1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khoá luận tốt nghiệp không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ vương duy

76 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN MINH HUYỀN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước HÀ NỘI, 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN MINH HUYỀN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Bích Dung HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, các thầy cô tổ Văn học nước ngoài và đặc biệt là TS Nguyễn Thị Bích Dung đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên em suốt quá trình học hỏi và nghiên khóa luận Em rất mong được sự quan tâm và góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Minh Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Bích Dung Các số liệu và tài liệu được trích dẫn khóa luận là trung thực và có ghi nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được công bố bất kì công trình nào khác Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Minh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối tượng phạm vi nghiên cứu khảo sát Mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Bố cục khóa luận NỘI DUNG Chương KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY 1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 1.1.1 Khái niệm không gian 1.1.2 Khái niệm không gian nghệ thuật 1.2 Một số kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu thơ Vương Duy 1.2.1 Không gian “điền viên sơn thủy” thơ Vương Duy 1.2.2 Không gian thiền - tĩnh - vô ưu thơ Vương Duy 22 Chương THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY 32 2.1 Khái niệm thời gian thời gian nghệ thuật 32 2.1.1 Khái niệm thời gian 32 2.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật 32 2.2 Một số kiểu thời gian nghệ thuật tiêu biểu thơ Vương Duy 33 2.2.1 Thời gian luân hồi của tự nhiên 34 2.2.2 Thời gian sinh mệnh - triết lí thiền 44 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trên thế giới có lẽ ít có mối quan hệ nào gắn bó mật thiết, lâu đời và khăng khít thơ Đường ở Trung Quốc và thơ ca Việt Nam trung cận đại Ngay từ Việt Nam bắt đầu có nền văn học viết, thơ Đường đã được các nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ thời phong kiến công nhận một yếu tố nội tại, không những về hình thức mà còn cả về mặt thẩm mĩ, và từ đó trở thành khuôn mẫu sáng tác thi ca suốt hàng thế kỉ Không những thơ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ảnh hưởng mà cả Việt Nam bắt đầu có chữ Quốc ngữ cũng phảng phất, âm vang, dư vị của của Đường Thi Đến với thơ Đường, nghiên cứu thơ Đường là tìm hiểu tinh hoa văn hóa của cả một nền văn học lớn có sức ảnh hưởng sâu sắc đến các nước phương Đông, khám phá thơ Đường là khám phá vẻ đẹp của một thời đại có sức gợi đến tận ngàn năm Do đó có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các học giả và ngoài nước đã lấy thơ Đường làm đối tượng Trong thế kỉ vừa qua, Đường Thi đã vượt biên giới chủng tộc và văn hóa ngôn ngữ thế giới Nhắc đến đỉnh cao thơ Đường, ta nghĩ đến ba nhà thơ lớn “Thi tiên” Lý Bạch - “Thi Thánh” - Đỗ Phủ; “Thi Phật”-Vương Duy Những sáng tác của ba nhà thơ này đã có sức ảnh hưởng lớn tới thơ ca Việt Nam trung cận đại và thậm chí là cả thơ hiện đại, nó đã trở nên thân thuộc đến nỗi Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du,… đã “vô tình” đưa thơ của họ vào những sáng tác của mình, công việc nghiên cứu thì có lẽ phải chờ đến nửa sau của thế kỉ XX mới có những người thực sự quan tâm tới Với những hướng nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, những thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã tạo bước ban đầu cho việc tìm hiểu sâu rộng về thơ ca đời Đường nói chung Việt Nam chúng ta là một dân tộc đồng văn và cùng với Trung Quốc sẻ chia chung một gia tài văn hóa văn học đồ sộ từ hàng ngàn năm Qua thời gian, ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của thơ Đường, đó là một đỉnh cao bất tuyệt nhân loại Xét về góc độ văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có cùng chung một tôn giáo lớn đó chính là Phật Giáo Thiền tông đời Đường cũng là một những thành tựu lịch sử Phật Giáo cũng đời sống văn hóa, tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật Giáo nói chung đã ghi nhận một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên phát triển rực rỡ của Phật Giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật Giáo Ở Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng lớn từ Thiền tông và theo văn hóa là những sản phẩm văn học bất hủ với thời đại Trung Quốc thời nhà Đường đã sản sinh một loại thơ mang thở Thiền hay còn gọi là Thơ Thiền mà người được coi là khởi xướng dòng thơ này được coi là “Thi Phật” đó chính là Vương Duy Các nhà nghiên cứu Vương Duy phần nhiều đều tập trung ở các nước Phương Tây Marsha L.Wagner (U.C Berkeley), Pauline Yu( Stanford University) Trong cuốn Vương Duy- Chân diện mục, Vũ Thế Ngọc viết: “Trong hai thập niên vừa qua, chưa có một thi hào Đông Phương nào được các tác giả phương Tây viết nhiều sách báo Vương Duy Có lẽ vì dưới ảnh hưởng của Thiền tông?” Đề tài Không gian và thời gian thơ Vương Duy của chúng chính là nghiên cứu một phần tinh hóa lớn nhất ba đỉnh cao thơ ca đời Đường- Thi Phật Vương Duy, khám phá một những phần quan trọng lĩnh vực Trung Quốc học vốn được xem là có vị trí chiến lược và hết sức hấp dẫn ở Việt Nam Các đề tài nghiên cứu về Vương Duy ở Việt Nam cũng hết sức da dạng và phong phú nhiều hướng tiếp cận, đề tài này tiếp nhận thơ Vương Duy dưới một khía cạnh nhỏ của thi pháp học là không gian và thời gian, phần nào sẽ giúp ích cho mọi người tìm hiểu về thơ của ông và hữu ích lĩnh vực giảng dạy các tác phẩm văn học nhà trường Thơ của Vương Duy lôi cuốn người đọc bởi những nét chấm phá đơn sơ mà đẹp đến mê hoặc hồn người mà đặc biệt là chất Thiền ẩn chứ phần lớn các bài thơ Được người đời tôn xưng là Thi Phật, ắt hẳn các bài thơ của ông ẩn chứ những những lí, vẻ đẹp nhân sinh sâu sắc Thơ của ông có lẽ còn rất nhiều khám phá, nó mãi mãi là những ma lực hấp dẫn mọi người yêu thơ nói chung và thơ Đường nói riêng Để hiểu và cảm nhận được thơ Vương Duy cần phải có một quá trình thâm