Các hình ảnh về không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 35 - 103)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.Các hình ảnh về không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

2.1.1. Không gian sinh hoạt

Không gian sinh hoạt luôn gần gũi với cuộc sống của con người. Con người tồn tại trong không gian sinh hoạt. Chúng ta thấy các hình ảnh không gian này rất phong phú và đa dạng. Các hình ảnh không gian trong đời sống đi vào tác phẩm đều có thể trở thành không gian nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào cảm quan về thế giới của người xưa khi nhìn nhận vấn đề không gian nghệ thuật.

Có rất nhiều hình ảnh nói về không gian sinh hoạt trong tác phẩm truyện thơ Tày, nhưng đáng chú ý nhất là không gian “ngôi nhà”. Cụ thể ở đây, khi nói tới ngôi nhà của đồng bào dân tộc Tày, thường là ngôi nhà sàn vì nó phù hợp với điều kiện tự nhiên của người Tày. Đó là hình ảnh ngôi nhà sàn của chàng Nhân Lăng và ngôi nhà sàn của Thạch Sùng. Vốn Nhân Lăng là một chàng mồ côi nghèo khó, xin ăn từng bữa qua ngày về nuôi mẹ già. Chàng là người con có hiếu với mẹ của mình, thương mẹ hết mực, là một người có tấm lòng vàng luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Chính vì nghèo khó nên ngôi nhà của chàng cũng chẳng có gì? Ở đây, ngôi nhà của chàng Nhân Lăng không được nói rõ là cao thấp rộng hẹp như thế nào mà chỉ nói rất chung chung với từ “nhà, hay từ nhà sàn, các”.

“Nhìn nhà sàn mẹ càng buồn bã: Hẹn ngày vua hạ giá Quyển Vương Nhà ta, ở bốn phương chưa biết Cung các đâu để rước cô nàng?”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sắp đến ngày cưới công chúa Quyển Vương, mẹ của chàng rất lo lắng băn khoăn vì chưa biết phải làm thế nào để có ngôi nhà lớn để đón con dâu là công chúa con vua. Chính cái không gian sinh hoạt trong ngôi nhà cũng phần nào tạo nên một không gian để trong đó tâm trạng nhân vật được bộc lộ.

Nếu đem đối sánh với ngôi nhà của Thạch Sùng thì ta thấy có sự đối lập rõ nét:

“Nhà Thạch Sùng phú quý thừa giàu Đầy tớ và trâu bò vô số

Đặt bày đủ cửa sổ giường hoa Con đi đo tận nhà từng khoảng Làm nhà vàng cho đặng đón nàng Nghĩ làm gì nhà sàn hỡi mẹ?”

[1: 66].

Nói như vậy để thấy được rằng căn nhà của Thạch Sùng rất giàu có, trong nhà của lão không thiếu một thứ gì trên đời, có cả người ở, trâu bò vô số, giường hoa…Những chi tiết ấy cho thấy một phần không gian sinh hoạt của Thạch Sùng (rất giàu sang, rộng lớn). Không những thế, căn nhà của Thạch Sùng còn được miêu tả cả chiều cao và chiều rộng:

“Nhân Lăng vào trạn dưới nhà ông Quan đặt gánh dây vòng đo đạc Giăng đông tây nam bắc dọc ngang Thạch Sùng ở giường vàng nhà mát Thấy quan giăng dưới đất những dây Quan đặt dây đo gian rộng dưới”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chàng Nhân lăng nghèo, cũng ước muốn dựng được một căn nhà như lão Thạch Sùng nên đã vào rừng lấy dây rừng về để đo đạc ngôi nhà của Thạch Sùng.

Không gian đối lập giữa ngôi nhà của Thạch Sùng và chàng Nhân Lăng đã phần nào thấy được dụng ý của tác giả: lên tiếng bảo vệ những con người mồ côi, những con người nghèo khổ, bất hạnh, lên án gay gắt những kẻ giàu có khinh người, chê bai kẻ nghèo hèn. Sự phản ánh từng không gian của mỗi gia đình đã cho thấy xã hội phong kiến Tày đã có sự phân chia giai cấp sâu sắc, tạo nên sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội một cách rõ rệt.

Trong căn nhà của chàng Nhân Lăng và lão Thạch Sùng, ta thấy xuất hiện một không gian trung tâm - “cái giường” – như một vật rất cần thiết trong mỗi căn nhà, là thứ không thể thiếu được trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Ở đây, cũng có sự đối lập giữa hai không gian nhỏ bé, là nơi nghỉ ngơi thân thuộc của con người. Cái giường trong nhà Thạch Sùng được miêu tả là giường hoa, giường vàng; còn cái giường trong ngôi nhà Nhân Lăng chắc hẳn không thể sang trọng như thế.

