Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật trong truyện ngắn của ông mang đến cho người đọc cách cảm, cách nghĩ khác nhau, có buồn, có hài, có yêu, có ghét, cười cợt, có cả sự cảm thông, c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH THỊ THU HÀ
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH THỊ THU HÀ
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giảng viên hướng dẫn: ThS Hà Thị Hải
SƠN LA, NĂM 2014
Trang 4Lời cảm ơn
Khóa luận hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Hà Thị Hải Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩ Hà Thị Hải, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn (đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận - Văn học Nước ngoài), các cán bộ ở bộ phận thư viện Trường Đại học Tây Bắc và tập thể lớp K51 Đại học Sư phạm Ngữ Văn đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đinh Thị Thu Hà
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của khóa luận 5
6 Cấu trúc của khóa luận 5
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 6
1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 6
1.1.1 Nhân vật văn học 6
1.1.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 8
1.1.3 Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật 9
1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 10
1.2.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 10
1.2.1.1 Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật 10
1.2.1.2 Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động của nhân vật 14
1.2.1.3 Xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện 17
1.2.2 Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 22 1.2.2.1 Quan hệ đối lập 23
1.2.2.2 Quan hệ tương phản 25
1.2.2.3 Quan hệ bổ sung 27
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 29
2.1 Không gian nghệ thuật trong văn học 29
Trang 62.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 29
2.1.2 Đặc điểm của không gian nghệ thuật 29
2.2 Các loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 31
2.2.1 Không gian nông thôn 31
2.2.2 Không gian thành thị 34
2.2.3 Một số không gian khác 35
2.2.3.1 Không gian nghĩa trang 35
2.2.3.2 Không gian pháp trường 36
2.2.3.3 Không gian con đường 37
2.2.3.4 Không gian quán trà, quán rượu 40
2.3 Nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 42
2.3.1 Hình ảnh 42
2.3.2 Âm thanh 46
2.3.3 Mùi vị 48
2.3.4 Màu sắc 50
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Xưa nay, khi nói tới văn học Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay
tới Đường thi và tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh… Có ý kiến cho rằng văn học hiện đại không sánh bằng văn học cổ điển, nhưng khi khảo cứu lại, ba trăm năm Đường thi có năm mươi tư nghìn bài thơ, trung bình mỗi năm sáng tác một trăm tám mươi bài Sáu trăm năm Minh - Thanh chỉ để lại mười bộ tiểu thuyết kiệt xuất, trung bình mỗi thế kỷ có hai bộ truyện hay với khoảng hai trăm truyện Còn văn học hiện đại từ sau cách mạng vô sản đã phát triển vượt bậc, chỉ cần mười năm đổi mới, văn học hiện đại đã xuất bản hàng trăm bộ tiểu thuyết, trong
đó có mười bộ tiểu thuyết xuất sắc Lỗ Tấn là nhà văn tiến bộ và cách mạng, được xem là người đặt nền móng vững chắc cho văn xuôi hiện đại Trung Quốc
và “là bậc thầy của truyện ngắn thế giới” [18, 663], đã góp phần to lớn trong
việc phát triển nền văn học hiện đại
1.2 Lỗ Tấn sáng tác và có những thành công nhất định trên nhiều thể loại:
truyện, thơ, tạp văn, khảo cứu, phê bình… trong đó, truyện ngắn là thể loại đạt được thành tựu nổi bật nhất Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật trong truyện ngắn của ông mang đến cho người đọc cách cảm, cách nghĩ khác nhau, có buồn, có hài, có yêu, có ghét, cười cợt, có cả sự cảm thông, chua xót… Truyện ngắn Lỗ Tấn không chỉ phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn từ nông thôn đến thành thị Trung Quốc lúc bấy giờ, mà ở đó người đọc còn hình dung được những lớp không gian nghệ thuật có cả bề rộng lẫn chiều sâu theo từng hành trình địa lí cũng như sự thay đổi tâm lí nhân vật Chính vì vậy, nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn có dung lượng của truyện dài và những tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới: Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Việt Nam… và Hồ Chủ tịch cũng là người rất thích truyện ngắn Lỗ Tấn
Truyện ngắn Lỗ Tấn gồm ba tập: Gào thét (Nột hám), Bàng hoàng (Bâng khuâng) và Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) Tuy nhiên, hai tập đầu được lưu
ý hơn cả vì nó tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác hiện thực chủ nghĩa của nhà văn Truyện ngắn của Lỗ Tấn mang đến cho người Trung Quốc một luồng gió mới, đưa đến những quan niệm mới mẻ về cuộc đời, con người và phương thức thể hiện nhân vật, không gian nghệ thuật Với ý nghĩa lớn lao đó, cùng sự yêu quý, ngưỡng mộ tài năng nhà văn, nhà cách mạng Lỗ Tấn, tôi quyết tâm đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện
Trang 8ngắn của Lỗ Tấn với mong muốn hiểu biết thêm về nhà văn và những sáng tác
của ông, góp phần nhỏ bé của mình để bày tỏ tấm lòng tri ngộ của độc giả đối với một nhà văn lỗi lạc
1.3 Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ
Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” để khẳng định vai trò tiên phong của Lỗ Tấn trong văn
học Lỗ Tấn đã khẳng định vị trí không thể thay thế được của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là tác gia được giảng dạy ở trường Đại học, Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi củng cố kiến thức về lí luận văn học, thi pháp học, đồng thời vận dụng những kết quả nghiên cứu vào việc học tập, giảng dạy văn học Trung Quốc với
hai tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn là Thuốc và Cố hương đã được đưa vào
chương trình Phổ thông
2 Lịch sử vấn đề
“Lỗ Tấn là danh thủ truyện ngắn” [18, 663], là người mở đường cho văn
học hiện đại Trung Quốc Khi nói đến sáng tác của ông, chúng ta không thể bỏ qua truyện ngắn - nơi mà con người và tài năng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện rõ, nhất là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật Truyện ngắn Lỗ Tấn không những được dịch ra nhiều thứ tiếng mà còn thu hút
sự tìm tòi, khám phá của giới phê bình, nghiên cứu văn học Với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, họ đã từng bước chỉ ra sự đóng góp, tài năng cũng như sức sống kì diệu của truyện ngắn Lỗ Tấn Có thể thấy một số công trình nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn như sau:
Trong Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ
thông, Lương Duy Thứ đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu
tả đôi mắt: “Lỗ Tấn rất chú ý khai thác đôi mắt, dùng nó làm tấm gương phản
chiếu các biến động tâm hồn Đôi mắt “đặc biệt to, lông mi rất dài, lòng trắng như bầu trời đêm, mà là bầu trời tạnh gió phương Bắc” của A Thuận (Trên gác quán rượu) đã nói lên đầy đủ tâm hồn trong trắng ngây thơ của cô gái xinh đẹp này, nó tương phản như màu trắng với màu đen bên cạnh tâm hồn vẩn đục, tê dại của Lã Vi Phủ Những biến động sâu sắc trong tâm hồn chị Tường Lâm cũng
đã được thể hiện rõ nét qua bốn lần mô tả đôi mắt của chị” [31, 43], về ngôn
ngữ nhân vật: “Cũng để phản ánh đặc trưng tinh thần của nhân vật, Lỗ Tấn rất
chú ý chọn lọc những câu nói ngắn gọn có thể gợi lên cả một chân trời suy nghĩ Câu nói đầu miệng của AQ “nó đánh mình như con đánh bố” có sức nặng của
Trang 9một hình tượng rất đọng, gợi lên hình dáng múa may của một chàng hề chuyên thắng trận trong tưởng tượng” [31, 43-44]
Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Nguyễn Khắc Phi đã
viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lỗ Tấn, chỉ ra năm đặc điểm nghệ thuật cơ bản trong truyện ngắn Lỗ Tấn một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật: “Truyện ngắn Lỗ Tấn giống hệt như những bài thơ văn xuôi đầy chất
trữ tình Ông thường thông qua vai trò “tôi” để kể về những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc sống… Trong Lễ cầu phúc qua mười ba lần tả đôi mắt thím Tường Lâm, Lỗ Tấn nêu lên diễn biến phức tạp trong tâm hồn thím Hoặc trong truyện Trong quán rượu để làm nổi bật cái trong trắng của A Thuận, Lỗ Tấn đã chú ý miêu tả cặp mắt của A Thuận “trong suốt như nền trời một đêm quang tạnh” Thủ pháp “vẽ đôi mắt, tả linh hồn” trên đây của Lỗ Tấn đã có tác dụng to lớn, nó làm tăng sức truyền cảm nghệ thuật, thể hiện được chỗ sâu kín của tâm hồn… Trong truyện Lỗ Tấn thường dùng điệp khúc, lặp đi lặp lại lời nói của nhân vật để xoáy đi xoáy lại vết thương lòng của họ” [24, 213] Nguyễn Khắc
Phi không đề cập đến không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Phương Lựu trong Tuyển tập lí luận Mác - Lênin, tập 3, có đề cập đến một
số thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn: “Ngôn ngữ trong
tác phẩm của ông giản dị, trong sáng nhưng lại cô đọng, hàm súc Xét riêng về ngôn ngữ nhân vật mà nói thì cô đọng, hàm súc có nghĩa là trong khi đối thoại không những chỉ biểu hiện được tính cách của nhân vật cũng như một mặt nào
đó của xã hội, mà đồng thời còn có thể góp phần thúc đẩy tình tiết câu chuyện phát triển… Lỗ Tấn ít miêu tả tâm lí mà thông thường thông qua hành động và nhất là ngôn ngữ cá tính hóa để miêu tả tính cách nhân vật” [18, 579] Ngoài ra,
khi nói đến những phương pháp điển hình hóa, Giáo sư còn nói về một số thủ pháp trong truyện ngắn Lỗ Tấn một cách khái quát như: phục tùng logic nội tại của tính cách, dùng người mẫu, đặc biệt là thủ pháp “vẽ rồng điểm mắt” - một thủ pháp quan trọng góp phần xây dựng tính cách nhân vật
Xung quanh vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, còn có những đề tài, luận văn nghiên cứu và những bài viết đề cập đến, dù chưa đi sâu cụ thể nhưng cũng điểm qua những chi tiết liên quan đến vấn đề trên
Trong Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn, Nguyễn Thị Lan có đưa ra nhận xét: “Cố hương là một trong những truyện ngắn
xuất sắc của Lỗ Tấn… Truyện có ba lớp không gian Ba lớp này được xếp cạnh
Trang 10nhau trong tiến trình suy cảm của nhân vật Mỗi lớp không gian đều gắn liền với thời gian (bởi thời gian là chiều thứ tư của không gian)” [13, 1] Trong bài viết
này, chị đã chỉ ra những không gian cụ thể trong truyện Cố hương: không gian
thời thơ ấu, không gian hiện tại và không gian mộng tưởng
Nguyễn Thị Tú trong Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn
(Qua hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”) có tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng
hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn: “Ông đã khéo léo sử dụng
các phương tiện, biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật, qua ngôn ngữ người
kể chuyện và qua khung cảnh thiên nhiên để xây dựng nhân vật Nhờ các biện pháp nghệ thuật này mà nhân vật người phụ nữ hiện lên hết sức sinh động, đa dạng và thể hiện được những tư tưởng mà nhà văn muốn truyền đạt Với việc miêu tả ngoại hình, Lỗ Tấn đã cho ta bản phác thảo đầu tiên, bên ngoài về nhân vật, làm cho nhân vật không chỉ có hình dáng cụ thể mà còn bộc lộ được những nét tính cách” [35, 50]
Dương Trắc Nghiệm trong “Thuốc” dưới góc nhìn Thi pháp học viết về những không gian nghệ thuật trong Thuốc như sau: “Những không gian ấy không
gợi lên vẻ rộng lớn siêu phàm Có cái gì trầm lắng, tĩnh lặng, chan chứa nỗi niềm như bối cảnh xã hội Trung Quốc ngột ngạt, tăm tối, buồn tẻ, đang ngủ say trước sự chuyển mình của đất nước” [21, 1]
Từ những tư liệu trên, có thể thấy truyện ngắn Lỗ Tấn đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng do xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau mà các công trình nghiên cứu cũng đi tìm hiểu các vấn đề khác nhau Các tác giả chủ yếu quan tâm đến hình tượng nhân vật chứ chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật xây dựng nhân vật hoặc có nhưng chưa đầy đủ và đặc biệt, nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn lại càng ít được nói đến Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các
tác giả đi trước, chúng tôi chọn nghiên cứu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” với mong muốn
mang tới một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề trên
3 Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn chủ yếu khảo sát hai tập truyện:
Gào thét, gồm 14 truyện, viết trong thời gian từ 1918 - 1922
Bàng hoàng, gồm 11 truyện, viết trong thời gian từ 1924 - 1925
Cả hai tập này in chung trong Tuyển tập truyện ngắn (Lỗ Tấn), NXB Văn
học, Hà Nội, 1972
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của khóa luận là tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Cụ thể là chỉ ra đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lỗ Tấn trong việc xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật, thấy được sự kế thừa của nhà văn ở những phương diện ấy so với nền văn học trước và thấy được nét đặc sắc, cách tân nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn dựa trên nền tảng văn học cổ điển Trung Quốc
4 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát (khảo sát những truyện ngắn trong hai tập Gào thét
và Bàng hoàng)
Phương pháp phân tích (phân tích nhân vật, các chi tiết về ngoại hình, hành động, tâm lí của nhân vật; phân tích các chi tiết miêu tả không gian nghệ thuật)
Phương pháp so sánh (so sánh, đối chiếu các nhân vật với nhau để tìm ra
sự giống và khác nhau trong việc miêu tả các loại hình nhân vật khác nhau; so sánh với các tác phẩm cùng thời hoặc khác thời để thấy được giá trị của truyện ngắn Lỗ Tấn)
Phương pháp tổng hợp (tổng hợp lại các vấn đề sau khi đã phân tích để đưa ra kết luận)
5 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ, cụ thể hơn, chi tiết hơn về tài năng của Lỗ Tấn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông
6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Trang 12CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài; quê ở phường Đông Xương, phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang; xuất thân trong gia đình đại sĩ phu phong kiến đã sa sút Cha ông là Chu Phượng Nghi, đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm
Mẹ là Lỗ Thụy, là người sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn Bút danh Lỗ Tấn lấy từ họ mẹ
Lỗ Tấn bắt đầu sự nghiệp sáng tác với tác phẩm đầu tay là Nhật ký người
điên năm 1918 Từ đó ông sáng tác liên tục, hầu như ngòi bút không lúc nào
ngừng nghỉ Ông sáng tác nhiều thể loại như: truyện ngắn, thơ cổ, thơ mới, kịch, tạp văn, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật… Truyện ngắn của ông gồm
ba tập: Gào thét (gồm 14 truyện), Bàng hoàng (gồm 11 truyện) và Chuyện cũ
viết lại (gồm 8 truyện)
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số khái niệm thuộc lĩnh vực nghệ thuật xây dựng nhân vật và chỉ ra đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
1.1.1 Nhân vật văn học
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học Dù là tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con người
Nhân vật văn học là “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học” [17, 277] Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám,
Thúy Kiều, Thúy Vân, Anđrây Bôncônxki, Ơgiêni Grăngđê, Lưu Bị, Tào Tháo… Đó là những nhân vật không có tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật thị trong Vợ nhặt của Kim Lân, những
người đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh,
ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người
Nhân vật văn học được biểu hiện bằng phương tiện văn học Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch Cũng có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như
Trang 13nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình Có khi khái niệm nhân vật không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Chẳng hạn, nhân
dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của L Tolstoy, thời gian là
nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhôp… nhưng chủ yếu vẫn là chỉ hình tượng con người trong tác phẩm
Nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tác phẩm văn học, là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nên nhân vật để gửi gắm tình cảm cũng như thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân con người hay một vấn đề của hiện thực đời sống
Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không đồng nhất với con người có thật nên nhân vật văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng dựa trên nhận thức của con người về thế giới Cũng bởi vậy mà chúng ta thường thấy vẻ đẹp của những người phụ nữ thời cổ được ví với hoa, tuyết,
nguyệt: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém
xanh” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Còn trong cảm quan của các nhà văn, nhà thơ
hiện đại lại khác, con người trở thành trung tâm, làm thước đo cho vẻ đẹp của
thiên nhiên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng - Xuân Diệu)
Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học, ta có nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện đề tài, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm như: Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn
Hiến trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… Nhân vật chính có vai trò quan trọng
hơn cả, xuyên suốt từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm
của tác phẩm như: Chí Phèo trong Chí Phèo của Nam Cao, Paven trong Thép đã tôi
thế đấy của Ôxtơrôpxki… Còn nhân vật phụ là nhân vật xuất hiện ít hơn, đóng vai
trò phụ trợ, làm nổi bật tính cách nhân vật chính trong tác phẩm như: Thúy Vân,
Vương Quan, thằng bán tơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; anh Dậu, cái Tí, bọn cai lệ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố…
Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, nhân vật có thể chia ra làm nhân vật chính diện (mang lí tưởng, quan điểm, tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả và thời đại) và nhân vật phản diện (mang phẩm chất xấu
xa, trái với chân lí và tư tưởng, đáng lên án và phủ định) Trong Những người
khốn khổ của Victor Hugo, Jean Valjean được coi là nhân vật chính diện, còn
Javert là nhân vật phản diện
Trang 141.1.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận con người và các quan
niệm về chúng Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tính cách văn học “là sự khái
quát về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lí của con người dưới hình thức những con người cá thể” [10, 66]
Tính cách, trong nghĩa rộng nhất “là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch
sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ” [17, 279] Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái
chung xã hội lịch sử Tính chung của tính cách là sự tổng hợp và nâng cao những nét tiêu biểu có ở nhiều người cùng một nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác… Tính riêng của tính cách là sự tập hợp những nét bền vững và độc đáo, làm cho nó phân biệt rõ ràng với những tính cách khác về hình thể, tâm lí, hành động… Trong đó, tính chất cá biệt của trạng thái tâm lí là quan trọng nhất vì nó quyết định bản sắc cá nhân của tính cách
Tính cách nhân vật được thể hiện bằng các phương thức đa dạng, sau đây là một số phương thức thể hiện nhân vật thường gặp
Thứ nhất: Nhân vật được miêu tả bằng các chi tiết Văn học dùng chi tiết để
miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm; văn học cũng dùng chi tiết để mô tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung
quanh con người Hình ảnh người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được hiện lên: “Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi…
cao lớn với những đường nét thô kệch Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ” [16, 71], chi tiết
chân thực ấy gợi lên hình ảnh người đàn bà hàng chài nghèo, lam lũ, khắc khổ và chịu nhiều bất hạnh
Thứ hai: Bên cạnh việc miêu tả nhân vật bằng các chi tiết, nhân vật còn
được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện “Các mâu thuẫn, xung đột bao
giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ phần bản chất sâu kín nhất của nó”
[17, 291] Mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự của dòng tộc ở Rama trong
Ramayana của Vanmiki sau khi chàng cứu được vợ từ tay quỷ vương Ravana
dẫn đến những hành động và ngôn ngữ của nhân vật, từ đó thể hiện tính cách Rama: yêu vợ nhưng cũng trọng danh dự của dòng họ và hy sinh tình cảm cá nhân của mình
Thứ ba: Nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động,
ý nghĩ Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hành động của Trương
Trang 15Phi khi nghe tin Quan Công hàng Tào, nay trở về và đang ở trong doanh trại:
“Phi nghe xong chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa,
dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc… mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” [34, 530] cho thấy Trương Phi
là một con người bộc trực, nóng này, có lập trường nhất quán và cũng là người
có suy nghĩ đơn giản, thẳng thắn, giải quyết mọi việc bằng hành động
Thứ tư: Có khi nhân vật được thể hiện bằng cách miêu tả trực tiếp, nhưng
cũng có khi được miêu tả một cách gián tiếp thông qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống
Trong Thuốc của Lỗ Tấn, hình ảnh Hạ Du hiện ra qua những lời bàn luận của các
nhân vật trong quán trà lão Hoa Thuyên, một chiến sĩ cách mạng dũng cảm, dám
xả thân vì sự nghiệp chung, nhưng cô đơn trên con đường giải phóng dân tộc Như vậy, nhân vật văn học được hiện ra thông qua các chi tiết, các xung đột, sự kiện, qua việc làm, hành động, ý nghĩ và qua miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ sự cảm nhận của mọi người xung quanh và cái nhìn của nhân vật về môi trường mà nhân vật sống Từ đó, tính cách nhân vật hiện ra vừa mang tính chung của cộng đồng, xã hội, vừa có tính riêng Tìm hiểu nhân vật cũng chính là việc đi tìm hiểu về cuộc đời, con người; tìm hiểu về tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người
1.1.3 Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật
Các nhân vật trong tác phẩm văn học thường hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh Mỗi nhà văn thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật khác nhau để xây dựng hệ thống nhân vật
Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trước hết chính là việc tạo ra hệ thống nhân vật đa chiều phản ánh nhiều mặt của tác phẩm Hệ thống hình tượng
là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật như: đối lập, tương phản, bổ sung
Quan hệ đối lập “là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, giữa thống trị
và bị trị, xâm lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bóc lột Dĩ nhiên quan hệ nhân vật đối lập ở đây không phải chỉ là một phạm trù xã hội học Nó gắn liền với sự đối lập của các cá nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất…” [17,
300] chẳng hạn, sự đối lập trong quan hệ giữa Lí Thông và Thạch Sanh trong
Thạch Sanh, giữa Jean Valjean với Javert trong Những người khốn khổ của
Victor Hugo
Trang 16Bên cạnh quan hệ đối lập còn có quan hệ đối chiếu, tương phản “Quan hệ
đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân vật” [17,
300] Đó là thầy trò Đôn Kihôtê và Sanxô Pansa của Xécvantex: một người cao
và gầy, một người thấp và béo; một người bị đầu độc bởi những tư tưởng của tiểu thuyết hiệp sĩ, một người có trí óc lành mạnh; một người có lí tưởng cao xa, một người thực dụng, thiển cận
Ngoài quan hệ đối lập, đối chiếu, tương phản còn có quan hệ bổ sung “Quan
hệ bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một loại hiện tượng” [17, 301] Trong Đôi mắt của Nam Cao, con chó và lớp
người cặn bã đi tản cư ở một làng quê là những nét bổ sung khác nhau cho tính
cách của nhân vật Hoàng Trong Vợ chồng A Phủ, bên cạnh cuộc đời bất hạnh,