nhập, nghiên cứu Cho nên với mong muốn được học hỏi và theo đuổi sự nghiệp mà các nhà nghiên cứu trước đã khai phá mở đường, chúng chọn đề tài này để tiến những bước đầu tiên lĩnh vực nghiên cứu văn hóa văn học Lịch sử nghiên cứu vấn đề Song song với lớp bụi thời gian và cùng sự trường tồn của thơ Đường đó chính là bề dày của sự nghiên cứu các tác giả nhiều thế hệ Thơ Đường được tiếp nhận từ nhiều góc độ và được dịch thuật nhiều tiếng Thế giới So với “Thi tiên” Lý Bạch- “Thi thánh” Đỗ Phủ thì thơ “Thi Phật” Vương Duy có lẽ được nghiên cứu một cách khiêm tốn ở Việt Nam.Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về Vương Duy như: Lịch sử văn học Trung Quốc, nhấn mạnh “ tư tưởng của Vương Duy đã thấm đượm màu sắc tịnh vô vi của Đạo Phật”, dưới ngòi bút của ông, cảnh điền viên là cảnh của nhàn, yên tĩnh” Trong công trình Vương Duy thi tuyển (Thơ Vương Duy) của Giản Chi đã xác định những đặc điểm thơ của Vương Duy: “ Thơ của Vương Duy viết nhiều về Đạo Phật và Thiền lí”; Thơ Vương Duy “bình dị và hồn nhiên, đạm viễn, ý tại ngôn ngoại”; “cẩn nghiêm, luôn théo đúng thị giáo: ôn, nhu, đôn, hậu” Những tư tưởng giải thoát khỏi vòng luân hồi được đề cập và là đề tài chính thơ của ông Vương Duy tác gia và tác phẩm nhà trường phổ thông của nhóm tác giả Lê Nguyên Cẩn, Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Diệu Linh đã nhìn thơ của ông dưới góc độ “thi trung hữu họa”, “thi dĩ ngụ thiền, dĩ thiền thuyết thi” Trong Thơ Thiền Đường Tống của Đỗ Tùng Bách, tác giả cũng đã dành những mỹ ngôn xác đáng nghiên cứu về Thi Phật Vương Duy: “nhà thơ đem thiền vào thi ca, bởi các văn sĩ, thi nhân Đường Tống tham thiền, thành phong trào , lấy nó làm đắc sở tri, đưa nó vào thơ Thi nhân đời Đường Tống phần lớn hay viết về nơi ảo diệu của cảnh thiền, nơi thích thú đạt đến thiền lý Điểm qua một số công trình trên, người viết nhận thấy rằng, các công trình ít nhiều đều đề cập và nghiên cứu thơ Vương Duy nhìn dưới góc độ của Thiền học Tuy nhiên, đề tài “Không gian và thời gian nghệ thuật thơ Vương Duy” được người viết nhìn nhận dưới góc độ Thi pháp học để phân tích và nghiên cứu Nhưng bàn về Vương Duy, dù đứng ở góc nhìn nào, chúng ta trước tiên cũng phải nhìn nhận nó ít nhiều qua tư tưởng Thiềnđó là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa thiền tâm tâm hồn của mỗi người đến với thơ của ông Đối tượng phạm vi nghiên cứu khảo sát - Đối tượng nghiên cứu: Không gian và thời gian nghệ thuật thơ Vương Duy - Đối tượng khảo sát: Cuốn Vương Duy chân diện mục, Vũ Thế Ngọc, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006 Mục đích nghiên cứu Khóa luận này sâu nghiên cứu và khám phá thế giới nghệ thuật thơ Vương Duy qua không gian và thời gian, qua đó độc giả có thể hiểu biết thêm phần nào về thơ của ông và nữa có thể lí giải thêm câu hỏi lớn : “Cái gì đã làm nên sự hấp dẫn của thơ Đường” Với Thi Phật Vương Duy, đọc và nghiên cứu chuyên sâu tác phẩm thơ của ông đem lại cho người đọc nhiều bài học cuộc sống, những tư tưởng sống mới đầy an nhiên Đó chính là mục đích của việc nghiên cứu thơ Vương Duy Việc nghiên cứu