Thông thường khi nói tới không gian ngôi nhà, cái cửa được nhắc đến khá nhiều. Để tạo không gian thoáng mát cho căn nhà, người ta có thể mở thêm những cánh cửa sổ để ánh sáng, gió mát lùa vào. “Cửa cũng là nhà. Trong nhà quan trọng nhất là cái cửa. Sự đóng mở của cánh cửa càng quan trọng hơn vì nó quyết định sự vui buồn, đầm ấm hạnh phúc hay lạnh lẽo cô đơn, chí đường mây rộng mở hay bế tắc túng cùng…” và “Không gian nhỏ hẹp thông qua cánh cửa sẽ không có gì ngăn cách con người với vũ trụ, ngược lại còn làm cho nó tương thông. Bất kì cảm xúc nào của con người cũng có thể lan tràn vào vũ trụ”[14: 80]. Cho nên truyện thơ mới có những câu nói: về đến cửa là người ta nghĩ ngay đến nhà. Trong tác phẩm Nam Kim Thị Đan có câu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Em cố về đến cửa thăm nhau - Vừa mất công đến cửa than thân - Thị Đan về đến cửa khóc than”…

Không gian sinh hoạt còn được hiện ra trong cuộc sống riêng tư của từng gia đình. Khoảng không gian này diễn ra trong phạm vi đời sống của từng cá nhân, rất nhỏ bé. Con người trong không gian đó cũng chất chứa những mảnh tâm trạng khác nhau, có thể buồn, vui, nhớ thương, giận hờn...

Không gian ngôi nhà hiện ra rất gần với cuộc sống thường ngày của người dân miền núi, được miêu tả khá chi tiết. Đó là cảnh Nam Kim và Thị Đan được gặp nhau trong ngôi nhà của Thị Đan sau bao lâu xa cách và thương nhớ:

“Ngủ không say nàng dậy nấu cơm Gói cơm nắm để anh đi chợ

Tang tảng sáng cửa sổ sáng bừng Thị Đan gọi Nam Kim rửa mặt Bày sẵn bàn nàng đợi cùng ăn Anh hỡi ăn với nhau một bữa Thị Đan mời bạn khóa vào ngồi Cơm rượi chỉ hai người mời mọc Vừa ăn vừa thề thốt với nhau Ta chẳng để hai hồn xa cách”.

[5: 266]

Có thể nói đây là đoạn thơ hay trong tác phẩm thể hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi, một cuộc sống sinh hoạt bình dị nhất, gần gũi thân quen nhất với con người. Điều đó tạo nên vẻ đẹp rất đặc trưng của vùng núi. Chúng ta dễ dàng nhận ra một không gian sinh hoạt, có đủ màu sắc, âm thanh, mùi vị…Với hình ảnh không gian căn nhà của Thị Đan, mọi hoạt động diễn ra gắn với từng nhân vật trong tác phẩm. Mức độ của ánh sáng là “Tang tảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng” (vào buổi sớm, khi mọi người vẫn chưa dậy, ánh sáng còn chưa rõ hẳn, chỉ hơi mờ mờ). Nếu đối chiếu với đoạn thơ trên, thời điểm mà Nam Kim đến thăm Thị Đan thì thời điểm này có thể là cuối mùa đông đầu mùa xuân, vào lúc sớm hôm có rất nhiều sương giá. Cho nên về mức độ, ở đây không thể sáng hẳn, mà chỉ là tang tảng sáng. Phần nào đó, không gian bên ngoài bị bao phủ bởi sương mù mà chúng ta thường biết đến ở vùng miền núi.

Âm thanh trong ngôi nhà của nàng Thị Đan lúc này chỉ còn tiếng nói của hai người đang nói chuyện với nhau. Cả hai người vừa ăn vừa thề thốt cùng nhau, một không gian sinh hoạt rất riêng tư. Khung cảnh sinh hoạt ấy đã làm nền cho cuộc gặp gỡ thề nguyền lần cuối cùng của đôi lứa trước khi phải xa nhau mãi mãi, không bao giờ được gặp lại nữa.

Đặc biệt, tác giả dân gian đã dùng một loạt động từ trong đoạn thơ trên như “dậy, gói, gọi, mời, ngồi, đợi, rửa, ăn, vừa ăn vừa thề thốt” để nhấn mạnh thêm từng hành động của nhân vật, thật gấp gáp khi được gần nhau nhưng trong lòng vẫn không yên. Qua không gian sinh hoạt nhỏ bé ấy, ta cũng thấy được tâm trạng của nhân vật trước lúc phải chia tay. Ở đây, thấy nhịp độ hành động của nhân vật tăng nhanh bởi vì Thị Đan biết rằng: ngày mai anh phải lên đường về chợ, hai người lại phải xa nhau.

