0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Âm thanh

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 52 -54 )

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Âm thanh

Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn tràn ngập âm thanh, đó là những âm thanh quen thuộc, âm thanh của đời sống hiện thực hàng ngày xung quanh con người.

Đưa người đọc đến với miền quê sông nước, quê hương của tác giả, âm thanh đầu tiên của vùng nông thôn là tiếng nước vỗ vào mạn thuyền. Tiếng nước

vỗ mạn thuyền lặp đi lặp lại trong Ly hôn: “Chỉ nghe tiếng nước róc rách vỗ vào

mạn thuyền” [27, 224], “chiếc thuyền lại tiếp tục đi trong im lặng. Tiếng nước

vỗ vào mạn thuyền nghe càng rõ” [27, 226]. Tiếng nước như diễn tả sự im lặng

trên thuyền, tiếng nước nghe càng rõ thì sự im lặng càng xâm chiếm trong chiếc

thuyền nhỏ mà cha con cô Ái đang ngồi, dù có đông người thì “chiếc thuyền vẫn

tiếp tục tiến lên trong im lặng. Chỉ có tiếng niệm phật là nghe to dần, còn ngoài

ra cái gì cũng có vẻ trầm tư như ông Mộc và cô Ái” [27, 22]. Âm thanh tiếng

nước, tiếng niệm phật nghe to dần trong bầu không khí tĩnh mịch. Ai cũng có vẻ trầm tư, suy nghĩ điều gì đó nhưng lại không nói ra, như một mối lo trong lòng khó diễn tả. Những âm thanh ấy không chỉ là âm thanh quen thuộc của nông thôn vùng sông nước mà còn là âm thanh dội vào lòng người, cứ tăng tiến dần như giục giã, hối thúc và cũng như chính sự dao động trong lòng người mà cụ thể là sự dao động trong lòng cô Ái trên con đường đang đi. Hay tiếng nước vỗ mạn thuyền trong Cố hương khi “tôi” rời xa quê: “Tôi nằm xuống, nghe nước

róc rách vỗ vào mạn thuyền” [27, 86] cũng thể hiện sự tĩnh lặng trên con đường

xa quê của “tôi”. Có âm thanh, nhưng lại gợi lên sự tĩnh lặng; miêu tả âm thanh trong không gian, nhưng lại để diễn tả sự tĩnh lặng của không gian.

Không gian nông thôn trong Lễ cầu phúc, âm thanh tiếng pháo được miêu

tả: “Thỉnh thoảng, pháo tiễn đưa ông Táo về trời lại lóe sáng, rồi nổ vang” và

“Tiếng nổ gần, nghe càng vang tợn, tai cứ ù lên mãi…” [27, 181] ở đầu tác phẩm. Đến cuối tác phẩm, tiếng pháo lại xuất hiện như để khép lại câu chuyện:

Tiếng pháo nổ gần, kêu to quá” [27, 206] và “tiếng pháo nổ lạch đạch” [27, 206]. Lỗ Tấn đã sử dụng âm thanh tiếng pháo để thể hiện không gian nông thôn đang chìm trong lễ cầu phúc. Đó là những âm thanh quen thuộc và thể hiện niềm tin của người dân vào những phép màu. Dù theo quan niệm của người dân ở Lỗ Trấn đó là những âm thanh mang đến hạnh phúc, sự no đủ nhưng âm thanh này lại tương phản với hình ảnh một người đàn bà như thím Tường Lâm chết lạnh lẽo ngoài đường trong tiếng pháo nổ ran, vì vậy âm thanh không làm cho không gian tươi sáng hơn.

Bên cạnh tiếng nước và tiếng pháo, tiếng tuyết rơi cũng được nhà văn sử dụng nhiều để miêu tả không gian trong thời gian mùa đông. Tiếng tuyết rơi khi

thì “nghe rào rào” [27, 189] như tiếng mưa rơi nặng hạt trong Lễ cầu phúc, khi

thì “một loạt tiếng lợt đợt” [29, 1] trong Trong quán rượu.

Khi miêu tả sự tang tóc ở không gian bãi tha ma, nổi lên trong sự im lặng

ghê người là tiếng khóc, tiếng rên rỉ thảm thiết của mẹ Hạ Du: “Một tiếng rên rỉ

run run… Xung quanh vắng lặng như tờ” [27, 68]. Đến cuối tác phẩm, bỗng

nghe ““Cọa… ạ” rất to” [27, 68], âm thanh này làm cho không gian nghĩa trang

rùng rợn hơn.

