B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.3 Sử dụng cácđiệp từ, điệp ngữ
Điệp từ, điệp ngữ cũng được sử dụng khá nhiều trong truyện thơ Tày. Ở đây có thể lặp lại một từ hay cả cụm từ. Nó được sử dụng để nhấn mạnh cảm xúc với đối tượng được miêu tả, làm nổi bật ý, tạo âm hưởng, giúp người đọc dễ nhớ. Thí dụ trong truyện thơ “Nhân Lăng”:
Đặc tả nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, Nhân Lăng đi vào rừng lâu ngày. Các sự vật xung quanh cứ hiện ra, nhìn thấy “ong vui hoa” mà nghĩ tới thân phận kẻ mồ côi rách rưới thêm buồn.
“Ong vui hoa các ngả tìm nhau
Ong điệp kéo từng xâu trong núi”
Còn rất nhiều điệp ngữ được sử dụng để nhấn mạnh một đặc điểm của đối tượng phản ánh hay có thể làm nổi bật hình ảnh trong toàn bộ bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoặc có thể tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời văn.
-Hay ma bắc đẩu với ngân hà Hay là ma giang hồ biển rộng Hay là ma rừng rậm hải giang.
Trong truyện thơ Nam Kim Thị Đan, các điệp ngữ được sử dụng khá nhiều với mục đích như ở trên. làm tăng giá trị biểu cảm cho câu, làm rõ ý người cần diễn đạt. Theo tư liệu khảo sát, chúng tôi thấy chủ yếu trong toàn bộ truyện thơ này, tác giả dân gian sử dụng kiểu điệp ngữ cách quãng, sử dụng điệp ngữ nối tiếp.
Các hình ảnh của thiên nhiên như: không gian núi rừng, vườn hoa, bốn phương…tạo cảm giác buồn bã, mong chờ, hy vọng qua sự cảm nhận của nhân vật.
“Trông cá, cá ở sâu lòng vực (điệp ngữ nối tiếp)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
...
Trông núi rừng mây tỏa núi rừng (điệp ngữ cách quãng)
Trông vườn hoa, hoa đều tàn tạ” (điệp ngữ nối tiếp) [5: 265]
Điệp ngữ trong truyện thơ “Lưu Đài - Hán Xuân” được dùng để tả tính chất, đặc điểm của sự vật, cho thấy một không gian chứa đựng sự vật hiện tượng ấy đa màu sắc:
“Con màu đào, màu đỏ, màu vàng”
Đặc biệt trong truyện thơ này, có đoạn thơ sử dụng rất nhiều điệp từ “hàng” (lặp đi lặp lại mà không nhàm chán). Chỉ 4 câu thơ mà có đến 11 từ “hàng” được nhắc đến. Lặp lại mà ý của câu thơ vẫn mới mẻ, ý nghĩa của từng câu vẫn rõ ràng trong sáng. Đây là đoạn sử dụng điệp từ hay nhất trong tác phẩm “Nàng Hán”.
“Hàng bát rồi hàng khăn, hàng mã,
Hàng trầu không, hàng quả, hàng tương,
Hàng sáp thêm hành hương, hàng xạ
Hàng áo rồi hàng ngựa, hàng trâu” [6: 223]
Đây là một không gian siêu hình ở mường trời (không gian của chợ mường trên) với đầy đủ các loại hàng được bầy bán (hàng bát, hàng khăn, hàng mã, hàng trầu, hàng quả, hàng sáp, hàng áo, hàng tương, hàng xạ, hàng ngựa…) phong phú không thiếu thứ gì.