chuyên sâu của đề tài này giúp ích cho những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc Văn hóa Thời Đường và Đường thi cách chúng ta đến hàng ngàn năm, và sự bất đồng ngôn ngữ hán tự với chữ Quốc ngữ, việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường nhà trường còn gặp nhiều khó khăn Việc nghiên cứu thơ Đường nói chung và thơ Vương Duy nói riêng sẽ đem lại cho sinh viên, học sinh nhiều những hiểu biết và góc nhìn mới về thơ ca cổ, từ đó giúp các em thấu hiểu sâu sắc về những triết lí,bài học nhân sinh được nhà thơ gửi gắm qua những bài thơ Có thể khẳng định rằng, những bài thơ của Vương Duy mang tính chân lí, theo cùng với tháng năm, thời đại Thơ Đường chính là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Hoa và Vương Duy là một những sáng , nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Trung Quốc các đời sau và đối với cả Việt Nam thời phong kiến.Cho nên nắm được một phần thi pháp thơ Vương Duy ( không gian;thời gian nghệ thuật) là có thể lí giải được một phần thơ ca trung đại Việt Nam Do đó, việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu của việc nghiên cứu Không gian và thời gian thơ Vương Duy sẽ được mở rộng Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân loại - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp nghiên cứu liên nghành (văn – sử - triết) - Phương pháp phân tích thi pháp học Bố cục khóa ḷn Mở đầu Nợi dung Chương KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY Chương THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục NỘI DUNG Chương KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY 1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 1.1.1 Khái niệm không gian “Không gian là khái niệm vật lí học chỉ khoảng không tồn tại của vật chất và được thể hiện bằng các phạm trù chỉ chiều kích rộng-hẹp, dài-ngắn và các từ chỉ phương hướng đông, tây, nam, bắc, trên, dưới, cao, thấp.” Theo quan niệm của văn hóa phương Tây, khái niệm không gian là để chỉ một khối vuông rỗng, một kết cấu hình học, một vật chứa tách rời hình thái tồn tại cụ thể của vật chất Aristote nêu thuyết giới hạn diện- thuyết hạn chế về bề mặt, ông cho rằng bản thân sự hạn diện chính là không gian Theo ông, cái gọi là hạn diện là trùng khít lên bề mặt của sự vật, nó được xem là hạn diện nội tại, tĩnh lặng, gắn liền với bề mặt vật chất không gian của vũ trụ Những lí lẽ giàu chất “tư biện”, có thể nói không gian quan niệm của người Phương Tây là thứ không gian hữu hạn, không gian hình khối, nó hạn chế một bề mặt cụ thể Khác với quan niệm của người phương Tây, người Trung Quốc lại cho rằng không gian không chỉ hữu hạn mà đồng thời cũng vô hạn, nó chính là bầu trời rộng lớn, bao la, và hoàn toàn không có ranh giới.Sách Tấn Thư, thiên Thiên văn chí thượng viết: “Trời là khoảng không bao la, ngước nhìn lên cao xa vô cùng, mờ ảo vô cùng nên có màu xanh vậy mặt trời, mặt trăng, các vì sao, vạn vật đều sống trôi nổi khoảng không ấy, mọi sự vận hành của chúng đều nhờ có khí vậy.” Không gian cùng với thời gian là phương thức tồn tại của thế giới vật chất đó có người.Không có bất kì sự vật nào tồn tại ngoài không gian và thời gian Chúng ta quen thuộc không gian và thời gian đến nỗi không ý thức được sự hiện diện của nó Những từ ngữ quen thuộc “vũ trụ”, “thế giới” đều là những khái niệm chỉ không gian và thời gian Bản thân những từ này đều là những khái niệm tổng thể chỉ không-thời gian (tr 93) 24 Nạp lương (tr 95) 25 Tạp Thi.