Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 41 - 46)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2. Không gian thiên nhiên

Các hình ảnh không gian thiên nhiên không bó hẹp trong cuộc sống sinh hoạt. Nó vượt ra ngoài tầm không gian thông thường, vươn tới không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian của vũ trụ rộng lớn bao la vô cùng vô tận… Bất kỳ nhân vật nào trong tác phẩm cũng bị chi phối bởi cảm quan dân gian về thiên nhiên vũ trụ. Trong truyện thơ Tày, các hình ảnh không gian này xuất hiện mang một vẻ đẹp kì vĩ, phóng khoáng. Tiêu biểu (đặc trưng) cho nền cảnh không gian này là không gian của “rừng cây, đèo núi”.

Truyện thơ “Nam Kim Thị Đan”, đoạn tả cảnh hai người chia tay nhau trên đường rừng, thể hiện rõ cho kiểu không gian này. Chia tay nhau mà lòng trĩu nặng nỗi buồn vui. Hình ảnh “đèo núi” xuất hiện nhiều không chỉ trong truyện thơ, mà còn có ở trong ca dao dân ca Tày:

“Cất chân mải miết dưới chân đèo Ve kêu rền rĩ lòng buồn hiu”. (Củ tỉn lằm lặp tẩu tin khau

Nhì nhọi mèng than chắng nội sầu).

Và hình ảnh ấy mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sự khó khăn trắc trở. Trong văn học hình ảnh “đèo” rất gần gũi, thân thuộc với dân tộc Tày “Cái đèo cũng như sông, suối, núi non…mang một ý nghĩa chỉ sự ngăn cách. Từ thực tế ấy cái đèo đã trở thành hình tượng “chướng ngại”, trở thành vật thử thách ý chí, nghị lực của con người. Cái đèo cũng có khi chỉ sự ngăn cách của quyền lực xã hội, của lòng người, của số mệnh và lực lượng siêu nhiên khác trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực lứa đôi, hạnh phúc gia đình”[18: 66 ]. Nếu trong Nam Kim cho dù đó là “Đường xa cách đèo núi non xa”, chàng Kim vẫn “Bước lên đèo ngàn thẳm, qua rừng trúc đèo cao” và vẫn “Nhớ em vượt đèo núi về thăm”, cùng nhau “Đeo cơm gói theo nhau đèo núi”, rồi từ đây mãi phải chia ly. Biểu tượng không gian đèo núi thể hiện sự trắc trở chông gai nhưng càng có ý nghĩa hơn trong tình yêu lứa đôi.

Hình ảnh “đèo núi” trong tác phẩm Nhân Lăng cũng thể hiện một không gian thiên nhiên khoáng đạt hùng vĩ. Chính những thử thách của “đèo núi” đã giúp cho con người có thêm ý chí, nghị lực, vượt qua tất cả khó khăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian khổ để hướng tới mục đích của mình. Không gian ấy mang nhiều bản sắc dân tộc (“núi đỏ rừng xanh, núi biếc non xanh”). Núi ở đây có cả chiều cao, chiều rộng, chiều xa (“núi cao ngất, mây sương móc tỏa”, “vượt ngàn rừng trăm núi”). Trong không gian hùng vĩ ấy, còn có cả vạn vật của thiên nhiên luôn vận động, trông rất thi vị:

“Ong vui hoa các ngả tìm nhau Ong điệp kéo từng xâu trong núi”

Ngoài hình ảnh đèo núi, còn có hình ảnh của rừng cây. Chính khoảng không gian này cũng góp phần tạo cho tâm trạng của các nhân vật trong truyện thơ một nỗi buồn nhớ nhung. Truyện thơ Nhân Lăng diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ da diết (“quan nhớ mẹ ở nơi nhà cửa” khi mà “Lâu ngày đi vào rừng vò võ”), bởi rừng vốn là nơi vắng vẻ, ít người qua lại, không gian của rừng rộng lớn vô cùng, cứ trùng trùng điệp điệp, bạt ngàn rừng cây xanh.

Có lẽ khi nói tới không gian của rừng cây, ta thấy đoạn tả cảnh Nam Kim và Thị Đan lấy lá rừng hứng máu tươi, cùng trích máu ăn thề là đoạn thơ gây được xúc động nhất trong lòng bao thế hệ độc giả. Nơi rừng già lặng lẽ thiêng liêng ấy chính là nơi gặp gỡ hò hẹn, là nơi thề nguyền và cũng chính là nơi ly biệt.

