5. Kết cấu luận văn
3.3. Đánh giá về thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang
3.3.1. Những kết quả đạt được
- Tăng trƣởng giá trị công nghiệp giữ đƣợc sự ổn định hàng năm và có xu hƣớng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm đạt 14,05%;
Nhờ có chiến lƣợc phát triển công nghiệp phù hợp trên địa bàn, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang thời gian vừa qua đã có những bƣớc tăng trƣởng cao đáng khích lệ. Tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch phát triển các khu công nghiệp; lựa chọn ƣu tiên thúc đẩy phát triển các ngành nghề phù hợp nhƣ công nghiệp giấy, điện, may mặc, khai thác chế biến khoán sản, chế biến nông lâm sản... nhằm tập trung khai hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã có Khu Công nghiệp Long Bình An, quy mô 170 ha (tại thành phố Tuyên Quang), nằm trong danh mục đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và 4 cụm công nghiệp gồm Sơn Nam (huyện Sơn Dƣơng), Na Hang (huyện Na Hang), An Thịnh (huyện Chiêm Hóa), Tân Thành (huyện Hàm Yên) đi vào hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cùng với quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ cũng đƣợc đẩy mạnh. Nhờ vậy, tại Khu Công nghiệp Long Bình An hiện đã có 2 dự án may xuất khẩu gồm SESHINVN2 (vốn đầu tƣ 76 tỷ đồng) và MSA-YB (vốn đầu tƣ 93,7 tỷ đồng) đi vào sản xuất. Một loạt dự án, nhà máy đầu tƣ ở các cụm công nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản, dự kiến sẽ sớm hoàn thành đi vào sản xuất. Ngoài ra, tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dƣơng, dự án bột giấy và giấy An Hòa, công suất 130.000 tấn/năm, vốn đầu tƣ trên 3.400 tỷ đồng cũng đã hoạt động từ năm 2011; nhà máy giấy tráng phấn công suất 140.000 tấn/năm của An Hòa cũng đi vào sản xuất.
Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cũng tăng lên hàng năm và từng bƣớc khẳng định vị trí chủ lực của công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, công nghiệp - xây dựng chiếm 38,81%, dịch vụ chiếm 36,19%, nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25%.
Nhờ có quy hoạch định hƣớng nên công nghiệp trên địa bàn phát triển có sự tập trung, các thế mạnh của tỉnh đƣợc khai thác khá hiệu quả, nhà nƣớc có sự đầu tƣ thỏa đáng và đồng bộ hơn, các thành phần kinh tế tham gia tích cực hơn từ đó phát huy nguồn sức mạnh to lớn của xã hội cho phát triển công nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh cũng đƣợc cải thiện, nhiều cơ chế chính sách đƣợc ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp tốt hơn.
3.3.2. Những tồn tại
Mặc dù vậy, sự nghiệp phát triển công nghiệp của Tuyên Quang vẫn còn nhiều thách thức. Vẫn có khá nhiều sản phẩm chủ yếu giá trị suy giảm so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣ thiếc thỏi, xi măng, chè chế biến, gỗ tinh chế...; công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp và công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển còn chậm; tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp do mặt bằng chƣa “sạch”, cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, cơ chế ƣu đãi đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn; một số dự án công nghiệp tiến độ triển khai chậm hoặc không khả thi do nhà đầu tƣ thiếu năng lực về tài chính và khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ.
- Đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ chậm, đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển hạn chế, công nghệ phổ biến ở mức trung bình, thấp, tỷ lệ tự động hoá thấp, ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dụng công nghệ cao còn ít; mức tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng lớn; năng suất, chất lƣợng thấp; sức cạnh tranh hạn chế; Sản xuất gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị gia tăng thấp. Chƣa thu hút đƣợc những dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, quy mô lớn để tạo sự phát triển đột phá.
- Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất công nghiệp gây ra vẫn đang là vấn đề nổi cộm; vẫn còn doanh nghiệp công nghiệp hoạt động sản xuất trong khu vực đô thị, xen kẽ trong các khu dân cƣ tập trung khó đảm bảo yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng.
- Một số ngành công nghiệp nhƣ dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và cơ khí chủ yếu là thực hiện theo hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao.
- Sự liên kết phát triển công nghiệp giữa Tuyên Quang với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trung du miền núi phía bắc nhìn chung mới đƣợc hình thành, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng lợi thế của vùng để phát triển chung.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các khu, cụm công nghiệp còn rất chậm, thiếu mặt bằng sạch nên sức thu hút đầu tƣ chƣa mạnh.
