1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ vương duy

76 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN MINH HUYỀN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH HUYỀN

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG THƠ VƯƠNG DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH HUYỀN

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG THƠ VƯƠNG DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Thị Bích Dung

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và đặc biệt là TS Nguyễn Thị Bích Dung đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình học hỏi và nghiên khóa luận

Em rất mong được sự quan tâm và góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Minh Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Bích Dung Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực và có ghi nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Minh Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khảo sát 3

4 Mục đích nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Bố cục khóa luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY 5

1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 5

1.1.1 Khái niệm không gian 5

1.1.2 Khái niệm không gian nghệ thuật 6

1.2 Một số kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy 6

1.2.1 Không gian “điền viên sơn thủy” trong thơ Vương Duy 7

1.2.2 Không gian thiền - tĩnh - vô ưu trong thơ Vương Duy 22

Chương 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY 32

2.1 Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật 32

2.1.1 Khái niệm thời gian 32

2.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật 32

2.2 Một số kiểu thời gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy 33

2.2.1 Thời gian luân hồi của tự nhiên 34

2.2.2 Thời gian sinh mệnh - triết lí thiền 44

KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trên thế giới có lẽ ít có mối quan hệ nào gắn bó mật thiết, lâu đời và khăng khít như thơ Đường ở Trung Quốc và thơ ca Việt Nam trung cận đại Ngay từ khi Việt Nam bắt đầu có nền văn học viết, thơ Đường đã được các nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ thời phong kiến công nhận như một yếu tố nội tại, không những về hình thức mà còn cả về mặt thẩm mĩ, và từ đó trở thành khuôn mẫu sáng tác thi ca trong suốt hàng thế kỉ Không những thơ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ảnh hưởng mà ngay cả khi Việt Nam bắt đầu có chữ Quốc ngữ cũng phảng phất, âm vang, dư vị của của Đường Thi Đến với thơ Đường, nghiên cứu thơ Đường là tìm hiểu tinh hoa văn hóa của cả một nền văn học lớn có sức ảnh hưởng sâu sắc đến các nước phương Đông, khám phá thơ Đường là khám phá vẻ đẹp của một thời đại có sức gợi đến tận ngàn năm Do đó có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã lấy thơ Đường làm đối tượng

Trong thế kỉ vừa qua, Đường Thi đã vượt biên giới chủng tộc và văn hóa ngôn ngữ thế giới Nhắc đến đỉnh cao thơ Đường, ta nghĩ ngay đến ba nhà thơ lớn

“Thi tiên” Lý Bạch - “Thi Thánh” - Đỗ Phủ; “Thi Phật”-Vương Duy Những sáng tác của ba nhà thơ này đã có sức ảnh hưởng lớn tới thơ ca Việt Nam trung cận đại và thậm chí là cả thơ hiện đại, nó đã trở nên thân thuộc đến nỗi Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du,… đã “vô tình” đưa thơ của họ vào những sáng tác của mình, nhưng công việc nghiên cứu thì có lẽ phải chờ đến nửa sau của thế kỉ XX mới có những người thực sự quan tâm tới Với những hướng nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, những thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã tạo ra bước đi ban đầu cho việc tìm hiểu sâu rộng hơn về thơ ca đời Đường nói chung

Việt Nam chúng ta là một dân tộc đồng văn và cùng với Trung Quốc sẻ chia chung một gia tài văn hóa văn học đồ sộ từ hàng ngàn năm Qua thời gian, ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của thơ Đường, đó là một đỉnh cao bất tuyệt trong nhân loại Xét về góc độ văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có cùng chung một tôn giáo lớn đó chính là Phật Giáo Thiền tông đời Đường cũng là một trong những thành tựu lịch sử Phật Giáo cũng như đời sống văn hóa, tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật Giáo nói chung đã ghi nhận một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên phát triển rực rỡ của Phật Giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật Giáo Ở Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng lớn từ Thiền tông và đi theo văn hóa là

Trang 7

những sản phẩm văn học bất hủ với thời đại Trung Quốc thời nhà Đường đã sản sinh ra một loại thơ mang hơi thở Thiền hay còn gọi là Thơ Thiền mà người được coi là khởi xướng dòng thơ này được coi là “Thi Phật” đó chính là Vương Duy Các nhà nghiên cứu Vương Duy phần nhiều đều tập trung ở các nước Phương Tây như Marsha L.Wagner (U.C Berkeley), Pauline Yu( Stanford University) Trong

cuốn Vương Duy- Chân diện mục, Vũ Thế Ngọc viết: “Trong hai thập niên vừa qua,

chưa có một thi hào Đông Phương nào được các tác giả phương Tây viết nhiều sách

báo như Vương Duy Có lẽ vì dưới ảnh hưởng của Thiền tông?” Đề tài Không gian

và thời gian trong thơ Vương Duy của chúng tôi chính là nghiên cứu một phần tinh

hóa lớn nhất trong ba đỉnh cao thơ ca đời Đường- Thi Phật Vương Duy, khám phá một trong những phần quan trọng trong lĩnh vực Trung Quốc học vốn được xem là có vị trí chiến lược và hết sức hấp dẫn ở Việt Nam Các đề tài nghiên cứu về Vương Duy ở Việt Nam cũng hết sức da dạng và phong phú trên nhiều hướng tiếp cận, đề tài này tiếp nhận thơ Vương Duy dưới một khía cạnh nhỏ của thi pháp học là không gian và thời gian, phần nào sẽ giúp ích cho mọi người khi tìm hiểu về thơ của ông và hữu ích trong lĩnh vực giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường

Thơ của Vương Duy lôi cuốn người đọc bởi những nét chấm phá đơn sơ mà đẹp đến mê hoặc hồn người mà đặc biệt là chất Thiền ẩn chứ trong phần lớn các bài thơ Được người đời tôn xưng là Thi Phật, ắt hẳn trong các bài thơ của ông ẩn chứ những những lí, vẻ đẹp nhân sinh sâu sắc Thơ của ông có lẽ còn rất nhiều khám phá, nó mãi mãi là những ma lực hấp dẫn mọi người yêu thơ nói chung và thơ Đường nói riêng Để hiểu và cảm nhận được thơ Vương Duy cần phải có một quá trình thâm nhập, nghiên cứu Cho nên với mong muốn được học hỏi và theo đuổi sự nghiệp mà các nhà nghiên cứu trước đã khai phá mở đường, chúng tôi chọn đề tài này để tiến những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa văn học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Song song với lớp bụi thời gian và đi cùng sự trường tồn của thơ Đường đó chính là bề dày của sự nghiên cứu các tác giả nhiều thế hệ Thơ Đường được tiếp nhận từ nhiều góc độ và được dịch thuật ra nhiều tiếng trên Thế giới So với “Thi tiên” Lý Bạch- “Thi thánh” Đỗ Phủ thì thơ “Thi Phật” Vương Duy có lẽ được nghiên cứu một cách khiêm tốn hơn ở Việt Nam.Một số công trình nghiên cứu tiêu

biểu về Vương Duy như: Lịch sử văn học Trung Quốc, nhấn mạnh “ tư tưởng của

Vương Duy đã thấm đượm màu sắc thanh tịnh vô vi của Đạo Phật”, cho nên dưới ngòi bút của ông, cảnh điền viên là cảnh của thanh nhàn, yên tĩnh” Trong công

Trang 8

trình Vương Duy thi tuyển (Thơ Vương Duy) của Giản Chi đã xác định những đặc

điểm thơ của Vương Duy: “ Thơ của Vương Duy viết nhiều về Đạo Phật và Thiền lí”; Thơ Vương Duy “bình dị và hồn nhiên, đạm viễn, ý tại ngôn ngoại”; “cẩn nghiêm, luôn luôn théo đúng thị giáo: ôn, nhu, đôn, hậu” Những tư tưởng giải thoát khỏi vòng luân hồi luôn được đề cập và là đề tài chính trong thơ của ông

Vương Duy tác gia và tác phẩm trong nhà trường phổ thông của nhóm tác giả Lê

Nguyên Cẩn, Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Diệu Linh đã nhìn thơ của ông

dưới góc độ “thi trung hữu họa”, “thi dĩ ngụ thiền, dĩ thiền thuyết thi” Trong Thơ

Thiền Đường Tống của Đỗ Tùng Bách, tác giả cũng đã dành những mỹ ngôn xác

đáng khi nghiên cứu về Thi Phật Vương Duy: “nhà thơ đem thiền vào trong thi ca, bởi các văn sĩ, thi nhân Đường Tống tham thiền, thành phong trào , lấy nó làm đắc sở tri, đưa nó vào trong thơ Thi nhân đời Đường Tống phần lớn hay viết về nơi ảo diệu của cảnh thiền, nơi thích thú đạt đến thiền lý Điểm qua một số công trình trên, người viết nhận thấy rằng, các công trình trên ít nhiều đều đề cập và nghiên cứu thơ Vương Duy nhìn dưới góc độ của Thiền học Tuy nhiên, đề tài “Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy” được người viết nhìn nhận dưới góc độ Thi pháp học để phân tích và nghiên cứu Nhưng khi bàn về Vương Duy, dù đứng ở góc nhìn nào, chúng ta trước tiên cũng phải nhìn nhận nó ít nhiều qua tư tưởng Thiền- đó là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa thiền tâm trong tâm hồn của mỗi con người khi đến với thơ của ông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy

- Đối tượng khảo sát: Cuốn Vương Duy chân diện mục, Vũ Thế Ngọc, Nhà

xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006

4 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận này đi sâu nghiên cứu và khám phá thế giới nghệ thuật trong thơ Vương Duy qua không gian và thời gian, qua đó độc giả có thể hiểu biết thêm phần nào về thơ của ông và hơn nữa có thể lí giải thêm câu hỏi lớn : “Cái gì đã làm nên sự hấp dẫn của thơ Đường” Với Thi Phật Vương Duy, khi đọc và nghiên cứu chuyên sâu tác phẩm thơ của ông đem lại cho người đọc nhiều bài học cuộc sống, những tư tưởng sống mới đầy an nhiên Đó chính là mục đích của việc nghiên cứu thơ Vương Duy Việc nghiên cứu chuyên sâu của đề tài này giúp ích cho những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc Văn hóa Thời Đường và Đường thi cách chúng ta đến hàng ngàn năm, và do sự bất đồng

Trang 9

ngôn ngữ hán tự với chữ Quốc ngữ, cho nên việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn Việc nghiên cứu thơ Đường nói chung và thơ Vương Duy nói riêng sẽ đem lại cho sinh viên, học sinh nhiều những hiểu biết và góc nhìn mới về thơ ca cổ, từ đó giúp các em thấu hiểu sâu sắc hơn về những triết lí,bài học nhân sinh được nhà thơ gửi gắm qua những bài thơ Có thể khẳng định rằng, những bài thơ của Vương Duy mang tính chân lí, đi theo cùng với tháng năm, thời đại Thơ Đường chính là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Hoa và Vương Duy là một trong những ngôi sao sáng , cho nên nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Trung Quốc các đời sau và đối với cả Việt Nam trong thời phong kiến.Cho nên nắm được một phần thi pháp trong thơ Vương Duy ( không gian;thời gian nghệ thuật) là có thể lí giải được một phần thơ ca trung đại Việt Nam Do đó, việc ứng

dụng những kết quả nghiên cứu của việc nghiên cứu Không gian và thời gian trong

thơ Vương Duy sẽ được mở rộng

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp nghiên cứu liên nghành (văn – sử - triết)

- Phương pháp phân tích thi pháp học

6 Bố cục khóa luận

Mở đầu

Nội dung

Chương 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY Chương 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 10

NỘI DUNG Chương 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY

1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm không gian

“Không gian là khái niệm vật lí học chỉ khoảng không tồn tại của vật chất và được thể hiện bằng các phạm trù chỉ chiều kích rộng-hẹp, dài-ngắn và các từ chỉ phương hướng như đông, tây, nam, bắc, trên, dưới, cao, thấp.”

