Một số không gian khác

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 41 - 62)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3. Một số không gian khác

2.2.3.1. Không gian nghĩa trang

Có thể nói, nghĩa trang là một trong những không gian gây ám ảnh nhất

trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, cụ thể là nghĩa trang trong Thuốc. Nhà văn miêu

tả cảnh nghĩa trang vào mùa xuân vô cùng ảm đạm và lạnh lẽo, trong không gian ấy chỉ có hai người đàn bà là hai người mẹ mất con và một con quạ là vật thể sống. Không gian được Lỗ Tấn miêu tả từ ngoài vào trong, đầu tiên nhà văn miêu tả nghĩa địa: “Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người

nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh

bao nhà giàu ngày mừng thọ” [27, 65].

Tiếp theo, tác giả miêu tả bà Hoa Thuyên bên nấm mộ con trai vào sáng sớm, không gian bao trùm lên bà lúc này vô cùng lạnh lẽo. Sau đó mẹ Hạ Du xuất hiện, nghĩa địa lúc này lại tràn ngập không khí đau buồn khiến cho không

gian càng tĩnh mịch hơn: “Gió đã tắt. Những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp như

những sợi dây đồng. Một tiếng rên rỉ run run đưa lên giữa không trung, nhỏ dần, nhỏ dần, rồi tắt hẳn. Xung quanh vắng lặng như tờ… Con quạ đậu trên

cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc bằng sắt” [27, 68].

Không gian nghĩa địa được miêu tả thật ghê rợn, nhuốm màu tử khí, ảm đạm vô cùng. Trong không gian ấy bỗng xuất hiện vòng hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau trên mộ Hạ Du và lác đác vài bông hoa bé tí trên những nấm mộ khác, cây cối cũng bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Qua đó ta thấy, không gian nghĩa địa với không khí ảm đạm, chết chóc nhưng cũng bắt đầu có mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn.

Nếu nghĩa địa ở thành thị với mộ dày khít, lớp này lớp khác thì nghĩa địa

ở nông thôn có sự khác biệt. Trong Trong quán rượu, thông qua lời kể của Lã Vi

Phủ, ta thấy có nấm mồ ngay ở ven sông, đó là nấm mồ đứa em của Lã Vi Phủ chết lúc mới ba tuổi. Nấm mồ hai năm không được đắp đến nỗi đất đã trịt xuống, nước sông đang khoét tới và chẳng bao lâu thì lở xuống sông. Nghĩa địa ở đây được miêu tả vào mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo, u ám. Không gian nghĩa địa hoang vắng ở nông thôn càng ghê rợn hơn khi Lã Vi Phủ kể về việc mình bới nấm mộ để tìm xương cốt đứa em, cái xăng đã mục hết, chỉ còn lại một đống dăm và những mảnh gỗ vụn, chăn, quần áo, tóc… đều không còn, chỉ có những mùn đất đen do xác người và những vật dụng khác phân hủy mà thành.

Ta thấy không gian nghĩa địa trong truyện ngắn của Lỗ Tấn hiện lên thật chân thực, chân thực đến mức làm con người cảm thấy rùng rợn, ghê sợ. Nó không chỉ lạnh lẽo bởi không khí chết chóc bao trùm mà càng u ám hơn trong tiết thu ảm đạm và mùa đông lạnh giá.

2.2.3.2. Không gian pháp trƣờng

Pháp trường là nơi bọn thống trị thực hiện tội ác của mình, chúng chém đầu người Trung Quốc mà chủ yếu là những người cách mạng và những người bị tình nghi làm cách mạng.

Trong Thuốc, pháp trường được miêu tả trong một đêm thu gần về sáng,

có sự xuất hiện của những con người kì dị với những việc làm không bình thường. Đó là hình ảnh lão Hoa Thuyên đi mua bánh bao ở pháp trường một cách lén lút, sợ sệt trong đêm tối và cả những người cứ đi đi lại lại vật vờ như

những bóng ma. Không gian đang vắng lặng đột nhiên ồn ào, “những người tụm

năm tụm ba lúc nãy bỗng cũng dồn lại một chỗ, rồi xô nhào tới như nước thủy

triều… Rồi cả đám xô đẩy nhau ào ào… chen lão suýt nữa ngã” [27, 58] để xem

chém đầu người cách mạng. Không gian này gắn với tội ác của giai cấp thống trị, cũng gắn với sự mê tín dị đoan, sự u mê của người dân Trung Quốc khi họ đến đây với thái độ lạnh lùng để mua bánh bao tẩm máu người về chữa bệnh lao.