(tr.101) Hoa mai 26 Điểu minh giản(tr 102) Hoa quế, núi xuân không, chim núi, khe núi xuân 27 Sơn thù du(tr.102) Hoa quế, song cửa,châu báu dưới núi 28 Tương tư (tr 104) Đậu đỏ phương Nam 29 Sơn trung (tr.105) Nước cuộn, đá trắng, lá thưa lạnh, trời tím, núi vắng Mùa đông Tư tưởng thiền Mùa xuân Dưới núi, hương lành bay lên, ở song cửa, hướng lên trăng Trăng thu Mùa thu Cố hương 30 Hàn thực ti thượng Tác (tr 106) Thành Quảng Vũ, hoa rơi, chim núi, dương liễu Tiễn người sang đò 31 Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông Lá Thù Du huynh đệ (tr.107) 32 Hỉ đề bàn thạch (tr.108) 33 Tống nguyên nhị sức An Tây (tr.109) Bàn đá, suối nước, dương liễu, gió xuân, hoa rụng Vị thành mưa sớm, bụi bay, liễu,Dương Quan, phía Tây Chiều xuân Mùa xuân, ngày tết, ngày trùng cửu Tư tưởng thiền đậm nét Mùa xuân Tiễn bạn sứ An Tây Nhớ ngày tết, nhớ huynh đệ lưu lạc nơi đất khách 34 Tống biệt (tr 111) Đất Bắc, núi Nam,mây trắng Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Tư tưởng thiền đậm nét “Trước vì trốn nạn nhân gian/ Nghe nói thành tiên trở không ra” 35 Đào Nguyên Hành(tr 112) Núi xuân, hoa đào, suối bạc,mây chiều, cỏ cây,sông núi, rừng mây, đào ven suối 36 Thanh khê(tr 119) Suối hoa vàng, sông Hoàng Đậm chất Hoa, dòng Đậm chất tư không gian khê, núi, nước tưởng thiền cận-viễn tràn đá, rừng sâu, lau 37 Phụng ký vi Thái Thủ Bộ (tr.121) Núi sông, hồ lạnh, cỏ úa Mùa xuân Thanhhoang, núi sống vạn dặm, trời thu rộng, rừng đông Ngồi dài bàn đá Mùa thu Cuối cùng năm tháng xế, nhìn bóng mà xót thương Cố nhân Mây trời, vực 38 Hối nhật du nước, xóm đại lý vị khanh hoang, rừng thành nam biệt không, chim, nghiệp cốc-trĩ, bờ nước xuân, (tr.123) cao, bãi xanh 39 Xuân dạ trúc đình tặng Tiền thiếu phủ quy Lam Điền Đậm tư tưởng, không gian thiền Rừng xa,đang ở núi đồi, nhìn nhà phía đồi tây Rừng xa xôi, núi đồi (tr.124) 40 Tịch vũ Võng Xuyên trang tác (tr 125) Rừng vắng, khói mịt mù, ruộng nương, cò trắng, núi bình yên, nụ sớm, cành quỳ, tùng Trong núi tu tập, giữ chay tịnh, lão nhà quê chán trò thua đượclui về ở ẩn Trên ruộng nước, đám chim hoàng oanh cao, dưới tùng Tạm biệt bạn về quê ở ẩn Ban đêm Buổi sáng 41 Đăng Hà Bắc thành lâu tác (tr 126) Thôn ổ chênh vênh, khói sương, thành cao, sóng bạc, núi xanh, xóm chài, sông rộng 42 Đông vãn Trúc, tuyết đối tuyết ức Hồ phủ, ngõ sâu, cư sĩ gia sân rộng (tr.127) 43 Chung Nam biệt nghiệp.