Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả: Với phương pháp này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc mô tả các yếu tố nghệ thuật liên quan đến không gian và thời gian trong các tác phẩm truyện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MÔNG THỊ BẠCH VÂN
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN THƠ TÀY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - Năm 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MÔNG THỊ BẠCH VÂN
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN THƠ TÀY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn
Thái Nguyên - Năm 2011
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học, Khoa Ngữ văn, các thầy, các cô trong tổ Văn học Việt Nam, Trường Đại học
sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Đức Ngôn – người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cảm ơn các bạn, những người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả
Mông thị Bạch Vân
Trang 4Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 6
3.1 Mục đích 6
3.2 Nhiệm vụ 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát 8
5.1 Phương pháp nghiên cứu 8
5.2 Tư liệu khảo sát 9
6 Đóng góp mới của luận văn 9
7 Cấu trúc luận văn 9
B PHẦN NỘI DUNG10 Chương 1: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY 10
1.1 Khái niệm về không gian và thời gian nghệ thuật 11
1.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 11
1.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật 12
1.2 Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày 15
1.2.1 Phân loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày 15
1.2.2 Phân loại thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày 17
1.3 Đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày 18
Trang 5Chương 2: SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN THƠ TÀY 29
2.1 Các hình ảnh về không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày 29
2.1.1 Không gian sinh hoạt 29
2.1.2 Không gian thiên nhiên 36
2.1.3 Không gian siêu hình 41
2.1.4 Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày 46
2.2 Các thủ pháp biện pháp thể hiện không gian nghệ thuật 47
2.2.1 Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ 48
2.2.2 Sử dụng cách lặp từ và dùng các từ láy 52
2.2.3 Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ 54
2.2.4 Sử dụng những cặp từ đối lập 56
2.3 Các công thức thể hiện không gian nghệ thuật 59
2.3.1 Sáng tạo từ công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống 59
Chương 3: SỰ THỂ HIỆN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY 61
3.1 Các hình ảnh về thời gian nghệ thuật 62
3.1.1 Thời gian thực 62
3.1.2 Thời gian thiên nhiên 66
3.1.3 Thời gian siêu hình 75
3.1.4 Nhận xét chung về gian nghệ thuật 77
3.2 Các thủ pháp thể hiện thời gian nghệ thuật 79
3.2.1 Sử dụng các biểu tượng mang tính thời gian 79
3.2.2 Sử dụng các phạm trù đối lập về thời gian trong cùng câu thơ hoặc giữa các câu thơ với nhau 81
Trang 63.2.5 Biện pháp ước lệ thời gian 86
3.3 Các công thức thể hiện thời gian nghệ thuật 90 3.3.1 Mẫu đề “ ngày đêm và đêm ngày” 90 3.3.2 Các mẫu đề thời gian “sớm chiều” (sáng chiều)”, “ sớm hôm”, “sớm tối”, “trưa chiều” 91 3.3.3 Các mẫu đề “ngày trước”, “ngày xưa”, “bây giờ”, “hôm nay”, “ngày nay”, “hôm sau”, “ngày mai” 92
C PHẦN KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, truyện thơ là một thể loại đặc sắc, được các nhà nghiên cứu đánh giá “Là thể loại phát triển cuối cùng và cũng là đỉnh cao của dân ca Tày” Vì sớm có chữ viết nên việc ghi chép các tác phẩm truyện nôm Tày được các nho sĩ bản tộc và các thầy đồ miền xuôi, gia công chau chuốt, tạo nên thể loại truyện thơ có giá trị cho tới ngày nay Bản thân tác giả luận văn là người con của dân tộc Tày nên việc tìm hiểu về văn học dân tộc mình là điều cần thiết để góp phần giới thiệu, tôn vinh bản sắc văn hóa tộc người
Như đã biết, trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Truyện thơ khá phong phú về số lượng, trên thực tế, mặc dù đã có nhiều công trình sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu thành công về thi pháp truyện thơ Tày nhưng chưa có một công trình nghiên cứu về thi pháp không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài luận văn
“Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày”
2 Lịch sử vấn đề
Dựa trên các tài liệu hiện có, chúng tôi đã tham khảo và tiếp cận những nhận định, những ý kiến của các nhà sưu tầm, biên soạn, dịch thuật và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn cao học của mình
Về việc sưu tầm, biên soạn, xuất bản truyện thơ Tày, đến nay đã có 17 đơn
vị tác phẩm dịch và giới thiệu bằng chữ phổ thông, đó là các tác phẩm: Tam Mậu Ngọ; Nam Kim-Thị Đan; Chim Sáo; Đính Quân; Quảng Tân – Ngọc Lương; Vượt Biển (Khảm Hải); Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán); Kim Quế (Nàng Kim); Trần Châu (Nàng Quyển); Nàng Ngọc Long; Nàng Ngọc Dong; Nhân Lăng; Lương Quân - Bjóoc Lả; Chiêu Đức; Lý Thế Khanh; Nho Hương; Tử Thư – Văn Thậy)
Trang 8Về việc nghiên cứu tác phẩm, đã có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về truyện thơ Tày Trước hết phải nói tới nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn
Trong bài viết “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày Nùng” (trong sách Truyện
thơ Tày Nùng, tập1, Nxb VH, HN 1964) dùng để giới thiệu chung cho hai tập
thơ truyện thơ Tày – Nùng (gồm 8 truyện), Nông Quốc Chấn đã đưa ra nhận xét về cách kết cấu cốt truyện của truyện thơ: “Truyện nào cũng được sắp xếp thành từng chương, từng tiết, từng đoạn”; “Cách kể không cầu kì, phức tạp
mà nôm na dễ hiểu” Ngoài ra khi nhận xét về các truyện thơ Tày Nùng, ông còn đưa ra những nhược điểm của thể loại truyện thơ “Đọc các truyện thơ Tày Nùng, ta thấy có nhiều chất hiện thực, chất kịch, nhưng nhìn chung, hầu hết các tác phẩm thường ít có những đoạn những câu mang chất suy nghĩ sâu sắc,
ít những hình ảnh độc đáo, ít chất trữ tình mà chỉ nặng về kể lể nhiều lời Có những truyện tưởng đã dùng quá nhiều từ Hán, Việt và rất ít sử dụng hình ảnh
ca dao, tục ngữ, dân tộc… ”[10] Về vấn đề này cần được các nhà nghiên cứu
lý giải cặn kẽ hơn
Tác giả Hà Thị Bình trong “Dịch và giới thiệu truyện thơ “Tử thư –
Văn Thậy vùng Ngân Sơn, Bắc Cạn trong hệ thống truyện thơ Tày” (luận văn
thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2002) đã kế thừa kết quả nghiên cứu về cấu trúc cốt truyện của tác giả Lê Trường Phát, và bổ sung thêm một thành phần kết cấu:
“Theo quan niệm truyền thống về kết cấu, truyện thơ Nôm được xây dựng theo mô hình ổn định của hệ thống cốt truyện với ba sự kiện cơ bản: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ”[9] Mô hình này là sự tiếp nối mảng cổ tích thần kỳ Tuy nhiên, trong nhiều truyện cổ và truyện thơ, ngoài ba sự kiện cơ bản trên, còn
có một thành phần khá quan trọng đứng trước sự kiện “Gặp gỡ”: Giới thiệu nhân vật Như vậy, kết cấu truyện thơ có thể khái quát theo mô hình bốn chặng: Giới thiệu-Gặp gỡ-Tai biến–Đoàn tụ Trong quan niệm về sự khác biệt thời gian giữa cõi trần và cõi tiên, tác giả nhận xét: “Người Tày cho rằng có
