Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 53 - 57)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.1. Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ

Trong truyện thơ, tác giả dân gian đã sử dụng cách nói ẩn dụ để diễn tả mọi sự vật hiện tượng dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tìm hiểu các hình ảnh ẩn dụ trong phạm vi của đề tài, chứ chưa có điều kiện để đi sâu tìm hiểu toàn bộ truyện thơ Tày.

Trong tác phẩm “Nhân Lăng”, sau khi trên đường trở về dương gian trần thế, chàng Nhân Lăng đã nhận lời giúp đỡ các nàng tiên xin một quẻ bói. Sau khi được nghe lời giải bói, các nàng đều vui vẻ và cảm tạ chàng hết mực. Đến chỗ nàng Tiên Thọ, nàng tiên nói với chàng rằng hãy ở lại đây, không về hạ giới kết hôn cùng công chúa Quyển Vương. Nhưng chàng Nhân Lăng từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chối, xin về vì còn mẹ đẻ tuổi đã cao niên, không thể bỏ nghĩa lão thân được. Nàng Tiên Thọ đáp lại lời chàng:

“Anh về em bâng khuâng buồn bã

Ô thƣớc cầu mong bắc lại lìa Anh rẽ về cách quê khôn nói

Bởi tiên nương cách cõi dương gian.” [1: 80]

Ở đây, “Ô thƣớc cầu” là một hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm chân thành của cô gái. Nàng Tiên Thọ mong được cùng chàng Nhân Lăng kết đôi. “Ô thƣớc cầu” trở thành biểu tượng của tình yêu đôi lứa.

Trong Nam Kim Thị Đan, ta thấy các hình ảnh ẩn dụ được tác giả truyện thơ sử dụng khá nhiều. Mỗi hình ảnh tượng trưng cho từng ý nghĩa khác nhau của từng sự kiện.

Cũng nhận thấy thêm hình ảnh ẩn dụ cho một tình yêu đằm thắm thủy chung của chàng Nam Kim và nàng Thị Đan là hình ảnh “bắc cầu”.

“Em hỡi còn nhớ nhau không đó Hay bắc cầu em để gẫy đôi ?” ( Noọng ới nhằng chứ thâng vỉ bấu Rụ gạ noọng cái cấu tắc chang? )

Nam Kim và Thị Đan yêu nhau tha thiết, đến độ sáng nhớ chiều thương. Đêm nằm mơ chàng thảng thốt gọi tên nàng. Chàng Nam Kim quyết định cất chân tới nhà Thị Đan gặp em, để hỏi thử một câu. Em có còn nhớ anh không? Hay em đã để tình yêu của mình chia đôi nửa. “Cây cầu” chính là tượng trưng cho một tình yêu còn nguyên vẹn.

“Cây cầu” cũng tượng trưng cho một không gian mang đầy màu sắc của tình yêu trong nhiều tác phẩm. Việc “bắc cầu” (xây dựng một cây cầu) cũng là biểu tượng ẩn dụ cho việc xây dựng một tình yêu, tức là xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Liệu em có (hay chăng) để tình yêu của chúng mình chia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cắt. Đây là một câu hỏi tu từ, để hỏi, nhưng cũng để khẳng định tình yêu giữa Nam Kim và Thị Đan chân thành đằm thắm, thủy chung son sắt hơn, muôn đời vẫn không thể quên nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với từng diễn biến trong toàn bộ cốt truyện của tác phẩm Thị Đan.

Ngay cả đến khi bị mẹ ép gả vào nơi chốn khác Thị Đan vẫn nhung nhớ chàng Nam Kim. Không thấy mặt chàng, nàng vẫn nhiều lần thương nhớ. Thị Đan hỏi Nam Kim “Còn thương em chút nào hay bỏ?”. Chàng Nam Kim đã gửi lời lại rằng:

Thuyền xuôi thác mấy ai kéo giữ Thân em mẹ đã gả nhà người

Nỡ bỏ anh đơn côi lận đận ”

(Lừa lồng hát rừ man đảy quá Mỉnh noọng mẻ khai giá rườn gần Tả vỉ se đan thân lạng đạng)

Trong ca dao cổ truyền, thuyền và bến có khi là ẩn dụ của chàng trai và cô gái. Nhưng có khi, thuyền cũng là ẩn dụ chỉ con người đang vượt qua những gian khổ, khó khăn trong cuộc sống, thác là ẩn dụ chỉ những gian khổ trong cuộc đời mà con người phải đối mặt.