Thị Đan ngủ không được nên đã dậy nấu cơm và gói cơm nắm cho anh. Sau nàng gọi chàng Nam Kim dậy rửa mặt, rồi bày sẵn thức ăn để hai người cùng ăn. Bữa ăn cho hai người không phải là sơn hào hải vị, mà chỉ có cơm, có rượu nhưng chan chứa tình người, chất chứa một tình cảm mãnh liệt sâu sắc. Chỉ tiếc rằng họ đã không thể vượt qua sự trói buộc vô hình của xã hội. Tục lệ ép gả đầy ngang trái đã làm cho những người yêu nhau chân thành, tha thiết, đến độ “Lòng nhung nhớ đặt giữa trái tim” phải khổ đau, mang nỗi hận suốt đời. Đây là đoạn duy nhất trong tác phẩm miêu tả rõ nhất không gian sinh hoạt, kể về từng hoạt động, từng chi tiết như trong cuộc sống gia đình thường ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng đặc trưng cho kiểu không gian sinh hoạt là không gian “Chợ”. Như đã biết, chợ là nơi gặp gỡ để trao đổi buôn bán, là nơi tập trung đông người với đầy đủ mọi thứ hàng hóa. “Chợ” trong truyện thơ Tày không những thể hiện không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc mà còn thể hiện thời gian mang tính phong tục. Chợ của đồng bào dân tộc miền núi thường họp 5 ngày một lần, tùy theo các vùng mà quy định ngày họp chợ khác nhau. Trong hầu hết các tác phẩm truyện thơ, ta đều thấy xuất hiện chợ với những tên gọi khác nhau.

Trong tác phẩm “Nam Kim Thị Đan”, “Chợ” trở thành “điểm hẹn” của tình yêu, là nơi duy nhất để hai người có thể gặp nhau, hò hẹn:

“Nam Kim nào biết nói biết biết thưa Dặn bạn đến bây giờ khó gỡ

Hỏi em nơi rừng trúc vấn vương Có bao nhiêu con đường chia biệt? Thị Đan nàng tha thiết lời thương Chỉ có mỗi con đường về chợ”.

[5: 268-269]

Không gian sinh hoạt không chỉ xuất hiện trong truyện “Nam Kim Thị Đan”, mà còn xuất hiện trong “Lưu Đài Hán Xuân”: các hình ảnh đặc sắc của không gian Nam Nga (nhà lợp màu đỏ tươi, hoa đào, hoa mận, hoa liễu nở với ngàn hoa khoe sắc cùng các đoàn người tấp nập ngược xuôi); các ngã ba đâu cũng có chợ, có thịt cá, bánh quà bầy bán. Qua những hình ảnh trên, ta có thể thấy được không gian chợ vốn từ xưa đã có ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân miền núi. Đây là một không gian sinh hoạt có tính cộng đồng ở nhiều dân tộc. Đoạn thơ dưới đây nói về chàng Lưu đi ròng rã một tháng trời, đến được thị thành Nam Nga Hà Bắc, không gian sinh hoạt ở đây rất nhộn nhịp, đủ màu sắc, âm thanh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thị thành người tấp nập ngược xuôi: Các ngã ba nơi nơi họp chợ,

Gái cùng trai lịch sự dập dìu Nhà gạch lợp đỏ tươi màu ngói, Đường thủy bộ chấp chới bướm bay Mận đào nở vườn cây muôn sắc, Liễu đơm bông cảnh hệt vườn tiên; Thịt cá bán khắp miền chợ búa, Bánh quà bầy sắp cỗ vô vàn…”.

[6: 165]

Nói đến Nam Nga Hà Bắc, chắc hẳn rằng chàng Lưu không thể quên những hình ảnh về ngôi nhà thầy Nam Nga.

“Nhà thầy kia, trên mái giàn hoa Các văn nhân vào ra như kiến Đằng trước có hoa lạ ao sen, Kẻ nho sĩ số trên trăm rưởi;

Khi vào, chàng qua dưới thạch bàn Nghe tiếng học ran ran bốn phía, Tìm thầy, vào chỗ ấy chẳng sai.”

[6: 166]

Nơi chàng Lưu tìm đến học, không gian nhà thầy khiến chúng ta liên tưởng tới một ngôi trường như Quốc Tử Giám ngày xưa. Có các văn nhân nho sĩ về hội tụ học tập với hàng trăm, hàng nghìn người. Với tầm quan sát chuyển dần từ dưới lên cao, từ thị giác cho đến thính giác, không gian nhà thầy Nam Nga hiện lên qua sự miêu tả chính là một không gian sinh hoạt.

2.1.2. Không gian thiên nhiên

Các hình ảnh không gian thiên nhiên không bó hẹp trong cuộc sống sinh hoạt. Nó vượt ra ngoài tầm không gian thông thường, vươn tới không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian của vũ trụ rộng lớn bao la vô cùng vô tận… Bất kỳ nhân vật nào trong tác phẩm cũng bị chi phối bởi cảm quan dân gian về thiên nhiên vũ trụ. Trong truyện thơ Tày, các hình ảnh không gian này xuất hiện mang một vẻ đẹp kì vĩ, phóng khoáng. Tiêu biểu (đặc trưng) cho nền cảnh không gian này là không gian của “rừng cây, đèo núi”.

Truyện thơ “Nam Kim Thị Đan”, đoạn tả cảnh hai người chia tay nhau trên đường rừng, thể hiện rõ cho kiểu không gian này. Chia tay nhau mà lòng trĩu nặng nỗi buồn vui. Hình ảnh “đèo núi” xuất hiện nhiều không chỉ trong truyện thơ, mà còn có ở trong ca dao dân ca Tày:

“Cất chân mải miết dưới chân đèo Ve kêu rền rĩ lòng buồn hiu”. (Củ tỉn lằm lặp tẩu tin khau

Nhì nhọi mèng than chắng nội sầu).

Và hình ảnh ấy mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sự khó khăn trắc trở. Trong văn học hình ảnh “đèo” rất gần gũi, thân thuộc với dân tộc Tày “Cái đèo cũng như sông, suối, núi non…mang một ý nghĩa chỉ sự ngăn cách. Từ thực tế ấy cái đèo đã trở thành hình tượng “chướng ngại”, trở thành vật thử thách ý chí, nghị lực của con người. Cái đèo cũng có khi chỉ sự ngăn cách của quyền lực xã hội, của lòng người, của số mệnh và lực lượng siêu nhiên khác trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực lứa đôi, hạnh phúc gia đình”[18: 66 ]. Nếu trong Nam Kim cho dù đó là “Đường xa cách đèo núi non xa”, chàng Kim vẫn “Bước lên đèo ngàn thẳm, qua rừng trúc đèo cao” và vẫn “Nhớ em vượt đèo núi về thăm”, cùng nhau “Đeo cơm gói theo nhau đèo núi”, rồi từ đây mãi phải chia ly. Biểu tượng không gian đèo núi thể hiện sự trắc trở chông gai nhưng càng có ý nghĩa hơn trong tình yêu lứa đôi.

Hình ảnh “đèo núi” trong tác phẩm Nhân Lăng cũng thể hiện một không gian thiên nhiên khoáng đạt hùng vĩ. Chính những thử thách của “đèo núi” đã giúp cho con người có thêm ý chí, nghị lực, vượt qua tất cả khó khăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian khổ để hướng tới mục đích của mình. Không gian ấy mang nhiều bản sắc dân tộc (“núi đỏ rừng xanh, núi biếc non xanh”). Núi ở đây có cả chiều cao, chiều rộng, chiều xa (“núi cao ngất, mây sương móc tỏa”, “vượt ngàn rừng trăm núi”). Trong không gian hùng vĩ ấy, còn có cả vạn vật của thiên nhiên luôn vận động, trông rất thi vị:

“Ong vui hoa các ngả tìm nhau Ong điệp kéo từng xâu trong núi”

Ngoài hình ảnh đèo núi, còn có hình ảnh của rừng cây. Chính khoảng không gian này cũng góp phần tạo cho tâm trạng của các nhân vật trong truyện thơ một nỗi buồn nhớ nhung. Truyện thơ Nhân Lăng diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ da diết (“quan nhớ mẹ ở nơi nhà cửa” khi mà “Lâu ngày đi vào rừng vò võ”), bởi rừng vốn là nơi vắng vẻ, ít người qua lại, không gian của rừng rộng lớn vô cùng, cứ trùng trùng điệp điệp, bạt ngàn rừng cây xanh.

Có lẽ khi nói tới không gian của rừng cây, ta thấy đoạn tả cảnh Nam Kim và Thị Đan lấy lá rừng hứng máu tươi, cùng trích máu ăn thề là đoạn thơ gây được xúc động nhất trong lòng bao thế hệ độc giả. Nơi rừng già lặng lẽ thiêng liêng ấy chính là nơi gặp gỡ hò hẹn, là nơi thề nguyền và cũng chính là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 35 - 103)