp tác với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, góp phần phát triển tỉnh Thái Nguyên thành một tỉnh giàu đẹp, tƣơng xứng với vị trí là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Tỉnh Tuyên Quang

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp và kinh nghiệm thƣc tế của Nhật Bản, Thái Lan và các địa phƣơng ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp tại địa phƣơng đối với tỉnh Tuyên Quang nhƣ sau:

1. Phát triển công nghiệp là con đƣờng tất yếu để phát triển kinh tế của một địa phƣơng; chính quyền địa phƣơng phải thật sự quan tâm và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp để đảm bảo quá trình phát triển đúng hƣớng và đạt hiệu quả cao.

2. Phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của địa phƣơng, tập trung hƣớng mạnh vào xuất khẩu, lựa chọn và phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển công nghiệp gắn liền với công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo khai thác thế mạnh, tập trung trọng tâm và đúng định hƣớng.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)