B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.1. Sử dụng các biểu tượng mang tính thời gian
Trong truyện thơ Tày, chúng ta thấy tác giả truyện thơ đã sử dụng các biểu tượng để chỉ thời gian về cuối ngày. Buổi chiều tà là lúc vạn vật tìm về nơi tổ ấm của mình để nghỉ ngơi. Hình ảnh “mặt trời” được sử dụng như một biểu tượng quen thuộc để chỉ thời gian chung chung vào buổi chiều (mặt trời gác núi, mặt trời nhá nhem, mặt trời xế bóng).
“- Mặt trời gác núi đã tới nhà - Nói nhiều đã mặt trời gác núi - Mặt trời lặn tây nhạc nhá nhem
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mặt trời gần gác núi tây phương - Học đến lúc mặt trời xế bóng - Tới Thạch Bàn vừa xẩm mặt trời”
Không những thế trong truyện thơ, ta còn bắt gặp hình ảnh biểu tượng “vầng kim ô, ngọc thỏ” chỉ về thời gian cuối ngày.
“Vầng kim ô vừa khuất Tây Quan Ngọc thỏ soi bóng vàng, cất bước”.
Ngoài ra, truyện thơ Tày còn sử dụng hình ảnh biểu tượng bóng dương (cũng chỉ mặt trời) để diễn tả thời gian về cuối buổi chiều. Qua đó ta có thể thấy thời gian này cũng phần nào xâm chiếm tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm truyện thơ:
“- Bóng dương tà gác núi vấn vương - Bóng dương tà đang ngả về tây - Bóng dương tà gió rước buồm xuôi - Bóng dương đà gác đỉnh núi non”.
Có nhiều cách thể hiện thời gian khác nhau. Hình ảnh “vầng thái dương” biểu thị thời gian vào lúc sáng sớm tinh mơ.
“Vầng thái dương vội ló tinh sương”
Còn hình ảnh “trăng, bóng quế” cũng là biểu tượng chỉ thời gian vào ban đêm, ta thấy hình ảnh này qua rất nhiều các câu thơ:
“- Bóng trăng vừa mới xế mờ mờ - Lầu tây trăng còn lạnh lùng soi - Trăng soi trên trời rạng mênh mông - Như đêm rằm bóng trăng sáng tỏa - Gió hiu hiu bóng quế cung trăng - Trăng vằng vặc thu thiên khoe sắc”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Không chỉ có các biểu tượng của thiên nhiên chỉ thời gian mà âm thanh của các loài vật cũng là các biểu tượng mang tính thời gian: tiếng chim Queng quý, tiếng chim Khảm khắc, tiếng ve kêu, tiếng ong gọi…
• “Tiếng chim Queng quý” kêu lúc đêm khuya thanh vắng trong mùa xuân đầu mùa hạ, nghe rất buồn bã. Nghe tiếng kêu của nó, ta có thể biết thời gian lúc này vào ban đêm .
“- Tiếng Queng quý buồn dứt đám cây - Chim Queng quý kêu sầu mọi ngả”
• “Tiếng chim Khảm khắc” cũng gợi nỗi buồn, chúng kêu vào thời gian ban đêm nghe càng ảo não.
“- Khảm khắc rừng xa xôi còn hót
- Tiếng Khảm khắc bên rừng quạnh quẽ - Khảm khắc kêu từng tiếng trong rừng”
• “Tiếng ve kêu” để chỉ thời gian vào mùa hè nhưng chất chứa đầy tâm trạng của nhân vật trong truyện thơ.