Trong truyện thơ Tày, ý nghĩa ẩn dụ này có khác. Tác giả dân gian đã lấy hình ảnh “thuyền xuôi thác” để ẩn dụ cho việc cô gái đã đi lấy chồng. Và việc cô gái đã quyết định đi lấy chồng, có mấy ai níu giữ lại được. Chàng đã đáp lại lời của Thị Đan: nghe mẹ gả em vào nhà người ta rồi, thì anh làm sao dám giữ em lại. Hình ảnh “thuyền xuôi thác” là một hiện tượng hợp với quy luật của tự nhiên. Tại sao tác giả lại không nói thuyền trôi trên sông hay thuyền trôi lênh đênh trên biển, mà lại lấy hình ảnh “thuyền xuôi thác”? Đây là một dụng ý nghệ thuật. “Thác” chỉ xuất hiện ở những nơi có địa hình cao, hiểm trở, thường là vùng núi. Ở đó ta thấy một không gian thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm mà khoáng đạt. Thác chảy với vận tốc dòng nước nhanh và mạnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuyền xuôi xuống thác cũng nhanh không kém. Không mấy người có thể níu giữ lại thuyền.

Truyện thơ Tày không chỉ dùng ẩn dụ thể hiện không gian, mà còn cho cả thời gian. Tuy nhiên, ẩn dụ thể hiện không gian được sử dụng rất nhiều so với ẩn dụ chỉ thời gian. Hình ảnh thiên nhiên “nƣớc trôi xuống thác” vừa nói về không gian vừa nói về thời gian (năm tháng trôi đi rất nhanh, cứ vùn vụt đi qua mà không bao giờ có thể quay trở lại). Đây chính là nhận thức về sự hữu hạn của thời gian bằng hình ảnh không gian. Người xưa đã sử dụng các hình ảnh của thiên nhiên trong một ý nghĩa kép: không – thời gian.

Ngoài ra trong tác phẩm Nam Kim, cũng được sử dụng các hình ảnh “đàn đứt dây, đũa gẫy, nước cạn, cạn dầu đèn, cấy đồng không nên thóc, khuất núi, hoa..” đây là các hình ảnh tồn tại trong không gian, giữa các sự vật hiện tượng, luôn hiện hữu và có tác động qua lại với nhân vật. Các sự vật hiện tượng này có sự chuyển đổi tên gọi, nhưng đều dựa vào sự giống nhau về một điểm nào đó, đã tạo ra phương thức ẩn dụ trong các tác phẩm truyện thơ Tày mà chúng ta thường gặp, biểu hiện bằng các câu thơ sau:

- Từ ngày đàn đứt dây buồn bã (164) - Đũa gẫy không nên đôi khó nói (506) - Nƣớc cạn khiến cát phải trắng phơi (507) - Cạn dầu đèn còn sáng vào đâu (551) - Cấy đồng không nên thóc được thu (581) - Vẫn tương tư Thị Đan khuất núi (676) - Ai tìm hoa lại buồn đến vậy? (698)

[5: 164 -698]

“Đàn đứt dây” ở đây là ẩn dụ cho tình yêu không thành giữa chàng và nàng. Ý nói từ ngày Nam Kim và Thị Đan chia cách nhau, Thị Đan đêm ngày buồn bã vì sắp phải bước chân về nhà chồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn hình ảnh “đũa gẫy”, “nƣớc cạn” cũng chỉ về tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể thành đôi. Dân gian thường ví như câu “Đến đôi đũa còn có đôi” và trong ca dao cũng có câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ tương tự ý câu thơ trên:

“Lửa lan mặt nước mà chơi

Sông sâu nước cạn mà phơi cát vàng…” [4: bài số 23]

Hay hình ảnh “cạn dầu đèn” là ẩn dụ cho tình cảm của nàng Thị Đan với người chồng mình/(Thái Quan). Hai người không có tình yêu trong hạnh phúc hôn nhân, mà do sự ép gả của mẹ tham nhà giàu nhiều lúa, nhiều vàng. Hơn nữa, đêm ngày thương nhớ mong chờ người yêu, nàng Thị Đan mắc bệnh tương tư, ốm rồi qua đời.

Hình ảnh “cấy đồng không nên thóc” là lời của chị gái Thị Âm. Cũng là hình ảnh ẩn dụ cho một tình yêu trong sáng chân thành nhưng không thể đến được với nhau. Điều này chỉ có thể giải thích bằng tư tưởng “thiên mệnh” “Là tại số trời cao vậy đấy”.

Nam Kim tương tư người “khuất núi” ở ví dụ trên, cũng là ẩn dụ cho việc nàng đã mất. Để lại cho Nam Kim một nỗi buồn vô hạn.

Từ “hoa” ở câu trên được hiểu là người con gái, kết hợp với câu hỏi tu từ và sử dụng đại từ “ai” không xác định, phiếm chỉ, để nhấn mạnh nỗi buồn xót xa được nhân lên đến tận cùng của sự khổ đau.

Ẩn dụ là một phương thức nghệ thuật, có tác dụng làm cho câu thơ tinh tế hơn. Ít nhiều trong tác phẩm truyện thơ có những điều khó nói trực tiếp. Để tránh nói thẳng, nói thật, tác giả dân gian phải dùng các hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong không gian để tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)