ba tầng thế giới, mỗi tầng có người đứng đầu, kẻ hậu thuẫn Trật tự xã hội của
Trang 9ba tầng thế giới như vậy, là giống nhau Nhưng giữa cõi trần và cõi tiên, thời gian khác xa nhau Một ngày ở cõi tiên có thể bằng cả năm hạ giới”[9:109]
Hà Thị Bích Hiền trong “Truyện thơ nôm Tày - Điểm nối giữa văn học dân
gian và văn học Tày” (luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2000) đã khảo sát
truyện nôm Tày trên các phương diện chữ viết, phong tục tập quán, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ…Tác giả luận văn có nêu ý kiến về quan niệm
về vũ trụ của người Tày: “Với truyện thơ nôm Tày, ba thế giới (mường trời, dương gian, diêm cung) gần giống nhau: có đủ bộ máy cai quản, có trật tự, có quan, có dân, có binh tướng….”[18] Đây là một nhận xét quan trọng để người viết vận dụng vào việc nghiên cứu của mình về vấn đề không gian nghệ thuật
Năm 1992 tác giả Kiều Thu hoạch trong cuốn “Truyện Nôm - nguồn gốc
39và bản chất thể loại” đã tìm ra mối quan hệ giữa truyện nôm Việt với
truyện thơ nôm Tày Biểu hiện sự tương đồng ở câu mở đầu, câu kết thúc truyện, ở phong cách ngôn ngữ thơ “…Pha tạp không thuần nhất, không đồng đều, khi thì Hán, khi thì Nôm, khi bình dân, khi thì trang trọng… ” Tác giả đưa ra ý kiến về thi pháp truyện Nôm nói chung: “Về thi pháp, truyện Nôm đã hình thành một phong cách thể loại và một khuôn mẫu cấu trúc thể loại khá
ổn định Đó là những kết cấu câu mở đầu và kết thúc truyện giống nhau Đó là
mô hình kết cấu Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ và kết thúc có hậu giống nhau…”[19]
Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong bài viết “Những biểu hiện của tôn giáo tín
ngưỡng trong truyện thơ nôm Tày Nùng” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số
3, 1997) đưa ra nhận xét hoàn toàn có cơ sở về “Không gian nghệ thuật trong truyện thơ nôm Tày Nùng, cũng có ba cõi như vũ trụ quan của người Tày trong cuộc sống Tuy nhiên trong truyện thơ nôm Tày, tên gọi của ba cõi đó phong phú hơn Chẳng hạn cõi trời được gọi bằng các tên như bồng lai,
Trang 10mường trời, thượng giới…Đó là nơi ở của Ngọc Hoàng, Vương Mẫu, Bụt Cả,…Cõi đất được gọi bằng các tên như trần gian, dương gian, thế gian, là nơi sinh sống của loài người, cỏ cây, muôn loài Cõi âm còn có tên gọi là Long phủ, Diêm la, Địa phủ, là nơi cư ngụ của Diêm vương, hà bá, quỷ sứ, thuồng luồng… Người trần gian muốn lên thượng giới đều phải qua chùa Lôi
Âm, muốn xuống âm giới phải qua chợ Hoài Dương Có thể nói trong truyện thơ nôm Tày, Nùng, chùa Lôi Âm, chợ Hoài Dương là trạm chuyển tiếp của
ba tầng vũ trụ…”[26: 72]
Vào năm 1972 tác giả Lục Văn Pảo đưa ra danh mục truyện nôm Tày, chủ yếu từ nguồn gốc bản tộc là chính, thứ đến từ các truyện nôm Kinh, từ kho truyện dân gian Trung Quốc Tất cả được sưu tầm trong một thời gian dài với con số (tác giả thống kê) lên tới 47 danh mục truyện Đây là số lượng tác phẩm khá phong phú về thể loại này, cho đến nay con số cuối cùng vẫn chưa dừng lại ở đó mà vẫn đang được các nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật bổ sung Lục Văn Pảo đã chỉ ra: “Về kết cấu truyện thơ, thường khá hoàn chỉnh…Mở đầu truyện, thường xác định câu chuyện ở thời điểm nào…”
“Cách kể ở đây theo từng chương Các chương thường không có câu đề mà chỉ chuyển đoạn bằng những câu, như “Lại ca đoạn…” ”[32: 23] Đây là một nhận xét khá tinh tế thú vị về kết cấu truyện, tuy nhiên cần được giải thích một cách cụ thể hơn nữa
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Đặc điểm thi pháp truyện thơ các
dân tộc thiểu số ” (luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội, năm 1997) của Lê Trường
Phát Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu truyện thơ của dân tộc thiểu
số trên các phương diện kết cấu cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và đặt truyện thơ dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các nước Đông Nam
Á Về mô hình, cấu trúc cốt truyện, tác giả nhận định “Mô hình kết cấu cốt truyện kết thúc có hậu với ba chặng: [Gặp gỡ, Tai biến, Đoàn tụ] không phổ biến, không tiêu biểu cho kiểu kết cấu cốt truyện của thể loại truyện thơ các
Trang 11dân tộc thiểu số”; và mô hình “Kết thúc bi kịch” mới là phổ biến và tiêu biểu, chiếm tỉ lệ lấn át kiểu “kết thúc có hậu”, có trường hợp chiếm 100% (dân tộc Mường, Chăm) [34: 127] Riêng ở nhóm truyện thơ Tày- Nùng tình hình ngược lại: “Kết thúc có hậu chiếm tỉ lệ lấn át” [34: 128] Tác giả lý giải, sở dĩ
có sự kết thúc khác nhau giữa nhóm truyện thơ Tày – Nùng so với truyện thơ Mường, Chăm chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên, họ mang theo ảnh hưởng của truyện nôm Việt vào truyện thơ Tày – Nùng
Gần đây nhất, tác giả luận văn Triệu Thị Phượng với luận văn thạc sĩ ngữ
văn “Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện
thơ Thái” đã so sánh truyện thơ Tày với truyện thơ Thái và chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề, tư tưởng - tình cảm - thái độ của nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái Công trình đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Thái
Đặc biệt, một công trình có tầm khái quát cao, công trình đầu tiên ở Việt Nam trình bày có hệ thống về thi pháp thể loại truyện thơ Tày, đó là công
trình “Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại ”
của PGS TS Vũ Anh Tuấn Tác giả đã nghiên cứu từ nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển, đến thi pháp thể loại truyện thơ Tày (kết cấu cốt truyện, thi pháp nhân vật và lời văn nghệ thuật) Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về thể loại truyện thơ trong nền văn học dân gian nói chung, và trong nền văn học Tày nói riêng Mặt khác, tác giả tìm hiểu đặc điểm, cấu trúc cốt truyện của truyện thơ qua việc sử dụng một số môtíp, của truyện kể dân gian trong truyện thơ Tày Công trình đã chỉ ra năm bước phân tích và tổng hợp để tìm hiểu cấu trúc cốt truyện.[42]
Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ ngữ văn “Tìm hiểu truyện thơ Tày –
Nhân Lăng về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật” Đỗ Thị
Hùng Thúy đã nêu một luận điểm đáng chú ý: “ Qua việc tìm hiểu thi pháp
Trang 12kết cấu cốt truyện thơ Nhân Lăng chúng tôi nhận thấy: Truyện Thơ Nhân Lăng là sự lựa chọn, lắp ghép các môtíp khác nhau từ những truyện cổ khác nhau về người mồ côi của dân tộc Tày để tạo nên một kết cấu cốt truyện mới…”[41]
Các công trình nghiên cứu, của các tác giả trên đây là cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tiếp về thi pháp truyện thơ Tày Hiện nay truyện thơ Tày đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu nêu trên, chưa có công trình nào chuyên biệt viết về không gian và thời gian nghệ thuật
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích: Làm rõ các đặc điểm thi pháp truyện thơ nôm Tày về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật
3.2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu phân loại không gian và thời gian nghệ thuật
- Nghiên cứu đặc điểm của từng loại không gian và thời gian nghệ thuật