“- Ve sầu than ra rả thêm buồn - Ve sầu ca dai dẳng than thân - Tiếng ve kêu đưa đón ran ran”
• “Tiếng ong gọi” để chỉ thời gian vào mùa xuân. “- Ong gọi hoa tản mát tìm nhau - Ong bướm bay qua lại cùng hoa - Ong vui hoa các ngả tìm nhau - Ong điệp vừa đương xuân hoa nở - Ong điệp gặp mùa hoa đương độ”
Tóm lại các biểu tượng mang tính thời gian được tác giả truyện thơ sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu điển hình, mang lại giá trị nghệ thuật có tính hiệu quả cao cho truyện thơ dân tộc Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2. Sử dụng các phạm trù đối lập về thời gian trong cùng câu thơ hoặc giữa các câu thơ với nhau
Khi tiếp xúc với tác phẩm truyện thơ, chúng ta thấy trong cùng một câu thơ có các phạm trù đối lập về thời gian như sớm - khuya, trước - sau, đêm - ngày, ngày chết - ngày sinh, xưa - nay… để thể hiện bản chất trái ngược về thời gian giữa các sự vật, hiện tượng với nhau làm tăng tính biểu cảm của lời nói. Có thể dẫn ra các ví dụ dưới đây:
- “Ngày đằng đẵng đêm trường mong nhớ - Nhớ thương nàng dạ sầu sớm tối
- Lòng mong mỏi đêm thâu ngày đoạn - Đêm thì nhớ ngày buồn mọi nỗi - Đêm rầu rĩ, ngày buồn, nhớ bạn - Em gái chị lệ tràn sớm tối
- Nam Kim đi sớm tối xăm xăm - Năm cũ rồi năm mới thấy đâu”
[5: 256-275]
- “Ong gọi tiết đầu thu cuối hạ
- Trƣớc không an sau an nay số - Trƣớc nghèo sau giàu có nên thân - Bò cóc kêu tiếng thảm sớm khuya
- Đêm tối tăm ngày lại quang minh”
[1: 51-91] - “Con mập mạp sớm tối nhà vui
- Trời còn khi tối sángngày đêm
- Bởi chồng tao xƣa nay bụng tốt - Trƣớc sau vương chẳng hay soi xét - Trƣớc hung rồi sau cát sẽ yên”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
[6: 162-255]
Không chỉ thấy sự đối lập này trong cùng câu thơ, chúng ta còn thấy giữa các câu thơ liền nhau, các phạm trù đối lập về thời gian được sử dụng rất linh hoạt, nhịp nhàng, phản ánh sự trái ngược của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cụ thể, trong tác phẩm Lưu Đài – Hán Xuân, có các phạm trù đối lập sau:
“- Ngày Lưu đi làm việc ruộng nương Đêm lại về nhà trường đọc sách”
[6: 168] “- Ban ngày lâu đài tẻ như không
Ban đêm hội lầu trang rầm rộ”
[6: 218] “- Ngày chết ba nghìn lên trời thẳm Ngày sinh xuống ba vạn thế gian”
[6: 223]
3.2.3. Sử dụng các câu hỏi tu từ về thời gian
Như đã biết, câu hỏi tu từ, về hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định được dùng để thể hiện cảm xúc. Có dạng câu hỏi không đòi hỏi câu trả lời, nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn.
Trong phạm vi nghiên cứu, trong các tác phẩm truyện thơ, ta thấy xuất hiện một loạt các câu hỏi tu từ về thời gian (bao năm? ngày nào? bao tháng? bao giờ? hay ngày trước? biết ngày nào? đến ngày nào? bao lâu? lúc nào? biết bao nhiêu năm? bao ngày?…):
“- Biết bao nhiêu năm trường cho lọt - Nhớ ngày nào bạn ngọc hẹn ta - Đời người hỏi ở được bao lâu - Ăn xin biết bao năm mãn kiếp - Con đi bao tháng trời trở lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ngày nào mới đi lọt tổ sư - Bao giờ về tới chỗ sơn lâm - Biết ngày nào tới thầy Quỷ Cốc - Bao giờ được ba khuốp tiết xuân - Đi bao năm trở lại quê nhà
- Ngày nào con mới trở nên người - Ta đã khổ biết bao xuân hạ”.
Tác phẩm truyện thơ sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ thời gian, góp phần làm cho hình tượng nhân vật trong tác phẩm trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn, đồng thời cũng trực tiếp biểu lộ tâm tư tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
3.2.4. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và sự liên tưởng về thời gian
Các điệp từ, điệp ngữ trong truyện thơ có nhiều dạng khác nhau. Có khi lặp lại một từ, có khi lặp lại một cụm từ nhằm nhấn mạnh đặc điểm thời gian, qua đó ta thấy được cảm xúc, thái độ của tác giả đối với quá trình diễn ra các sự việc hàng ngày của từng nhân vật trong tác phẩm:
“- Việc ngày ngày chán vạn vào ra - Ngày nối ngày quanh khắp nên năm - Chèo ngày một ngày hai đi mãi - Ngày ngày ra cướp hại nhân dân”.