(tr.128) Suối, mây trời xa Sông Nhàn Soi tóc nhìn thương tromg đêm lạnh, bão tuyết Đi dạo một mình, đến tận cùng chỗ hết nước, gặp tiều lão vui cười Khói bồng bềnh ngắm cảnh tà dương,bãi xa sóng bạc, thuyền đơn, xóm chài, sông rộng Tịch liêu, trời chiều Đêm lạnh, trời sắp sáng Nhà ông An Viên vẫn đóng cửa bình thản trước bão tuyết Tuổi cao mến đạo, già về núi Chung Nam., nói cười quên ngày 44 Sứ chí tắc thượng (tr 129) Cỏ bồng, chim nhạn, khói đất Yên Nhiên, đất Hán, trời Hồ, sông dài, mặt trời tròn 45 Chung Nam Sơn (tr 130) Núi Thái Ất, núi, biển, mây trắng, núi non mù mịt, núi nhiều vực Đậm tư tưởng và không gian thiền Núi chạy dài đến mé biển Rừng tùng, miền núi Không còn tranh đua, về quê ở ẩn với trăng núi, tùng thông Tiếng ca ngư phủ vang vọng, trăng miền núi chiếu đàn 46 Thù Trương Thiếu Phủ(tr 131) 47 Hán giang quy phàm (tr 132) Trại Sở ba dòng nước, nước cuộn, ba đào, Hoài Dương Ngọn khói bay thẳng lên trời Ải Tiêu Quan, quan đô hộ ở Yên Nhiên, biên thùy Mặt trời lặn Năm tháng về già xem xét lại cuộc đời Cố lâm Cố đô Ngày đẹp trời 48 Quy tung sơn tác (tr.133) 49 Sơn cư thu minh (tr.134) 50 Quá hương tích sự (tr.135) 51 Độ hà chí hà tác (tr.136) Suối, rừng thưa, sông xanh, cỏ rậm, ngựa xe thong thả, chim chiều, thành hoang, núi mùa thu, dãy Tung Sơn Xa xa Tung Sơn cao Đậm tư thấp, mặt tưởng thiền, trời lặn mang không núi thu, gian thiền chim chiều bay về về tới đóng cử Nuí vắng sau trận mưa, tùng, lá sen, hương xuân Buổi chiều núi vắng Chùa Hương Tích, mây ngàn, cổ thụ, thông xanh, suối nước Không gian chùa Hương Tích Tiếng chuông.Tâm thiền, rồng độc an Sông rộng, chân trời, sóng lớn, thôn ngàn, thành thị, ,mây sa Cổ độ (bến đò cũ) Mùa thu, buổi chiều Trăng sáng, mùa thu Chiều hôm Cố quận 52 Quy võng xuyên tác (tr.137) 53.Lâm đình hồ( tr.144) 54.Nam mang (tr.145) 55 Hoa Tử Cương Thung lũng, Ngư tiều, núi xa, mây trắng, cỏ Chuông ấu, Hoa Dương, vang cỏ xuân, cửa Sài tra Gió thênh thang, hoa phù dung (tr 147) Chiều lãng đãng Không gian Bốn đình bên hồ, hướngphù hoa phù dung dung nở cao Đồi Nam, đồi Bắc, bờ nhà Đậm chất không gian Chim bay, núi thu, gò Hoa Tử thiền (tr.146) 56 Câu trúc lãnh Thung lũng, núi xa, bờ đông, trở về cửa Sài tra Cây trời, lá xanh, núi biếc, tiều nhân Đậm chất không gian thiền Mùa thu 57 Lộc trại (tr 148) Núi vắng, núi thẳm, đài rêu xanh Đậm chất không gian thiền Không bóng người, nghe tiếng vang Đậm chất không gian thiền 58 Văn mai quán (tr.149) Mai đào, cỏ thơm, mây, mưa 59 Mộc lam sài (tr.150) Núi thu, chim bay từng đôi, màu sắc, khói lam Đậm chất không gian thiền: khói chiều vơi Hoa nở, núi, phù dung, quả đỏ quả xanh Đậm chất không gian thiền: phù dung, núi 60 Thù tri phiến (tr.151) Chiều rạng Mùa thu, chiều vơi 61 Ca hồ (tr.152) Núi xanh, mây trắng, đường bên hồ Sáo thổi vọng qua bờ 62 Liễu lãng (tr.153) Cây lạ, sóng xanh, dòng ngự, gió xuân Cây lạ theo Đậm chất tư hàng, bóng tưởng thiền đổ sóng xanh 63 Loan gia lại(tr.154) Mưa thu, đá đổ,sóng xô, cò trắng Đậm chất tư tưởng thiền Suối vàng, phụng xanh, rồng tía Uống bột suối vàng, sống ngàn tuổi Bụi hoang, rừng sâu, trăng sáng Một mình giữa bụi hoang, gẩy đàn, nơi rừng sâu dưới trăng sáng 64 Kim tuyến tiền (tr.155) 65 Trúc Ly Quán (tr.157) Chia tay bạn Trời chiều Gió xuân buồn biệt ly Mùa xuân Mùa thu Ngàn tuổi sống thường Trăng sáng 66 Bạch thạch khê (tr.160) Suối đá trắng, cỏ rong xanh mịn 67 Tân hi ổ(tr.161) Cành phù dung, Đậm không núi mầm, bờ gian thiền