Theo quan niệm của văn hóa phương Tây, khái niệm không gian là để chỉ một khối vuông rỗng, một kết cấu hình học, một vật chứa luôn tách rời hình thái tồn tại cụ thể của vật chất Aristote nêu ra thuyết giới hạn diện- thuyết hạn chế về bề mặt, ông cho rằng bản thân sự hạn diện chính là không gian Theo ông, cái gọi là hạn diện là luôn trùng khít lên bề mặt của sự vật, nó được xem là hạn diện nội tại, luôn tĩnh lặng, gắn liền với bề mặt vật chất trong không gian của vũ trụ Những lí lẽ trên giàu chất “tư biện”, có thể nói không gian trong quan niệm của người Phương Tây là thứ không gian hữu hạn, không gian hình khối, nó hạn chế trong một bề mặt cụ thể

Khác với quan niệm của người phương Tây, người Trung Quốc lại cho rằng không gian không chỉ hữu hạn mà đồng thời cũng vô hạn, nó chính là bầu trời rộng

lớn, bao la, và hoàn toàn không có ranh giới.Sách Tấn Thư, thiên Thiên văn chí

thượng viết: “Trời là khoảng không bao la, ngước nhìn lên cao xa vô cùng, mờ ảo

vô cùng nên có màu xanh như vậy mặt trời, mặt trăng, các vì sao, vạn vật đều sống trôi nổi trong khoảng không ấy, mọi sự vận hành của chúng đều nhờ có khí vậy.”

Không gian cùng với thời gian là phương thức tồn tại của thế giới vật chất trong đó có con người.Không có bất kì sự vật nào tồn tại ngoài không gian và thời gian Chúng ta quen thuộc không gian và thời gian đến nỗi không ý thức được sự hiện diện của nó Những từ ngữ quen thuộc như “vũ trụ”, “thế giới” đều là những khái niệm chỉ không gian và thời gian Bản thân những từ này đều là những khái niệm tổng thể chỉ không-thời gian

Trang 11

1.1.2 Khái niệm không gian nghệ thuật

Không gian được viết ở trên là không gian vật lý, còn không gian được tạo dựng trong tác phẩm văn học là không gian nghệ thuật đã được quan niệm hóa Nó không chịu sự tác động của quy luật vật lí mà đã được hình tượng hóa thành hình tượng không gian, chịu sự tác động và chi phối của những quan niệm nghệ thuật của tác giả, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ

Người Trung Quốc xưa cảm nhận không gian tồn tại trong tính trọn vẹn và chỉnh thể Trang Tử cũng xác định một không gian vô cùng: “Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã” (Có thực mà không chứa gì trong ấy cả, đó là vũ) Trong thơ ca, con người chiêm nghiệm sự tồn tại của vạn vật, của chính mình trong không gian và thể hiện bằng những hình tượng nghệ thuật Không gian nghệ thuật trong thơ không đơn thuần là không gian vật chất khách quan mà là một kiểu không gian tinh thần mang tính chủ quan, hay còn gọi là không gian tâm trạng, không gian nội tâm

“Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm”[3-tr.26] Nó là sự kết tinh của vốn tri thức về văn hóa truyền thống cùng với yếu tố tinh thần của thời đại và cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ-thi nhân

1.2 Một số kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy

Bảng1.1 Tổng hợp khảo sát các kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy

(Xem chi tiết phần phụ lục)

Thiền-tĩnh-vô ưu Đối xứng Tống biệt Biên ải

vô ưu chiếm một số lượng lớn trong những bài thơ được khảo sát Có nhiều không gian xuất hiện trong một bài thơ, nhưng chủ yếu vẫn là hai loại không gian trên

Trang 12

chiếm ưu thế Cho nên khóa luận sẽ tập trung phân tích hai kiểu không gian này để làm rõ cái đặc trưng trong không gian nghệ thuật thơ Vương Duy

1.2.1 Không gian “điền viên sơn thủy” trong thơ Vương Duy

Khi đứng trước một khung cảnh thiên nhiên người phương Đông thường có

xu hướng muốn hòa nhập với thiên nhiên, muốn cùng được thiên nhiên sống gần gũi mà không hề có tham vọng chinh phục tự nhiên giống như tâm lí của người phương Tây Trong văn học phương Đông, có ba chủ đề chính: tự nhiên, xã hội và

tu tâm dưỡng tính Trong đó đề tài viết về tự nhiên được yêu thích và ưu tiên hơn cả Nói về tự nhiên, không thể nào không nhắc tới một loại thơ đặc sắc, đó là phái thơ “điền viên sơn thủy” Đại diện tiêu biểu cho phái thơ “điền viên” có thể kể tới Đào Uyên Minh ( 365-427) đời Đông Tấn Bên cạnh đó cũng phải nói đến “ông tổ” của phái thơ “sơn thủy” đó là Tạ Vân Linh đời Nam Triều Vương Duy với tư cách là một họa sư - thi nhân đã học tập và tiếp thu tư tưởng của bậc hiền nhân đi trước và tạo nên một trường phái thơ đậm nét riêng của chính mình, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “điền viên” và “sơn thủy” Sự kết hợp đó đã làm nên không gian riêng biệt trong thơ của Vương Duy, một không gian thơ đầy màu sắc Với Vương Duy, thơ của ông nhuốm màu Thiền và bàng bạc tư tưởng Lão -Trang cho nên thơ điền viên sơn thủy của ông không chỉ mang nét bình dị, êm ả của cảnh vật nông thôn mà tình thơ của ông còn mang những nét u hoài và triết lí sống Cảnh sắc thiên nhiên với sơn, thủy, núi non hữu tình trong thơ Vương Duy đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng không thể lẫn được Vương Duy là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà hội hoa, một nhạc sư, nhà thư pháp đã cống hiến cả đời cho nghệ thuật Tô Thức đời Tống đã từng nhận xét: “Đọc thơ Ma Cật trong thơ có họa,xem

Ma Cật trong họa có thơ” Thơ và họa trong thơ của Vương Duy hòa quyện lẫn nhau tạo nên màu sắc riêng biệt, trong không gian riêng biệt Mỗi bài thơ như là một bức bích họa với những đường nét và màu sắc tinh tế và điêu luyện hết sức kì công của người nghệ sĩ, thi sĩ

1.2.1.1 Không gian “điền viên” trong thơ Vương Duy

Thơ điền viên trong thơ Đường chủ yếu nhất vẫn là thơ của những khóm trúc, bờ ruộng, của trời xanh, cò trắng, của những cánh cửa cổng sài, mái nhà tranh và những con người sống ẩn dật với đời Người Trung Quốc ca ngợi cuộc sống điền viên hạnh phúc, êm đềm và trong sáng, trong thơ ca của họ chưa thấy phản ánh một cách rõ ràng những nỗi khổ nhọc về cả vật chất lẫn tinh thần Người ta để cho thơ điền viên mang ý nghĩa ban đầu là chốn vui nhẹ nhàng, thanh thoát mà Đào Uyên

Trang 13

Minh đời Tấn đã từng xây dựng nên Nhắc đến điền viên là người ta lại nghĩ ngay đến những “quan niệm nhân sinh vui vẻ”, chúng tôi chú ý đến khía cạnh này hơn cả

Theo Vương Duy truyện, quyển 190, Cựu Đường Thư có viết: “Vương Duy

mua được biệt thự của Tống Chi Vấn tại Lam Điền, Võng Khẩu, sông Võng bao quanh nhà ngập bãi trúc lũy hoa Vương Duy thường cùng đạo hữu Bùi Địch thả thuyền qua lại thung lũng hoa Trướng Trúc Châu, đàn ca ngâm vịnh suốt ngày Vương Duy thường tụ hợp bạn bè lại gia trang của mình để vịnh làm thơ.”

Năm 750 mẹ của Vương Duy mất, ông về Võng xuyên cư tang mẹ trong hai năm và xin vua cho biến tư thất của ông ở Võng Xuyên thành nơi tự viện Trong hai năm này ông bỏ hẳn việc làm quan và thơ của ông ngày càng tiêu sái và phóng đạt

Sống một mình ở Võng Xuyên với thú vui điền viên, ông làm bạn với những

cao nhân ẩn sĩ quanh vùng núi sông kì vĩ đó.Ta hãy đọc bài thơ Sống một mình ở

Võng Xuyên: “ chẳng về núi đông cả một năm nay, nay vừa về kịp để làm ruộng

mùa xuân Giữa mưa mầu cỏ biếc xanh đẹp như thảm, bên suối hoa đào đỏ rực rỡ như lửa hồng Rồi bạn hữu chợt đến: nào là nhà sư Ưu Lâu - vị bác thông kinh luận( ở đây ví với Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Uruvilva Kaspaya), nào là cụ Ủ Lũ một vị hiền nhân trong thôn( ở đây ví với nhân vật lưng gù họ Châu-Châu Ủ Lũ,trong sách Trang Tử) Ta vội khoác áo, xỏ dép chạy vội ra đón, cùng nhau nói cười vui vẻ trước cổng tre ” Thú vui điền viên của Vương Duy thể hiện một cái nhìn, quan niệm, một lối sống chủ quan của người nhàn nhã Ông đem con mắt của mình, của người thích sống tịch lặng, sống một mình để mà nhìn nhận và hưởng thụ cuộc sống, không chỉ thấy mình nhàn, vui mà còn nhìn cảnh vật xung quanh cũng nhàn vui mà không ồn ào, tĩnh lặng

Cảnh vật thiên nhiên sau cơn mưa ở Võng Xuyên được nhà thơ miêu tả một cách hết sức tự nhiên khiến cho cảnh sắc nhẹ nhàng đi vào lòng người:

“Tích vũ không lâm yên hỏa trì

Chưng lê xuy thử hướng đông chuy

Mạc mạc thủy điền phi bạch lô

Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly.”

“Rừng vắng trong cơn mưa dầm, lử khói hắt hiu Đun canh lê, nấu cháo nếp, ăn uống xoàng ở ruộng đông

Cò trắng bay trên vùng nước bao la Oanh vàng hót trong bóng cây mùa hè râm mát.”

Tích vũ Võng Xuyên trang tác - Vương Duy

Trang 14

Cuộc sống với thú vui điền viên của Vương Duy hết sức giản đơn với nếp sống sinh hoạt ăn uống xoàng ở ruộng đồng: đun canh lê và nấu cháo nếp ở “hướng đông chuy” Sau cơn mưa mù mịt, rừng vắng dần và khói tỏa chầm chậm Mờ mờ trên ruộng đồng thấp thoáng cánh cò trắng bay trên khoảng không bao la và dưới những lùm cây, chim vàng oanh hót líu lo Chim vàng oanh và hình ảnh cánh cò dường như đã trở thành một thi liệu quen thuộc khi các thi nhân khi làm thơ điền viên - thú vui ruộng đồng Họ nhìn ngắm ruộng nương với con mắt của một người yêu đời, lạc thú, phát hiện ra những cánh chim, màu trời trong xanh và gửi gắm những tâm tư cảm xúc của mình qua cảnh sắc thiên nhiên bình dị

“Trĩ cấu mạch miêu tú

Tàm miên tang diệp hi

Điền phu hạ sừ chí

Tương kiến ngữ y.”

“Chim trĩ kêu, lúa mạch tươi tốt

Tằm chưa ngủ, lá dâu lưa thưa Người làm ruộng vác cuốc tới Gặp nhau trò chuyện như mọi khi.”