Điệp ngữ “bấy giờ”, “ngày trước”… chỉ những gì đã qua và điệp ngữ “ngày mai” chỉ những gì chưa đến… được lặp lại ở các câu khác nhau trong truyện thơ làm tăng giá trị biểu cảm khi sử dụng lời thơ, đồng thời nhấn mạnh sự việc đã có và những việc sẽ phải làm.
“- Bấy giờ nó lọt ra bãi cát
- Bấy giờ duyên én nhạn giao ca - Bấy giờ nàng tươi xinh xuất hiện - Bấy giờ Ngọc châu trai thưa gửi - Bấy giờ nàng hoa Can phán dạy ”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“- Ngày mai quan dậy sớm đi xin - Ngày mai đông quốc gia thiên hạ - Ngày mai mẹ về đất kinh đô - Ngày mai tới cát cồn Ngân Hán”
(Nhân Lăng )
Bên cạnh thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, các tác giả dân gian còn dùng thủ pháp nghệ thuật tạo sự liên tưởng về thời gian. Tác phẩm truyện thơ có thêm một phương diện mới của thời gian trong việc diễn tả tư tưởng nghệ thuật và đặc biệt là miêu tả nhân vật, bởi chỉ nhân vật trong tác phẩm mới là người cảm nhận được loại thời gian này. Như trên đã nói, trong tác phẩm truyện thơ, tác giả đã dùng những hình ảnh thời gian thiên nhiên để diễn tả tâm trạng. Cụ thể ở đây là lấy các mùa trong năm để liên tưởng tới thời gian bao nhiêu năm. Ví dụ khi nói mấy thu, sẽ hiểu là mấy năm. Trong tác phẩm Lưu Đài Hán Xuân, lời nói của trạng nguyên Lưu Đài với vua có nghĩa rằng: Tôi đã mấy năm xa quê hương, xa thôn xã ruộng vườn, nay xin vua cho trở lại quê nhà:
“Tôi mấy thu quê hương lìa bỏ Nhất là lìa thôn xã ruộng vườn Lạy tạ đế vương xin trở lại!”
Chàng Lưu khi đỗ trạng, quay trở lại ngôi nhà của thầy Nam Nga, lạy tạ cha mẹ tổ sư đã “Nuôi con qua nhiều thu mạnh khỏe” (có nghĩa là thầy đã có công nuôi con qua nhiều năm mạnh khỏe):
“Trạng nguyên lạy cha mẹ tổ sư Nuôi con qua nhiều thu mạnh khỏe Ngày nay ơn chín bệ triều đình Dâng vàng đền công trình sư phụ”
Trong truyện thơ Nhân Lăng từ “xuân thu” nói về tuổi, mà tuổi cũng gợi liên tưởng về thời gian là bao lâu “Vua thấy mẹ xuân thu già quá”. Khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mẹ của chàng than thở “Nuôi con được bảy xuân hoa nở”, thời gian sẽ tương đương với bảy tuổi, tức bảy năm.
Chúng ta còn thấy có rất nhiều từ ngữ khác gợi sự liên tưởng về thời gian như: “ba xuân” có nghĩa là thời gian ba năm, “mười xuân sẽ tương đương với thời gian mười năm. Chàng Lưu Đài trong tác phẩm Nàng Hán đến xin trọ học phải trồng trọt và hằng ngày phải đi chăn trâu cắt cỏ. Bụng thầy đã yêu thương mười phần nhưng phải đợi tới mười năm thầy mới dậy cho chữ nghĩa: “Con ở được mười xuân sẽ dạy”. Trong tác phẩm Nhân Lăng, “ba khuốp tiết xuân” ứng với thời gian là ba năm (khuốp tiếng Tày nghĩa là năm tròn mười hai tháng, ba khuốp là ba năm tròn), “tiết xuân” cũng có nghĩa là năm. Chàng Nhân Lăng nắm cơm lủi thủi đi một mình, ngày buồn nhớ mẹ, nhớ nhà bứt rứt, biết bao giờ mới được ba năm? “Bao giờ được ba khuốp tiết xuân?”.
Ngoài ra, tác giả truyện thơ còn biết sử dụng các mùa hoa của thiên nhiên để gợi sự liên tưởng về thời gian trong năm. Thông thường cứ mỗi một mùa hoa tương đương với một năm. Vậy “ba mùa nhụy nở hoa” hay “ba mùa nhụy ngày xưa” sẽ tương đương với thời gian là ba năm.