khổ đau của Mỵ khi ở nhà thống lí Pá Tra, ta thấy cuộc đời nhân vật người đàn bà
bị chết trói là hình ảnh bổ sung thêm cho hình ảnh người phụ nữ dân tộc chịu sự
áp bức, bóc lột đến cùng cực của chế độ phong kiến miền núi trong tác phẩm này Như vậy, hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ánh nhau, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống
1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Nhân vật văn học vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ước ao và kỳ vọng về con người Truyện ngắn của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lớn lao của tác giả về con người, về dân tộc thông qua nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật và nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật
1.2.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn
Khi nhắc đến Nam Cao, người đọc nghĩ ngay đến Chí Phèo, nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ Còn với Lỗ Tấn, người ta sục sôi lên bởi cái tên AQ, rớt nước mắt bởi cái tên Nhuận Thổ, thím Tường Lâm, đau xót với cái tên Khổng Ất Kỷ… và còn nhiều các nhân vật khác, bởi tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn được xây dựng không chỉ sinh động mà còn rất
chân thực qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ
1.2.1.1 Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật
Ngoại hình của nhân vật là một khái niệm để chỉ những biểu hiện về dáng
vẻ bề ngoài của nhân vật như: hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, ánh
Trang 17mắt… Đó là những yếu tố có thể nói lên tính cách nhân vật, Lỗ Tấn đã khai thác thành công những yếu tố ấy
Trước tiên chúng ta tìm hiểu việc miêu tả hình dáng, trang phục và nước da
của nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn Ta thấy hình ảnh AQ trong AQ chính
truyện, nhà văn không dùng nhiều câu chữ để miêu tả ngoại hình nhân vật này,
“ngay trên đầu có một đám sẹo to tướng chẳng biết từ bao giờ” [27, 96] và một
chiếc đuôi sam là toàn bộ những gì người đọc biết về bề ngoài AQ khi đọc truyện Nhưng hai cái sở hữu bất li thân ấy xuất hiện trong nhiều hành trạng của
AQ, bởi cái sẹo mà “y kiêng tuyệt không dùng đến tiếng “sẹo” và cả những
tiếng âm gần giống âm “sẹo”… Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý
mà phạm phải húy là AQ nổi giận” [27, 96], còn chiếc đuôi sam vàng hoe xuất
hiện mỗi khi AQ đánh nhau, người ta thường nắm nó mà dúi đầu AQ vào tường thinh thinh Qua cách nhà văn miêu tả ngoại hình, nhân vật AQ gợi lên ở người đọc là một con người dưới đáy xã hội với tính kị húy, bảo thủ và côn đồ
Trong số các nhân vật của Lỗ Tấn, có thể nói, thím Tường Lâm trong Lễ
cầu phúc là nhân vật mà tính cách được khắc họa rõ nét nhất qua ngoại hình
Mỗi lần xuất hiện là một diện mạo khác nhau, cùng với sự thay đổi diện mạo là
sự thay đổi về tính cách
Lần đầu tiên đến Lỗ Trấn làm thuê, thím “khoảng hai sáu, hai bảy tuổi,
nước da xanh xao, vàng vọt, nhưng hai gò má còn hồng hào Thím mặc chiếc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc áo cánh chẽn màu nguyệt bạch, đầu chít khăn tang” [27, 189-190] Chi tiết ấy cho thấy thím là con người khá
gọn gàng, sạch sẽ và là người phụ nữ đứng đắn Đầu chít khăn tang, nhưng đôi
gò má còn hồng hào như minh chứng cho sự quật cường của thím Tường Lâm sau những đau thương để đi làm thuê và không phụ thuộc vào người khác
Lần thứ hai đến Lỗ Trấn, “thím ta mặc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài
khoác chiếc áo chẽn màu nguyệt bạch, trên đầu cũng chít khăn trắng, nước da cũng xanh xao vàng vọt, có điều hai má thì không hồng hào như trước nữa” [27,
196-197] Thím không thay đổi nhiều về hình dáng, nhưng hai gò má trước còn hồng hào sức sống thì nay đã mất Nỗi đau hai lần chồng chết, rồi con chết đã tàn phá tuổi thanh xuân và tâm hồn thím, thím không còn nhanh nhẹn như trước,
mặc cảm về bản thân mình nên “thím ta cứ cúi mặt xuống đất” [27, 197]
Lần thứ ba, khi gặp “tôi”: “Mái tóc hoa râm năm trước bây giờ bạc trắng,
trông không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi tuổi nữa; khuôn mặt hốc hác, nước da vàng xạm, cả đến cái vẻ u sầu trước kia cũng mất hẳn, trông giống như
Trang 18tạc bằng gỗ” [27, 184], thím “một tay xách chiếc giỏ tre trong có cái bát mẻ, không đựng gì cả, một tay chống cái gậy trúc, dài hơn người, phía dưới đã xơ
ra Rõ ràng thím bây giờ hoàn toàn là một mụ ăn mày” [27, 184] Những bất
hạnh không chỉ đầy đọa thím Tường Lâm về thể xác mà nó còn làm khô héo cả tinh thần Thím từ một người nông dân hiền lành, chăm chỉ, luôn muốn tự nuôi sống bản thân nay bị vứt ra ngoài lề xã hội, ý chí và khả năng tự lập không còn nữa, phải đi ăn xin để sống qua ngày Hình dáng thím Tường Lâm khiến người đọc phải xót xa, thảng thốt về những thay đổi của một người phụ nữ trước sự đày đọa của xã hội u tối
Miêu tả hình dáng, trang phục, nước da không chỉ cho người đọc biết được hoàn cảnh xuất thân của nhân vật mà tính cách nhân vật từ đó cũng được bộc lộ
Ta thấy Giamilia trong Giamilia của Aitmatôp được miêu tả: “Những bắp thịt
tròn mập trên cặp giò bánh mật đẹp đẽ của chị căng lên… tấm thân mềm mại của chị uốn cong xuống dẻo dai như tấm thép… ” [1, 51], “chị dướn người lên, ưỡn ngực ra, ghé vai đón và ngửa đầu về phía sau, để lộ cái cổ thon thả rất đẹp
và hai bím tóc cháy nắng ngả sang mầu nâu nâu của chị gần chấm đất” [1, 53]
Vẻ bề ngoài toát lên ở chị một cá tính mạnh mẽ, có phần hơi “đàn ông”, chị là hiện thân cho “lửa” của thảo nguyên - những con người có khả năng vùng lên để thoát ra khỏi hoàn cảnh làm nô lệ cho những tập quán lỗi thời
Đôi mắt vốn được coi là cửa sổ tâm hồn, nơi ẩn chứa những suy nghĩ thầm
kín nhất của con người Trong Vì sao tôi viết tiểu thuyết? Lỗ Tấn viết: “Muốn vẽ
đặc điểm của một con người mà hết sức tiết kiệm đường nét thì hay nhất là vẽ hai con mắt Tôi cho rất đúng Nếu vẽ cả bộ tóc, thì dù tinh tế như thật, cũng chẳng có ý nghĩa gì” [28, 743], vì vậy Lỗ Tấn rất chú ý khắc họa đôi mắt để thể
hiện nội tâm và tính cách nhân vật
Nếu về miêu tả hình dáng, trang phục, nước da, thím Tường Lâm là nhân vật được miêu tả sự biến đổi ngoại hình biểu cảm nhất thì về đôi mắt, nhân vật này cũng được nhà văn miêu tả tinh tế không kém Đôi mắt của thím Tường Lâm không giống đôi mắt lá liễu của các thiếu nữ với chỉ một dáng vẻ u sầu
trong văn học cổ, không giống “đôi mắt hạnh đào đen láy màu biêng biếc…
bừng lên sức sống hăng say của tuổi trẻ… [1, 26] của Giamilia trong Giamilia
của Aitmatôp, mà là một đôi mắt nói lên những nỗi đau thím phải gánh chịu và những biến động tinh thần, sự biến đổi tính cách của người phụ nữ ấy qua từng chặng đường đau khổ
Trang 19Lần đầu đến nhà chú thím Tư làm thuê, tuy đã gặp bao buồn đau, mất mát nhưng thím còn trẻ, vẫn tràn đầy sức sống Lần thứ hai đến nhà chú thím Tư,
những đau khổ, mất mát đã hiện lên trong đôi mắt thím Tường Lâm, thím “khóe
mắt ươn ướt, và con mắt cũng không được lanh lợi như trước nữa” [27, 197]
Thím “ngước đôi mắt lờ đờ nhìn lên” [27, 197] khi kể về những mất mát của mình như cầu mong một sự thương hại, cảm thông; “mắt cứ đăm đăm nhìn
thẳng” [27, 200] như nhìn và nhớ lại những đau thương; rồi “nước mắt ròng ròng, thím khóc nức nở” [27, 200] như nỗi đau vỡ òa Nhưng càng chua xót hơn
khi thím nhận ra sự lạnh lùng của mọi người với mình, tư tưởng phong kiến án ngữ trong những người dân như dội một gáo nước lạnh vào niềm tin thoi thóp
đang cố ngoi lên trong người phụ nữ ấy, thím chỉ biết “đăm đăm nhìn họ” [27, 201] Dấu vết khổ đau in rõ trên mặt thím: “hai mắt thím thâm quầng” [27, 204] Với con người, đau đớn nhất có lẽ là cô độc, chỉ sau một đêm “con mắt thím sâu
hoắm xuống” [27, 205], tinh thần càng tiều tụy, tính cách cũng thay đổi, thím
đâm ra sợ tất cả mọi thứ, cứ lấm la lấm lét, có lúc ngây ra như pho tượng gỗ,
“họa chăng chỉ có đôi tròng con mắt lâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ rằng
thím còn là một con người đang sống mà thôi” [27, 184]