- Nghiên cứu các phương tiện và công thức thể hiện không gian và thời - gian nghệ thuật
- Nghiên cứu vai trò và khả năng biểu cảm của không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Truyện thơ nôm của dân tộc Tày
Trên cơ sở kế thừa sự nghiên cứu của người đi trước và bổ sung thêm một truyện thơ vào bảng thống kê Dưới đây chúng tôi giới thiệu số lượng các truyện thơ nôm Tày (kèm theo số dòng thơ và nơi sưu tầm) đã được người đọc biết đến Cụ thể là những truyện sau:
Trang 13BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
STT Tên truyện thơ Tên gọi khác Số dòng thơ Nơi sưu tầm truyện
651 →
( bản Hoàng Hạc) ( bản Vi Hồng ) Cao Bằng, Lạng Sơn
Trang 14Văn Thậy
( Bản gốc Nôm đã bị mất phần đầu và phần cuối, số câu còn lại )
1451
Ngân Sơn, Bạch Thông,
Ba Bể ( Bắc Kạn ), Bảo Lạc ( Cao Bằng )
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu về phương diện không gian và thời
gian nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu: Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán), Nam Kim-Thị Đan, Nhân Lăng
5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát
5.1 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô tả: Với phương pháp này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc
mô tả các yếu tố nghệ thuật liên quan đến không gian và thời gian trong các tác phẩm truyện thơ nôm Tày
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để phân tích, đối chiếu
một cách cụ thể với một số truyện thơ của dân tộc khác nhằm tìm ra đặc điểm riêng biệt cho thi pháp truyện thơ Tày về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật
Phương pháp khảo sát văn bản: Đây là phương pháp được sử dụng để
phân tích các yếu tố ngôn từ biểu thị không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Trang 156 Đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn này có thể được coi là góp phần nghiên cứu đầu
tiên về không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ nôm Tày
Về măt thực tiễn: Tìm hiểu thi pháp truyện thơ nôm Tày giúp cho chúng
ta hiểu về văn học dân tộc Tày và bản sắc văn hóa dân tộc Tày một cách sâu sắc, đầy đủ hơn, đồng thời cũng giúp cho việc giảng dạy phần văn học dân gian có liên quan đến dân tộc Tày ở trường đại học và cao đẳng
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong ba chương:
Chương 1: Phân loại và đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Trang 16Chương 1 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY
Việc nghiên cứu thi pháp có ảnh hưởng rất lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX Đặc biệt nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, một phạm
vi của thi pháp học, có những nét đặc sắc, độc đáo riêng Chúng ta cần “phải xác lập các phạm trù thi pháp, dùng chúng làm điểm quy chiếu những phát hiện riêng lẻ về từng yếu tố rời rạc của tác phẩm cần châu tuần vào những điểm quy chiếu ấy, từ đó mới khái quát thành những điểm độc đáo của tác phẩm” và phải “ đặt thi pháp của tác phẩm trong mối quan hệ với thi pháp thể loại…” [41: 9]
Tìm hiểu không gian và thời gian truyện thơ Tày, thực chất chính là nghiên cứu thi pháp thể loại truyện thơ Điều đáng nói là với một đối tượng khoa học, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, cho nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này Cần tiếp cận nó ở góc độ phônclo học và đặt nó không chỉ trong các văn bản tĩnh tại, mà trong môi trường vận động phônclo thì mới thấy được hết những giá trị nghệ thuật Việc nghiên cứu thi pháp về không gian và thời gian nghệ thuật trong luận văn này được chúng tôi nhìn nhận trên nhiều bình diện khác nhau, nhất là sự phân loại các đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Trang 171.1 Khái niệm về không gian và thời gian nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật
Ngoài các yếu tố tạo nên hình thức nghệ thuật, trong văn bản tác phẩm cụ thể, bao giờ cũng có yếu tố của không gian Không gian chính là môi trường sống, hay nói cách khác đó là môi trường hoạt động của nhân vật Có không gian, nhân vật mới bộc lộ rõ mọi hành động của mình, giữa không gian và nhân vật bao giờ cũng tỉ lệ thuận với nhau, hành động của nhân vật càng nhiều thì môi trường không gian càng lớn Có bấy nhiêu không gian thì bộc lộ bấy nhiêu phương diện của con người về sự hiểu biết thế giới
Từ điển Thuật ngữ văn học khẳng định “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó ”[15] Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” GS Trần Đình Sử có nói tới không gian nghệ thuật: “Không gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật ” Nói như vậy để thấy rằng không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào có thể tồn tại ngoài không gian Mỗi không gian nghệ thuật đều có sự khác biệt, sở dĩ có điều này
là do sự phản ánh thế giới nghệ thuật mang tính chủ quan của tác giả Nghiên cứu hình tượng không gian nghệ thuật chính là việc tìm hiểu khám phá quan niệm nghệ thuật về thế giới, về con người
Không những thế, “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định
về cuộc sống, do đó không thể quy nó về như là sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất”[40: 87] Điều đó có nghĩa là không gian nghệ thuật thể hiện con người và cả những quan niệm trong cuộc sống thường ngày, hoặc những gì đã diễn ra Không thể xem xét không gian nghệ thuật một cách phiến diện, tách rời với con người và cuộc sống Trong
Trang 18thực tế, khi tiếp xúc với các văn bản, thấy được những hình ảnh nói về không gian như ngôi nhà, con đường, dòng sông ,các hình ảnh này chỉ trở thành biểu tượng của không gian nghệ thuật khi chúng mang một quan niệm nghệ thuật về thế giới của tác giả
Cũng theo GS Trần Đình Sử, “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian ”,
và không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín Đối với tác giả thì việc xây dựng một không gian nghệ thuật cho riêng mình là điều phải làm và nó cũng quyết định sự thành công của tác phẩm Mỗi tác giả đều hình dung tưởng tượng một không gian riêng, phù hợp với việc hình thành ý tưởng của mình trong tác phẩm Vậy nó biểu hiện bằng ngôn ngữ, mang tính cá thể là điều dễ hiểu Không gian do tác giả sáng tạo ra và người đọc là người cảm nhận chia sẻ
Tóm lại không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới được diễn tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện quan niệm về thế giới và quan niệm về con người qua lăng kính chủ quan của tác giả
1.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai phạm trù tồn tại song song với nhau, gần như không thể tách rời Nếu không gian nghệ thuật là môi trường để nhân vật hoạt động thì thời gian nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình diễn ra các sự kiện, hành động của nhân vật trong tác phẩm Khi tác giả dừng lại miêu tả cặn kẽ các sự việc, sự vật, dường như thời gian trôi chậm lại hoặc thời gian như ngừng trôi và ngược lại khi tác giả miêu tả lướt qua các
sự kiện, thì thời gian trôi đi rất nhanh, và điều này khi tiếp xúc văn bản tác phẩm, người đọc sẽ cảm thấy rất rõ Thời gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc về thi pháp