“- Cho đủ ba mùa nhụy nở hoa - Ba mùa hoa trậm trễ lâu ngày” - Ba mùa hoa thầy mới tính toan - Ở mùa hoa vừa được xuân nay - Đúng hẹn ba mùa nhụy ngày xưa - Ba mùa hoa tròn xuân sẽ bảo
[1: 43-45]
Nhìn chung, tác giả truyện thơ đã biết sử dụng biện pháp liên tưởng về thời gian để tạo ra hiệu quả cao trong việc diễn đạt các ý trong thơ, không những thế, việc sử dụng biện pháp này còn làm tăng tính thẩm mỹ trong các câu thơ. Chính thực tế khách quan đã tác động đến cảm nhận bên trong của các tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dân gian và tạo nên tính sinh động trong cách biểu hiện thời gian ở truyện thơ của dân tộc Tày.
3.2.5. Biện pháp ước lệ thời gian
Thời gian trong tác phẩm truyện thơ nhiều khi không tính bằng thời gian khách quan thông thường, tác giả dân gian đã dùng biện pháp ước lệ, thời gian có thể trôi “nhanh hay chậm”. Chúng tôi đã khảo sát ba tác phẩm có sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ thời gian. Dưới đây là bảng thống kê các từ ước lệ và các câu thơ, trong đó, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp ước lệ thời gian sau:
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ ƢỚC LỆ VÀ CÁC CÂU THƠ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP ƢỚC LỆ THỜI GIAN
Stt Tác phẩm truyện thơ
Những từ ước lệ biểu thị thời gian
Biểu hiện trong tác phẩm
1 Nam Kim – Thị Đan
đằng đẵng, trường, lâu, lâu thay, dài, nước trôi xuống thác, bấy lâu, ngắn, phút chốc, khá lâu…
- Ngày đằng đẵng đêm trường mong nhớ
- Hẹn cùng bạn lâu ngày mai mốt - Còn những hai ba tháng lâu thay - Ngày dài ve trong núi than ca - Năm tháng tựa nước trôi xuống thác
- Xa cách đã bấy lâu thương nhớ - Gà đã gáy biết là đêm ngắn - Phút chốc đã nửa ngày đường thẳm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2 Nhân Lăng
ngày, tức khắc, vụt tới, quá lâu, một lúc
- Lâu ngày đi vào rừng vò võ - Cùng nhau sang bến sông tức khắc
- Vụt tới chốn vũ vân sương móc - Quá lâu con không ở thì về - Vụt tới chốn phù xa bến nước - Một lúc sau bừng sáng như gương - Một lúc bạn ngọc vàng vào núi 3 Lưu Đài – Hán Xuân thấm thoắt, phút chốc, lâu lâu, một phút, phút giây, vừa qua, lâu… - Thấm thoắt đã một năm gần đủ - Kẻo phút chốc tuổi xuân qua mắt
- Lâu lâu được đôi hôm lui tới - Một phút vợ chồng tôi lìa bỏ - Một phút trời đất đen tăm tối - Phút giây quân đến đấu trận tiền - Vừa qua đã từng nói với vua - Không nghe nhau nên khổ lâu ngày
- Nên cơ sự chiến đánh lâu ngày”
Thời gian ở đây có thể rút ngắn đến mức tối đa, có thể kéo dài ra mãi đến vô tận. Sự tương quan về thời gian này, chúng ta cũng có thể cảm nhận được qua các từ chỉ thời gian. Khi nói thời gian trôi quá nhanh thì các từ biểu thị là: phút chốc, vừa thấm thoắt, tức khắc, vụt tới, tựa nước trôi xuống thác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vừa qua, đêm ngắn, một phút... Khi nói thời gian trôi qua chậm thì có các từ biểu thị là: lâu lâu, khá lâu, lâu ngày, ngày đằng đẵng, ngày dài...
Trong truyện thơ, chúng ta hình như không thấy thời gian lịch sử của sự kiện. Thời gian trong truyện thơ là thời gian mang tính ước lệ tượng trưng. Điều này ta thấy biểu hiện ngay ở những câu mở đầu tác phẩm: “Tích cũ thời Thái Tông ngày trước” (là thời nào); “Nước thái bình nam bắc tây đông” (là tính từ bao giờ?); “Đặt có truyện hoa mạ mùa xuân” (cụ thể là mùa xuân nhưng của năm nào thì không rõ?); “Kể lại đời Nhân Lăng con cả”, “Nhớ