tIỂU LUẬN ĐỀ TÀI Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuậttrong thơ Nguyễn Công Trứ. 1. Bạch diện thư sinh Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha của ông là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân làm giáo thụ phủ An Sơn, Nghệ An, rồi tri phủ Tiên Hưng, Sơn Nam Hạ (Thái Bình). Khi Tây Sơn ra bắc ông xướng nghĩa Cần Vươn. Không thành về nhà dạy học, Nguyễn Huệ mời ra làm quan mấy lần ông đều từ chối. Mẹ (trắc thất, không biết tên) là con gái quan nội thị Nguyễn Cảnh Nhạc, người Hà Đông. Nguyễn Công Trứ học giỏi, không chỉ văn chương khoa cử mà cả binh thư, binh pháp. Khi Gia Long “Bắc tuần”, Nguyễn Công Trứ đón xa giá dâng Thái bình thập sách. Ông đi nhiều lần không đỗ. Năm 1813 đi thi, ông làm đôi câu đối: Anh em ôi, băm sáu tuổi rồi, khắp đông tây nam bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử tác; Trời đất nhẽ, một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm thư vào