Vị Xuyên điền gia - Vương Duy

Sống với ruộng vườn thì an nhàn, vui tươi Mình thấy mình nhàn mà nhìn người cũng thấy rất nhàn Không gian và thời gian như thước phim được tâm ý lưu giữ.Dù diễn trước mắt trong sự tưởng tượng của người đọc mà như một thước phim.Bức tranh nông thôn quê mùa với tiếng chim trĩ kêu lúa mạch mọc tốt tươi Cảnh tằm ăn lá dâu lưa thưa Người làm ruộng gặp nhau trò chuyện an nhàn, mấy câu chuyện tưới tiêu chăm bón, chuyện trên trời dưới bể, chuyện cuộc sống nhàn

cư, dù nghèo nhưng lại có cái vui tinh thần thật trang nhã Bức tranh làng quê thanh bình, những người nông dân chăm chỉ ngày qua ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vất cả chịu thương chịu khó cho con tằm ăn lá, se sợ luồn kim dệt nên những tấm vải lụa tơ tằm tuyệt hảo Cuộc sống thật thanh bình và an nhàn biết bao

Hầu hết những khóm trúc đều xuất hiện trong những bài thơ tả cảnh điền viên, ruộng vườn, chốn an nhàn, ẩn dật của những bậc hiền nhân cư sĩ “Trúc lâm”

dường như đã trở thành hình tượng trong thơ cổ xưa tới nay Trong Trúc phổ có ghi

chép rằng: trúc “bất nhu bất cương, phi thảo phi mộc” tức là không cứng cũng không mềm, không phải loại cây thân gỗ, hay dây leo Không biết trúc xuất hiện từ bao giờ

nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với người nông dân Hoa kinh cũng đã có lần ghi

chép rằng: “Trúc chịu qua sương tuyết mà chẳng tiêu điều, suốt bốn mùa lúc nào cũng xanh tươi, không dễ dàng bị uốn cong, cả người thanh và người tục cùng yêu quý” Nhiều bậc cư sĩ cho rằng trúc được coi là sự hiến thân của bậc quân tử

Trang 15

Trúc cao phong lượng tiết nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền nhân vậy Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, nên Tô Đông Pha đã từng nói : “Ăn không có thịt nhưng ở không thể thiếu Trúc”( “Ninh khả thực vô nhị bất khả cư vô trúc”) Có lẽ chính vì lẽ đó mà trong thơ điền viên của Vương Duy không thể nào thiếu được hình ảnh của những khóm trúc, nhà thơ giản dị mà mạnh dạn đưa cây trúc vào thơ ca của mình Trúc là hình ảnh vô cùng quen thuộc của làng quê nông thôn nhưng cũng đồng thời đại diện cho những con người có phẩm chất cao khiết, biểu tượng cho sự bất khuất rắn rỏi và kiên cường Trong bài thơ “Du Lý Nhân Sơn Sở cư nhân đề thất bích” (Đề trên vách nhà nhân dịp đến chỗ ở của Lý Nhân Sơn) nhà thơ Vương Duy đã chỉ ra rằng:

“ Thế thượng giai như mộng

Cuồng lai hoặc tự ca

Vấn niên tùng lão thụ

Hữu địa trúc lâm đa.”

“Cuộc đời đều như mộng Ngông cuồng hoặc hát ca Tuổi đời thông già cõi Đất có trúc bao la.”

Nhà thơ đã khẳng định rằng cuộc đời này chỉ như một giấc mộng, chúng ta ngông cuồng hát ca Tuổi trẻ đi qua nhanh như một cơn gió, tuổi đời nay đã như thông già cõi Nhưng có một chân lý không bao giờ đổi thay đó chính là “trúc lâm đa”- quân tử hiền nhân nhiều vô số, không phân biệt gianh giới tuổi tác Hình ảnh

“trúc lâm” đã góp một phần nhỏ và không gian điền viên của người cư sĩ, làm nên cái phẩm chất đáng quý của họ.Sống với thú vui ruộng vườn là sống với những khóm trúc đơn sơ, giản dị nhưng lại phi thường, nhưng Vương Duy lại khiêm tốn:

“Khán trúc đáo bần gia”(Nhìn trúc là biết nhà nghèo) Một lần nữa hình ảnh “trúc lâm” lại điểm tô cho cái thú vui điền viên của thi nhân thật giản đơn nhưng cũng không kém phần thanh tao Sống với những khóm trúc, là sống với bậc hiền nhân quân tử, sống với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp

Trong các bài thơ điền viên của Vương Duy ta bắt gặp nhiều sự miêu tả những con đường, sân vắng, ngõ sâu, những căn nhà, cánh cửa, bầu trời Nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật chính trong thơ Vương Duy Chúng chỉ được xem như là một không gian nghệ thuật trong chừng mực, chúng trở thành yếu tố “tiểu không gian” trong cấu trúc biểu nghĩa, biểu hiện mô hình thế giới của tác giả Chính những “tiểu không gian”ấy góp phần làm nên không gian điền viên và mục đích chính là qua không gian đó, hiểu một cách sâu sắc về không gian tâm trạng của tác giả

Trang 16

Viết về đề tài “điền viên” Vương Duy có chùm thơ Điền viên lạc đã gợi ra

cho người đọc những điều thú vị về cuộc sống điền viên an nhàn, không gian làng quên mở ra trước với biết bao điều giản dị nhưng lại hàm chứ nhiều ý nghĩa, triết lí sống Vương Duy đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, làm quan tới Lại bộ lang trung Năm ông

38 tuổi, Lý Lâm Phủ chuyên quyền sai ông đi sứ Lương Châu hai năm, khỉ trở về thì giáng ông làm một chức quan nhỏ Ông cất biệt thự ở Võng Xuyên gần kinh đô

Trường An, vừ làm việc vừa vui thú với thú điền viên ẩn dật Chùm thơ Điền viên

lạc được ông viết trong khoảng thời gian này Đọc chùm thơ này, ta cảm nhận được

không gian điền viên một cách rõ nét với xóm bắc, thôn nam, ngàn cửa vạn nhà, ruộng đồng bát ngát, cây ruộng cao thấp, bò dê đề huề Sống những năm tháng một mình ở Võng Xuyên với thú vui điền viên và làm bạn với các ẩn sĩ quanh vùng, không gian sống của Vương Duy mang hơi thở và dáng dấp của những nhà thiền tịnh Cứ không nhất thiết phải lên chùa mới là tu, Vương Duy tu tại điền gia Cảnh làng quê thanh bình biết bao với : “Ngưu dương tự quy thôn hạng / Đồng trĩ bất

thức y quan” ( “Bò dê tự về làng ngõ/ Con trẻ chẳng biết vua quan”) - Điền viên lạc

kì Nhà thơ khẳng định rằng không có thứ gì có thể sánh được với thú vui điền

viên Sử kí ghi chuyện Ngu Khanh yết kiến Triệu Vương lần đầu đã được tặng một đôi ngọc và một trăm đỉnh vàng Tiết kiến lần thứ hai được chức Thượng Khanh và lần thứ ba được giao Tướng Ấn, phong làm chức Vạn Hộ đầu Tuy nhiên vàng bạc châu báu, quyền uy đối với nhà thơ mà nói chỉ là thứ phù du, lạc lõng với đời, chỉ có thú vui “điền viên” là chân lí

“ Tái kiến : phong hầu vạn hộ

Lập đàm: di bích nhất song

Cực thắng ngẫu canh nam mẫu

Hà như cao ngọa đông song.”

“Đứng thuyết: đôi ngọc bích: tặng Gặp lại: Vạn Hộ Hầu: phong Chẳng bằng cầy vừa ruộng vườn Nào như nằm ngủ đông song.”

Điền viên lạc kì 2- Vương Duy

Bên cạnh đó, không gian điền viên còn được khắc họa một cách chân thực với cánh cửa sài, cửa cỏ đơn sơ của những con người nhà nghèo Cảnh nông thôn chân thật hiện ra trước mắt:

“ Nhật ẩn tang chá ngoại

Hà minh lư tĩnh gian

“Trời ẩn ngoài nương dâu Sông soi giữa xóm nhà

Trang 17

Mục đồng vọng thôn khứ

Liệp cẩu tùy nhân hoàn.”

Mục đồng ngóng thôn đi Chó săn theo người về.”

Kỳ thượng tức sự điền viên - Vương Duy

Tức cảnh trên sông Kỳ, nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ này Không gian làng quê đồng hiện với mây trời, nương dâu Giữa những xóm nhà san sát nhau, dòng sông ở giữa soi bóng Không lộ rõ bóng thời gian trong bài thơ, nhưng ta có thể cảm nhận được nó qua không gian chân thực Mục đồng sau một ngày làm việc vất vả,

những chú chó săn theo người về Khi không có việc gì thì : “ Tĩnh giả diệc hà sự /

Kinh phi thù chú quan”( “Tĩnh nhàn nào có việc/ Cửa cỏ đóng sáng nay”)- Kỳ

thượng tức sự điền viên Cuộc sống an nhàn với ngày làm việc, đêm nghỉ ngơi, khi

không có sự gì thì cửa cỏ đóng kín, mặc kệ đời Trong thơ Vương Duy hay xuất hiện hình ảnh của những cánh cửa cũ, cửa cỏ, thể hiện sự kiêm tốn và phong thái ung dung, lạc quan của nhà thơ Một ông quan thanh liêm, thanh khiết lấy đâu ra nhiều châu báu ngọc ngà, để có nhà cao, cửa rộng Qua đó, ta lại càng thấy yêu hơn đức tính và phẩm chất của Vương Duy - một nhà thơ giản dị với lối thơ mang đầy triết lí sống đáng để nhiều thế hệ noi gương

Thơ Vương Duy mang đến cho người đọc những “mĩ cảnh điền viên” thanh tú, đẹp đẽ Một không gian sáng bừng lên, tươi tắn ngập tràn màu sắc:

“ Đào hồng phục hàm túc vũ

Liễu lục cánh đái triêu yên,”

“Đêm mưa đào hồng còn ngậm Khói mai liễu thắm vẫn quàng.”

Điền viên lạ kì 6 - Vương Duy

Chỉ với hai câu thơ đã làm bừng sáng lên cả không gian Ta bắt gặp sự “đối

tỉ” mạnh mẽ trong sắc “đào hồng” và “liễu lục”, kết hợp với màu sắc đó là màu

xanh của chim oanh đang hót Màu sắc tươi sáng cùng với sự đối xứng mạnh mẽ đó đã phản ánh đúng sắc xuân tươi non ,mơn mởn đầy sức sống Không gian mùa xuân hiện ra trước mắt người đọc với tâm trạng phấn khích vui tươi trong mùa của sự sống sinh sôi, nảy nở, với những sắc hương ngập tràn tinh túy xuân Khung cảnh

“đào hồng” sau cơn mưa đêm và liễu xanh vương sương sớm buổi sáng đã tạo nên

một gam màu vô cùng sinh động và cực kì tinh tế Vương Duy dưới con mắt của một nhà hội họa, một nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh điền viên xuân đầy tình ý

Thú vui điền viên thật thanh cao và tao nhã, từ cổ xưa tới nay chỉ có bậc hiền nhân ẩn lánh đời mới có thể quy về ở ẩn, kẻ phàm phu còn tham danh vọng chốn

Trang 18

quan trường sa hoa làm cho mù mắt Có thể nói, thú vui điền viên chính là chân lý sống của bậc quân tử, của những bậc hiền triết sống tu tâm dưỡng tính Không gian điền viên trong thơ của Vương Duy sống động như bức tranh bích họa về đời sống nông thôn giản dị mà thanh cao vừa đượm chất triết lí, suy ngẫm về cuộc đời

1.2.1.2 Không gian “sơn thủy” trong thơ Vương Duy

Bên cạnh các bài thơ viết về không gian điền viên thì hầu hết các bài thơ còn

lại của Vương Duy đều dành cho cảnh “sơn thủy” hữu tình “Sơn thủy” theo Từ

điển Tiếng Việt có nghĩa là núi và nước nói chung, nhưng dùng để chỉ cảnh đẹp

thiên nhiên Lịch sử Trung Quốc đánh giá các sáng tác, đặc biệt là thơ sơn thủy của Vương Duy rất cao, xin đơn cử một số ý kiến của các nhà phê bình tiêu biểu Tô

Thức cho rằng: “ Vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi họa, họa

trung hữu thi ( Thưởng thức thơ Ma Cật, trong thơ có họa; Xem Ma Cật họa, trong

họa có thơ- Thư Ma Cật Lam Điền yên vũ đồ )[11]

Cùng với Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy được tôn sùng là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ “sơn thủy” dưới thời Thịnh Đường Đây là khuynh hướng thơ nối tiếp truyền thống thơ thơ “sơn thủy” của Tạ Linh Vận thời Nam Triều Thơ sơn thủy chủ yếu miêu tả thiên nhiên, phong cảnh, cảnh vật như chất chứa tâm trạng lưu lạc, “tiếu ngạo giang hồ”

Thơ “sơn thủy” thời kì đầu của Vương Duy chủ yếu thiên về miêu tả cảnh vật tự nhiên, âm hưởng vô cùng hùng tráng, mang bóng dáng của “khí chất Thịnh Đường” nhập thế đầy chất văn thơ lãng mạng, còn những sáng tác thời kỳ “bán quan bán ẩn” phần nhiều vừa là cảnh tự nhiên nhưng giá trị thẩm mỹ căn bản vẫn là ý thức và tư tưởng quy ẩn, tự nhiên, an nhàn:

“Không sơn bất kiến nhân

Đản văn nhân ngữ hưởng

Phản ảnh nhập thâm lâm

Phục chiếu thanh đài thượng”

“Núi vắng không bóng người Chợt nghe tiếng ai vang Nắng soi rừng núi thẳm Chiều rạng đài rêu xanh.”