Trang 19Như đã nói ở trên, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về văn học, nó đã có
từ rất lâu và trải qua sự biến đổi để phù hợp với từng bước đi của lịch sử, và hiện nay nó mang trong mình những nội dung mới, hàm chứa những quan niệm mới Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang tính đặc thù, có đặc tính riêng biệt và nó cũng không thể đồng nhất với thời gian thực tại Đối với mỗi tác phẩm truyện thơ Tày, cũng phải đòi hỏi “Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đã xử lí yếu tố này như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm”[14: 184]
Hiện nay về lĩnh vực thi pháp học, GS Trần Đình Sử là người đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng thành công vào các văn bản tác phẩm Giáo sư cho rằng thời gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật Theo dẫn luận thi pháp học, giáo sư đã chỉ ra rằng “ thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại với tính liên tục và độ dài của nó, có hướng, với nhịp độ nhanh hay chậm với chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai ”[40: 61]
Triết học cổ xưa, có một số quan niệm khác về thời gian, xem nó là phương thức tồn tại của thế giới vật chất Mọi vật chất trên thế giới này đều tồn tại với thời gian, tất nhiên không thể nằm ngoài thời gian được Nhận biết được điều này, con người đã biết cách tính bằng đơn vị thời gian theo quy ước chung ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây Khi thời gian đi vào tác phẩm và trở thành hình tượng nghệ thuật, sẽ thể hiện những quan niệm khác nhau của mỗi nhà văn về cuộc đời, về con người
Thời gian nghệ thuật được tập hợp từ nhiều thời gian cá biệt, cùng vận động trên cả ba chiều thời gian tồn tại như đã nói ở trên Tất nhiên trong các tác phẩm, nhà văn có thể đảo ngược các chiều thời gian, chứ không nhất thiết phải theo trình tự, từ quá khứ, hiện tại, cho tới tương lai
Trang 20Trong tác phẩm, thời gian nghệ thuật có thể kéo dài hay rút ngắn, tùy thuộc vào cảm quan của tác giả khi chiếm lĩnh và thể hiện thời gian Có thể từ một điểm nhìn mà thời gian kéo dài hoặc dồn lại trong mười năm, hai mươi năm, hay cả một cuộc đời hoặc chỉ trong một khoảng khắc Có rất nhiều loại thời gian khác nhau như: thời gian lịch sử, thời gian vật lý, thời gian sinh vật, thời gian tâm lý, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt
Với thời gian của thiên nhiên vũ trụ, trải qua từng giai đoạn lịch sử, đã có
sự thay đổi trong quan niệm của con người Trước đây do luôn quan niệm thời gian là tự nhiên, tuần hoàn, nên con người sống rất ung dung tự tại, lạc quan yêu đời Đến nay quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều Vì thời gian của thế giới
vô tận một đi không trở lại nên quan niệm của con người về cuộc sống cũng thay đổi khác xa so với trước đây: thời gian trôi đi, con người phải sống vội
vã hơn, gấp gáp hơn nhưng làm sao cho có ý nghĩa hơn
Đến với thời gian nghệ thuật, chúng ta có thể làm sống lại thời gian đã trôi đi bằng cách để con người trở về quá khứ Ngược lại, có thể hướng con người đến cuộc sống tương lai Để làm được việc này, cần có sự sáng tạo của nghệ sĩ để thời gian nghệ thuật trở nên đa dạng, có nhiều điểm nhìn, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm
Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan, nó thường gắn với thời gian tâm lý Nó có thể thay đổi trong khoảng thời gian vượt xa mức thực tế, cũng
có khi kéo dài hoặc rút ngắn khoảng cách thời gian cho phù hợp với mọi hoạt động diễn ra của từng nhân vật Người đọc là người cảm nhận sâu sắc nhất về thời gian nghệ thuật Nếu thời gian nghệ thuật là một biểu tượng cho quan niệm về con người và cuộc đời thì cuộc sống lại muôn màu muôn vẻ, có ngàn
lý do, cũng có ngàn quan niệm, tạo nên sự phong phú, đa dạng về thời gian
Trang 21Đối với thi pháp học thời gian nghệ thuật là một phạm trù cơ bản, biểu hiện
sự sáng tạo nghệ thuật
Hiện nay vấn đề thời gian nghệ thuật, còn rất nhiều ý kiến chưa được thống nhất, nó vẫn đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học Suốt một thời gian dài, thời gian nghệ thuật tồn tại như thời gian khách quan, chưa ai tìm tòi và hiểu về nó, cũng như nhận ra nó Phải đến tận thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học mới xác lập được thời gian nghệ thuật Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS Trần Đình Sử có nói tới “Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, bởi văn học là nghệ thuật thời gian”, “Thời gian là đối tượng, là chủ đề, là công cụ miêu tả - là sự ý thức
và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”[40: 62]
1.2 Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật là tạo dựng không gian và thời gian cụ thể trong tác phẩm Qua đó, ta thấy được đặc điểm cấu trúc riêng của mỗi nhóm Điều này cho phép chúng ta khi tiếp xúc với tác phẩm truyện thơ Tày, dễ dàng nhận diện ra nó và hiểu hơn về không gian và thời gian nghệ thuật mà tác giả dân gian sử dụng để xây dựng nên tác phẩm
1.2.1 Phân loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học chính là những mô hình thể hiện mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn biểu hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới của tác giả Không gian nghệ thuật được chia thành nhiều loại khác nhau Ở luận văn này chúng tôi chỉ xét trong phạm vi thể loại truyện thơ nôm Tày
Trong tác phẩm, nhân vật bộc lộ mọi phương diện trong môi trường không gian của mình, có bao nhiêu sự kiện sẽ có bấy nhiêu không gian, thậm
Trang 22chí không gian ứng với từng hành động của nhân vật, môi trường không gian càng rộng thì môi trường hoạt động của nhân vật càng nhiều và càng lớn Trên phương diện tìm hiểu không gian nghệ thuật, trong đề tài này, chúng tôi
đi sâu tìm hiểu ở ba tác phẩm cụ thể: Nam Kim – Thị Đan; Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán); Nhân Lăng: là những truyện thơ nôm Tày tiêu biểu, mang giá trị nghệ thuật đặc sắc
Theo sự tổng hợp tư liệu trong các truyện thơ nói trên, chúng tôi phân chia không gian nghệ thuật ra thành những nhóm sau:
+ Không gian sinh hoạt gắn với cuộc sống con người
+ Không gian vũ trụ, thiên nhiên
+ Không gian siêu hình (không gian thần bí)
Ở nhóm thứ nhất, không gian này chiếm tỉ lệ lớn trong các truyện thơ nói chung của các dân tộc thiểu số, và nó xuất hiện ở tất cả truyện thơ Tày Các hình ảnh của không gian sinh hoạt rất gần gũi thân quen với cuộc sống con người Nó được coi như phần không thể thiếu được trong cuộc sống nơi trần thế với các hình ảnh ước lệ: nhà cửa nói chung có thể gọi bằng các tên (lầu các, các, nhà chương, lầu môn, nhà, nhà sàn…), cánh đồng, chợ, bản, mường…Con người có thể tạo nên từng không gian sinh hoạt phù hợp với đời sống gia đình mình Từng không gian ấy sẽ có những chiều khác nhau tùy theo điểm nhìn của chủ thể mà tạo nên các nhóm không gian khác nhau Có thể dẫn ra các tác phẩm: Tam Mậu Ngọ; Nam Kim – Thị Đan; Nhân Lăng; Chim Sáo; Nàng Ngọc Dong; Đính Quân; Kim Quế; Lưu Đài – Hán Xuân; Nho Hương; Lý Thế Khanh