“Nay biệt chốn rừng sâu khác chốn Em hỡi đừng đưa tiễn thêm sầu Ta không lấy được nhau đành vậy Em có chồng có chốn là thôi Thân anh chẳng có đôi thì mặc Tiễn đưa thêm rầu rĩ mũi cay

Lòng em nói thương nhau chẳng khác Lời nói khôn càng ngọt càng buồn Nếu như nàng thật thương anh nhỉ Hãy đứng lên gọi đất gọi trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ta lấy máu thề lời kết ngãi. Thị Đan bứt lá hứng máu tươi Chìa tay nói chích tay em trước Nam Kim nói em ngọc cắt sau Máu hai tay hòa nhau trên lá Thị Đan gọi trời cả đất thiêng

Sinh thời lấy Nam Kim chẳng được Cùng chia nhau uống máu ăn thề Trời đất thấy rằng đây sự lạ Đời Nam Kim đói khổ một đời Chắp tay gọi đất trời làm chứng Máu hòa nhau cùng uống hai ta Cùng nuốt xuống ruột rà lặng lẽ Nam Kim thêm yêu ả Thị Đan Thị Đan thêm yêu chàng hết ý Khi ấy lại than khóc cùng nhau

“Thiên hạ chẳng người nào như vậy?” Thị Đan cùng trai trẻ Nam Kim

Cắt máu cùng uống chung trên lá Thật biết nhau lòng dạ rõ ràng”.

[5: 267- 268]

Một tình yêu được minh chứng qua cả thời gian và không gian, đến nỗi làm động lòng cả đất trời (“trời đất cũng thấy đây là sự lạ”). Nhưng rút cuộc, họ không thể đến được với nhau. Hiếm thấy tình yêu nào trong văn học từ trước tới giờ lại làm chúng ta khi gấp lại những trang sách mà phải suy nghĩ đến vậy. Một tình yêu rất mực chân thành đằm thắm nhưng rồi kết thúc lại đầy bi kịch xót xa. Đúng như lời nhận xét tinh tế của PGS.TS Vũ Anh Tuấn: “Nam Kim chưa (hay không) có được cái dũng khí có thể “không lấy được em anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm loạn giữa mường”[42: 143]. Đúng vậy, giá như chàng Nam Kim có được cái dũng khi ấy thì có lẽ câu chuyện khép lại không còn sự day dứt, hối hận, buồn thương. Tình yêu đã để lại cho Nam Kim một nỗi buồn vô hạn trên cõi đời này. Chàng ở lại thế gian tự chép ra câu chuyện vì “Đường tình viết xuống giấy bao lời cho hết”.

Hình ảnh không gian của núi rừng có vai trò nhất định trong cuộc gặp gỡ, là nơi thề nguyền son sắt thủy chung của hai người. Nơi này, không phải ở đâu xa, cũng không phải chỗ cao sang cầu kì mà rất bình dị, gần gũi thân thuộc với con người, đó chính là không gian của núi rừng. Họ lấy lá rừng hứng máu tươi và máu của họ lại hòa nhau trên lá, cùng nuốt vào trong để hiểu rõ hơn lòng dạ của nhau. Cũng trong không gian rừng sâu này, chàng Nam Kim vẫn nhớ lời hẹn ước và tìm đến đúng nơi, chỉ tiếc rằng đã quá muộn. Tất cả còn lại chỉ là nỗi khổ đau vô vọng:

“Nhớ đinh ninh lời dặn yêu thương Thuở ấy trên đường rừng giao hẹn”.

Đến đây cốt truyện đã đẩy lên gần đỉnh điểm của sự đau khổ tận cùng, không có gì sánh được. Ngày mất của nàng Thị Đan cũng là ngày hẹn gặp của hai người trên đường rừng năm xưa.

Không chỉ có không gian thiên nhiên của rừng cây, đèo núi, tiêu biểu cho kiểu không gian này còn có không gian của biển, bến sông…Không gian này cũng rộng lớn vô cùng. Thường khi con người đứng trước một không gian rộng lớn của tự nhiên, sẽ cảm thấy cô đơn, nhỏ bé, phát sinh nhiều tâm trạng buồn. Không gian này có thể hòa vào không gian tâm trạng, tạo thành những sắc thái riêng. Có thể buồn vì nhớ người thương, nhưng cũng có thể buồn vì nhớ nhà, nhớ quê hương bản quán…

Trong truyện “Lưu Đài Hán Xuân”, ta thấy không gian biển mở ra một cách mới lạ, đẹp một cách lạ kì. Gặp phải lúc vua Tần đòi cống, vua Đường cử Lưu Đài đi sứ, Hán nàng đã có mang xin đi cùng. Hai vợ chồng chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường thủy để đi cống sứ. Trên đường đi, không gian trên biển hiện lên với các hình ảnh: bốn bên rộng lớn, không có người có đất bao quanh, biển mênh mông, sương mù bốn phía…Cách sử dụng các tính từ chỉ tính chất như rộng thênh thang, xanh lai láng, trắng phau phau, mênh mông, bát ngát, trùng trùng...Đã nhấn mạnh thêm, cái không gian rộng lớn của vũ trụ bao la:

“Bốn bên rộng thênh thang mù tít, Chẳng có người có đất chung quanh Những bể rộng trời xanh lai láng Hai hướng núi bạc trắng phau phau Biển mênh mông một màu bát ngát, Hoa liễu nở san sát như thành

Trước núi, hoa Vặc Viền lay lắt, Khỉ vượn dồn kêu hét inh tai,

Văng vẳng như người cười trong bể; Sương mù tỏa bốn phía hư không Trời biển ngất trùng trùng nghìn dặm Con rồng vận nước tận hoàng thiên Nước trôi về đất tiên cao ngất…”.

[6: 206]

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)