- Việc phân bố, hình thành không gian phát triển công nghiệp chƣa phân bố đồng đều.
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Nguyên nhân khách quan
Do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và suy giảm sản xuất trong nƣớc làm cho thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc giảm mạnh, ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là đối với các sản phẩm có giá trị cao, đóng góp lớn cho giá trị SXCN toàn tỉnh nhƣ chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí …
Giá cả nguyên, nhiên vật liệu, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất tín dụng biến động mạnh và áp lực cạnh tranh gay gắt đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất (nhất là các ngành sử dụng nguyên liệu nhập từ nƣớc ngoài nhƣ cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày...).
Xuất phát điểm về quy mô, trình độ công nghệ, trình độ quản lý và trình độ của đội ngũ công nhân lao động còn ở mức thấp. Hệ thống cơ chế chính sách để hỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiêp, nhất là các sản phẩm xuất khẩu, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ phát triển công nghiệp.
- Nguyên nhân chủ quan
Các thủ tục hành chính trong đầu tƣ, xây dựng còn hạn chế; chậm ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực hỗ trợ, khuyến khích phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, các sản phẩm có tính cạnh tranh, thu hút các dự án sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trƣờng.
Chậm xây dựng tiêu chí lựa chọn các nhà đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hạn chế trong việc lựa chọn nhà đầu tƣ. Công tác đôn đốc, giám sát đầu tƣ sau khi cấp phép đầu tƣ còn lỏng.
Năng lực của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp công nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, ngoại ngữ… trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; tỷ lệ lao động công nghiệp qua đào tạo còn thấp, thiếu công nhân có tay nghề cao.
Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm, không đồng bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
4.1. Phân tích mô hình SWOT về hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
4.1.1. Điểm mạnh
- Các DNCN, khu, cụm công nghiệp của Tỉnh Tuyên Quang đã sử dụng đƣợc nguồn lực lao động tại địa phƣơng. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng.
- Một số DNCN đã sẵn sàng áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất mới trong sản xuất. Điều này đã giúp doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.
- Một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong những ngành nghề truyền thống lâu đời nên họ có kinh nghiệm sản xuất nhƣ làng nghề đan lát mây tre đan.
- Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lƣới giao thông đến năm 2010 và định hƣớng phát triển đến năm 2020. Trong tƣơng lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lƣợc của cả nƣớc đi qua địa phận tỉnh nhƣ: đƣờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đƣờng cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đƣờng sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đƣờng sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lƣu thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ và mở rộng giao thƣơng để phát triển.
- Nguồn lực lao động của tỉnh dồi dào, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp trong thời gian tới của Tỉnh.
4.1.2. Điểm yếu
- Năng lực kết nối thị trƣờng cho việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế. Điều này làm cho sản phẩm ít đƣợc phân phối qua các kênh tiêu thụ hiện đại nhƣ siêu thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hầu hết các sản phẩm chƣa có nhãn hiệu và thƣơng hiệu đã làm hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Năng lực quản lý kinh doanh của các DNCN còn hạn chế. Doanh nghiệp thiếu khả năng phân tích thông tin của thị trƣờng, chƣa quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại, khả năng xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh và kiến thức quản lý còn hạn chế.
- Hầu hết các DNCN còn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các nguồn vay hỗ trợ của họ bị hạn chế do họ thiếu điều kiện thế chấp và khả năng xây dựng phƣơng án kinh doanh.
- Hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự liên kết để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh do nhận thức về lợi ích liên kết còn hạn chế.
- Giao thông đƣờng bộ còn hạn chế, chƣa có đƣờng cao tốc Hà Nội – Tuyên Quang, chƣa có đƣờng sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang, Phú Thọ - Tuyên Quang…
4.1.3. Cơ hội
- Hiện nay đã có một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc đặt mua sản phẩm đƣợc tạo ra từ DNCN với các sản phẩm nhƣ chè, mây tre đan thông qua hội chợ, triển lãm, festival.
- Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chi phí và hƣớng dẫn thủ tục đăng kí nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Với chính sách này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tạo đƣợc nhãn hiệu cho sản phẩm và giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc sản phẩm dễ dàng hơn.
- Tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chƣơng trình hỗ trợ phát triển công nghiệp nhƣ thành lập Quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh Tuyên Quang năm 2008, đƣa ra nghị quyết về chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2007 và chỉnh sửa, bổ sung năm 2011, đƣa ra nghị quyết và kế hoạch hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 và 2014.
4.1.4. Thách thức
- Một trong những điều đáng lo ngại nhất cho công nghiệp tỉnh Tuyên Quang là giá cả các yếu tố đầu vào biến động theo chiều hƣớng gia tăng cao hơn là tốc độ gia tăng của giá cả đầu ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Doanh nghiệp không có thị trƣờng đầu ra ổn định, chƣa tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng do giá cả đầu ra không ổn định.
- Xu hƣớng ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm đòi hỏi độ an toàn ngày càng cao sẽ là mối nguy cơ cho các DNCN nếu nhƣ doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc với môi trƣờng kinh doanh mới này.
- Doanh nghiệp không có hệ thống đảm bảo môi trƣờng khí thải, nƣớc thải đạt yêu cầu trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng thì rất rễ bị dừng hoạt động, không phát triển bền vững đƣợc.
4.2. Định hƣớng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
4.2.1. Ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm
Tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô để tăng năng suất, chất lƣợng. Đẩy mạnh chế biến sâu và phát triển các sản phẩm ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, nhất là chế biến hoa quả, sản xuất bia, rƣợu.
4.2.2. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Tiếp tục đầu tƣ mới một số cơ sở sản xuất gạch tại các huyện, kết hợp đầu tƣ mở rộng nâng công suất của một số cơ sở theo hƣớng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn. Chú trọng các dự án sản xuất vật liệu mới nhƣ: gạch granít, vật liệu compozit, bê tông nhẹ…
4.2.3. Ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim
Bên cạnh các dự án đã thu hút đầu tƣ và triển khai trong giai đoạn 2011- 2015, thu hút thêm các dự án xây dựng Nhà máy cơ khí lắp ráp và chế tạo cơ khí công suất 20.000 tấn/năm.
4.2.4. Ngành công nghiệp sản xuất điện, nước
a. Sản xuất và phân phối điện:
- Lƣới điện 220 kV: Đến năm 2020, dự báo nhu cầu công suất toàn tỉnh là 272,10MW, tăng thêm so với năm 2015 khoảng 115MW, dự kiến các hạng mục thực hiện xây dựng nguồn 220kV giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
+ Lắp máy 2 công suất 125MVA ở Trạm 220/110kV Na Hang. + Lắp máy 2 công suất 125MVA ở Trạm 220/110kV Tuyên Quang. - Lƣới điện 110kV: Xây mới Trạm 110/35/22kV – 1x16MVA Lâm Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b. Sản xuất và phân phối nước:
Đầu tƣ một số nhà máy sản xuất nƣớc sạch nhằm đáp ứng nhu cầu về nƣớc sinh hoạt và nƣớc sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp, khu vực thị trấn, thị tứ và một số khu vực dân cƣ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục mở rộng mạng lƣới cấp, thoát nƣớc để trên 95% số dân đô thị đƣợc cấp nƣớc sạch và dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc đạt tiêu chuẩn quốc gia.
4.2.5. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
Tiếp tục tiến hành thăm dò đối với các điểm khoáng sản đã điều tra đánh giá ở thời kỳ trƣớc, đồng thời thăm dò mở rộng các điểm khoáng sản có triển vọng. Tập trung mở rộng quy mô khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn và lợi thế để phát triển mạnh công nghiệp luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng.
Đầu tƣ nâng cấp các thiết bị tuyển để nâng cao hiệu quả thu hồi khoáng sản nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và xuất khẩu, nhƣ: quặng sắt, barit, thiếc, kẽm – chì, mangan, cao lanh fenspat.
4.2.6. Ngành công nghiệp dệt may – da giày
Đầu tƣ công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại và ứng dụng tự động hóa trong sản xuất. Tiếp tục thu hút thêm các dự án mới về da giày và công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may, da giày…
Phát triển các khâu có giá trị tăng cao nhƣ thiết kế, tạo mẫu sản phẩm; tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm; phát triển thƣơng hiệu.
Chú trọng chiến lƣợc phát triển sản phẩm hƣớng xuất khẩu để tạo giá trị gia tăng và tích lũy cao, phát triển một số công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp dệt may, da giày.
4.2.7. Ngành công nghiệp thiết bị điện, điện tử
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ để thu hút các dự án công nghiệp sản