Đôi mắt, ánh mắt của thím Tường Lâm cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh với những trạng thái lờ đờ, thâm quầng, sáng hẳn lên, ngấn lệ, tỉnh táo đến một đôi mắt vô hồn Đôi mắt cho thấy sự vận động, thay đổi trong con người, đó là
sự thay đổi tiêu cực, từ một người nông dân lương thiện, cần cù, nhanh nhẹn thím trở thành người ăn mày khốn khổ
Không chỉ nhân vật thím Tường Lâm, với các nhân vật khác, đôi mắt cũng
được nhà văn miêu tả rất đặc sắc như đôi mắt của người điên trong Cây trường
minh đăng, đôi mắt của Nhuận Thổ trong Cố hương, của A Thuận trong Trong quán rượu, Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất…
“Cặp mắt rất to, lông mi cũng rất dài, lòng trắng thì trong như nền trời một
đêm quang tạnh” [29, 235] của A Thuận, cặp mắt hồn nhiên, trong trắng của tâm
hồn mới lớn Đôi mắt dường như không vướng một chút bụi trần, toan tính, lừa lọc nào Đôi mắt thể hiện tính cách trong sáng, ngây thơ, hiền lành, nhu mì của
A Thuận
Nhân vật người điên được miêu tả “có hai con mắt to mà dài, dưới cặp lông
mày rậm, ánh lên hơi khang khác, nhìn ai là cứ nhìn chằm chặp không chớp, mà lại có vẻ đau xót, giận dữ, nghi ngờ, sợ hãi” [27, 212-213] Đôi mắt to và dài
chứa đựng nhiều cảm xúc cùng một lúc phần nào thể hiện sự sáng suốt nhưng
Trang 20cũng có sự rối loạn, bất ổn trong tâm hồn nhân vật Đôi mắt như nhìn thấy sự mê tín, chìm đắm trong những lề thói cũ của người dân thôn Cát Quang, chính vì vậy
mà đôi mắt “càng sáng quắc lên” [27, 208], “chớp chớp, sáng loáng” [27, 221] một cách kiên quyết khi muốn thổi tắt ngọn đèn tỏa ánh sáng “cứ xanh lè lè”
[27, 209] làm mê muội người dân nơi đây
Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, nếu coi nghệ thuật khắc họa nhân vật là một cá thể thì đôi mắt là điểm nhấn có chiều sâu nhất trong miêu tả ngoại hình nhân vật,
từ đó cho thấy tính cách, diễn biến trong nội tâm nhân vật
Chỉ với một vài chi tiết miêu tả ngắn gọn về ngoại hình, Lỗ Tấn đã cho người đọc thấy sự đa dạng trong tính cách của nhân vật Đây là một thủ pháp
khá thông dụng mà hiệu quả trong văn học Khi đọc Ông già và biển cả của Ernest Hemingway, “thân hình gầy gò và khô đét, cái gáy sạm nắng của ông
hằn nhiều nếp nhăn to tướng và sâu hoắm Cả khuôn mặt ông cũng cháy đen… Hai bàn tay ông chi chít những vết sẹo sâu ” [11, 6] của ông lão Santiago, ta
thấy sự kiệt quệ của ông lão trước sự dữ dội trong những “cuộc chiến” với biển
cả, nhưng “đôi mắt màu xanh nước biển với những tia nhìn ấm áp, lấp lánh và
gan góc” [11, 6] đã át đi vẻ thiếu sức sống, mang đến cho ông lão một nội lực
mạnh mẽ, thể hiện sự gan góc, dũng cảm, dám đương đầu với sóng gió của những con người ngày đêm vật lộn với thiên nhiên
“Một nhân vật là gì nếu không phải là sự quy định cho hành động? Hành
động là gì nếu không phải là sự minh họa cho những nhân vật?” [33, 40], nhân
vật và hành động không thể tách rời Cùng với việc miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động nhân vật cũng là một thủ pháp Lỗ Tấn sử dụng một cách hiệu quả để xây dựng tính cách nhân vật
1.2.1.2 Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động của nhân vật
Hành động là yếu tố thể hiện mối quan hệ tương tác của nhân vật với cộng đồng, với môi trường sống, góp phần thể hiện tính cách nhân vật Xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn cũng miêu tả hành động của nhân vật để từ đó nhân vật tự bộc lộ tính cách
Trong AQ chính truyện, tính cách nhân vật AQ bộc lộ nhiều qua hành
động AQ lườm nguýt, chửi rủa, đánh nhau với bọn vô công rồi nghề ở làng Mùi, với Vương Râu xồm, với cu Don bởi toàn những lí do không đáng Đánh nhau với bọn vô công rồi nghề chỉ vì chúng “phạm phải húy” của AQ Vương Râu xồm bắt được nhiều rận hơn, AQ kiếm cớ gây sự rồi đánh nhau, bị thua thì
Trang 21giở giọng cầu hòa Chửi thằng Tây giả vì ghét cái mác học trường Tây và du học Nhật của hắn, bị đánh AQ không dám đánh trả, cũng không dám nhận là mình
đã chửi rồi “cho thế là xong hẳn đi một chuyện, và y cảm thấy trong người nhẹ
nhõm” [27, 106] Với kẻ mạnh hơn, không đánh lại được, AQ khi thì tự tát vào
mặt mình và coi đó là đánh kẻ thù, khi thì cho rằng “nó đánh mình khác gì nó
đánh bố nó” [27, 97] rồi đắc thắng trong tưởng tượng Qua những hành động ấy,
ta thấy AQ hiện lên như một cái ung nhọt của xã hội với rất nhiều thói xấu của một con người bị tha hóa về phẩm chất Đó là thói kỵ húy, côn đồ, khinh thường
và chuyên bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nhưng lại nhu nhược và nhẫn nhục, cúi đầu
trước kẻ mạnh hơn; đặc biệt “phép thắng lợi tinh thần” là một căn bệnh do chính
giai cấp thống trị nhào nặn, người nông dân bị bóc lột nhưng không thể chống trả được nên họ đã rơi vào tình trạng đắc thắng trong tưởng tượng Cũng như Lỗ Tấn, khi xây dựng hình ảnh người nông dân bị tha hóa, Nam Cao cũng để tính
cách Chí Phèo (trong Chí Phèo) bộc lộ qua những hành động như đâm thuê
chém mướn, rạch mặt ăn vạ và hành động cuối cùng là xách dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát như để minh chứng cho sự thức tỉnh tìm về
lương thiện của “con quỷ dữ”
Không chỉ với AQ, với các nhân vật khác, tính cách cũng được thể hiện
nhiều qua hành động Trong truyện Ly hôn, hành động của cô Ái cũng cho thấy
tính cách và sự thay đổi trong tâm lí cô Khi đi kiện người chồng phụ bạc, cô Ái
quyết liệt chống trả đến cùng, “vẻ giận dữ, ngửng đầu lên nói” [27, 224] Nhưng khi đến công đường, “cô Ái không dám nhìn, chỉ liếc qua” [27, 228], đến khi “cô
ta rùng mình một cái, vội dừng lại, không nói được nữa, vì cô ta thấy con mắt cụ lớn Thất trợn tròn…” [27, 233] Hành động của cô Ái rõ ràng có sự đối lập, nếu
trước cô hăng hái quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng với một ý chí sắt đá thì khi đứng trước thế lực của quan lớn cô lại run sợ, trở nên nhỏ bé và chấp nhận
số phận Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc cũng vậy, thím chống đối quyết
liệt, thậm chí tìm đến cái chết khi bị mẹ chồng gả bán, nhưng không chống lại được thì thím cũng cam chịu chấp nhận cuộc sống đó Cả thím Tường Lâm và
Cô Ái đều có tính cách mạnh mẽ, có sự phản kháng bởi họ ý thức được bản thân
và quyền lợi của mình nhưng họ không triệt để, dễ thỏa hiệp trước thế lực mạnh
Lỗ Tấn miêu tả hành động của người nông dân như AQ, cô Ái, thím Tường Lâm và những người nông dân khác để qua đó nhân vật bộc lộ tính cách Bên cạnh việc miêu tả hành động người nông dân, xây dựng tính cách các nhân vật người trí thức, Lỗ Tấn cũng sử dụng thủ pháp này như trong các truyện ngắn:
Trang 22Tiếc thương những ngày đã mất, Cây trường minh đăng, Nhật kí người điên, Con người cô độc, Khổng Ất Kỷ, Cao Phu Tử…
Trong Tiếc thương những ngày đã mất, tính cách nhân vật Tử Quân được
thể hiện đặc sắc qua hành động Tử Quân có một tâm hồn ngây thơ trong sáng,
có lúc lại có suy nghĩ chín chắn, biết tự chịu trách nhiệm về số phận của mình
khi “nàng ngồi lặng suy nghĩ một lát, rồi nói như thế, hết sức rành rọt, kiên
quyết trầm tĩnh: người em là của em không ai có quyền can thiệp vào đời em cả” [30, 333] Điều đó phần nào toát lên sự mạnh mẽ trong tính cách của nàng
Đặc biệt, nàng có nhiều hành động biểu lộ tính cách tự tin, dám khẳng định
mình: “Mắt nhìn thẳng về phía trước Nàng bước đi một cách kiêu hãnh” [30, 334] hay “cứ khoan thai, bình tĩnh bước tới, thản nhiên như đi giữa chốn không
người” [30, 334] Nhưng khi bước vào cuộc sống gia đình, hành động của nàng
đã có thay đổi, nàng “cười nhưng lâu lâu cũng tỏ vẻ sợ sệt, hoảng hốt” [30, 334], “nàng không lặng lẽ và khéo chiều như trước nữa… bao điều trước kia
nàng đã biết rồi bây giờ hình như quên hẳn” [30, 342-343] Tử Quân đã trở
thành một con người của gia đình và sống hoàn toàn phụ thuộc vào Quyên Sinh; không làm chủ được bản thân mình, tính cách nàng trở nên yếu đuối, bạc nhược,
sợ sệt tất cả Tử Quân là hình ảnh của đại bộ phận trí thức tiểu tư sản Trung Quốc thời bấy giờ, tiến bộ, có ý chí đấu tranh nhưng lại dễ thỏa hiệp và đặc biệt