Ở nhóm thứ hai, các hình ảnh của vũ trụ, thiên nhiên trở thành biểu tượng của không gian nghệ thuật Nhóm này cũng xuất hiện với tần xuất cao trong toàn bộ các tác phẩm Ở đây các tác giả dân gian đã phản ánh đời sống hiện thực gắn liền với thế giới tự nhiên thông qua cảm nhận chủ quan của mình Họ đưa vào tác phẩm thế giới thực tại khách quan mà họ đang sống
Trang 23Phần lớn khi nói tới không gian này, chúng ta thấy đây là một kiểu không gian yên tĩnh đối lập hoàn toàn với không gian sinh hoạt của con người trong cuộc sống Các hình ảnh thể hiện không gian vũ trụ, thiên nhiên là các hình ảnh mang tầm vóc vĩ mô Nhìn chung nó rất khoáng đạt, rộng lớn với các hình ảnh: núi, rừng cây, đèo, sông, biển…Mô hình không gian nghệ thuật này chi phối rất nhiều đến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm truyện thơ Không gian nghệ thuật thuộc nhóm này có trong các tác phẩm: Nam Kim – Thị Đan; Lưu Đài – Hán Xuân; Quảng Tân – Ngọc Lương; Bióoc Lả; Nho Hương, Nhân Lăng
Nhóm thứ ba là loại không gian siêu hình hay còn gọi là không gian thần bí Nhóm này không phải lúc nào cũng xuất hiện trong các tác phẩm truyện thơ Không gian siêu hình chỉ có ở tầng thế giới dưới Long cung (Mường âm), và tầng thế giới ở thượng giới (Mường trời), đây là những tầng thế giới mà con người không thể biết được mà chỉ tưởng tượng ra, vì thế những yếu tố không gian mà con người không thể nhìn thấy, cũng không thể nắm bắt, đều trở thành không gian siêu hình Mặc dù tên gọi của nó có khác nhau nhưng dù bất kỳ tên gọi nào, đều biểu hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới của con người Không gian siêu hình xuất hiện trong các tác phẩm truyện thơ: Nhân Lăng; Lưu Đài – Hán Xuân; Nàng Ngọc Dong
Trên đây chỉ là cách phân loại một cách chung nhất Trước một đối tượng khoa học, tùy thuộc sự tiếp cận của người nghiên cứu mà có sự phân loại theo nhiều cách khác nhau và với cách này, chúng tôi đã cố gắng phân loại theo góc độ thi pháp thể loại
1.2.2 Phân loại thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Thời gian nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với không gian nghệ thuật, hai yếu tố này không thể tách rời nhau Thời gian nghệ thuật cũng có thể được chia thành những nhóm sau:
+ Thời gian thực (gắn với đời sống của con người)
Trang 24+ Thời gian thiên nhiên
+ Thời gian siêu thời gian (thời gian siêu hình)
Nhóm thứ nhất, thời gian thực gắn chủ yếu với đời sống sinh hoạt của con người (được tính bằng ngày, tháng, năm cụ thể) Có thể kể đến các tác phẩm Nam Kim – Thị Đan; Nhân Lăng; Kim Quế có loại thời gian này
Nhóm thứ hai, thời gian thiên nhiên được đo đếm bằng cuộc vận hành của các mùa, xuân, hạ, thu, đông, sáng, trưa, chiều tối, đêm khuya, trăng tròn, trăng khuyết, tiếng ve kêu vào mùa hè, mặt trời gác núi vào lúc chiều tà
Nhóm thứ ba, thời gian siêu thời gian cũng thấy xuất hiện ở một số tác phẩm Cũng như không gian nghệ thuật, không phải ở tác phẩm nào cũng xuất hiện loại thời gian này Thời gian siêu thời gian chỉ xuất hiện ở môi trường không gian mường trên (thượng giới) và nơi Long cung thủy phủ (Mường âm) Vì có không gian siêu hình nên đồng thời cũng tồn tại thời gian siêu hình, đó là điều không thể phủ nhận Thời gian siêu hình cũng giống như không gian siêu hình, con người không thể đo đếm như thời gian vật lý được
và chính điều này tạo nên đặc tính riêng của nó Thời gian siêu hình có trong các tác phẩm: Tử thư – Văn Thậy; Nàng Hán (Lưu Đài – Hán Xuân); Nhân Lăng
1.3 Đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
1.3.1 Đặc điểm của không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
*Nhóm đầu tiên: Không gian sinh hoạt
Nhóm không gian này luôn gắn với cuộc sống con người, chắc chắn đây
là mô hình không gian nơi trần thế Không gian nghệ thuật này, chúng ta bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống thực tại của con người trong tác phẩm, không thể có ở nơi nào khác để tồn tại cuộc sống của con người Mọi sự vật vốn đều tồn tại trong môi trường không gian dù rộng hay hẹp, phóng khoáng
Trang 25hay tù túng, xa hay gần, cao hay thấp Bản thân con người cũng vốn là một
tiểu không gian Nên hình tượng không gian nghệ thuật có khác biệt với
không gian vật chất bên ngoài ở màu sắc chủ quan của nó Trong khi đó,
không gian vật chất bên ngoài tác phẩm lại tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào ý thức con người Chính điều đó tạo nên cái hay cái đẹp của hình
tượng nghệ thuật không gian
Như trên đã nói, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở nhóm không gian này là
luôn gắn liền với đời sống của con người, tuy nhiên không gian này có thể mở
rộng đến tận cùng hay có thể thu hẹp, có thể có chiều cao, chiều xa tùy theo
cái nhìn nghệ thuật của tác giả dân gian khi lựa chọn các hình ảnh để biểu đạt
Ví dụ biểu hiện rõ nhất cho kiểu không gian này là không gian căn nhà và
không gian chợ
- Cất chân bước tới nhà em ở
- Không chung nhà thì nay đành vậy
- Chỉ có mỗi con đường về chợ (Nam Kim – Thị Đan) Nhóm không gian sinh hoạt gắn với cuộc sống con người hiện lên trong tác phẩm truyện thơ Tày với các hình ảnh đã trở thành biểu tượng nghệ thuật
như: lầu hồng, lầu các, nhà sàn, giường, ngoài sân, ngoài hiên, chợ, mường,
bản Đây là một không gian có thực, không ảo tưởng, thân thuộc gắn với
cuộc sống trần thế, với nhóm này không gian nghệ thuật chính là mô hình thế
giới của tác giả Trong nhiều tác phẩm truyện thơ chúng ta cũng bắt gặp các
hình ảnh của không gian này
- Dặn mẹ chốn giường trong thưa gửi
- Mẹ chờ con ở trong nhà gác
- Con sẽ đem về các đưa người
- Từ lầu hồng quan lạy tạ ông
- Đi vào đến ngoài hiên trưởng giả
Trang 26- Quan quỳ gối trước cửa ngoài sân
- Trưởng giả ngồi giường ngân gian giữa
- Gái trai đi họp chợ cười rinh
- Đi đến chợ Tam Quang mới lọt
Ở đây các biểu tượng của không gian này thường ít tính cá thể hóa, phần lớn nó thuộc về một thời đại xã hội, ở một thời điểm lịch sử cụ thể Trong truyện thơ, nhóm không gian sinh hoạt này có một hệ thống biểu tượng riêng và nó thể hiện quan niệm, cảm quan của tác giả về thế giới trong quá trình khám phá đời sống của từng nhân vật trong các tác phẩm
*Nhóm thứ hai: Không gian vũ trụ, thiên nhiên
Không gian vũ trụ, thiên nhiên cũng gắn với cảnh quan xung quanh con người trong cuộc sống hiện thực và thường thể hiện sự bất biến (mây, sao, sông, núi ) Như đã biết, bản thân chủ thể trong tác phẩm bao giờ cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách hay một góc độ nhất định tức là nhìn sự vật ấy trong không gian và nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có chiều cao thấp rộng hẹp xa gần, có dáng vẻ buồn bã, tươi vui
Nhóm không gian này thường thể hiện tầm cao, xa, rộng lớn, trùng trùng điệp điệp, có thể vô cùng vô tận Dường như khi nói đến những biểu tượng của không gian này, con người trở nên bé nhỏ trước cái lớn lao của vũ trụ thiên nhiên Vì thế, con người đứng trước thiên nhiên, vũ trụ, bao giờ cũng chất chứa nỗi niềm tâm trạng buồn bã, cô đơn