Không gian pháp trường còn xuất hiện trong AQ chính truyện, dù là thời

gian ban ngày, khác với pháp trường trong Thuốc nhưng cũng có điểm giống

nhau. Ở đây cũng có nhiều người, ồn ào, xô bồ nhưng con người lại có thái độ rất kỳ lạ. Họ chen lấn nhau để xem chém đầu nhân dân mình một cách thích thú, thậm chí còn hò reo, cổ vũ trong niềm vui sướng. Những người bị mang ra chém đầu và những người ở pháp trường đều là người dân Trung Quốc, thậm chí những người bị chém là những người xả thân vì đất nước nhưng họ thờ ơ, nhìn

đồng loại như “đôi mắt con sói vừa dữ tợn, vừa khiếp sợ, cứ lấp lánh lên như hai

ngọn lửa ma trơi, chỉ mới đằng xa trông mà đã nghe đau nhói cả da thịt” [27,

150], đó là “những cặp mắt ghê tởm hơn thế, ghê tởm như chưa bao giờ ghê tởm

bằng, vừa lừ đừ, vừa sắc bén, gần mà như xa, theo riết y không những nuốt chửng lời nói của y mà chực cấu xé thân hình y. Rồi những cặp mắt đó lại hòa

thành một khối cấu xé cả tâm hồn y nữa” [27, 150]. Sự cảm nhận của nhân vật

AQ cho chúng ta thấy sự lạnh lùng của người dân Trung Quốc ở pháp trường này, họ tin một cách mù quáng vào lời của bọn thống trị rằng những người cách mạng là những người xấu, hủy hoại đất nước.

Xây dựng không gian pháp trường, Lỗ Tấn không chỉ cho thấy sự ảm đạm, hãi hùng của không khí, cảnh vật nơi đây mà còn cho thấy sự lạnh lùng của con người. Qua đó, Lỗ Tấn cho thấy hiện thực xã hội Trung Quốc chìm trong u mê, lạc hậu và chỉ ra căn bệnh nguy hiểm mà người dân Trung Quốc mắc phải, từ đó mong họ nhận thấy và tìm cách chạy chữa.

2.2.3.3. Không gian con đƣờng

Không gian con đường là không gian trung gian, chuyển tiếp kết nối các không gian khác với nhau. Có thể là con đường nối từ nông thôn ra thành thị, nối quán trà với pháp trường và nghĩa địa… Không gian con đường xuất hiện

nhiều trong truyện ngắn của Lỗ Tấn như: Thuốc, Cố hương, AQ chính truyện, Lễ

cầu phúc, Ngày mai

Đó là con đường thành thị như trong Thuốc được xuất hiện hai lần ở phần

I và trở lại ở phần IV của tác phẩm. Trước tiên tác giả miêu tả con đường vào mùa thu gắn với thời kỳ đen tối của xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Người dân u mê tin rằng máu người cách mạng tẩm bánh bao có thể chữa bệnh, lão Hoa Thuyên muốn được thứ bánh bao ấy để chữa bệnh lao cho thằng cu Thuyên nên lão quyết định đi mua thuốc vào một đêm thu trời gần về sáng. Lão

bước trên con đường vào thời điểm “trời tối om và hết sức vắng. Chỉ mặt đường

xam xám là trông rõ. Chiếc đèn lồng chiếu thẳng vào hai chân lão bước đều.

Thỉnh thoảng gặp một vài con chó nhưng chẳng con nào buồn sủa” [27, 57]. Đó

là con đường mờ mờ ảo ảo, con đường với bước chân của những người hoạt động không chính đáng. Không gian con đường góp phần làm cho người đọc thấy được hành động kỳ lạ của lão Hoa Thuyên. Để đến được pháp trường vào lúc sáng sớm, lão phải bước đi trên con đường trong đêm tối một mình. Con đường vắng vẻ, lão bước những bước thật dài để mau đến nơi cần đến. Không gian con đường theo từng bước chân lão Hoa Thuyên đồng hành với thời gian tự nhiên sáng dần như muốn dẫn người đọc đến địa điểm cần dừng của lão Hoa Thuyên.