là khi bước vào cuộc sống mới không tìm thấy được đường đi và rơi vào bế tắc Còn nhiều người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn họ chưa thoát hẳn ra khỏi sự kìm kẹp của chế độ cũ vì vậy phần đa có kết cục bi thảm
Có thể thấy rằng, trong truyện ngắn Lỗ Tấn nhân vật bộc lộ nhiều qua hành động; thông qua hành động, tính cách nhân vật được thể hiện chân thực, khách quan Đây là thủ pháp được nhiều nhà văn sử dụng để xây dựng tính cách nhân
vật Trong Người kéo xe, Giả Bình Ao dùng những chi tiết miêu tả hành động để
nói lên tính cách nhân vật Hòa Bẩy khi nghe tin thanh tra về mỏ xem xét việc
giám đốc mỏ - một người xấu có dính líu đến bọn buôn lậu, anh “bước chân có
rộn ràng hơn, quả tình hào hứng được một chặp” [2, 283] vì anh vẫn mong ông
giám đốc bị cắt chức, nhưng khi nhà báo hỏi anh về giám đốc, anh không dám
mở lời Sau đó mọi chuyện vẫn đâu vào đấy, giám đốc vẫn yên vị, đối mặt với
ông giám đốc, “anh đâm hoảng, bắp chân run run, miệng lắp ba lắp bắp” [2,
286] vì nghĩ giám đốc sẽ trả thù sự việc anh nói chuyện với nhà báo, sau đó
“anh lại thở dài thườn thượt, tiếp tục kéo xe” [2, 284], “hàng ngày anh vẫn kéo
xe” [2, 286], “anh không còn cách nào khác, chỉ biết còng lưng kéo xe hết ngày
Trang 23này sang ngày khác” [2, 286] Tính cách nhút nhát, nhu nhược, cam chịu của
Hòa Bẩy đã bộc lộ qua những hành động trên
Tính cách là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội, quy luật hành động của nhân vật, cũng bởi vậy tính cách nhân vật được thể hiện bằng nhiều phương thức đa dạng, không chỉ qua ngoại hình, qua hành động mà còn được thể hiện qua ngôn ngữ
1.2.1.3 Xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ của nhân vật
và ngôn ngữ người kể chuyện
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đan xen, có mối quan hệ chặt chẽ trong việc xây dựng nhân vật
a Xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ của nhân vật
* Ngôn ngữ đối thoại
“Đối thoại là sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc nhiều hơn)”
[3, 129] Trong văn học, đối thoại là sự tương tác bằng lời nói giữa các nhân vật với nhau, qua đó bộc lộ ý chí, tư tưởng, tình cảm của nhân vật
Trong AQ chính truyện, chủ yếu là đối thoại giữa AQ với một số nhân vật
khác, thường rất ngắn Thua trong cuộc đụng độ với bọn vô công rồi nghề ở làng
Mùi, AQ tự hạ thấp mình: “Đánh con sâu! Được chưa! Tớ là sâu! Chưa thả ra
à?” [27, 98] Trong lần gây sự với Vương Râu xồm, những lời đối thoại là
những lời mắng chửi, hạnh họe, gây sự AQ mắng Vương Râu xồm: “Đồ sâu
róm!” [27, 103], nhưng khi Vương Râu xồm mắng lại: “Đồ chó ghẻ, mày mắng
ai đấy!”, “Thằng này lại ngứa xương ống rồi hẳn ”[27, 103-104], AQ sợ và rút
lui: “Người quân tử chỉ đấu khẩu, ai đi đấu sức?” [27, 103-104] Hay trong lần
đi nhổ trộm củ cải ở chùa Tĩnh Tu, bị sư bà bắt quả tang, AQ cãi lại: “Ai nhảy
vào vườn nhổ trộm cải nhà bà? Bao giờ nào?”, “Đây là của nhà bà đấy à? Bà gọi lên xem nó có thưa không?” [27, 120-121] Qua những đoạn đối thoại ấy,
AQ hiện lên là một người vô học, có thói du côn chuyên gây sự bắt nạt người khác, nhưng tính cách lại nhu nhược, không dám đấu tranh với kẻ mạnh hơn mình AQ như một con người dưới đáy xã hội, mang trong mình những tật xấu của những người đã trở thành phế phẩm của xã hội
Nhân vật thím Hai Dương trong Cố hương hiện lên với tính xấu qua cuộc
đối thoại với nhân vật “tôi”:
“Quên à? Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Thế thì tôi nói anh nghe nhé! Anh Tuấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa Chuyên chở lại lịch kịch lắm Cho chúng
Trang 24tôi khuân đi thôi Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất…
Ôi chào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!” [27, 81]
Thím Hai Dương chiếm hết cả lời của “tôi” trong cuộc đối thoại Những lời cạnh khóe, chua chát đã lột tả con người nhân vật, cho thấy đây là một người đàn bà không chỉ mồm mép nanh nọc, chua ngoa mà còn tham lam, chỉ muốn vơ vét của người khác làm giàu cho mình
Những cuộc đối thoại trên đã vạch ra thói xấu của các nhân vật, chủ yếu
là những người nông dân, nhân vật như tự bộc lộ tính cách của mình qua cách ứng xử với người xung quanh Không chỉ với người nông dân, xây dựng những nhân vật ngưới trí thức, Lỗ Tấn cũng khắc họa rất thành công tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Tư Minh trong Miếng xà phòng đã nói: “Con gái, học hành làm cái gì?”,
“con gái mà cứ lũ lượt đi ra ngoài đường phố như thế kia, trông đã chướng mắt
rồi, chúng nó lại còn đòi cắt tóc ngắn đi nữa cơ! Tôi chúa ghét bọn nữ sinh cắt tóc ngắn Nói thực, lính tráng, thổ phỉ, thế mà còn tha được, chứ bọn này mới thật là bọn làm loạn thiên hạ Phải trừng trị nghiêm khắc mới được…” [22, 49]
Lời thoại cho thấy tính cách nhân vật này, một con người cổ hủ, trọng nam khinh nữ, phủ định tất cả những cái mới và những tư tưởng tiến bộ Ông ta ra sức bảo vệ cái đạo đức giả, quay trở lại con đường hư bại làm cho con người
thiếu năng động, chìm sâu vào lầm lạc Cũng như Bê-li-cốp trong Người trong
bao của Sêkhôp, y đã tự thể hiện bản chất con người mình, một con người cổ hủ,
sống với những thông tư, chỉ thị qua đối thoại với Cô-va-len-cô: “Nếu thầy giáo
đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ chỉ còn thiếu nước là đi đầu xuống đất thôi Vả lại nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm… Đàn bà con gái mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng!” [15, 68] Y phản đối những
cái tiến bộ của xã hội hiện đại, coi thường và phản đối kịch liệt việc giới trẻ tiếp thu những điều ấy Qua đoạn đối thoại của Tư Minh và Bê-li-cốp, chúng ta không chỉ thấy được tính cách riêng của từng nhân vật mà còn thấy một thực trạng trong xã hội hiện đại, vẫn còn những tồn đọng của xã hội cũ đang ngăn cản
sự phát triển của xã hội, tồn đọng ấy lại nằm trong tầng lớp trí thức, những con người đáng lẽ phải tiên phong trong việc cải cách
Rõ ràng, thông qua ngôn ngữ đối thoại, tính cách nhân vật hiện ra rõ hơn Nếu như cách miêu tả ngoại hình của nhân vật mới chỉ tạo nên hình dáng bên ngoài, thì đối thoại phần nào tạo nên cái hồn của nhân vật
Trang 25Tính cách nhân vật không chỉ thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật mà còn được thể hiện sâu sắc qua những lời nhân vật tự nói với bản thân, những suy nghĩ thầm kín, đó là ngôn ngữ độc thoại nội tâm
* Độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là “phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện
trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy của nó” [10, 122] Khi nhà văn để cho nhân vật của
mình độc thoại, nhân vật sẽ bộc lộ suy nghĩ về những vấn đề thầm kín thuộc về bản thân và những người xung quanh mà chỉ khi nhân vật tự đối diện với bản thân mình thì mới bộc lộ Truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng chú ý nhiều đến thủ pháp độc thoại nội tâm, đây là sự chuyển biến lớn so với những tác phẩm văn học trung đại
Trong AQ chính truyện, lần AQ bị bắt lên huyện chém đầu, AQ nghĩ:
“Người ta sinh ra ở trong trời đất thì tất cũng có lúc bị dắt vào dắt ra trong
ngoài một cái trại giam, có lúc cũng phải nắm lấy một cái quản bút mà vẽ một cái vòng tròn Chỉ có vẽ không được tròn thì mới thật là cái vết dơ duốc trong đời mình mà thôi” [27, 145], nhưng AQ lại tự an ủi: “Con cháu tớ ngày sau hẳn
là vẽ được tròn trĩnh hơn tớ” [27, 145] Ngay cả khi biết mình bị chém, AQ còn
“cảm thấy rằng: người ta sinh ra trong trời đất, trước sau cũng có thể có một
lần bị chặt đầu!” [27, 148-149]
Những dòng độc thoại nội tâm cho thấy tính cách AQ: nhu nhược, sẵn sàng chấp nhận thực tại, không dám đấu tranh, tự nghĩ những chuyện xảy ra xung quanh như một lẽ thường phải xảy ra vậy Đó cũng là điểm chung của rất nhiều người nông dân trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ Những dòng độc thoại nội tâm của AQ không dài nhưng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần càng khẳng định tư tưởng an phận, thói nô lệ, phép thắng lợi tinh thần và những tật xấu đã ăn sâu vào bản chất của nhân vật