Không gian vũ trụ, thiên nhiên được tạo thành bởi các hình ảnh mang tính biểu tượng không gian (mây, gió, trăng, sao, sông, núi, đèo, chim muông, rừng cây, hoa lá…) Chính các yếu tố này tồn tại và nó biểu hiện trong tương quan với con người Trong đó điều dễ nhận thấy nhất: vũ trụ, thiên nhiên bao giờ cũng là yếu tố chủ đạo Ví dụ ở những câu thơ sau:
Trang 27- Sao Bắc đẩu trên trời sáng chói
- Chân uể oải lên núi sang sông
(Nam Kim – Thị Đan)
- Trời đất liền một làn mây tỏa
- Tìm các hoa rừng sâu non thẳm
- Trăng vằng vặc trời cao lồng bóng
(Lưu Đài – Hán Xuân) Từng không gian, sẽ có tương ứng từng sự kiện xảy ra, những không gian này gắn liền với từng tâm trạng của nhân vật trong truyện thơ Tày Trong
đó biểu tượng không gian rừng cây, núi đèo, đã trở thành đặc trưng cơ bản của truyện thơ các dân tộc thiểu số nói chung, và truyện thơ Tày nói riêng Không gian núi đèo, rừng cây, bao giờ cũng gắn với tâm trạng nhớ nhà hay chất chứa những nỗi niềm của nhân vật Nguyễn Du đã từng nói rất chí lí “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ” Giữa tình và cảnh có liên hệ với nhau, hơn nữa cảnh ở đây là sự mêng mang rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ, nên con người khó tránh khỏi cảm xúc
Không gian vũ trụ, thiên nhiên còn đặc trưng bởi “bốn phương”, nó có tính tương cảm giữa con người và vũ trụ Không gian này cũng đặc trưng bởi chiều cao, chiều xa vươn ra bốn hướng: nam, bắc, đông, tây “Không gian vũ trụ trở thành mô hình nghệ thuật là bởi vì vũ trụ được cảm nhận như là giới hạn cuối cùng tồn tại con người Con người chỉ cảm thấy là mình trong không gian đó”[40: 95]
- Bốn phương nắng chói chang ta ngóng
- Trông bốn phương nam bắc đông tây
- Trông bốn phương móc tỏa bốn phương
- Trông bốn phía lâm san mây phủ
(Nam Kim – Thị Đan)
Trang 28Trong môi trường không gian càng rộng, nhân vật hoạt động với các sự kiện, sự việc diễn ra càng nhiều Ở đây nhân vật có thể hoạt động trong một môi trường không gian độc lập, hoặc có thể có nhiều nhân vật cùng hoạt động trong một môi trường không gian Chính điều này ít nhiều đã tạo nên không gian tâm cảnh phù hợp với tâm trạng nhân vật trong truyện thơ Tày
Quan nhớ mẹ ở nơi nhà cửa
Mồ côi tủi than thân dưới cội
(Nhân Lăng)
*Nhóm thứ ba: Không gian siêu hình
Nhóm này chỉ xuất hiện ở những tác phẩm vẫn còn dáng dấp của truyện cổ tích Truyện thơ chính là sự kế thừa những yếu tố tự sự của truyện
cổ tích và yếu tố trữ tình của dân ca Vì thế cho nên, nó luôn luôn mang trong mình màu sắc của yếu tố “thần kì, kì ảo” Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể thấy rằng tác phẩm truyện thơ Nam Kim - Thị Đan, đã gần hơn với sinh hoạt đời sống, nó mang sắc điệu của kiểu truyện thơ trữ tình - tự sự
“Cái ý trong truyện thơ trữ tình - tự sự được chuyển hóa từ ý thơ tự sự vào cốt truyện Cái tứ trong truyện thơ trữ tình – tự sự là sự chuyển hóa từ tứ thơ tự sự vào kết cấu Qua khảo sát trên cho thấy cái kết cấu trong truyện thơ trữ tình –
tự sự mới chỉ là một cách “ cấu trúc” qua thơ để tạo thành một cốt truyện còn đơn giản và lỏng lẻo đậm chất trữ tình”[42: 139] Nói như vậy để biết rằng, đây là một truyện thơ có cốt truyện đơn giản, chính vì thế mà hình tượng không gian nghệ thuật cũng đơn giản hơn rất nhiều so với hai truyện thơ Nhân Lăng và Lưu Đài – Hán Xuân Không gian của mường trời (thượng giới) và mường âm (Long cung) không xuất hiện trong truyện thơ Tày Nam Kim - Thị Đan, cũng là điều dễ hiểu, không phải bàn cãi
Như đã nói ở trên, không gian này là không gian mà chúng ta không thể đặt chân tới, cũng như chúng ta không thể biết nó tồn tại như thế nào Con người chưa ai có thể đặt chân tới mà có thể quay về, cũng như chưa ai có thể
Trang 29nhìn thấy nó dù chỉ một lần Tác giả dân gian với cảm quan của mình đã tưởng tượng ra cả một trật tự không gian, có một xã hội khác lạ hoàn toàn, độc lập với con người
- Khăn lọt tới cửa cung Thánh Mẫu
- Sứ vào quỳ trước án trình lên
- Trạng Nguyên xuống Long Vương – Hà Bá
- Trạng vào trong lầu mát với nàng
(Lưu Đài – Hán Xuân) Không gian mường trời là nơi ngự trị, cai quản của Bụt Cả, Thánh Mẫu, Ngọc Hoàng mường âm là nơi cai quản của Long vương, Diêm Vương Trong quan niệm của người xưa, hai mường này khác nhau, mỗi mường đều có chức năng riêng biệt
Việc phân chia thành 2 nhóm không gian siêu hình, hay cũng có thể gọi
là không gian siêu không gian, cũng để nói về hai thế giới ở mường trời và mường âm, nơi mà con người tưởng tượng ra và có thể giải thích một cách đơn giản: “những quan niệm ấy xuất phát từ chủ nghĩa duy vật thô sơ hơn là giáo lý tôn giáo”[6: 93]
Tóm lại có thể thấy một điều như sau: quan niệm về vũ trụ, dù là ở mường trời, mường âm, cũng gần giống với dương gian, trí tưởng tượng của con người về hai cõi đều bắt nguồn từ cuộc sống ở dương thế Nói cách khác, không gian sinh hoạt (không gian hiện thực) đã được chế biến một cách nghệ thuật thành không gian siêu hình
1.3.2 Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Cảm quan về thời gian gắn liền với cảm quan về cuộc đời, gắn bó với
mơ ước và lý tưởng của dân gian Có thời gian nghệ thuật, ta mới thấy được nhân vật sống trong thời gian nào? Mới thấy được cuộc sống của các nhân vật diễn ra như thế nào? Khi nhân vật không ý thức được thời gian thì nhân vật cũng không thể có tâm trạng Có thể tập hợp rất nhiều thời gian cá biệt để tạo
Trang 30thành thời gian nghệ thuật So với thực tế, thời gian nghệ thuật có thể dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian khách quan, vì nó gắn với tâm trạng và diễn biến hành động của nhân vật
Các thời gian riêng biệt trong tác phẩm liên hệ với nhau và chính điều này tạo nên nhịp điệu chung cho sự vận động xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm truyện thơ Thời gian có thể kéo dài để các sự kiện, sự việc, hành động của nhân vật diễn ra lâu hơn, nhưng thời gian cũng có thể rút ngắn lại, tức là thời gian hành động của nhân vật được miêu tả ít hơn Trong đó được chú ý hơn cả là thời gian hiện thực, thời gian này được hiện ra cụ thể hơn, sinh động hơn, gần gũi với cuộc sống con người Tìm hiểu thời gian nghệ thuật chính là khám phá tính phong phú đa dạng của nó Theo sự phân loại của thời gian nghệ thuật đã nêu ở trên, chúng tôi lần lượt nêu đặc điểm của mỗi nhóm
* Nhóm thứ nhất: Thời gian thực tại (gắn với đời sống con người)
Nhóm thời gian này luôn gắn bó mật thiết với đời sống của con người
Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách tính lịch để đo thời gian theo năm, tháng, giờ, giây, phút Theo cách tính như vậy nó chỉ mang tính chất thời gian vật lý thông thường Khi đi vào tác phẩm, nó trở thành hình tượng nghệ thuật Nhóm thời gian này xuất hiện nhiều trong truyện thơ Tày Có những truyện thơ khi kết thúc không nói rõ thời gian diễn ra câu chuyện trong bao lâu, nhưng có những truyện thơ lại nói rất cụ thể về khoảng thời gian này Thời gian trong tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều của thời gian trong truyện cổ tích, phần lớn còn mang tính phiếm chỉ, ví như có nói đến thời các
vị vua Thái Tông, Trang Vương, Đường Vương, Tần Vương nhưng không biết cụ thể vào niên hiệu nào, nhân vật tồn tại vào mốc thời gian nào trong lịch sử triều đại