Lộc trại - Vương Duy

Hoàn toàn không có cảnh ruộng vườn, ao hồ, ngư tiều, liệp khuyển song lại

rất quen thuộc và rất tĩnh vốn là đặc trưng nơi ẩn cư, thể hiện tấm thế của một con

người muốn rời xa chốn quan trường xô bồ Không gian núi vắng không một bóng người, nghe vọng lại tiếng ai không rõ Thi nhân Trung Quốc thời cổ thường thích

Trang 19

“sơn” hơn là “thủy” Đất nước của họ không thiếu sông dài biển rộng, nhưng rất ít khi thấy biển xuất hiện trong thơ Đặc biệt qua khảo sát, chúng tôi không thấy không gian biển được nhắc tới trong thơ Vương Duy Hiện tượng ấy cũng một phần

vì trong quan niệm của người Trung Quốc thích sự kiên định, vững vàng (tĩnh của núi) hơn là sự thay đổi chảy trôi (động của nước) Người Trung Quốc trọng người

“nhân” hơn người “trí”, mà “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” tức là người nhân thích núi, người trí thích nước Cho nên “sơn” đã trở thành hình tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ ca Trung Quốc cổ xưa Hình ảnh núi non xuất hiện rất nhiều trong thơ ca của Vương Duy, mềm mại như những nét vẽ tranh sơn thủy

Bài thơ Lộc trại miêu tả khung cảnh miền núi vắng cô quạnh, heo hút, rộng lớn và

thẳm sâu, gợi cho người ta cảm giác trống trải, bao la, rộng lớn Con người đứng giữa không gian ấy nhỏ bé, cô đơn Với thủ pháp lấy động tả tĩnh, như một nét chấm phá không gian, nhà thơ dường như đã vẽ lên trong tâm trí người thưởng thức thơ một luồng âm thanh vang vọng như đang lấp đầy khoảng không gian u mịch ấy

“Đản văn nhân ngữ hưởng” một câu hỏi tu từ đầy ẩn ý, muốn hỏi tiếng vọng của ai

để lại trong tâm trí người đọc nhiều trường liên tưởng, không rõ có phải tiếng người không, hay âm thanh lòng người sâu thẳm vời vợi Lại một lần nữa, không gian được lấp đầy bởi ánh nắng chiều đang bừng lên Hoàng hôn không được nhắc tới trong bài thơ nhưng ta có thể cảm nhận được thứ nắng chiều đang bừng lên và

hoàng hôn đang lấp dần qua câu thơ cuối của bài thơ “Phục chiếu thanh đài

thượng”, chiều đang dần rạng trên những viên đá rêu xanh Cuộc sống an nhàn nơi

núi sâu thẳm, gợi không gian trầm tư, tĩnh lặng

Vương triều Lý - Đường thời Khai Nguyên (712 - 743) đã đạt được những thành tự rực rỡ trên nhiều phương diện đã kích thích sự hưng phấn trong tâm lý kẻ sĩ đương thường Giống như bao người khác, tâm tình của Vương Duy cũng bị cuốn theo cái mang tên “Thịnh Đường khí tượng”, “Thịnh Đường khí chất”, tích cực tham gia vào đời sống chính trị Khí chất hồng hồn và tráng lệ là âm điệu cơ bản của Vương Duy trong thời kì đầu Không có gianh giới rõ ràng giữa các dòng thơ

biên tái và tống biệt và sơn thủy, chúng xen lẫn nhau là làm nên Sứ chí tái thượng,

Hán giang lâm phiến, Chung Nam sơn cảnh sơn thủy hữu tình với “núi cao chót

vót đến tận mây”, “sông lớn nước trôi cuồn cuộn sóng đến tận trời” nó luôn mang

một cảm xúc và không gian lãng mạn đầy khí thế Sứ chí tái thượng là một trong

những bài thơ biên tái - sơn thủy có thể sánh với thơ của Cao Thích, Sầm Than về

âm điệu hùng hồn với ảnh núi non biên ải hùng tráng:

Trang 20

“Chinh bồng xuất Hán tắc

Quy nhạn nhập Hồ thiên

Đại mạc cô yên trực

Trường hà lạc mộ viên.”

“Cỏ bồng dời đất Hán Chim nhạn về trời Hồ

Khói buồn cao đại mạc Ráng chiều phơi trường hà.”

Sứ chí tắc thượng - Vương Duy

Không gian sa mạc mênh mông và làn khói nhỏ nhoi, mặt trời tròn và dòng sông dài đặt cạnh nhau đã tạo nên một đối sánh lớn- nhỏ tạo nên một bức họa phong cảnh thật hùng vĩ và khoáng đãng Ngọn cỏ bồng nơi đất Hán, đối lập với hình ảnh nhạn bay về trời Hồ, tạo nên một cung bậc bâng khuâng cảm xúc khó tả, một sự buồn man mác Khung cảnh nơi biên thùy rộng lớn như sa vào lòng người những tâm trạng cảm xúc bâng khuâng tỏng khoảng không của “mộ viên” Làn khói lững lờ buồn bay thẳng lên bầu trời Hai chữ “cô yên” diễn tả nỗi buồn, nó như hòa và không gian mênh mang của vũ trụ, làm cho lòng người ngày càng trở nên não nề Như một bức tranh vẽ khói sương mờ ảo, chỉ điểm chút ráng chiều đã làm cho nó trở nên đẹp huyền ảo

Thơ “sơn thủy” của Vương Duy là sự tiếp sức của thơ Tạ Linh Vân, tức là lấy cảnh thiên nhiên làm đối tượng để ca tụng và ngâm vịnh Song từ Tạ đến Vương, thơ sơn thủy đã trải qua một quá trình phát triển cực thịnh Thơ Tạ Linh Vân chủ yếu miêu tả “chân diện mục” của sơn thủy để từ đó “ngộ” ra những triết lí về nhân sinh, cảnh giới tinh thần và cảnh vật tự nhiên với chủ thể thẩm mĩ chưa đạt được đến độ dung hòa Nói một cách khác, giữa “vật” với “ngã” vẫn còn đang phân biệt mà “lưỡng vong” theo mô hình “ký du-tả cảnh-hứng tình-ngộ lý”

Không gian sơn thủy trong thơ của Vương Duy được thể hiện qua những màu sắc và đường nét vẽ núi non, cây cỏ, sông nước vô cùng tinh tế, như những bức tranh thủy mặc Cái đẹp do màu sắc đem lại là một trong những yếu tố quan trọng của “hội họa mĩ” trong thơ Là nhà thơ đồng thời là một họa gia nổi tiếng và kiệt xuất, Vương Duy đã mang đến cho thơ ca một khoảng không gian riêng với màu sắc và đường nét vô cùng đặc biệt Vương Duy đã khéo léo điều phối màu sắc, kết hợp những gam màu nóng và gam màu lạnh , sử dụng “đối tỉ” trong mỗi bài thơ Nói một cách cụ thể và dễ hiểu thì nó là cách pha màu Là ông tổ của tranh thủy mặc, nhưng ông cũng thể hiện rằng mình là người rất giỏi trong việc vẽ tranh màu Giữa không gian của màu sắc đậm nhạt, Vương Duy điểm vào những gam màu sắc

rực rỡ như “hồng”, “chu” gây hiệu quả thị giác thật nổi bật Bài “Họa thái thường

Trang 21

vi chủ bạ Ngũ lang Ôn tuyền ngụ mục” đã cho ta thấy giữa một vùng “núi

xanh”(thanh sơn), “suối biếc”(bích giản) thì màu “cờ đỏ”(chu kì) thật nổi bật Đó là những nét vẽ màu vô cùng sinh động, đặc sắc qua đó nhằm khẳng định tài năng hội họa của họa sư Vương Duy Quả thật “thi trung hữu họa”, trong họa có thơ mà trong thơ mang hơi thở của hội họa Tiêu biểu cho không gian sơn thủy với những

gam màu sắc lộng lẫy của thời kì thịnh trị đó nằm trong bài thơ “Tân Di ổ” (Lũy

cây Tân Di):

“Mộc mạt phù dung hoa Sơn trung phát hồng ngạc Giản hộ tịch vô nhân Phân phân khai thả lạc”

“Trên cành phù dung nở

Trong núi mầm hồng phơi Không người bờ suối vắng Lác đác hoa rụng rơi.”

Tân di ổ - Vương Duy

“Tân di” là hoa mộc lan, còn “ổ” là vùng đất trũng thấp, bốn phía xung quanh cao, như vậy tân di ổ nên dịch là “thung lũng mộc lan” Các sách chú giải

Vương Duy chẳng hạn như Vương Duy tập hiệu chú của Trần Thiết Dân, Trung

Hoa thư cục 1997(tr.423) cũng đều hiểu là như vậy Thung lũng hoa này đương thời là một cảnh đẹp ở nơi Vương Duy ẩn cư, biệt thự Võng Xuyên đất Lam Điền ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.Không gian bao quanh bông hoa phù dung được triển khai rất rộng, đó là không gian “sơn trung”, “giản hộ” được vẽ bằng nét “đại bút”, trên

“chót vót cành phù dung” Vương Duy vẽ bằng nét “công bút” một bông phù dung đẹp rực rỡ , “hồng ngạc” Giữa không gian của núi, của suối, bông hoa nổi bật lên như một triết lí về sự sống của vũ trụ.Bông phù dung đỏ ở giữa núi, nơi khe suối vắng người cứ tơi bời nở rụng, màu “hồng” ấy đang ở trong một xu thế vận động quen thuộc: “khai” - “lạc” (nở - tàn) Vương Duy không cảm hứng tiếc hoa vì ông nhìn sự đời bằng cái Tâm Bát Nhã Cái Tâm Bát Nhã của thiền khiến ông hiểu ra rằng màu “hồng” kia, sự “khai thả lạc” ấy chỉ là hiện tướng của sự vật, cong cái Bản Thể Chân của sự vật không ở sự nở, sự tàn, hay màu hồng đó Tâm thức thiền khiến cho ông thấy được cái huyền ảo của Vạn Pháp và cái bất biếm của Bản Thể Màu sắc lúc này dường như mang tính chất triết lí cao độ, hóa ra màu “hồng” của bông hoa rực rỡ giữa núi tác động thẳng vào thị giác của con người thì suy cho cùng vẫn là ảo giác, vẫn là hiện tướng của Vạn Pháp trong khi cái ta cần là cái bất biến của Thực Tướng Chân Như Dưới con mắt của một họa sư, Vương Duy đã nắm bắt ngay được bố cục độc đáo của màu sắc, sự vật trong thiên nhiên và đưa nó vào

Trang 22

trong thơ ca Nhưng bằng cái tâm thiền của mình, cho nên ông đã đư ra màu sắc ấy vào một triết lí cao hơn, có thể nói ông đã dùng “huệ nhãn” để phát hiện và làm nên cái không gian thiên nhiên sơn thủy ấy, tạo ra một không gian sơn thủy vừa giàu sức sống, vừa nồng đượm ý thiền Tất cả đã làm nên một không gian sơn thủy cao diệu trong thơ của ông

Không gian sơn thủy còn được vẽ nên bởi những gam màu “đạm thái” là loại màu nhạt của hội họa thủy mặc sơn thủy Những bài thơ này không gian thiên nhiên sơn thủy được tô màu nhạc, mang vẻ đạm bạc và đơn sơ Đó là những bài thơ như:

Mộc lan trại, Lộc trại, Bạch Thạch than

Trong bài thơ Lộc trại, ta thấy được sự kết hợp giữa ánh sáng và màu sắc tạo

nên một không gian sơn thủy vô cùng đẹp đẽ, đã trải qua rất nhiều trung gian, sắc độ giảm dần đi nhiều nhưng cái vẻ huyền bí và kì ảo lại tăng lên Màu rêu vốn là gam màu mang tính chất lạnh, sâu , tĩnh và phi vật chất Màu rêu xanh kết hợp với ánh sáng yếu tạo vẻ đẹp kì ảo và thanh đạm đã góp phần bộc lộ cái tĩnh của cảnh vật vốn là tứ thơ của bài thơ “Lộc trại” chính là một trong sáu cảnh đẹp ở Võng Xuyên, vẻ đẹp của nó tĩnh tại và bình yên, xứng đáng là chốn nhàn cư, ẩn dật của Vương Duy

Không gian sơn thủy được gợi tả một cách độc đáo và đặc sắc trong bài thơ

“Sơn trung”, ý tưởng của bài thơ này gợi không gian thanh tân, sắc thái minh lệ, đọc bài thơ, người đọc như bước vào không gian núi non sơn thủy,nhập tâm vào cảnh vật và cảm nhận:

“Kinh khê bạch thạch xuất

Thiên hàn hồng diệp hi

Sơn lộ nguyên vô vũ,

Không thúy thấp nhân y.”