suối vắng, hoa tĩnh lặng rụng 68 Tất viên (tr.162) Chi thụ Trăng giặt lụa Cổ nhân Đậm chất không gian thiền 69 Tất viên (tr.163) 70 Mạnh Thành ao Nhà mới, liễu trơ, gốc già 71 Hàn thực thành đông tức sự(tr.167) Suối trong, hoa ngàn, cỏ thơm, hoa rơi,suối đông, chim bay, đá cầu, liễu phất phơ Đậm chất không gian thiền Chủ xưa 72 Vị xuyên điền gia (tr.168) 73 Tế châu tống tổ tam Thôn trang, bò dê, lão quêmục đồng, trĩ, lúa mạch, tằm ngủ, lá dâu Đậm không gian thiền, an nhàn ẩn dật chốn điền viên Lão quê ngóng mục đồng, chống gậy chờ trước nhà Tiễn Tổ Vịnh ở Tế Châu Thành hoang,núi lạnh (tr.169) 74 Hồng mẫu đơn Đậm chất không gian thiền (tr 170) 75 Tống Hạ Toại Viên Ngoại ngoại sanh (tr 171) Cửa Kinh môn,bờ lau, mây nước, sông, mưa chiều buồn, núi Sở thu 76 Kỳ Thượng Bờ đông, sông tức sự điền Kỳ, xóm nhà, viên mục đồng, chó săn (tr.172) Đậm chất không gian thiền Mùa đông, chiều tà Mùa xuân Tiếng vượn, phương nam, ngược sóng Mùa thu Bờ đông phẳng lì, trời ẩn ngoài nương dâu Sáng ngày 77 Quá cảm hóa tự Đàm Hưng Thượng nhân sơn viện (tr.173) Hổ Khê, núi vọng, suối Đậm chất luồn, hoa đồng, không gian chim núi, gió thiền tùng Thạch Sơn lâu, tùng bách xanh xanh, mây trắng vùi xương Đậm chất không gian thiền Xóm bắc, thôn 79 Điền viên nam, ngàn cửa, lạc kì (tr.176) vạn nhà Ngựa xe sang trọng làm gì? Núi cao xõa tóc là ai? 80 Điền viên Ruộng vườn lạc kì (tr.179) Chẳng bày cày bừa ruộng vườn, nào nằm ngủ đông 78 Khốc Ân Diêu ( tr.174) Hoàng hôn, đêm ngồi tĩnh lặng, thu Mây trắng vùi xương cho mãi mãi,duy còn nước chảy hướng nhân gian Mùa đông Thôn tây, hái 81 Điền viên ấu,suối đào, lạc kì (tr.177) mai, nhà mấy gian Đậm chất không gian thiền Đầu bến, cuối thôn, bên bờ, suối Chiều tà Cỏ thơm, thông 82 Điền viên cao, bò dê về lạc kì (tr.178) làng Mùa xuân chuyển giao sang hạ Đào hồng, liễu Đậm chất 83.Điền viên xanh, hoa rụng, không gian lạc kì (tr.175) chim oanh thiền Đêm mưa, mùa xuân 84 Bình trì ( tr.180) 85 Thượng bình điền (tr 181) 86 Vãn xuân Nghiêm Thiếu Quân chư công quan quá (tr.182) Hồ xuân, bèo xanh, liễu quét Đậm chất không gian thiền Cầy ruộng cao thấp, bến đò Nịch Thư bậc hiền ở ẩn Tùng, cúc, trúc, Đậm chất chim, cỏ xuân, không gian oanh kêu, hoa thiền rụng, Hồ xuân rộng lại sâu Chống gậy điền viên ngắm cảnh chiều Mùa xuân Sáng chiều Thương thân chiều tóc bạc, nhớ tuổi xuân bay vèo Tổng các bài thơ Tỉ lệ 84 55 21 11 50 18 14 97.6% 63.9% 24.4% 12,7% 2.3% 58.1% 20,9% 16,2% ... KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY Chương THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục NỘI DUNG Chương KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY. .. kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu thơ Vương Duy 1.2.1 Không gian “điền viên sơn thủy” thơ Vương Duy 1.2.2 Không gian thiền - tĩnh - vô ưu thơ Vương Duy 22 Chương THỜI GIAN. .. chỉ không- thơ i gian 1.1.2 Khái niệm không gian nghệ thuật Không gian được viết ở là không gian vật lý, còn không gian được tạo dựng tác phẩm văn học là không gian nghệ thuật

Ngày đăng: 05/09/2019, 14:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w