Dù kết thúc như thế nào thì thời gian thực gắn với sinh hoạt đời sống của con người là điều ta dễ nhận thấy Trong truyện thơ Nam Kim – Thị Đan,
Trang 31câu chuyện tình yêu diễn ra trong bảy năm trời, từ năm mùi đến năm sửu thì nàng Thị Đan mất
Nhớ thương người đời cũ Thi Đan Truyện truyền để đời mai đời mốt Năm ất mùi yêu ả Thị Đan
Đông qua rồi chuyển vận đến giêng Vận đến năm sửu niên xuân mới Tắt thở ngày tháng giêng mồng bốn
Đây là tác phẩm viết về một mối tình chân thành tha thiết giữa Nam Kim và Thị Đan, nhưng rút cuộc yêu nhau mà lại phụ nhau, chỉ làm cho nhau thêm đau khổ buồn bã, lo âu, mong ngóng, khắc khoải, đợi chờ Tác phẩm kết thúc đầy bi kịch: “Cái kết thúc bi kịch trong Nam Kim – Thị Đan có thể đã được tái hiện lại “ như thật ” giữa đời thường những nỗi đời trớ trêu, oái ăm mà người ta đã từng phải chết đứng hơn là chết thật ”[42: 144]
Trong tác phẩm truyện thơ, thời gian thực cũng đóng vai trò chủ đạo, vì thời gian này được chính con người cảm nhận và dòng thời gian thực tại kéo dài, xuyên suốt cùng với tác phẩm Nó được tái hiện một cách cụ thể, tạo nên nhịp độ thời gian khác nhau trong truyện thơ Tày
- Ba năm tròn chờ bố mãn tang
- Giá lạnh tiết tháng chạp buốt tê
- Giờ dậu đã tối mất khốn thay
Trang 32- Trời tháng chạp giá rét sương mù
- Canh ba cả trường giám dậy ồn
- Canh năm đã đổ dồn đọc sách
- Ba ngày nêu tên chàng chói lọi
(Lưu Đài - Hán Xuân)
Tóm lại dòng thời gian này hiện ra cụ thể, rõ ràng, sinh động, sâu sắc, có khả năng nối các chiều thời gian lại với nhau để miêu tả thế giới tồn tại của con người
* Nhóm thứ hai: Thời gian thiên nhiên
Nhóm thời gian này luôn gắn bó với các hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ, thể hiện sự vận hành tuần hoàn, không ngừng nghỉ của nhịp điệu thời gian, bốn mùa, thời gian của ngày và đêm, thời gian của buổi sớm, trưa, chiều, tối Trong đó được chú ý nhất là mối liên hệ giữa cảm xúc của nhân vật với sự vận hành chảy trôi của thời gian Trong truyện thơ Tày, thời gian thiên nhiên luôn nhịp nhàng mang ý nghĩa và sắc thái riêng biệt, thể hiện sự tương quan với cuộc sống con người Nó không xa lạ mà gần gũi quen thuộc với con người, thậm chí nó còn lặp đi lặp lại và trở thành quy luật về thời gian, nó như một thông điệp về sự hữu hạn của cuộc đời mà không có cách gì
có thể níu giữ lại được
Nhìn chung thời gian thiên nhiên vận động theo quy luật tuần hoàn, thời gian có thể đảo ngược, lặp lại những cái đã qua từ ngày sang đêm, từ đêm sang ngày, từ mùa xuân sang mùa hạ, sang mùa thu rồi lại đến mùa đông, trăng tròn lại đến trăng khuyết…:
Như đêm rằm bóng trăng sáng tỏa Xuân thu mùa chuyển tận trên trời Bốn mùa chuyển thu đông dồn dập Trăng vằng vặc thiên thu khoe sắc
* Nhóm thứ ba: Thời gian siêu thời gian
Trang 33Thời gian này luôn song hành cùng không gian siêu hình Về cơ bản nó mang đặc điểm của thời gian thực tại, gắn với không gian trần thế Mường trời và mường âm đều có sự thống nhất về thời gian với các mường trên trần thế Đặc điểm khác biệt của nhóm thời gian này là trừu tượng, không tồn tại thật ở trên đời
Ý nghĩa siêu thời gian chỉ có được khi nó tồn tại song hành cùng không gian siêu không gian, chính điều này đã tạo nên một quan niệm mới về tư tưởng nghệ thuật Tác giả dân gian đã vượt ra ngoài cái lô gíc vốn có của con người để sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn khác lạ, chưa có ai đã từng đặt chân tới
Các tác phẩm nằm trong phạm vi nghiên cứu, không có sự khác biệt nhiều về thời gian ở cõi trần và cõi tiên, nhưng vẫn có tác phẩm truyện thơ Tày nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận văn này có sự khác biệt cơ bản
Đó là tác phẩm truyện thơ Tử Thư – Văn Thậy Trong tác phẩm này, một ngày ở cõi tiên có thể tính bằng cả năm dưới trần thế Khi Quốc mẫu trình Ngọc Hoàng về việc nàng Tử Thư tự ý trốn xuống trần được bốn đến năm ngày, thì theo lời tâu của Báo Công lên Ngọc Hoàng Thượng đế từ năm kia đã xuất hiện người thiếu nữ đó ở trần gian rồi Thời gian sau khi nàng buộc phải
về trời (tiên cảnh) cũng được tính như vậy Nàng về mới khoảng bốn, năm chục ngày mà chàng Văn Thậy đã bảy mươi tuổi
Nàng về chưa bao lâu tiên cảnh Vừa mới độ bốn, năm chục ngày Văn Thậy chốn thế gian tuổi hạc Bảy mươi xuân tuổi tác đã cao
Ở mường âm và mường trời, thời gian là trường tồn, một thời gian phi thực tại, nó đối lập hoàn toàn với thời gian trần thế Ngoài ra thời gian nghệ thuật còn thể hiện một quan niệm về thế giới nhân sinh và còn biểu hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian về thời gian “Sự chênh lệch đó phù hợp với
Trang 34quan niệm của người Tày về cõi tiên Ở trên tiên, Ngọc Hoàng cùng các đấng siêu nhân khác nắm giữ quyền năng tối thượng nên có thể “điều chỉnh” mọi chuyện, trong đó có thời gian Hơn nữa, trường đoạn thời gian ở cõi tiên còn biểu hiện ước mơ của nhân dân về một cõi vĩnh hằng, ở đó, người trần, với vòng đời hữu hạn và những nỗi khổ đau của kiếp người, có thể gửi gắm niềm tin thiêng liêng nơi các bậc cứu thế ”[9: 110 - 111]
Trang 35Chương 2
SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN THƠ TÀY 2.1 Các hình ảnh về không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
2.1.1 Không gian sinh hoạt
Không gian sinh hoạt luôn gần gũi với cuộc sống của con người Con người tồn tại trong không gian sinh hoạt Chúng ta thấy các hình ảnh không gian này rất phong phú và đa dạng Các hình ảnh không gian trong đời sống đi vào tác phẩm đều có thể trở thành không gian nghệ thuật Điều đó phụ thuộc rất lớn vào cảm quan về thế giới của người xưa khi nhìn nhận vấn đề không gian nghệ thuật
Có rất nhiều hình ảnh nói về không gian sinh hoạt trong tác phẩm truyện thơ Tày, nhưng đáng chú ý nhất là không gian “ngôi nhà” Cụ thể ở đây, khi nói tới ngôi nhà của đồng bào dân tộc Tày, thường là ngôi nhà sàn vì
nó phù hợp với điều kiện tự nhiên của người Tày Đó là hình ảnh ngôi nhà sàn của chàng Nhân Lăng và ngôi nhà sàn của Thạch Sùng Vốn Nhân Lăng là một chàng mồ côi nghèo khó, xin ăn từng bữa qua ngày về nuôi mẹ già Chàng là người con có hiếu với mẹ của mình, thương mẹ hết mực, là một người có tấm lòng vàng luôn giúp đỡ mọi người xung quanh Chính vì nghèo khó nên ngôi nhà của chàng cũng chẳng có gì? Ở đây, ngôi nhà của chàng Nhân Lăng không được nói rõ là cao thấp rộng hẹp như thế nào mà chỉ nói rất chung chung với từ “nhà, hay từ nhà sàn, các”
“Nhìn nhà sàn mẹ càng buồn bã:
Hẹn ngày vua hạ giá Quyển Vương Nhà ta, ở bốn phương chưa biết Cung các đâu để rước cô nàng?”
[1: 66]
Trang 36Sắp đến ngày cưới công chúa Quyển Vương, mẹ của chàng rất lo lắng băn khoăn vì chưa biết phải làm thế nào để có ngôi nhà lớn để đón con dâu là công chúa con vua Chính cái không gian sinh hoạt trong ngôi nhà cũng phần nào tạo nên một không gian để trong đó tâm trạng nhân vật được bộc lộ
Nếu đem đối sánh với ngôi nhà của Thạch Sùng thì ta thấy có sự đối lập rõ nét:
“Nhà Thạch Sùng phú quý thừa giàu Đầy tớ và trâu bò vô số
Đặt bày đủ cửa sổ giường hoa Con đi đo tận nhà từng khoảng Làm nhà vàng cho đặng đón nàng Nghĩ làm gì nhà sàn hỡi mẹ?”