Phương Huyền Xước trong Tết đoan ngọ là người có tư tưởng tiến bộ,
nhưng khi gặp khó khăn do chính phủ không chịu trả lương, các giáo viên liên
hiệp lại đòi tiền lương thì trong bụng ông ta thầm cho rằng: “Như thế là không
suy nghĩ chín chắn lại sinh chuyện kêu ca” [27, 154] Khi những người bạn chê
cười bọn nhà giáo quá thì ông ta mới hơi bực dọc một chút, “sau nghĩ lại, ông ta
cho rằng mình bực dọc là bởi vì chính phủ thiếu tiền của mình, chứ như các ông quan kia, họ không đi dạy, họ không thanh thản như thường” [27, 154] Những
suy nghĩ ấy cho thấy Phương Huyền Xước, một con người dễ thỏa hiệp, dễ dàng
Trang 26bỏ qua và gần như đầu hàng khi chính phủ không chịu trả lương Thái độ an phận thủ thường không làm cho cuộc sống của anh bớt túng thiếu nên anh đã rơi vào trạng thái bi quan, chán nản
Truyện ngắn Lỗ Tấn đã khai thác được thế mạnh của độc thoại nội tâm góp phần xây dựng tính cách nhân vật một cách sâu sắc
Như đã nói ở trên, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện đan xen nhau trong tác phẩm của Lỗ Tấn Ngôn ngữ của nhân vật khiến nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình, còn việc dẫn dắt để người đọc hiểu rõ hơn tính cách nhân vật có sự góp phần không nhỏ của ngôn ngữ người kể chuyện
b Xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện
Mỗi thể loại văn học đều có nguyên tắc riêng cho việc tái hiện và chiếm lĩnh hiện thực Với tác phẩm trữ tình, đó là nguyên tắc chủ quan, còn trong tự
sự, khách quan được xem là nguyên tắc cốt lõi Tác phẩm tự sự từ đầu đến cuối
do tác giả viết nhưng lại được kể từ một người nào đó và được gọi bằng các tên như người trần thuật, người dẫn chuyện, người kể chuyện…
Người kể chuyện hay người trần thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình, hay nói cách khác là để xây dựng hình tượng nhân vật Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn
“có thể bắt gặp gương mặt lo âu, đau khổ của tác giả Nhà văn như tự giấu mình
đi nhưng lại xuất hiện khắp nơi, trong từng câu từng chữ” [31, 19], tính cách
nhân vật cũng thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện mà được bộc lộ
Nhân vật AQ hiện lên qua lời kể của người kể chuyện: “AQ không những
tên, họ, quê quán đều mập mờ, cho đến “hành trạng” trước kia ra sao cũng không rõ ràng nốt Số là người làng Mùi đối với AQ thì cần người làm công cho, hoặc chỉ đem y ra làm trò cười mà thôi, chứ không bao giờ có ai chú ý đến
“hành trạng” của y cả…” [27, 94-95] Tác giả kể về AQ, một con người không
có tiểu sử, cũng không có ai quan tâm đến việc AQ xuất thân như thế nào, còn
AQ “tự mình cũng chưa hề bao giờ nói tới chuyện đó hết” [27, 95] Nếu như Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao hiện lên ban đầu qua ngôn ngữ người kể chuyện với tiếng chửi, chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi
cha đứa nào không chửi nhau với hắn, rồi chửi “đứa chết mẹ nào” đẻ ra thân
hắn, ta thấy Chí vẫn còn ý thức rằng mình đã được sinh ra bởi một đứa chết mẹ nào; thì AQ dường như không còn ý thức điều đó Với cách định danh không rõ
ràng, gọi AQ là “y”, ngôn ngữ người kể chuyện có phần lạnh lùng nhưng qua lời
kể, ta thấy đằng sau sự lạnh lùng là một tấm lòng thương xót cho những người
Trang 27nông dân như AQ Đồng thời cũng thể hiện tính cách an phận, bằng lòng với hiện tại, bất cần quá khứ của một AQ bị hoen ố, bị tha hóa về tính cách, trở thành người thừa của xã hội
A Thuận trong Trong quán rượu được kể: “Con bé đảm lắm, mẹ chết lúc
mười tuổi, một mình săn sóc hai đứa em dại, một gái, một trai, lại hầu hạ ông
bố nữa nhưng rất chu đáo và cũng căn cơ nên cảnh nhà dần dần khá lên” [29,
1], “từ mùa xuân năm ngoái, thấy con bé người cứ gầy héo đi, nước da cứ vàng
ra, về sau bỗng thường ngồi đâu khóc đấy Hỏi sao khóc lại không nói… mãi đến mấy ngày trước khi tắt thở con bé mới chịu nói với ông Phú rằng lâu nay thỉnh thoảng khạc ra máu, đêm đổ mồ hôi trộm, y như mẹ nó ngày trước, nhưng giấu đi, sợ ông ta lo” [29, 239] A Thuận hiện lên không chỉ là một cô bé đảm
đang, biết lo toan, vun vén cho gia đình mà còn là một cô bé luôn lo nghĩ cho người khác, giàu đức hy sinh Vì không muốn mọi người lo cho bệnh tình của mình mà cô đã giấu bệnh đi không cho ai biết cho đến hơi thở cuối cùng Ngôn ngữ người kể chuyện khi kể về AQ có vỏ bọc lạnh lùng, nhưng khi kể về A Thuận thì sự xót thương thể hiện rõ
Trong văn học, ngôn ngữ người kể chuyện có khi đồng nhất với ngôn ngữ nhân vật, có khi lại tách biệt và người kể chuyện có khi xuất hiện với tư cách
“tôi” tác giả đứng ở vị trí người kể chuyện để dẫn dắt câu chuyện Truyện ngắn
Lỗ Tấn cũng vậy, nhiều lần nhà văn hóa thân vào nhân vật của mình để dẫn dắt câu chuyện, đi sâu vào tâm tư, tình cảm của nhân vật để thể hiện tính cách nhân
vật như trong Cố hương, Khổng Ất Kỷ, Tiếc thương những ngày đã mất…
Trong Khổng Ất Kỷ, người kể chuyện đã hóa thân vào cậu bé bán rượu và xưng “tôi” để kể về nhân vật: “Bác Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc áo dài
mà lại đứng trước quày uống rượu Bác ta người to cao, mặt bác tai tái, giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một bộ râu hoa râm lồm xồm, rối như mớ bòng bong Áo tuy là áo dài, nhưng vừa bẩn vừa rách, hình như hơn mươi năm nay chưa hề vá mà cũng chưa hề giặt Bác ta nói chuyện với ai, mở miệng là chi hồ giả dã làm cho người ta chẳng hiểu gì hết…” [27, 49] Người kể
chuyện với ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên cho thấy một ông Khổng Ất Kỷ - đồ nho còn sót lại của xã hội phong kiến, ôm mộng công danh không thành nhưng không chịu đổi thay cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, vì vậy nhân vật này đã trở thành một cái gai, trò cười trong mắt thiên hạ Tính cách cổ hủ của Khổng Ất
Kỷ đã bộc lộ qua ngôn ngữ của người kể chuyện một cách rõ nét
Trang 28Từ những ví dụ trên, ta thấy trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, ngôn ngữ người
kể chuyện hết sức tiết kiệm, nhưng xuất hiện đúng lúc, bộc lộ tính cách các nhân vật, bổ sung thêm cho những yếu tố khác như ngoại hình, hành động của nhân vật, tạo nên những nhân vật hoàn chỉnh về tính cách và thể hiện tư tưởng của nhà văn Đây là cách mà nhà văn dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu nhân vật Lão
chủ quán Si-cô trong Cái thùng con của Maupassant hiện lên ngay ở đầu truyện qua lời của người kể chuyện: “Đó là một gã cao lớn trạc bốn mươi tuổi, đỏ đắn,
bụng phệ, nghe đồn là ranh ma” [20, 1] là bước đầu để người đọc đi vào tìm
hiểu và thấy được tính cách của nhân vật này - một con người ranh ma, thủ đoạn, bất chấp tất cả để giành lấy mảnh đất của bà lão Magloarơ Với nhân vật này, nhà văn đã đi sâu thể hiện sự thoái hóa nhân cách con người do sự cám dỗ của những lợi ích vật chất
Tóm lại, thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ,
Lỗ Tấn đã xây dựng thành công tính cách nhân vật, góp phần xây dựng hình tượng các nhân vật như người nông dân, người phụ nữ, người trí thức một cách chân thực, cảm động Qua đó ta thấy những tệ trạng, rối ren trong xã hội Trung Hoa sau cách mạng Ngũ Tứ
Tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn không chỉ thể hiện ở nghệ thuật khắc họa tính cách qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, mà còn thể hiện ở nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật
1.2.2 Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn
Các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh Chúng đều liên can đến nhau, không chỉ móc nối nhau bằng tiến trình sự kiện được miêu tả mà còn bằng logic tư duy nghệ thuật của nhà
văn Giáo sư G N Pospelov cho rằng: “Lí giải và xây dựng hệ thống nhân vật là
một khâu quan trọng trong việc sáng tạo của nhà văn”, bởi “hệ thống nhân vật đem lại cho hình thức nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chỉnh thể”
[25, 521-522] Truyện ngắn của Lỗ Tấn có ba hệ thống hình tượng nhân vật, đó
