0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quan hệ bổ sung

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 33 -35 )

6. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.3. Quan hệ bổ sung

Cùng với thủ pháp đối lập và tương phản, các nhân vật còn được đặt vào trong mối quan hệ bổ sung. Đặt nhân vật vào trong mối quan hệ bổ sung trong truyện ngắn Lỗ Tấn tuy không phổ biến như hai thủ pháp trên, nhưng cũng góp phần phản ánh tư tưởng của tác phẩm, đồng thời xây dựng nên hệ thống nhân vật một cách chân thực. Tiêu biểu nhất cho thủ pháp này phải kể đến tác phẩm

AQ chính chuyện với hình tượng nhân vật AQ.

Nhân vật AQ là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp nông dân nghèo khổ phải chịu áp bức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. AQ là một con bệnh của xã hội Trung Hoa với thói tự phụ, kỵ húy, bài xích, mê tín dị đoan, đặc biệt là phép

thắng lợi tinh thần dối mình dối người. AQ mang trong mình toàn bộ căn bệnh

quốc dân, mà căn bệnh ấy là hậu quả của sự áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thống trị phong kiến nửa thuộc địa Trung Hoa thời bấy giờ. Nhưng bên cạnh hình tượng nhân vật nông dân tiểu biểu, thậm chí là điển hình này, Lỗ Tấn còn xây dựng những nhân vật khác bổ sung thêm cho hình tượng người nông dân. Vương Râu xồm, cu Don, Vú Ngò… họ đều là những người làm thuê cho địa chủ, không có ruộng đất, thậm chí không có một gia đình riêng cho mình và họ đều là nạn nhân của sự bóc lột. Những mảnh đời ấy đã bổ sung thêm cho hình ảnh người nông dân bị áp bức, bóc lột trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ.

Nhân vật vợ chồng lão Hoa Thuyên là hình ảnh tiêu biểu cho sự mê tín dị đoan

của người dân Trung Quốc trong truyện Thuốc. Cả một đời làm lụng vất vả để dành

dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người cách mạng chữa bệnh lao cho con trai. Họ tin một cách mù quáng vào thứ thuốc ấy để rồi ngỡ ngàng không hiểu sao con mình lại chết dù đã ăn “thần dược”. Nhưng bên cạnh hai nhân vật này, ta còn thấy có nhiều nhân vật khác cũng như họ, đó là những người ở quán trà lão Hoa Thuyên: Cả Khang, Năm Gù, người râu hoa râm, lão Nghĩa mắt cá chép… họ tin và nhất mực khẳng định công hiệu của thuốc bánh bao tẩm máu người; cả những người dân ở pháp trường, họ chen nhau đi mua “thuốc”. Như vậy, không chỉ vợ chồng lão Hoa Thuyên mê tín mà những nhân vật khác cũng vậy, tính cách của họ bổ sung cho tính cách vợ chồng lão Hoa Thuyên, qua đó ta thấy tình trạng mê muội của nhân dân Trung Quốc không còn ở một vài cá nhân mà trở thành căn bệnh quốc dân.

Lỗ Tấn đã đặt nhân vật vào trong mối quan hệ bổ sung để xây dựng hệ thống nhân vật. Các nhân vật có cùng hoàn cảnh, có những nét tính cách giống nhau bổ sung cho nhau dựng lên các tuyến nhân vật, phản ánh nội dung tư tưởng của tác giả. Thủ pháp này cũng được nhiều nhà văn sử dụng để thể hiện nội dung tư

tưởng của mình. Ta có thể thấy bên cạnh Chí Phèo của Nam Cao còn có Binh Chức và Năm Thọ, họ cũng từng là những người nông dân hiền lành và chăm chỉ như Chí Phèo rồi đều bị vào tù ra tội, biến thành những kẻ không còn mang tính người nữa. Những nhân vật này bổ sung thêm cho nhân vật Chí Phèo, làm nổi bật lên sự tha hóa của người nông dân Việt Nam trước sự áp bức, bóc lột của bọn địa chủ phong kiến, từ đó nhà văn lên tiếng tố cáo chế độ phong kiến.

Như vậy, đặt nhân vật vào trong các mối quan hệ như đối lập, tương phản, bổ sung để xây dựng hệ thống nhân vật không những có tác dụng làm cho kết cấu của tác phẩm chặt chẽ hơn, dễ phân tích, dễ theo dõi hơn mà tính cách nhân vật cũng trở nên hấp dẫn hơn, tư tưởng của tác giả cũng trở nên sâu sắc và được thể hiện rõ hơn.

Tiểu kết: Lỗ Tấn đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, cả về xây dựng tính cách nhân vật và xây dựng hệ thống nhân vật. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, qua những chi tiết miêu tả về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách nhân vật hiện lên một cách tự nhiên, chân thực và gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc: hình ảnh AQ nhu nhược với phép thắng lợi tinh thần qua vết sẹo, chiếc đuôi sam, qua những hành động chửi rủa, tự đánh mình, đánh nhau…; thím Tường Lâm với đôi mắt nói lên những thay đổi trong con người thím; cô Ái cương quyết nhưng không triệt để qua những hành động, ngôn ngữ thể hiện sự lưỡng lự… Không chỉ vậy, tính cách nhân vật còn được thể hiện rõ hơn khi nhà văn đặt nhân vật vào trong các mối quan hệ như: quan hệ đối lập, quan hệ tương phản, quan hệ bổ sung, nhờ các mối quan hệ này mà nhân vật tự soi mình, soi sáng cho nhau, bổ sung cho nhau cùng làm sáng tỏ tính cách. Sự đối lập giữa người nông dân như AQ, cô Ái với địa chủ, quan lại không chỉ cho thấy tính cách các nhân vật đó, mà còn cho thấy bản chất xấu xa của tầng lớp thống trị; tương phản giữa các nhân vật như Quyên Sinh với Tử Quân cho thấy thái độ của nhiều trí thức với thời cuộc; tương phản giữa người cách mạng Hạ Du với nhân dân chưa tỉnh ngộ phơi ra căn bệnh quốc dân và mối quan hệ giữa nhân dân với cách mạng; mối quan hệ bổ sung giữa các nhân vật AQ, vú Ngò, cu Don, Vương Râu xồm mở rộng hiện trạng rối ren của xã hội… Tất cả những yếu tố đó góp phần làm nên nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, đó cũng là lí do giúp cho hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thách thức cả thời gian và không gian.

CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 33 -35 )

×