“Nước cuộn trong đá trắng Lá thưa lạnh đất trời Không mưa đường núi vắng Trời tím áo sương rơi.”

Sơn trung - Vương Duy

Cảnh mặt trời mọc trên dòng suối hiểm trở, trời lạnh, những cây lá đỏ thưa thớt Suối Kinh Khê thuộc Tây Nam núi Tần Lĩnh, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc Liên một của bài thơ là cảnh trí rất trong sáng, giản dị và gợi nhiều cảm xúc Hiện lên trong không gian núi rừng ấy là màu óng ánh của đá trằng, hình trạng len lỏi của Kinh Khê những ngày trời lạnh mưa lâm thâm, lưa thưa Thiên nhiên Trung Hoa mùa thu thường có sương, làm lá đỏ tạo thành một vòm trời thu rực rỡ, nhưng đến mùa đông lạnh lá đỏ hiếm hoi Cảnh sắc vốn giản dị không

Trang 23

đáng chú ý, nhưng với Vương Duy thì khác, nhà thơ đã có sự mẫn cảm trước cảnh

thù đặc sắc đại tự nhiên này Như Lý Bạch đã từng nói: “ Nước trong sẽ nở hoa sen/

Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời”, không gian sơn thủy trong bài thơ này chân

thực, nhưng cũng không bớt đi sự giản dị và trong sáng mà nó lại ngày càng sáng

hơn “Thiên hàn hồng diệp hi”(“ Lá thưa lạnh mặt đất”), câu thơ này đã thể hiện sự

cảm thụ màu sắc cực kì tinh tế, từ đó mở ra một không gian với những gam màu đối lập, nhưng lại tôn lên cho nhau vẻ đẹp đầy ý nhị

Hiệu ứng màu sắc lan tỏa khắp không gian đã đưa đến những sự bừng sáng trong cảm thụ của thị giác, màu sắc được thể hiện trong nhiều sắc thái không tĩnh mà động trong đó chứa đựng không gian tâm trạng của con người:

“Vũ trung thảo sắc lục kham nhiễm

Thủy thượng đào hoa hồng dục nhiên”

“Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc, Hoa đào trên nước đỏ hây hây.”

Võng Xuyên biệt nghiệp- Vương Duy

Không gian mùa xuân mở ra với cỏ dại trong mưa xanh biếc, hoa đào trôi trên nước đỏ hây hây Phần dịch câu thơ chưa được hay, bởi cái hay, cái lạ ở đây là

“khan nhiễm” và “dục nhiên” Màu “lục” thì như “nhuộm”( nhiễm) ra xung quanh, màu “hồng” của hoa đào thì “muốn thiêu đốt”( dục nhiên) vạn vật xung quanh Sức sống mãnh liệt của màu sắc đang chảy trôi mãnh liệt, chứ không đơn thuần xanh biếc biếc, đỏ hây hây Tâm hồn nhà thơ hào hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên cho nên miêu tả cảnh trí tràn trề sức sống Nhờ cảm xúc nội tâm của nhà thơ mà cảnh vật vô tri cũng biến thành hữu tri, màu sắc cũng “kham nhiễm”, “dục nhiên” bằng nội lực vô biên bên trong chúng

Không gian sơn thủy được vẽ nên trong thơ Vương Duy là những gam màu sắc không rực rỡ, chói gắt mà rất “đạm” Những thứ ánh sáng của “dư lạc nhật”

(ánh chiều còn sót lại) - Võng Xuyên nhàn cư; “nhật sắc” - Vị Xuyên điền gia; “tịch dương”( nắng chiều) - Họa Thái Thường vi chủ bạ Ngũ Lang Ôn Tuyền ngụ mục;

“phản ánh” ( nắng hắt) - Lộc trại, và đặc biệt là ánh sáng của trăng “minh nguyệt”-

Bạch Thạch than; “Mộc suy trừng thanh nguyệt”(Vừng trăng sáng đến soi nhau)- Trúc lí quán, “Quế phách sơ sinh thu lộ vi” (Sương thu bàng bạc ánh trăng đầu)- Thu dạ khúc, “Sơn nguyệt chiếu đàn cầm”(Trăng núi rọi đàn cầm) - Thù trương thiếu phủ Chính những gam màu sắc thanh nhã ấy đã vẽ lên bức tranh sơn thủy

xung đạm, cổ nhã và mang vẻ đẹp tiềm ẩn Quả thật nếu như không gian sơn thủy mà thiếu đi những gam màu sắc và đường nét thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn

Trang 24

Nó ẩn chứa một sức mạnh lớn lao và làm nên những đặc trưng tiêu biểu trong thơ của họa sư - thi nhân Vương Duy

Không gian “sơn thủy” trong thơ của Vương Duy được miêu tả một cách rõ nét chân thực khiến cho người đọc như bước vào thế giới của nghệ thuật một cách chân chính Hình ảnh và những nét vẽ núi trong thơ Vương Duy giờ đây không còn lạ lẫm gì với người đọc Tần suất xuất hiện của những dãy núi trong thơ ông thật là đều dặn Chắc hẳn vì ông đã chọn một cuộc sống nhàn cư, ẩn dật cho nên đã dành hết tình cảm cho thiên nhiên, sống hết mình với thiên nhiên Hình tượng núi cao được lặp đi lặp lại trong nhiều bài thơ với nhiều cung bậc núi tiếp suối(“tự hữu

sơn”)- Đề hữu nhân vân mẫu trướng tử ; trước mặt núi cao cảnh phong đãng( “tiền sơn cảnh khí giai)- Lưu biệt Thôi hưng thôn; núi lạnh chuyển màu xanh( “Hàn sơn chuyển thương thúy”) - Võng Xuyên nhàn cư tặng Bùi Tú Tài địch; núi xuân không đêm vắng (“Dạ tĩnh xuân sơn không”)- Điểu minh giản ; “Sơn lộ” - Sơn trung;

“sơn khẩu”, “sơn khai” - Đào nguyên hành; núi quanh co (“sơn tương vạn chuyển”)

- Thanh Khê ; núi bình yên(“sơn trung”) - Tịch Vũ Võng Xuyên trang tác, Tân hi ổ; núi xanh(“sơn thương”) - Đăng Hà Bắc Thành lâu tác; núi tiếp (“liên sơn”) - Chung

Nam Sơn; núi mùa thu( “thu sơn”) - Quy sơn tung tá, Mộc lam sài, Tống Hạ Toại Viên Ngoại ngoại sanh; núi vắng(“không sơn”) - Sơn cư thu minh, Lộc trại; núi

xa(“viễn sơn”) - Quy võng xuyên tác; núi biếc (“sơn lộ”) - Câu trúc lãnh; núi xanh(“sơn thanh”) - Ca hồ; núi xa vắng (“sơn tĩnh”) - Tế Châu Tống Tổ Tam; núi vọng (“sơn hưởng”) - Quá cảm hóa tự đàm hưng thượng nhân sơn viện Không

gian núi non mở ra trước mắt bao la rộng lớn với đầy đủ những tâm tư cảm xúc Qua thống kê cho thấy, núi mùa thu xuất hiện nhiều hơn cả trong các bài thờ viết về núi Nét vẽ núi với đủ các sắc thái và màu sắc đã góp phần làm cho không gian sơn thủy trở nên phong phú và đa dạng và mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc

Người Trung Quốc thường coi trọng “sơn” hơn là “thủy”, nhưng không vì thế mà họ loại bỏ hẳn yếu tố “thủy” trong thơ Không gian nước non với những cơn mưa, suối vắng, sông hồ lạnh, khe nước đã làm cho không gian sơn thủy thêm màu sắc và đường nét tinh tế Trong thơ sơn thủy không thể thiếu được không gian

của nhưng dòng suối vàng, điển hình là bài thơ Kim Tiết Tuyền tức Suối bột vàng:

“Nhật ẩm kim tiết tuyền

Thiều đương thiên dư tuế

Thúy phụng tường văn ly

“Ngày uống suối bột vàng Ngàn tuổi sống như thường Phụng xanh cờn rồng tía

Trang 25

Vũ tiết triều ngọc đế.” Lông vẩy triều đế vương.”

Kim tiết tuyền- Vương Duy

Và bài thơ “Bạch thanh khê” tức Suối đá trắng:

“Thanh tiện bạch thạch khê

Lục bổ hướng kham bả

Gia trú thủy đông tây

Hoán sa minh nguyệt hạ.”

“Cạn trong suối đá trắng Đầy tay trôi trong xanh

Lơ thơ nhà bên suối Giặt lụa dưới trăng thanh.”

Dòng suối đá trắng với cỏ rong xanh mịn như một nét chấm phá, làm nổi bật lên cái sự trắng ngần, tinh khôi của suối đá Bên khe xanh có mấy ngôi nhà, những

cô gái nhà quê đang giặt lụa an nhàn dưới trăng Khung cảnh sinh hoạt bên suối trắng hiện lên một cách bình và tự nhiên Bên dòng suối, con người và cảnh vật như

hòa vào nhau Hình ảnh suối vàng trong bài thơ Kim tiết tuyền vừa miêu tả dòng

suối vàng, đồng thời mang trong nó triết lí sống, thể hiện khát vọng trường sinh bất

lão Tiêu biểu cho không gian suối, Vương Duy có bài thơ Đào Nguyên Hành tức

Suối hoa đào Cảnh sắc trong bài thơ như một bức tranh bích họa mùa xuân:

“Ngư châu trục thủy ái sơn xuân Lưỡng ngạn đào hoa giáp cổ tân Tọa khán hồng thụ bất tri viễn Hành tận thanh khê bất kiến nhân Sơn khẩu tiệm hành thỉ ôi áo Sơn khai khoáng vọng triển bình lục

Thanh khê kỉ độ đáo vân lâm Xuân lai biến thị Đào hoa thủy Bất tiện tiên nguyên hà xứ tầm.”

Đào nguyên hành -Vương Duy

Bài thơ như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp vẽ suối hoa đào mùa xuân Mùa xuân mở ra với núi xuân, những chiếc thuyền trôi theo dòng nước mùa xuân, hai bên cảnh vật là mênh mang những “ngạn đào” thi nhau đua hương, khoe sắc

Trang 26

Ngồi trên thuyền nhìn ngắm những cây hoa đào tươi thắm, tràn ngập sức sống cảm giác quên đi cái ảo mộng đường xa trước mắt Dòng suối hoa đào đẹp như cõi tiên cảnh, dòng suối “thanh khê” đẹp xanh mướt, ngọc ngà không thấy bóng người, như dòng suối tiên đưa người thưởng thức tới cõi mộng ảo, huyền bí Dòng suối uốn lượn quanh những dãy núi, mở ra những điều đẹp đẽ và lí thú Không gian mùa xuân chốn sơn thủy đẹp đến mê hồn người, nó như dẫn con người ta đi vào cõi ảo mộng, say đắm ngất ngây trong hương sắc thanh bình của cảnh vật núi non hữu tình Cuối bài thơ, dường như thi nhân đang dần bừng tỉnh giấc hỏi mơ màng:

“Xuân về đây đó hoa và suối/ Nhưng suối tiên đâu tìm chốn nào?” Mùa xuân cây

cối đâm trồi nảy lộc, đào hoa xúm xít, suối biếc chảy nhịp nhàng, cảnh đẹp này khó tìm thấy ở nhân gian, phải chăng đó là nơi cõi bồng lai tiên cảnh ngự Những nét vẽ

hoa đào, núi xuân, suối xuân trong bài thơ Đào Nguyên Hành cho người đọc những

cảm nhận về mùa xuân man mác dịu dàng, và tràn ngập sức sống, nó có sức thanh lọc tâm hồn, đưa hồn người lên một tầng cao mới, tầng của những tiên nhân lạc giới với thú vui tao nhã, ngắm hoa thưởng cảnh, thoát ly với cuộc đời

Không gian “sơn thủy” trong thơ Vương Duy như thanh tẩy tâm hồn người, mang lại cảm giác thanh sạch trong tiềm thức Sống giữa cảnh núi non tráng lệ hùng vĩ nhưng lại mang cái sầu cảm man mác buồn, nhưng lại không hẳn là buồn Không gian “sơn thủy” gợi ra những hồn thơ đậm triết lí nhân sinh về cuộc đời Quả thực

“thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”, qua những vần thơ, thi nhân gửi gắm những thông điệp, những chân lí mà chỉ khi người đọc mở rộng lòng mình, đón nhận bằng cả trái tim mới có thể chạm tới bầu trời chân lí ấy

Dù là không gian điền viên hay không gian sơn thủy thì mục đích nghệ thuật chính mà nhà thơ gửi gắm qua đó là những không gian tâm trạng, không gian của lòng người Qua những tiểu không gian đó, làm nổi bật lên nhưng thông điệp, cuộc sống, những triết lí sống của những bậc hiền nhân ẩn dật, lánh đời Vương Duy mặc dù có lối sống ẩn dật lánh đời, tìm đến con đường tu tập, nhưng không phải cứ lên chùa mới là tu Nhà thơ tu tâm dưỡng tính, tu trong tính cái tâm của một, sao cho tâm trong sạch, an lành thì bất cứ nơi đâu cũng là chùa Qua phân tích không gian điền viên-sơn thủy trong thơ Vương Duy, chúng tôi nhận thấy ông không chỉ vẽ nên những bức tranh hội họa tuyệt đẹp mà còn làm cho người thưởng thức đọng lại những vần thơ điền viên sơn thủy đẹp tuyệt trần

Trang 27

1.2.2 Không gian thiền - tĩnh - vô ưu trong thơ Vương Duy

1.2.2.1 Sự gặp gỡ của thơ và thiền

“Thành công của Phật giáo Trung Quốc là một trong những sự kiện đáng kinh ngạc nhất của lịch sử tôn giáo Viễn Đông, vì không thể nào hình dung được một cái gì trái ngược hơn như tính chất tôn giáo Ấn Độ và tính chất tôn giáo Trung Quốc Ở đây chẳng có một ý tưởng nào giống nhau, chẳng có một tình cảm nào giống nhau, thoạt nhìn, không thể hiểu được bằng cách nào mà các nhà truyền giáo nước ngoài đã có thể du nhập những học thuyết của họ và làm cho chúng được chấp nhận” [2, tr.660]

Phật giáo không chỉ được chấp nhận mà từ một tư tưởng tôn giáo-ngoại lai, Phật giáo đã sớm trở thành tư tưởng - tôn giáo bản địa của Trung Quốc, đến nỗi, càng ngày nguồn gốc liên hệ thân tộc Ấn Độ của nó, dù người ta chưa hề quên nhưng nó ngày một xa xăm hơn thế Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những đợt sóng biến động dồn dập và gian nan Thăng trầm của những triều đại, thật kì lạ và hiếm thấy ở một dân tộc,quốc gia nào mà nền văn học nghệ thuật lại đông hành với thăng trầm của lịch sử như thế Mỗi biến động của mỗi triều đại, thì tinh thần con người dường như cũng sầu muộn theo, rõ nhất là giới thi nhân và giới học giả Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc và không nhỏ tới đời sống tinh thần của dân tộc Trung Hoa

Lâm Ngữ Đường trong Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, tác giả này trước sau

vẫn nhận định rằng một giáo đồ Khổng giáo và cũng có ít nhiều tinh thần phân biệt tôn giáo ngoại lai rõ rệt, nhưng cũng thừa nhận vị trí, vai trò và địa vị của Phật giáo trong xã hội Trung Quốc bằng một cái nhìn đầy khâm phục và ngưỡng mộ: “Phật giáo đã chinh phục giới trí thức bằng tính cách triết học và chinh phục đại chúng bằng tính cách tôn giáo” Thiền sư có bạn thơ, thi nhân cũng có bạn thiền, họ như hai thực thể sống cộng sinh của thời đại Kệ cho họ có phải là thơ của “người cửa Phật” không, cái quan trọng hơn cả là họ có “hướng không môn” thì khí vị thiền, lý, ngữ thiền sẽ phảng phất trong chính những vần thơ đó.Thời nhà Đường, thơ ca nở

rộ về mọi mặt Trong Ba trăm bài thơ Phật hay nhất (Phật ti tam bách thủ, Hồng Phi Mô, NXB Văn nghệ Giang Tô, Trung Quốc, 1993), Hồng Phi Mô đã chọn gần

phần nửa số đó là thơ thời Đường, như thế mới biết rằng thơ Thiền thời Đường phát triển huy hoàng và phong phú đến mức độ nào Điều kì lạ là, người được mệnh danh là Thi Phật Vương Duy chỉ được chọn ba bài thơ, trong khi thi tiên Lý Bạch

đã được chọn đến bốn bài trong tập thơ Phật.Vương Duy với các bài thơ như: Phạn

Phúc phủ sơn tăng, Quá Hương Tích sự, Chung Nam biệt nghiệp Lý Bạch với các

Trang 28

bài thơ: Tầm sơn tăng bất ngộ tác, Đồng tộc điệt bình sự ảm Du Xương thiền sư trì

nhị thủ, Nga Mi sơn nguyệt tống Thục tăng án nhập Trung Kinh Vương Duy vốn là

Thi Phật nhưng là nhà thơ của điền viên sơn thủy, ít dùng những thiền ngữ chủ yếu là ý thiền, thiền vị được nhà thơ gửi gắm qua mỗi bài thơ, nhưng đó quả thật là điều không dễ nói ra được mà phải ngẫm sâu, nghĩ xa mới có thể cảm nhận được dư vị thiền

Thơ và thiền vốn là hai lĩnh vực riêng biệt, chẳng có điều gì gặp gỡ, cũng không có chung nguồn gốc Khi thơ ca nở rộ, lúc ấy thiền mới được hình thành Mục đích cao cả của thơ đó chính là thể hiện tình cảm, còn mục đích của thiền là sự tự giác, giác tha tới Niết Bàn Trong khi ngôn ngữ là phương tiện duy nhất của thơ thì thiền lại chủ trương “bất lập văn tự” Thơ Haiku ở Nhật Bản có 17 âm tiết, thơ ngũ tuyệt Đường thi có 20 âm tiết, còn ở Thiền tông, Phật Thích Ca chỉ giơ cành hoa thị đệ tử và kẻ ngộ đạo cũng chỉ nhìn đó mà mỉm cười Cổ nhân ví thiền và thơ như băng tuyết và than hồng Nhưng đến thời Đường, thời kì của tông phái Thiền tông phát triển thịnh hành thì thơ thiền được dung hợp từ tư duy nghệ thuật, giống như nước với sữa ở cùng trong một bình

Trong cuốn Thơ thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách cho rằng mốc đánh dấu

bởi thời điểm dung hợp giữa thiền và thơ là bài thơ “Thân thị Bồ đề thụ” của Thần Tú và bài thơ “Bồ đề bản vô thụ” của Huệ Năng Chúng tôi xin trích dẫn bài thơ:

“Thân thị Bồ đề thụ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thơi cần phất thức

Mạc khiển hữu trần ai.”

“Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng Luôn luôn chăm chăm lau chùi Chớ để bụi bặm bám.”

Thân thị Bồ đề thụ – Thần Tú [1]

Thiền và thơ ca nên hệ thuộc vào nhau như thiền sư và thi sĩ có nhau, thâm giao và hòa quyện vào nhau Đó là mối tri âm tri kỉ của thơ và thiền “Nội dung chủ

yếu của thiền là thiền, tự nhiên mà có cái nói “ thiền vị”, những nội dung mà nó bao

gồm có thể kể đến năm phương tiện như dưới đây: Một là trực tiếp tiếp duyên dương Phật giáo Hai là trong thơ ngụ thiền Ba là thiền giả tự ngộ hoặc cao tăng khởi ngộ cho tăng đồ, có lúc dùng hình thức thơ ca để biểu đạt Bốn là sự vận dụng của Phật điển, điển tích trong thơ thiền luông luôn khiến cho thơ thiền chứa đựng

Trang 29

thiền vị sâu sắc và huyền diệu Năm là tác giả thơ thiền dùng nhãn quan thiền giả quán sát thế giới, biểu đạt cách nhìn về triết lí nhân sinh, tệ nạn thế tục, đây cũng là một phương diện trong thơ thiền có thiền vị”[12]

Vương Duy vốn sinh ra và lớn lên trong một thời đại cực thịnh của Phật giáo và cũng sống trong một thời đại đô thị hóa bậc nhất của nhân loại thời đó cho nên ông cũng sớm quan sát, học hỏi và tiếp thu tinh thần của thời đại Điều gì làm nên cái bản lề cho Thi Phật Vương Duy? Gia đình Vương Duy là một gia đình Phật tự thuần thành, mẹ và anh em ông đều quy y và ăn chay trường Vương Duy vừa là một nghệ sĩ xuất sắc trong mọi nghề cầm kì thi họa, vừa là một học giả thông thạo Tứ Thư Ngũ Kinh, Bách Gia Chư tử và đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi Vương Duy lấy tự là

Ma Cật bởi tên của ông tức là Duy Duy Ma Cật là tên Hán của kinh Nirdesa-Sutra (Kinh Ma Cật) Duy Ma Cật là quyển kinh căn bản của tất cả các tông pháo Đại Thừ Phật giáo “Nội dung của kinh hầu như nhấn mạnh và đề cập đến sự

Vimalakirti-tu chứng của bậc Bồ Tát(Bodhisattva) đối trị với loại Thanh Văn và Bích Chi quyển kinh duy nhất của Phật giáo mà vị thuyết giáo chỉ là một cư sĩ- Duy Ma Cật( Lẽ dĩ nhiên theo giáo lý thì Duy Ma Cật là một vị Phật hóa thân làm cư sĩ có vợ con, có gia nhân tiền bạc để trợ duyên cho Phật)”[6, tr.74] Sự dung hợp giữa thiền và thơ đã đem đến cho thơ Vương Duy tính chất triết lí và trữ tình Vương Duy là người tinh thông Phật học, một số lượng lớn sáng tác của ông đều chứa đựng triết lí, bài học sâu sắc của nhà Phật Tính chất triết lí và trữ tình hòa quyện vào nhau đã đem đến một vẻ đẹp riêng cho thơ Vương Duy Mỗi bài thơ thiền lại mang một không gian thiền với vẻ tĩnh tại, vô ưu Không khí thiền tĩnh đã đem lại cho không gian thơ của Vương Duy một vẻ siêu thoát một cách đơn giản, tuyệt diệu một cách nhẹ nhàng đến nỗi có nhiều người chê thơ của ông đẹp quá, không thật, không thực tế, đã bỏ qua hẳn những tanh nồng, đau khổ, tang thương của cuộc đời Nhưng chính vì lẽ ấy đã làm nên một không gian thơ Vương Duy siêu biệt Thơ của một đạo nhân, nhân giả kiến nhân, đạo giả kiến đạo Nói như ngôn ngữ của Phật học “Hoa lai kiến hoa, nguyệt lai kiến nguyệt” Với người thiền giả mỗi bước đi là một bước sen, là một bước an lạc dù ở đó là nơi địa ngục hay máu lửa Thiền giả là chính mình khí biến được tâm ác pháp thành tâm bồ đề

Tóm lại, ở thơ của Vương Duy, không gian thiền tĩnh vô ưu chiếm một phần không hề nhỏ trong những sáng tác của ông Nó sắc nét và đậm đà, làm cho người đọc bị lôi cuốn và say mê tìm tòi những triết lí hàm ẩn đằng sau từng câu chữ

Trang 30

1.2.2.2 Không gian thiền- tĩnh-vô ưu qua một số các bài thơ tiêu biểu của Vương Duy

Chữ “không” được nhắc đến nhiều trong thơ của Vương Duy Pauline Yu (nhà nghiên cứu văn hóa- văn học Trung Quốc, quốc tịch Mỹ) đã so sánh Vương Duy với “Sunyata”( “tánh không” trong Phật Giáo) rồi so sánh với tinh thần vô phân biệt trong thơ của Vương Duy với Trang Tử và Lão Tử Chữ “không” và chữ

“vô” trong thơ, nhiều khi lại lợi dụng sự trùng âm này với cả chữ không, không gian, để đẩy cảm quan con người vào chốn cùng không Khác với các nhà thơ khác, và là một loại đặc điểm của thơ Vương Duy cũng như của loại thơ Thiền, cái “vô”, và cái “không” trong thơ của ông không bao giờ là cái hư vô, cái không có của loại chữ không có nghĩa của Tây phương “Không” trong thơ của Vương Duy luôn động, luôn luôn là cái Chân không Diệu Hữu:

“Không sơn Tân Vũ hậu”

“Dạ tĩnh xuân sơn không”

“Không sơn bất kiến nhân”

“Không bi tích hữu nhân”

Chỉ một chữ “ không” cũng có thể vẽ nên cả một cái không gian vô thường, có hiện hữu mà tưởng chừng như không có, tưởng như có tất cả nhưng lại không có gì Cái tâm thanh tịnh của thi nhân có lẽ đã toàn tâm toàn ý đặt vào cảnh vật mà cảm nhận, cho nên “không” ở mỗi bài thơ đều mang ý nghĩa vô cùng sâu xa

Khác hẳn so với Bạch Cư Dị, ông làm nhiều thơ về kinh điển Phật giáo, còn

Vương Duy chỉ làm một số bài thơ thuần túy Phật học như: Hồ Cư Sĩ Ngọa Bệnh Di

Mễ Nhân Tặng, Khổ Nhiệt, Nạp Lương Người đọc không khỏi ngạc nhiên khi giáo

sư Kenneth Chen (1965-nay, nhà chính trị Hong Kong) đã trình bày chủ đề Phật giáo trong văn chương Trung Quốc (đọc The Chinese Transformation of Bud-dhism) đã dành đến 55 trang trình bày thơ văn tư tưởng họ Bạch mà Vương Duy thì chỉ viết có 4 trang Ấy vậy mà thiên hạ vẫn gọi Vương Duy là Thi Phật bởi thơ của ông ẩn chứa những tinh chất của Thiền thi, và đạt đến tinh túy của Thiền học Mặc dù không thấy ngôn ngữ Phật học trong đó nhưng ngôn ngữ câu cú kinh điển đã đạt đến tinh chất của Thiền học:

“ Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền ”

“Không căn cứ vào kinh điển văn tự

Đứng ngoài giáo hội, tôn giáo ”

Trang 31

Thiền luôn đặt trọng tâm và chính kinh nghiệm của Đức Phật (“Trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật”) thì không cần thiết đến kinh sách, giáo hội Vì kinh điển chỉ là phương tiện để diễn dịch cái kinh nghiệm “bất khả tư nghị” Cũng giống như việc khi ta đã tìm được quê hương, đã về đến căn nhà yên ấm thì còn ai hỏi hướng đạo hay bản đồ để tìm về quê hương nữa đâu

Có nhiều thi sĩ khi đi lên chùa, đi lạc đường mà dường như vẫn thấy cả mọt Đại Tùng Lâm rạng rỡ giữa đỉnh sương mù mây khói không một bóng người, Vương Duy cũng vậy:

“Bất tri Hương tích sự

Sổ lý nhập vân phong Cổ mộc vô nhân kính Thâm sơn hà xứ chung Tuyền thanh yết ngụy thạch Nhật sấu lãnh thanh tùng Bạc mộ không đàm khúc

An thiền chế độc long.”

“Biết đâu Hương Tích tự

Vài dặm đỉnh mây tràn Cây già người mất dấu Núi vắng chuông nào vang? Suối reo tràn đá loạn

Trời lạnh ngát thông ngàn Chiều nhạt đầm hưu quạnh Tâm thiền, rồng độc an.”

Quá Hương Tích sự- Vương Duy

Không gian thiền được gắn liền với cảnh thiền, nơi chùa chiền, chốn thanh tịnh thiêng liêng Trong thơ thiền Vương Duy cũng vậy, cánh cửa nhà Phật liên tục

mở ra gợi cảnh thiền và không khí thiền tĩnh vô ưu Đặc biệt là trong bài thơ Quá

Hương Tích sự (Qua chùa Hương Tích) Chùa Hương Tích nằm ở trên núi cao, đi

mấy dặm mới lên đến nơi, chùa ngự nơi núi mây cao ngút ngàn, cỏ mọc um tùm không có một vết chân đường tắt người qua lại Giữa nơi núi sâu rừng thẳm vọng lại tiếng chuông ngân dài, thanh tịnh.Tiếng suối nước đập vào ghềnh đá nghẹn lại trong cảnh mặt trời lạnh ngắt của buổi chiều nhạt lùa qua những ngàn thông cao vút Không gian hoang vắng, cô quạnh đến tẻ nhạt, nhưng xuất hiện một tâm thức, tâm thiền sáng chói giữa chốn hoang vu, hẻo lánh Hình ảnh “độc long” xuất hiện ở cuối bài thơ như điểm sáng cho cả bức tranh chùa Hương Tích ảm nhạt, thanh vắng Theo quan niệm của nhà Phật, “độc long” là con rồng dữ để chỉ những tạp niệm và vọng tưởng có trong tư tưởng của mỗi con người Phật giáo đòi hỏi con người phải đạt đến trạng thái vô tâm, vô niệm, vô tư Đệ tử của Thiền tông phải giết chết “con rồng dữ” trong tư tưởng để cái Tâm tuyệt đối chay sạch, thanh tịnh “An thiền” vốn

Trang 32

là trạng thái thiền định an nhiên của đệ tử Thiền tông Thiện định là phương pháp tĩnh tâm, dẹp bỏ mọi vọng niệm như con rồng dữ đang vẫy vùng trong tư tưởng, định kiến của con người Những tạp niệm và vọng tưởng là trạng thái cực kì nguy hiểm, nó có thể làm tổn thương con người bất cứ lúc nào Chỉ có quy y cửa Thiền

thì mới có thể chế ngự được cái tâm ác Bài thơ Quá Hương Tích sự không chỉ đơn

thuần miêu tả cảnh chùa giữa miền non nước hùng vĩ mà còn gửi vào trong đó một cái tâm Thiền khiến cho lòng người trở nên tĩnh tại, an nhiên và ngộ ra nhiều chân lí Đây là một bài thơ điển hình cho không gian thiền tĩnh vô ưu

Một bài thơ mang thuần không gian thiền tĩnh của Vương Duy có tên Đăng

biện giác tự:

“Trúc kính tùng sơ địa

Liên nhạc xuất Hóa Thành

Song trung tam Sở hán

Lâm thượng cửu giang bình

Nhuyễn thao thừa diệt tọa

Trường tùng hưởng Phạn thanh

Không cư Pháp vân ngoại

Quán thế đắc vô sinh.”

“Lối trúc đến đất phẳng Núi Sen biến Hóa Thành Trong cửa tan ba Sở

Trên rừng lặng chín sông Cỏ mềm ngồi kiết tọa Tùng cao vang tiếngkinh Không cư, ngoài mây Pháp Quán thế, vượt sinh tử.”

Đăng biện giác tự-Vương Duy

Biện Giác Tự ở Tương Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc, bên bờ sông Hán.Thấm nhuần tư tưởng của Phật học, nên trong bài thơ này ông đã thể hiện rõ cái tinh thần, không gian của thiền học một cách rõ ràng Không gian Biện Giác Tự hiện lên với

“trúc kính”, “liên nhạc”, “song trung”, “trường tùng” Để đi tới Biệc Giác Tự phải men theo con đường của ngõ trúc Hình ảnh núi Sen hiện ra trước mắt với tòa Hóa Thành để cho kẻ lữ hành tạm dừng nghỉ chân trên con đường xa Chữ “liên nhạc” là chữ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Từ tòa sen, Phật biến ra hóa thành để dẫn đường cho người tu, trên đường tưởng là tòa thành trước mặt thì mừng rỡ tưởng thành sắp đến nơi nhưng thật chất chỉ là phù du, ảo mộng, chỉ là nơi nghỉ chân để hành trang trên con đường tu tập Hình ảnh “Lâm thượng Cửu giang bình” mở ra không gian phía bờ rừng mênh mang, dưới sông nước Cửu giang bằng phẳng lặng yên không chút sóng gió, ẩn trong đó ý thiền tịnh sâu xa, Tâm bình yên không xao động trước thế gian Dưới không gian thiền tĩnh, “nhuyến thảo”, “trường tùng” trợ duyên Cư sĩ

Trang 33

cứ thế mà vắt chéo chân ngồi kiết già trên những ngọn cỏ “nhuyến thảo” mềm mại, mịn màng.Hai bên đường “trường tùng” cứ kéo dài vô biên, ngút ngàn “Không cư Pháp vân ngoại” tức là sống trong cái “không” ở ngoài đám mây pháp Như đã đề cập ở trên, cái “không” trong thơ Vương Duy không phải là cái không có, hưu vô,

vô nghĩa mà người đọc phải cảm nhận nó bằng cả lí trí và tâm hồn với đạt tới cảnh giới của Thiền đạo Chữ “pháp vân” còn có nghĩa là địa tức bậc thứ mười, bậc cuối cùng của thập địa Bồ Tát, tới chỗ này thì Bồ Tát đã chứng được đầy đủ trí huệ như Đức Phật Đám mây pháp thể hiện tam giới gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới Theo Phật pháp thì tam giới chỉ là thứ huyền ảo , ở ngoài đám mây tức là thoát khỏi tam giới, thoát khỏi luân hồi, tức là giác ngộ, “ngộ nhất thiết duy sở tạp, ngộ được tánh không của vạn hữu”[10] Không gian cảnh thiền tĩnh nơi Đăng Biện Giác Tự đã ngộ cho thi nhân nhiều thiền lý, từ đó có thể nhìn thấu cõi thế gian, không có sanh tử, sanh diệt chỉ là giả tạm hư huyễn

Không gian thiễn tĩnh thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh chùa chiền nơi núi non cao ngút ngàn Từ trên cao nhìn xuống, thi nhân dường như đã nhìn thấu cuộc đời, thấm nhuần tư tưởng của Phật Giáo và Thiền học, ngộ ra những bài học chân lí Đây cũng là một trong những minh chứng cụ thể cho thủ pháp “tả cảnh ngụ tình” quen thuộc trong thi pháp thơ cổ của Trung Quốc

Thơ “điền viên sơn thủy” của Vương Duy luôn không đơn thuần tả cảnh mà còn ẩn chứ trong đó những triết lí thiền sâu xa Để nhận ra điều đó, người đọc trước hết cần phải hiểu bản chất của Thiền là gì, sau đó từng chân bước vào thế giới nghệ thuật của bài thơ để chiêm nghiệm và cảm nhận.Chúng ta hãy mở lòng và cảm nhận cái thi vị thiền rõ nét trong bài thơ “Điểu minh giản”:

“Nhân nhàn quế hoa lạc

Dạ tĩnh xuân sơn không

Nguyệt xuất kinh sơn điểu

Thời minh xuân giản trung.”

“Người nhàn hoa quế rụng Đêm vắng núi xuân không Trăng tỏ động chim núi Khe xuân chợt hót vang.”

Điểu minh giản- Vương Duy

Bài thơ mở ra cảnh thiên nhiên mùa xuân mơ màng trong đêm vắng, cho ta những cảm nhận tinh tế giao hòa giữa thiên-địa-nhân và đặc biệt là thấm đượm chất vị Thiền Vừa miêu tả lại cảnh vật, vừa giác ngộ, cái ngoại cảnh và tâm cảnh đã giao hòa làm một trong con người thiền-thi sĩ Vương Duy Cả bài thơ có vẻn vẹn 20 chữ, kể cả tiêu đề là 23 chữ, số lượng chữ không nhiều, rất kiêm tốn nhưng lại tái

Trang 34

hiện cảnh sắc vô song, kì thú Không gian mùa xuân với quế hoa Hoa quế vốn là một loài hoa được trồng ở chốn thiền viện, đây là một loài hoa nhỏ bé Nếu như không tĩnh trong tâm, người nhàn ắt ẳn sẽ không bao giờ nghe được tiếng quế rơi Con người trong tâm thế nhàn hạ, chỉ vì một bông quế rụng mà động đến tâm Ở đây đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ ca thời Đường, đó chính là

“lấy động tả tĩnh” Không gian đêm vắng núi xuân không yên tĩnh, tịnh mịch đến lạ thường, ánh trăng sáng soi tỏa khiến cho chim núi giật mình hót vang Giữa khung cảnh yên tĩnh của núi xuân trong đêm, có lẽ tiếng chim hót ấy không đủ để làm động cả không gian rộng lớn ấy, trái lại nó lại tô đậm thêm cái không khí tĩnh lặng đang ngày một bao trùm cảnh vật.Ánh trăng xuất hiện trong bài thơ dường như cũng không đủ để làm sáng vạn vật, cho nên cái yên tĩnh đang bao trùm tuyệt đối Vậy ý vị thiền của bài thơ nằm ở đâu? Vương Duy vốn là nhà thơ Phật giáo cho nên

thơ đậm chất Thiền và sắc Thiền Không gian tĩnh lặng trong Điểu minh giản là sự

tĩnh lặng tuyệt đối, trong cái không gian tĩnh lặng vô bờ ấy, mọi sự vật vẫn vận động theo chu kì tự nhiên của nó, trăng vẫn soi, ánh trăng và bóng đêm vẫn đang hiện hữu, núi rừng lặng im, hoa vẫn cứ rơi Ta thấy được tâm thức của con người đang giao hòa, giao cảm với thế giới xung quanh Thiền không phải là sự ngồi im tuyệt đối, mà lớn hơn đó là sự quan sát, cảm nhận sự giao hòa của con người với vũ trụ, có như vậy mới đạt đến cái tâm của Thiền

Tâm thiền, ý thiền và cảnh thiền hòa vào nhau làm nên không gian riêng biệt trong các bài thơ của Vương, khiến người đọc thơ ông cảm thấy tâm chay sạch, thanh tịnh, an yên đến lạ thường Nhà thơ cũng khẳng định “Ngã tâm tổ dĩ nhàn” (“Tâm ta đã nhàn nhã”), đạt đến cảnh giới thiền nên tâm cũng hóa an nhiên Tìm nơi để tu dưỡng tinh thần, các bậc hiền nhân vẫn hay tìm đến núi ẩn cư, tu tập:

“ Sơn trung tập tĩnh quan triêu hoa

Tùng hạ thanh trai triết lộ quỳ

Dã lão dữ nhân tranh tịch bãi

Hải âu hà sự cánh tương nghi?”

