Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 52 - 53)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.4. Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ

đó là cảnh hát lượn giao duyên của đôi trai gái. Ta thấy rõ ràng đây là một không gian sinh hoạt nhưng đã được siêu hình hóa nhằm thể hiện cuộc sống nơi Long cung không kém phần nhộn nhịp so với trần thế. Không gian siêu hình ấy cũng biểu hiện một thế giới quan của người xưa và thể hiện quan niệm nghệ thuật của dân gian khi xây dựng một thế giới ở mường âm.

2.1.4. Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày Tày

Các nhóm không gian trên đều là không gian mang tính phiếm chỉ, không cụ thể, có thể ở một nơi nào đó, không xác định. Mọi hình ảnh không gian đều mang ý nghĩa tượng trưng và nó cũng không gắn với sự kiện lịch sử nào. Những hình ảnh dòng sông, những con đường, những cánh đồng, bản mường, những dãy núi, rừng cây, chợ, vườn, sân, nhà hay những cái tên Nam Nga Hà Bắc, cung Yên Hòa, đất quỷ Ngô Cương... đều là không gian mơ hồ mang tính ước lệ. Đây là một biểu hiện đặc trưng thể loại của truyện thơ Tày.

Truyện thơ Tày chủ yếu kể về chuyện xưa tích cũ nên cũng chịu ảnh hưởng của truyện kể dân gian trong phương thức miêu tả không gian. Với kiểu kết cấu phân mảng trong tác phẩm truyện thơ, ta thấy có nhiều mảng không gian được ghép lại với nhau, thậm chí nhiều không gian đồng hiện cùng một lúc. Trong tác phẩm, nhân vật và không gian có mối quan hệ đối lập với nhau, không gian càng rộng lớn, nhân vật càng cô đơn và ngược lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không gian chính là nơi chứa các sự kiện, hành động của nhân vật, đồng thời giữ vai trò thể hiện tâm trạng của nhân vật. Các hình ảnh không gian chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi gắn với cảm thụ chủ quan của con người.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)