B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.1. Sáng tạo từ công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống
Xuất phát từ truyền thống, truyện thơ Tày kế thừa và phát triển từ nhiều nguồn dân gian khác nhau. Đáng chú ý là việc sử dụng ca dao dân ca. Điều này đúng như nhận định của tác giả Lê Trường Phát trong luận án “Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số”: “Truyện thơ được nhân dân các dân tộc yêu thích đến say mê, được nâng niu, trân trọng như một thứ của cải vô giá là do nhiều lẽ. Trong đó, có một lẽ rất căn bản: truyện thơ khai thác triệt để sức mạnh miêu tả của ngôn ngữ dân tộc đã được tinh luyện và đúc kết trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ, đặc biệt là ca dao”[34: 187].
Các hình ảnh truyền thống trong ca dao dân ca rất nhiều (cây cầu, cái đèo, trời cao, gốc đa, bến nước, vườn hoa, nhà, mặt trời...). Tác giả truyện thơ đã biết vận dụng ngôn ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của các câu thơ, tạo giá trị thẩm mĩ sâu sắc. Trong ca dao dân ca Tày, ta cũng bắt gặp những hình ảnh của ca dao:
Chín đèo mười dốc xông pha
Thương nhau không ngại đường xa là thường”
[4: bài số 295]
“Muộn màng về chợ chiều nay
Bàn tay em vẫy chẳng quay mặt trời
Vượt đèo nắng đã về nơi
Dặm xa em chọn nhà người không quen ”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi đi vào trong truyện thơ, tác giả đã sử dụng các hình ảnh truyền thống như một công thức chung để diễn tả tâm cảnh, trạng thái tâm lí hay một không gian nào đó…
- “Mặt trời gác núi đã tới nhà” (câu 223) - “Mặt trời khuất ngàn ngàn xa lắc” (câu 246) - “Như ong trốn vườn hoa cảnh ấy” (câu 62) - “Trông vườn hoa hoa đều tàn tạ” (câu 328) - “Thất thểu bước lên đèo ngàn thẳm” (câu 114) - “Vượt đèo cao đã lọt ruộng đồng” (câu 261) - “Đường về qua rừng trúc đèo cao” (câu 301) - “Nhớ em vượt đèo núi về thăm” (câu 337) - “Đeo cơm gói theo nhau đèo núi” (câu 374)
[5: 62-374]
Trong truyện thơ Tày, ta bắt gặp cả những hình ảnh trong ca dao người Việt như hình ảnh:
- “Hay bắc cầu em để gẫy đôi” (câu 25) (Nam Kim Thị Đan)
- “Gốc cây đa thành hoàng miếu cũ” (câu 119) (Lưu Đài Hán Xuân) - “Trở về chàng hãy gọi bến sông” (câu 175) (Nhân Lăng)
- “Cùng nhau sang bến sông tức khắc” (câu 184) (Nhân Lăng)
Do đó có thể nhận thấy công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống có tần số xuất hiện cao. Bất kì đoạn truyện thơ nào cũng thấy sự vận động của các công thức không gian này. Tác giả truyện thơ đã bắt chước nhưng bắt chước một cách sáng tạo từ kho tàng công thức dân ca Tày để chuyển hóa vào truyện thơ một cách tự nhiên, khéo léo. Truyện thơ khác ca dao nhưng vẫn không xa rời công thức truyền thống của ca dao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết
Trên cơ sở lý thuyết về phân nhóm không gian ở trên, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu cụ thể ở những vấn đề cơ bản, đó là các hình ảnh của không gian nghệ thuật như không gian sinh hoạt, không gian thiên nhiên, không gian siêu hình. Ở mỗi miền không gian các hình ảnh này đều có màu sắc khác nhau, con người có thể hoạt động trong các miền không gian ấy mà không gặp bất kỳ rào cản nào hay trở ngại nào.Ngoài phương diện nội dung còn có phương diện hình thức để miêu tả các miền không gian ấy, với các thủ pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, lặp từ, dùng từ láy, các điệp ngữ, các cặp từ đối lập. Tác giả dân gian đã vận dụng linh hoạt các thủ pháp này để xây dựng tác phẩm truyện thơ, tạo ra tín hiệu thẩm mĩ riêng, tạo hiệu quả biểu đạt cao cho thể loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
SỰ THỂ HIỆN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY