Thời gian siêu hình

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 80 - 82)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.3. Thời gian siêu hình

Thời gian siêu hình là hình thức biến thái của thời gian cụ thể và thời gian thiên nhiên. Điểm khác biệt: nó là thời gian phi vật chất, tồn tại ở thế giới khác. Thời gian này chỉ tồn tại ở hai mường (mường trên và mường dưới) tức mường trời và mường âm. Khi tiếp xúc các tác phẩm truyện thơ, chúng ta thấy thời gian này về cơ bản vẫn được tính bằng các đơn vị đo thời gian như ở hạ giới (nơi có con người sinh sống). Trong tác phẩm Lưu Đài – Hán Xuân, nàng Hán Xuân ở vườn quả ba năm để thử thách, sau đó Phật mới gọi vào dạy bảo. Thời gian ở đây cũng được tính bằng các đơn vị từ chỉ thời gian:

• Với thời gian thực, các từ chỉ thời gian là: ba năm, ba xuân hoa mới, giờ

,ba độ xuân sang, ba xuân…

“- Hãy ở nơi vườn quả ba năm - Cho ăn đủ ba xuân hoa mới - Cảnh Tây Đô ba độ xuân sang - Ba xuân sẽ thân vàng chầu chực - Ở đủ ba năm tròn thượng giới - Công nàng đã có bụng ba xuân - Ba năm ở Quảng Hàn trở nẻo”

 Với thời gian thiên nhiên, các từ chỉ thời gian là: đêm, ngày, xuân hạ, mùa đông, bốn mùa, sớm chiều, sớm hôm...

“- Đêm ngày nàng nán ở vườn tiên - Bốn mùa gió từng phen lui tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiêu dao cơm chẳng bận sớm chiều - Con tiên nảy đàn tính sớm hôm - Hoa tươi qua xuân hạ chầu trời”

Ngoài ra cùng với việc xây dựng dòng thời gian này, tác giả dân gian đã biết sử dụng những hình ảnh biểu trưng:

“- Hoa đào đã rụng bên cửa ngõ Hoa quế dương đã tỏa hương thơm - Bóng dương đà gác đỉnh núi non - Hoa đến mùa hoa héo lại tươi”.

Cùng thời gian xa cách, hai vợ chồng chàng Lưu và nàng Hán Xuân mỗi người một ngả. Hán nàng lưu lạc trên mường trời được Phật bà cho gậy thần và kính Phật quán để cứu chồng. Cùng thời điểm này chàng Lưu Đài bị lưu lạc dưới Long cung, thời gian được miêu tả khá rõ nét, thể hiện qua các câu thơ sau với các từ: xuân, đêm ngày, mùa xuân, giờ, bốn mùa, đêm, ngày, thu đông, năm, trăng (chỉ thời gian ngày rằm)…

“- Xuân tới, trăm hoa tươi nhụy đỏ - Suốt đêm ngày canh gác cửa dinh - Mùa xuân khoe thắm nhụy gió xuân - Giờ này tới cửa đại ơn nàng

- Bốn mùa gió lọt xuôi cửa sổ

Đào đêm trong rèm cửa khoe hương - Giao bách quan chọn coi ngày tốt Đức vua định ngày cưới gả nàng” - Bốn mùa chuyển thu đông dồn dập - Ngày nối ngày quanh khắp nên năm - Trăng vằng vặc thiên thu khoe sắc - Ngày đêm liền ở chốn Long quân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung đặc điểm nổi bật của thời gian siêu thời gian ở hai mường (cho dù là mường âm hay mường trời) đều tồn tại một cách vĩnh viễn, bất biến, qua đó thể hiện được quan điểm của người Tày về một thế giới phi thực tại. Ở thế giới đó, con người có thể đo đếm thời gian với hệ thống thời gian đầy đủ: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây…có sự tuần hoàn liên tục của bốn mùa, của ngày đêm…Cách tính thời gian trong thế giới vô hình đó đã cho thấy sự khám phá mới mẻ của người xưa về dòng thời gian siêu thời gian, đem lại giá trị nghệ thuật đặc sắc cho truyện thơ Tày.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày (Trang 80 - 82)