là hình tượng nhân vật người nông dân, hình tượng nhân vật người trí thức và hình tượng nhân vật người phụ nữ được tạo bởi những móc xích chặt chẽ giữa các nhân vật, đó là các mối quan hệ: quan hệ đối lập, quan hệ tương phản, quan
hệ bổ sung
Trang 291.2.2.1 Quan hệ đối lập
Đối lập là mối quan hệ cơ bản trong truyện ngắn Lỗ Tấn, mối quan hệ này
có thể rõ nét hoặc ẩn khuất, nhưng đều góp phần tạo thành các tuyến nhân vật.Hàng mấy nghìn năm qua, sự áp bức về kinh tế, sự đè nén về tinh thần của tầng lớp phong kiến thống trị đối với dân thường đã tạo ra sự đối lập giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Hai giai cấp này không chỉ đối lập với nhau về mặt kinh tế mà còn đối lập về tính cách
Trong AQ chính truyện, giai cấp thống trị cấu kết với nhau bóc lột người
nông dân đến tận xương tủy, chúng không từ một thủ đoạn nào để bòn rút sức lực của nông dân cho vào túi tham không đáy của chúng Người nông dân như
AQ, cu Don, vú Ngò… ngày qua ngày, tháng qua tháng bỏ công sức ra làm giàu cho địa chủ nhưng vẫn chịu sự đánh đập và khinh bạc, đặc biệt là nhân vật AQ
Là thân người làm thuê, AQ luôn hết lòng với nhà chủ, làm từ sáng đến đêm, làm bất cứ việc gì mà chủ yêu cầu, vậy mà những đòn chí mạng từ cụ cố
họ Tiền, họ Triệu, thằng Tây giả… có thể trút xuống AQ bất cứ lúc nào Địa chủ giầu có lên là nhờ bóc lột nông dân, đến cả manh áo rách của AQ chúng cũng
bóc lột: “nửa to cất đi để tháng tám này mợ Tú ở cữ dùng làm tã lau nước tiểu
cho em bé, và nửa nhỏ, nát quá thì dùng đóng vào gót dép của vú Ngò” [27,
115], đó là sự xấu xa, đê tiện của giai cấp thống trị; chưa hết, với những người nông dân như AQ, chúng có thể ném ra lề đường không thương tiếc, còn khi cần, chúng lại ngon ngọt dụ dỗ Sau lần AQ lên huyện trở về và bán những thứ
đồ vừa rẻ vừa đẹp, chúng gọi AQ đến để thỏa mãn lòng tham rồi âm mưu trục xuất AQ ra khỏi làng
Ta thấy, AQ dù mang trong mình nhiều tật xấu, nhưng về bản chất, AQ vẫn
là người nông dân thật thà và là nạn nhân của sự bóc lột tàn bạo, dã man Đối lập với AQ là tầng lớp địa chủ bản chất độc ác, tham lam, thủ đoạn và keo kiệt đến tột cùng như cụ cố họ Tiền, họ Triệu…
Trong Ly hôn, ta cũng thấy sự đối lập giữa dân thường với bọn quan lại
thống trị Cô Ái, một người nông dân lương thiện, có ý thức về phẩm giá của mình, cô nhất quyết kiện người chồng phụ bạc để đòi quyền lợi Một người phụ
nữ với tính cách như vậy nếu sống trong một xã hội công bằng ắt sẽ được hạnh phúc, nhưng không, trong xã hội cô đang sống thì sự bình đẳng, quyền lợi nằm trong tay người có tiền và có quyền lực Chính vì vậy mà bọn quan lại tham ô, nhận hối lộ của gia đình chồng cô rồi cấu kết với nhau chèn ép cô trong vụ xử kiện Cô Ái vẫn tin tưởng vào sự công công minh của quan lại và cố gắng phân
Trang 30trần sự việc, chúng lại tỏ thái độ, lấy cái uy ra ức hiếp và ép buộc cô chấp nhận xong vụ kiện với số tiền ít ỏi Đối lập với sự lương thiện, cả tin của cô Ái là bản chất xấu xa của tầng lớp thống trị, chúng tham ô, bao che cho nhau và sẵn sàng đổi trắng thay đen
Sự đối lập về bản chất giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên mâu thuẫn đối kháng trong xã hội phong kiến, hai giai cấp này đối lập mà lại có mối quan hệ với nhau, tồn tại phụ thuộc vào nhau: giai cấp thống trị sống dựa trên sự bóc lột giai cấp bị trị, còn giai cấp bị trị vì không có ruộng đất nên phải chấp nhận làm nô lệ cho giai cấp thống trị Cái vòng quay cứ như vậy, giai cấp bị trị từ thế hệ này sang thế hệ khác bị bóc lột đến nỗi tha hóa, tê liệt về tinh thần
Lỗ Tấn không chỉ đặt nhân vật vào trong mối quan hệ đối lập giữa địa chủ với nông dân trong đất nước Trung Quốc, mà còn đặt nhân vật vào trong quan
hệ đối lập lớn hơn, đó là sự đối lập giữa nhân dân Trung Quốc với phát xít Nhật
Trong truyện Thuốc, hình ảnh phát xít Nhật xuất hiện trong cảnh chém đầu
người cách mạng Hạ Du một cách không rõ nét, nhưng đằng sau chi tiết ấy, Lỗ Tấn vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của quân phát xít Chúng đã mượn tay người Trung Quốc để diệt chính người dân Trung Quốc Đối lập với bản chất xấu xa, thâm hiểm của phát xít Nhật là sự u mê, nhu nhược, cả tin, hám lợi đến dửng dưng trước cái chết của dân mình của nhân dân Trung Quốc, vô hình chung, họ đã trở thành công cụ đắc lực và hiệu quả cho phát xít Qua sự đối lập này, một mặt Lỗ Tấn chỉ ra căn bệnh của nhân dân Trung Quốc, một mặt vạch trần bản chất của phát xít Nhật
Lỗ Tấn đã xây dựng được hình tượng người nông dân một cách chân thực, cảm động và sâu sắc Đặt nhân vật vào trong mối quan hệ đối lập dân tộc, đối lập giai cấp, Lỗ Tấn đã chỉ ra căn bệnh của họ và xây dựng nên hệ thống nhân vật người nông dân mang căn bệnh quốc dân cần phải chạy chữa Ta cũng thấy
sự đối lập giữa nhân vật Chí Phèo với Bá Kiến trong Chí phèo của Nam Cao:
một người nông dân lương thiện, hiền lành, có mơ ước như Chí Phèo với một kẻ tham lam, xảo quyệt và tàn bạo như Bá Kiến Khi đặt nhân vật đối lập gay gắt vào trong một mối quan hệ giữa thống trị và bị trị thì tính cách nhân vật vừa được khắc họa rõ nét vừa có tính chất điển hình, góp phần xây dựng hệ thống nhân vật
Không chỉ đặt nhân vật vào trong mối quan hệ đối lập, các nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn còn được đặt vào trong mối quan hệ tương phản để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm
Trang 311.2.2.2 Quan hệ tương phản
Tương phản là cách dùng phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật chỉ những hiện tượng có tính chất trái ngược, đối chọi nhau Trong việc xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn sử dụng bút pháp này một cách hiệu quả, từ đó xây dựng được những cặp đôi tương phản nhau
Lỗ Tấn đã miêu tả quan hệ tương phản khá rõ giữa Quyên Sinh và Tử Quân
trong Tiếc thương những ngày đã mất Họ là những trí thức mới, có tư tưởng
tiến bộ trong tình yêu và hôn nhân trong xã hội Trung Quốc đang chuyển mình sang chế độ xã hội mới nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn có sức mạnh thống trị Họ yêu nhau, chiến đấu quyết liệt đến cùng để bảo vệ tình yêu, nhưng khi đạt
được nguyện ước “một túp lều tranh hai trái tim vàng” và thực sự bước vào
cuộc sống gia đình thì Tử Quân quên mất lí tưởng đấu tranh xã hội, trở nên nhu nhược; ngược lại, Quyên Sinh thức tỉnh, anh ý thức được tình yêu phải có sự đổi mới, sáng tạo, phải nhân lúc đôi cánh chưa quên mà bay đi tìm một chân trời mới Trong khi Tử Quân cứ an phận, bằng lòng với cuộc sống thực tại, rồi ngỡ ngàng, rồi lại đau khổ khi nhận ra sự đổi thay của Quyên Sinh thì Quyên Sinh đã
ra đi để thực hiện lí tưởng Chính sự tương phản giữa hai con người từng yêu thương, gắn bó, chiến đấu đến cùng để được đến với nhau càng làm cho bi kịch trở nên đau đớn, xót xa hơn Vận mệnh của Tử Quân sau khi xây dựng được
“một túp lều tranh hai trái tim vàng” đã cho thấy sự thực cay đắng của tầng lớp
thanh niên trí thức tiểu tư sản khi vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến để đến với tự
do trong khi họ chưa chuẩn bị gì cho cuộc hành trang ấy
Truyện ngắn Thuốc có hai hình tượng nổi bật có sự tương phản là hình
tượng đám đông quần chúng và hình tượng người cách mạng Những người cách mạng như Thu Cận, Hạ Du là những trí thức mới, tiên phong trên con đường giải phóng dân tộc; còn những người dân thường như vợ chồng lão Hoa Thuyên, bác Cả Khang, đám đông quần chúng ở pháp trường và những người ở trong quán trà của lão Hoa Thuyên lại chưa giác ngộ cách mạng Họ coi những người
cách mạng như Hạ Du là “thằng quỷ sứ” [27, 63], “thằng nhãi con ấy không
muốn sống nữa” [27, 63] Vì vậy, họ chen nhau đi xem cảnh chém người cách
mạng và mua bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao với một thái độ dửng dưng, lạnh lùng Đây là sự tương phản giữa những người thức tỉnh với những
người “đang ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt” [31, 12] Sự tương phản
này cũng cho thấy hai hình ảnh, hình ảnh người dân Trung Quốc u mê, lạc hậu