B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.2. Sử dụng cách lặp từ và dùng các từ láy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một điều dễ nhận thấy khi chúng ta tiếp xúc với truyện thơ Tày là có nhiều từ ngữ được lặp lại trong một câu thơ. Chúng tôi đã đối chiếu cả bản phiên âm và dịch nghĩa của truyện thơ, thống kê thấy số lượng cách lặp từ này rất nhiều.
Ví dụ: Trong “Nam Kim Thị Đan” có thể liệt kê những câu sau:
- Thị Đan ở khác mường khác bản
(Thị Đan giú táng mường táng bản)(câu12)
- Gầm trời còn nhiều chốn nhiều người (Tẩu vạ nhằng lai tỉ lai gần) (câu 33)
- Người ở lòng không ở trong nhà
(Gần giú sim bấu giú đâu rườn) (câu 37)
- Nhà vắng ra đường xa càng vắng
(Rườn goẹng oóc tàng quây càng goẹng) (câu 316)
- Trông bốn phƣơng móc tỏa bốn phƣơng
(Ngòi sí phƣơng moóc tỏa sí phƣơng) (câu 423) - Sinh ra ở khác mường khác chốn
(Sinh lồng giú táng mường táng tỉ) (câu 644)
Không chỉ trong tác phẩm Nam Kim mà trong truyện thơ Nhân Lăng, nàng Hán, cũng có nhiều cách lặp từ như vậy. Tác giả dân gian sử dụng cách lặp từ để tạo tính cân đối, đối xứng, làm rõ ý và tạo nhịp điệu cho từng câu thơ, đồng thời cũng nhấn mạnh sự khác biệt về ý nghĩa của câu, tạo hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cho việc kể bằng miệng, dễ thuộc, dễ nhớ hơn, vì dù sao, truyện thơ, phương thức chủ yếu khi lưu hành là diễn xướng.
Truyện thơ khi sử dụng phương thức láy, làm cho người đọc cảm nhận một cách tinh tế, sống động về màu sắc, âm thanh, các hình ảnh của sự vật hiện tượng được biểu thị. Nó tạo ra tính tạo hình nghệ thuật và tạo ra các giá trị biểu cảm của lời văn. Từ láy xuất hiện khá nhiều cũng để nhấn mạnh thêm tâm trạng của nhân vật qua việc mô tả các hiện tượng trong thiên nhiên hay các đặc điểm của sự vật …
Trong tác phẩm truyện thơ có sự vận dụng linh hoạt các từ láy (như trong Nam Kim Thị Đan): “nắt nỉu (da diết), ròi rọi thán thân (dai dẳng than thân), lầng lầng (luôn luôn), lạng đạng (lận đận), lắt lí (ra rả), xiết xa (lần lần), lòi lọi (thui thủi), giẳc giay (xăm xăm), thán thở (than thở), choi chỏi (choi chói), nhúm nhúm (tủm tỉm), roác roác (ha hả) …”. Cụ thể, ta có các câu sử dụng từ láy như sau:
Về hiện tượng sự vật của tự nhiên, từ láy “ròi rọi thán thân” được sử dụng để nói về tiếng ve kêu, cũng để diễn tả tâm trạng của nàng Thị Đan, khi nhớ Nam Kim:
Ve sầu kêu dai dẳng than thân
(Mèng nhỏi nằn ròi rọi thán thân)
Đặc biệt, ta thấy trong tác phẩm còn xuất hiện các từ láy toàn phần. Nếu trong tiếng Việt từ láy toàn phần có thể bị biến âm, biến thanh thì với tiếng Tày, từ láy toàn phần ít biến âm, biến thanh ngoài sự thay đổi trọng âm. Tác giả dân gian sử dụng các từ láy toàn phần để kéo dài hành động hay tính chất của sự vật, hiện tượng. Từ láy trong tiếng Tày giàu giá trị nghệ thuật, đồng thời là chất liệu quan trọng để xây dựng những hình ảnh trong không gian về thiên nhiên, con người…
Ngoài ra, trong truyện thơ Tày còn có các từ láy được dùng để gọi tên các loài động vật, chủ yếu là các các từ láy danh từ như “Pạng pú (Cóc tía),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Khảm khắc (chim Khảm khắc), Queng quý (chim Queng quý)... Những từ láy này gọi tên theo đặc điểm tiếng kêu của chúng.