0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Không gian thành thị

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 40 -41 )

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Không gian thành thị

Nếu như nông thôn là nơi tập trung chủ yếu của tầng lớp nông dân, dân thưa thì thành thị lại là nơi tập trung của nhiều tầng lớp, nơi xô bồ và ồn ào. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, không gian thành thị xuất hiện không nhiều nhưng với những chi tiết rất tiêu biểu đã vẽ lên được không khí chung của thành thị Trung Quốc trong thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Trong AQ chính truyện, không gian thành thị hiện lên qua con mắt của

AQ là nơi người ta gọi cái “ghế dài” là “tràng kỷ”, rán cá to thì cho nhánh hành

thái nhỏ vào; nơi mà “cái kiểu bọn đàn bà con gái lúc chúng nó đi đứng ưỡn ẹo

trông đến khó coi” [27, 124] và “trên huyện thì đứa oắt con mới nảy mũi ra

cũng chơi mạt chược thạo rồi!” [27, 124], là nơi mà theo lời kể của AQ, người

ta chém đầu những người cách mạng. Chỉ vài chi tiết ấy mà thành thị hiện ra khá sinh động, khác biệt với không gian nông thôn.

Không gian thành thị một lần nữa hiện ra trong lần AQ bị giải lên huyện. “Về huyện, trời vừa đúng trưa. Người ta dắt y tới một nha môn đã nát, rồi bẻ

quanh năm sáu góc đường nữa, người ta đẩyy vào một gian nhà nhỏ” [27, 144],

sau đó AQ bị đưa đến công đường tra khảo bởi những người đầu trọc, người thì đuôi sam dài, người thì áo dài, người nào người nấy mặt bự cả thịt… Sau một vài lần ra vào công đường và trại giam, người ta đưa cho AQ một tờ giấy và ký vào đó rồi giải đến pháp trường. Thành thị là nơi AQ bị bêu trên đường trước khi ra pháp trường chém đầu. Ở đó người ta reo hò, thích thú khi đầu rơi, máu chảy; họ

nhìn AQ với “đôi mắt con sói vừa dữ tợn, vừa khiếp sợ…” [27, 150]. Đó là không

gian lạnh lùng, thể hiện sự mê muội của quốc dân.

Không chỉ vậy, không gian thành thị còn hiện lên với quán trà, quán rượu

đông người và ồn ào như khung cảnh thành S trong Con người cô độcTrong

quán rượu.

Thành S trong Con người cô độc có những con người tuyệt tình, thích soi

mói cuộc sống của người khác. Còn Ngụy Liên Thù thì trở nên cô độc trong căn phòng tối tăm, chật hẹp. Không gian này phần nào phản ánh cuộc sống của một lớp người trong xã hội thành thị như Ngụy Liên Thù, không thích nghi được với cuộc sống nên cô độc trong xã hội bon chen và chết trong sự tò mò và nghi ngờ của anh em, bà con vì muốn bòn rút tiền của anh. Thành S trong Trong quán

rượu thì ảm đạm, buồn tẻ, phong cảnh đìu hiu sau cơn tuyết rơi cũng như chính cuộc đời buồn tẻ của Lã Vi Phủ và cái chết đau lòng của A Thuận.

Ta thấy không gian thành thị trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

hiện lên xa hoa, tráng lệ với cảnh ăn chơi ở Giả phủ, tiệc tùng triền miên; cảnh xem kịch, nghe hát ả đào, đàm luận thơ văn… của tầng lớp thượng lưu… Còn trong Cái vẻ thành thị, Trì Lợi đã dựng lên không gian thành thị Trung Quốc thời hiện đại với nhiều vấn đề rối ren. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về mọi mặt cũng thay đổi. Bên cạnh ưu điểm cũng có không ít hạn chế, sự mâu thuẫn giữa tư tưởng cũ và tư tưởng mới, đặc biệt là sự nhìn nhận chưa chín chắn của phần đông lớp trẻ: thần tượng quá mức, thích tự do, thích nổi trội… nhưng lại theo hướng lệch chuẩn đạo đức, tạo thành những hố đen trong xã hội thành thị.

Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, vì không gian thuộc thời điểm giao nhau từ chế độ cũ sang chế độ mới nên không gian thành thị có những nét khác, thành thị ồn ào, xô bồ ở những quán xá; thành thị ảm đạm, thê lương, chết chóc ở pháp trường… Nơi đây diễn ra nhiều hoạt động, người ta chìm trong những suy nghĩ lạc hậu, người ta giết nhau bằng sự lạnh lùng với đồng loại, là nơi có những cái chết đau đớn và cả những cái chết dần chết mòn trong sự cô độc. Đó là bức tranh toàn cảnh thành thị Trung Hoa thời kỳ tăm tối nhất.

Ngoài việc xây dựng không gian nông thôn và không gian thành thị, Lỗ Tấn còn xây dựng một số không gian khác - những không gian nhỏ hơn nhưng đa dạng và xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của ông như không gian nghĩa trang, không gian pháp trường, không gian con đường, không gian quán.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 40 -41 )

×