“Giữa núi bình yên nhìn nụ sớm Dưới thông trai lạt nhặt quỳ sương Lão quê đã chán trò thua được Hà cớ chim âu vẫn ngại ngùng.”

Tịch vũ Võng Xuyên trang tác- Vương Duy

Trong núi sớm bình yên, an yên ngắm nụ hoa nở với tâm thanh tịnh Dưới những cây tùng, nhặt cành quỳ giữ cho chay tịnh tâm mình Cảnh Võng Xuyên sau cơm mưa trong tâm thức của “dã lão” mang đầy ý vị thiền Tuổi càng cao, người ta càng mến đạo và muốn tìm về những nơi bình yên như núi đồi để tu ẩn, sống một

Trang 35

đời bình an suốt quãng đời còn lại để chiêm nghiệm lại những điều đã qua Quãng thời gian sống một mình ở núi Chung Nam đã để lại trong Vương Duy những cảm nhận, triết lí thiền thâm sâu:

“Trung tuế phả hiếu đạo

Vãn gia Nam Sơn thùy

Hưng lai mỗi độc vãng

Thắng sự không tự tri

Hành đáo thủy cùng xứ

Tọa khán vân khởi thì

Ngẫu nhiên tri lâm tẩu

Đàm tiếu vô hoàn kỳ.”

“Tuổi cao càng mến đạo Nam Sơn đến làm nhà

Hứng thú đi lủi thủi Vui vẻ biết riêng ta Theo suối đến cội nguồn Ngồi ngắm mây trời xa Ngẫu nhiên gặp tiều lão Nói cười quên ngày qua.”

Chung Nam biệt nghiệp- Vương Duy

Nhà thơ sống một cuộc sống một mình trong núi Chung Nam làm những điều mình thích, vui thú một mình cho đến khi đi đến tận cùng chỗ hết nước vẫn vui vẻ an nhiên.Một mình ngắm mây trời thiên nhiên vạn vật Bất ngờ gặp ông tiều lão

“tri lâm tẩu” vẫn trò chuyện nói cười không để ý ngày đã qua tự bao giờ.Không gian núi Nam Sơn là vô hạn, còn con người vật thể hữu hạn, cái ý vị thiền hiện ra trong tâm thức của cảnh vật và của lòng người Khi không còn tha thiết với chốn quan trường xô bồ, phức tạp, đầy mánh khóe,con người tìm về với thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên để từ đó Tâm thiền nảy sinh, ngộ Thiền

Không gian núi vắng mang đậm chất thiền Mặc dù thuộc phạm trù của không gian sơn thủy, nhưng lại không thể tách rời với cảnh thiền- không gian thiền tĩnh vô ưu Trong không gian thiền ấy, mang đặc trưng âm thanh của tiếng chuông, tiếng chuông chùa lúc gần lúc xa, nhưng âm thanh tiếng chuông không là gì so với không gian thiền rộng lớn ấy Tiếng chuông không thể át đi cái tĩnh tại của tâm

cảnh, ví dụ điển hình trong bài thơ Quy Võng Xuyên tác miêu tả tiếng chuông vang nhẹ: “Cốc khẩu sơ chung động”

Đồng thời trong không gian thiền không thể nào thiếu đi sự xuất hiện của

những cành phù dung tinh khiết Bài thơ Lâm Hồ Đình miêu tả cành phù dung nở bốn bên: “Tứ diện phù dung khai” Bốn phía đình bên hồ phù dung nở thanh khiết

Hoa phù dung cuộc đời ngắn ngủi, sớm nở tối tàn, thể hiện cho cuộc đời vô thường,

Trang 36

một triết lí nhân sinh, dù đẹp đến mấy cũng phải tàn phai Loài hoa thể hiện sự vô thường, không có gì tồn tại mãi mãi, chỉ có tâm thiền là vĩnh cửu Để nói về triết lí

vô thường ấy, bài thơ Tân hi ổ đã làm rõ điều đó:

“Mộc mạt phù dung hoa

Sơn trung phát hông ngạc

Giản hộ tịch vô nhân

Phân phân khai thả lạc.”

Trên cành phù dung nở

Trong núi mầm hồng phơi Không người bờ suối vắng Lác đác hoa rụng rơi)

Tân hi ổ- Vương Duy

Những đóa phù dung nở trong núi phơi những mầm hồng Không cần miêu tả núi vắng nhưng ta cũng có thể tự cảm nhận rằng nơi đây không có một bóng người Nơi đó hoa cứ tự nở rồi lại tự rụng Dừng lại ở đây một chút, ta sẽ thấy sự xót xa cho một khiếp vô thường, cứ sinh ra rồi chết đi, nhưng đó là quy luật âm thầm của cuộc sống Dù đẹp đến mấy cũng chỉ là phù du Đẹp như đóa hoa phù dung còn phải rụng huống đi đời người Hoa phù dung đẹp là vật nhưng cũng chỉ

nằm trong cái hữu hạn của tự nhiên Bên Thù tri phiến (Bờ Thù Tri) giữa cảnh núi

non hoa nở, quả đỏ, quả xanh, cánh phù dung nhẹ nhàng thanh thoát bầy sẵn trong

chén: “Trí thử Phù Dung bôi” Cuộc đời của con người nằm trong quy luật của cái

vô thường, đã mang trong mình sự sống thì ắt đã bị quy luật đó chi phối Vạn vật không có gì là nằm ngoài sự hữu hạn đó Chính vì thế con người phải biết trân trọng cuộc sống này Ý vị thiền đượm trong từng câu chữ, người đọc phải suy ngẫm để chạm tới những giá trị đích thực của Thiền

Tiểu kết chương 1

Không gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy với đặc trưng tiêu biểu là không gian điền viên sơn thủy và không gian thiền tĩnh vô ưu đã làm nên những đặc trưng riêng trong phong cách nghệ thuật của ông Qua việc phân tích và khảo sát hai loại không gian này, ta cảm nhận được phong vị nghệ thuật của Thi Phật Vương Duy Đọc thơ Vương Duy, người đọc phải mở lòng và cảm nhận bằng mọi giác quan để chiếm lĩnh lấy cái tinh túy của Thiền học, qua đó giữ lại cho mình những triết lí nhân sinh mà thi nhân gửi gắm qua các bài thơ

Trang 37

Chương 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY

2.1 Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật

2.1.1 Khái niệm thời gian

“Thời gian là một trong các hình thức tồn tại cơ bản của thế giới, của sinh thành, trưởng thành, trôi chảy và hủy diệt của tất cả các hiện tượng của thực tại”

[7- tr.81,82]

“Thời gian là hình thức tồn tại có tính liên tục, có độ dài, có hướng, có nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai, và có tính chất không thể đảo ngược Để đo thời gian, người ta làm ra những phương tiện như lịch, đồng hồ và định ra các đơn vị thời gian: giây, phút, ngày, giờ, năm, tháng, thế kỉ, Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian ”[8- tr.165]

2.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật

Quan niệm về thời gian trong triết học cổ Trung Quốc cổ đại là một kiểu thời gian tuyến tính, đơn hướng Có những ý kiến khác nhau của các triết gia như: “Cửu, tức bao gồm xưa nay, sáng tối” (Mặc Tử), “Từ xưa đến nay gọi là Trụ”(Hoài Nam Tử); Có dài mà không có gốc ngọn ấy là Trụ (Trang Tử) “Cửu” của Mặc Từ, “Trụ” của Hoài Nam Tử và Trang Tử đều có nghĩa là thời gian Đây là dòng thời gian khách quan, tuyến tính vận động từ quá khứ đến hiện tại Nhưng trong tác phẩm văn học, thời gian không hoàn toàn trùng khít với dòng thời gian khách quan ấy Sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động tâm lí, do vậy những quan điểm triết học đã thông qua sự thẩm thấy của tác giả trước khi được biểu hiện trong tác phẩm Tựu trung,

“thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm.”

Thơ Đường với sự hội tụ của ba dòng tư tưởng Nho - Phật - Lão cùng với sự định hình của con người cá nhân, con người đương thời mới ý thức hết được ý nghĩa của cuộc sống Trong sự nuôi dưỡng và phá hoại của dòng thời gian khách quan vĩnh hằng, thời gian cá thể là vô cùng thoáng chốc, chỉ là một mắt xích trong vòng chu lưu bất tuyệt “xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng” của vạn vật Khi con người ý thức được chính mình, cũng chính là ý thức sự tôn chảy của thời gian làm nảy sinh một cảm thức yêu quý cuộc sống thực tại, yêu quý giá trị của sinh mệnh hữu hạn Vương Duy với tư cách là nhà thơ đại diện cho phái thơ Thiền, cho

Trang 38

nên có những cảm nhận nhân sinh sâu sắc nhất về sự biến chuyển thời gian của tự nhiên và về thời gian sinh mệnh thoáng chốc của đời người mang đậm triết lí thiền

Thời gian vận động tự nhiên: Trong sự vận động vĩnh viễn và xuôi chiều của dòng thời gian khách quan, vạn vật sinh trưởng và lụi tàn theo một quy định nhất định Mặt trời, mặt trăng, âm dương thay đổi, bốn mùa vận hành, vạn vật sinh diệt đều có điểm xuất phát ban đầu, đến chỗ cực thực rồi lụi tàn để quay về với điểm ban đầu Người Trung Quốc xưa luôn theo đuổi “Thiên nhân hợp nhất” quy luật sinh hóa của vạn vật mang tính chất tuần hoàn vĩnh viễn này lại độc lập với sinh mệnh hữu hạn của con người đã gây ra một nỗi khổ ghê ghớm về tinh thần Con người dù có tự siêu việt có tự hòa đồng để thăng hoa cùng vũ trụ, vạn vật nhưng không vượt

ra ngoài cái quy luật khắc nghiệt sinh - tử

Thời gian sinh mệnh thoáng chốc: Trong văn học cổ Trung Quốc bắt đầu từ Khuất Nguyên đến đời Tuỳ, cảm thán thời gian sinh mệnh ngắn ngủi trở thành một trong những chủ đề, đề tài xuyên suốt Sang thời Đường, sự hội nhập văn hóa Bắc-Nam, Trung-Ngoại đã khiến đời sống tinh thần con người càng thêm phong phú, cảm thương về sinh mệnh trong thơ ca càng trở nên mãnh liệt, đồng thời cũng rất phức tạp: vừa thương hiện tại, thương thân, lại vừa hoài vọng quá khứ

2.2 Một số kiểu thời gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy

Bảng 2.1 Tổng hợp khảo sát các kiểu thời giannghệ thuật trong thơ Vương Duy

(Xem chi tiết phần phụ lục)

86 bài thơ

Không gian nghệ thuật

Tự nhiên Sinh mệnh –

Triết lí thiền Quá khứ

Ngày đăng: 23/12/2019, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w