[1: 66]
Nói như vậy để thấy được rằng căn nhà của Thạch Sùng rất giàu có, trong nhà của lão không thiếu một thứ gì trên đời, có cả người ở, trâu bò vô số, giường hoa…Những chi tiết ấy cho thấy một phần không gian sinh hoạt của Thạch Sùng (rất giàu sang, rộng lớn) Không những thế, căn nhà của Thạch Sùng còn được miêu tả cả chiều cao và chiều rộng:
“Nhân Lăng vào trạn dưới nhà ông Quan đặt gánh dây vòng đo đạc Giăng đông tây nam bắc dọc ngang Thạch Sùng ở giường vàng nhà mát Thấy quan giăng dưới đất những dây Quan đặt dây đo gian rộng dưới”
[1: 66]
Trang 37Chàng Nhân lăng nghèo, cũng ước muốn dựng được một căn nhà như lão Thạch Sùng nên đã vào rừng lấy dây rừng về để đo đạc ngôi nhà của Thạch Sùng
Không gian đối lập giữa ngôi nhà của Thạch Sùng và chàng Nhân Lăng
đã phần nào thấy được dụng ý của tác giả: lên tiếng bảo vệ những con người
mồ côi, những con người nghèo khổ, bất hạnh, lên án gay gắt những kẻ giàu
có khinh người, chê bai kẻ nghèo hèn Sự phản ánh từng không gian của mỗi gia đình đã cho thấy xã hội phong kiến Tày đã có sự phân chia giai cấp sâu sắc, tạo nên sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội một cách rõ rệt
Trong căn nhà của chàng Nhân Lăng và lão Thạch Sùng, ta thấy xuất hiện một không gian trung tâm - “cái giường” – như một vật rất cần thiết trong mỗi căn nhà, là thứ không thể thiếu được trong sinh hoạt của mỗi gia đình Ở đây, cũng có sự đối lập giữa hai không gian nhỏ bé, là nơi nghỉ ngơi thân thuộc của con người Cái giường trong nhà Thạch Sùng được miêu tả là giường hoa, giường vàng; còn cái giường trong ngôi nhà Nhân Lăng chắc hẳn không thể sang trọng như thế
Thông thường khi nói tới không gian ngôi nhà, cái cửa được nhắc đến khá nhiều Để tạo không gian thoáng mát cho căn nhà, người ta có thể mở thêm những cánh cửa sổ để ánh sáng, gió mát lùa vào “Cửa cũng là nhà Trong nhà quan trọng nhất là cái cửa Sự đóng mở của cánh cửa càng quan trọng hơn vì nó quyết định sự vui buồn, đầm ấm hạnh phúc hay lạnh lẽo cô đơn, chí đường mây rộng mở hay bế tắc túng cùng…” và “Không gian nhỏ hẹp thông qua cánh cửa sẽ không có gì ngăn cách con người với vũ trụ, ngược lại còn làm cho nó tương thông Bất kì cảm xúc nào của con người cũng có thể lan tràn vào vũ trụ”[14: 80] Cho nên truyện thơ mới có những câu nói: về đến cửa là người ta nghĩ ngay đến nhà Trong tác phẩm Nam Kim Thị Đan có câu:
“- Sáng chiều ngồi trong cửa thêm thương
Trang 38- Em cố về đến cửa thăm nhau
- Vừa mất công đến cửa than thân
- Thị Đan về đến cửa khóc than”…
Không gian sinh hoạt còn được hiện ra trong cuộc sống riêng tư của từng gia đình Khoảng không gian này diễn ra trong phạm vi đời sống của từng cá nhân, rất nhỏ bé Con người trong không gian đó cũng chất chứa những mảnh tâm trạng khác nhau, có thể buồn, vui, nhớ thương, giận hờn
Không gian ngôi nhà hiện ra rất gần với cuộc sống thường ngày của người dân miền núi, được miêu tả khá chi tiết Đó là cảnh Nam Kim và Thị Đan được gặp nhau trong ngôi nhà của Thị Đan sau bao lâu xa cách và thương nhớ:
“Ngủ không say nàng dậy nấu cơm Gói cơm nắm để anh đi chợ
Tang tảng sáng cửa sổ sáng bừng Thị Đan gọi Nam Kim rửa mặt Bày sẵn bàn nàng đợi cùng ăn Anh hỡi ăn với nhau một bữa Thị Đan mời bạn khóa vào ngồi Cơm rượi chỉ hai người mời mọc Vừa ăn vừa thề thốt với nhau
Ta chẳng để hai hồn xa cách”
[5: 266]
Có thể nói đây là đoạn thơ hay trong tác phẩm thể hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi, một cuộc sống sinh hoạt bình dị nhất, gần gũi thân quen nhất với con người Điều đó tạo nên vẻ đẹp rất đặc trưng của vùng núi Chúng ta dễ dàng nhận ra một không gian sinh hoạt, có đủ màu sắc, âm thanh, mùi vị…Với hình ảnh không gian căn nhà của Thị Đan, mọi hoạt động diễn ra gắn với từng nhân vật trong tác phẩm Mức độ của ánh sáng là “Tang tảng
Trang 39sáng” (vào buổi sớm, khi mọi người vẫn chưa dậy, ánh sáng còn chưa rõ hẳn, chỉ hơi mờ mờ) Nếu đối chiếu với đoạn thơ trên, thời điểm mà Nam Kim đến thăm Thị Đan thì thời điểm này có thể là cuối mùa đông đầu mùa xuân, vào lúc sớm hôm có rất nhiều sương giá Cho nên về mức độ, ở đây không thể sáng hẳn, mà chỉ là tang tảng sáng Phần nào đó, không gian bên ngoài bị bao phủ bởi sương mù mà chúng ta thường biết đến ở vùng miền núi
Âm thanh trong ngôi nhà của nàng Thị Đan lúc này chỉ còn tiếng nói của hai người đang nói chuyện với nhau Cả hai người vừa ăn vừa thề thốt cùng nhau, một không gian sinh hoạt rất riêng tư Khung cảnh sinh hoạt ấy đã làm nền cho cuộc gặp gỡ thề nguyền lần cuối cùng của đôi lứa trước khi phải
xa nhau mãi mãi, không bao giờ được gặp lại nữa
Đặc biệt, tác giả dân gian đã dùng một loạt động từ trong đoạn thơ trên như “dậy, gói, gọi, mời, ngồi, đợi, rửa, ăn, vừa ăn vừa thề thốt” để nhấn mạnh thêm từng hành động của nhân vật, thật gấp gáp khi được gần nhau nhưng trong lòng vẫn không yên Qua không gian sinh hoạt nhỏ bé ấy, ta cũng thấy được tâm trạng của nhân vật trước lúc phải chia tay Ở đây, thấy nhịp độ hành động của nhân vật tăng nhanh bởi vì Thị Đan biết rằng: ngày mai anh phải lên đường về chợ, hai người lại phải xa nhau
Thị Đan ngủ không được nên đã dậy nấu cơm và gói cơm nắm cho anh Sau nàng gọi chàng Nam Kim dậy rửa mặt, rồi bày sẵn thức ăn để hai người cùng ăn Bữa ăn cho hai người không phải là sơn hào hải vị, mà chỉ có cơm,
có rượu nhưng chan chứa tình người, chất chứa một tình cảm mãnh liệt sâu sắc Chỉ tiếc rằng họ đã không thể vượt qua sự trói buộc vô hình của xã hội Tục lệ ép gả đầy ngang trái đã làm cho những người yêu nhau chân thành, tha thiết, đến độ “Lòng nhung nhớ đặt giữa trái tim” phải khổ đau, mang nỗi hận suốt đời Đây là đoạn duy nhất trong tác phẩm miêu tả rõ nhất không gian sinh hoạt, kể về từng hoạt động, từng chi tiết như trong cuộc sống gia đình thường ngày
Trang 40Cũng đặc trưng cho kiểu không gian sinh hoạt là không gian “Chợ” Như đã biết, chợ là nơi gặp gỡ để trao đổi buôn bán, là nơi tập trung đông người với đầy đủ mọi thứ hàng hóa “Chợ” trong truyện thơ Tày không những thể hiện không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc mà còn thể hiện thời gian mang tính phong tục Chợ của đồng bào dân tộc miền núi thường họp 5 ngày một lần, tùy theo các vùng mà quy định ngày họp chợ khác nhau Trong hầu hết các tác phẩm truyện thơ, ta đều thấy xuất hiện chợ với những tên gọi khác nhau
Trong tác phẩm “Nam Kim Thị Đan”, “Chợ” trở thành “điểm hẹn” của tình yêu, là nơi duy nhất để hai người có thể gặp nhau, hò hẹn:
“Nam Kim nào biết nói biết biết thưa Dặn bạn đến bây giờ khó gỡ
Hỏi em nơi rừng trúc vấn vương
Có bao nhiêu con đường chia biệt?
Thị Đan nàng tha thiết lời thương Chỉ có mỗi con đường về chợ”
[5: 268-269]
Không gian sinh hoạt không chỉ xuất hiện trong truyện “Nam Kim Thị Đan”,
mà còn xuất hiện trong “Lưu Đài Hán Xuân”: các hình ảnh đặc sắc của không gian Nam Nga (nhà lợp màu đỏ tươi, hoa đào, hoa mận, hoa liễu nở với ngàn hoa khoe sắc cùng các đoàn người tấp nập ngược xuôi); các ngã ba đâu cũng
có chợ, có thịt cá, bánh quà bầy bán Qua những hình ảnh trên, ta có thể thấy được không gian chợ vốn từ xưa đã có ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân miền núi Đây là một không gian sinh hoạt có tính cộng đồng ở nhiều dân tộc Đoạn thơ dưới đây nói về chàng Lưu đi ròng rã một tháng trời, đến được thị thành Nam Nga Hà Bắc, không gian sinh hoạt ở đây rất nhộn nhịp, đủ màu sắc, âm thanh:
“Một tháng đến Nam Nga Hà Bắc