Xây dựng không gian nghệ thuật, Lỗ Tấn không chỉ miêu tả âm thanh của tự nhiên mà ông còn miêu tả âm thanh của con người, đặc biệt là trong không gian quán trà, quán rượu và không gian pháp trường. Khi miêu tả sự ồn ảo của những không gian này, Lỗ Tấn sử dụng những chi tiết miêu tả âm thanh tiếng nói, tiếng cười, tiếng xô đẩy, đấm đá của những người trong không gian ấy.

Trong quán trà lão Hoa Thuyên, tiếng nói cười của nhiều người đặc biệt là

tiếng nói “oang oang” của bác Cả Khang được miêu tả tới ba lần: “Vừa vào, đã

nói oang oang” [27, 62], “người mặt thịt ngang phè phè vẫn nói oang oang

[27, 62], rồi “cứ giương cổ lên nói oang oang” [27, 63] lấn chiếm hết tiếng của

những người khác. Xen lẫn với tiếng nói của bác Cả Khang là tiếng cười hề hề của lão Hoa Thuyên và đặc biệt là tiếng ho của thằng cu Thuyên. Năm lần tiếng ho của thằng cu Thuyên vang lên trong quán trà, tiếng ho cứ dồn dập tăng tiến

dần theo sau mỗi lời nói của bác Cả Khang từ “một cơn ho” [27, 61], “ho lấy ho

để” [27, 63] đến “ho cố mạng” [27, 65] như phủ định công hiệu của bánh bao

tẩm máu người. Mọi người trong quán hết trầm trồ, phụ họa theo lời nói của bác

Cả Khang rồi “lại nhao nhao lên, nói nói cười cười” [27, 65]. Nhà văn đã xây

dựng thành công mội không gian quán trà với những chi tiết miêu tả âm thanh vừa chân thực vừa ám ảnh. Những âm thanh tưởng chừng vô nghĩa, nhưng

không, Lỗ Tấn miêu tả nhiều lần những âm thanh ấy để nhấn mạnh sự mê muội của người dân. Cách miêu tả âm thanh lặp lại nhiều lần để thể hiện ý đồ nghệ thuật ta cũng gặp trong các sáng tác của Giả Bình Ao. Hàng loạt những âm

thanh liên tiếp: “Siêu nước đang reo”, “siêu nước cứ o o reo đều đều”, bếp lò

kêu lên một tiếng “bục””, “chiếc xe ngựa lọc cọc chạy qua, tiếng ngựa hí vang,

rồi tất cả trở lại yên ả”, “ngoài trời mưa tuyết vẫn đang rơi lặng lẽ” [2, 85] nhưng lại diễn tả không gian tĩnh lặng, yên ả của một đêm mùa đông ở thị trấn

nhỏ qua cảm nhận của ông già gác cổng trong Đêm tuyết yên ả.

Không gian quán rượu Hàm Hanh cũng vậy, nhà văn chú ý miêu tả sự nhốn nháo trong quán rượu với âm thanh tiếng cười nói, tiếng bàn tán xì xào của mọi người. Tiếng cười của mọi người trong quán được nhắc tới năm lần như: cười dậy lên, cười ồ lên, mọi người lại cười dậy lên, cười dậy lên hết tạo không khí

ồn ào của không gian quán rượu trong Khổng Ất Kỷ. Tuy nhiên không gian quán

rượu cũng có lúc vắng khách, không còn ồn ào nữa như trong Trong quán rượu.

Quán rượu vắng lặng đến nỗi nhân vật “tôi” nghe thấy cả tiếng bước chân một người đang bước chậm lên thang gác và nhận ra ngay đó là bước chân của Lã Vi Phủ. Chỉ một vài chi tiết miêu tả âm thanh tiếng cười nói, tiếng bước chân người mà không khí nơi đây đã được lột tả.

Có thể thấy, cũng như hình ảnh, âm thanh trong truyện ngắn của Lỗ Tấn rất đa dạng, từ âm thanh của tự nhiên như tiếng nước, tiếng pháo, tiếng tuyết rơi, rồi tiếng quạ kêu đến tiếng bước chân, tiếng nói cười, bàn tán của con người. Có âm thanh được miêu tả nhiều lần, có âm thanh được miêu tả một lần nhưng tất cả đều góp phần tạo nên không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Âm thanh là yếu tố làm cho không gian trong văn học trở nên sinh động, cụ thể và chân thực hơn.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 52 -54 )

×