Ngã ba đường thường là nơi đông đúc người qua lại, có nhiều điều kỳ lạ

làm cho lão có cảm giác ghê rợn và lạnh lẽo: “Cứ hai ba người một, đi đi lại lại

như những bóng ma… gần đến ngã ba đường thì bỗng nhiên dừng lại” [27, 58].

Việc miêu tả đám đông trên ngã ba đường càng cho thấy chiếc bánh bao tẩm máu người thật đắt giá, đồng thời chứng tỏ sự mê muội không chỉ ở lão Hoa Thuyên mà còn ở đại đa số người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Con đường dẫn đến nơi diễn ra cảnh mua bánh đẫm máu người, cảnh giằng co, cảnh xô đẩy, bát nháo… rồi con đường lại đưa lão Hoa Thuyên cùng những người như lão trở về nhà trên tay là thứ mình có được.

Trong truyện ngắn Thuốc, con đường trong nghĩa địa xuất hiện ở phần

cuối của tác phẩm, được miêu tả là con đường nhỏ hẹp, cong queo, vạch ra ranh giới giữa mộ người chết chém và mộ người nghèo như là một khoảng cách vừa hữu hình vừa vô hình giữa quần chúng và cách mạng. Trên con đường mòn ấy có bước chân của hai người mẹ thương con và ranh giới con đường bị xóa nhòa bởi tấm lòng đồng cảm của hai người mẹ cũng như cách mạng và quần chúng đang xích lại gần nhau hơn. Không gian con đường không chỉ nói lên hiện thực xã hội mà còn chứa đựng tư tưởng của tác giả về sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Không gian con đường đầy ấn tượng trong Cố hương gắn với con đường thực và con đường tâm tưởng. Không gian con đường thực là con đường đưa “tôi” về cố hương để đối mặt với thực tế tha hóa, quay về với những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, con đường mưu sinh của người dân quê nghèo nàn, mê muội và con đường công danh của “tôi”. Đến cuối tác phẩm, từ không gian con đường hiện hữu, con đường đời, tác giả khát vọng về một con đường tương lai cho thế hệ trẻ. Như vậy, con đường không chỉ là không gian hiện thực mà còn là không gian tâm tưởng, là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người với con người, giữa cái cũ và cái mới, có con đường khổ đau, có con đường hạnh phúc,

con đường tương lai, con đường khát vọng. “Cũng giống như những con đường

trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì

thành đường thôi” [27, 87].

Không chỉ trong Thuốc Cố hương Lỗ Tấn mới nói đến con đường, hình

ảnh con đường là một mô típ nghệ thuật xuất hiện tới tám mươi lần trong tập

Gào thétBàng hoàng. Con đường vắng và mặt đường không một hạt bụi,

sạch bóng trong Mẩu chuyện nhỏ. Con đường gắn với bước chân của AQ, con

đường nông thôn làng Mùi “chả có gì thay đổi” [27, 134]… Trên con đường

làng Mùi trong AQ chính truyện, người ta xa lánh AQ, con đường dẫn bước

chân AQ lang thang đến quán rượu và cuối cùng là con đường giải AQ lên huyện đối mặt với cái chết. Con đường gắn với cuộc đời AQ trong nông thôn tù túng, bế tắc và con đường ấy khi đưa AQ ra với không gian thành thị náo nhiệt hơn thì đó là lúc cuộc đời bất hạnh của AQ chấm dứt.

Con đường cũng xuất hiện nhiều trong văn học thế giới. Trong Nhóm lửa

của Jack London, con đường được miêu tả: “Từ bắc xuống nam, xa hút tầm mắt

tuyết trải trắng một màu mênh mang, trừ có con đường nhỏ như sợi tóc kia in

thẫm ngoằn nghèo quanh khu rừng thông về phía nam, rồi lại chạy quanh co

ngược về phía bắc, và biến mất sau rừng thông khác” [14, 14]. Đặc biệt, “con

đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc này là con đường mòn - lại là con đường

chính” [14, 14] vượt qua bão tuyết nối mạch giao thông với các vùng miền

khác, cũng như nhân vật trong truyện phải vượt qua băng tuyết và cái lạnh dưới năm mươi độ để tìm sự sống. Ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh nhưng nhân vật luôn cố gắng bằng mọi giá tìm kiếm sự sống, dù một tia hy vọng cũng không từ bỏ cho đến hơi thở cuối cùng.

Như vậy, không gian con đường xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, nó là cầu nối giữa các không gian và thể hiện tư tưởng của nhà văn. Đây là một thành công lớn trong việc xây dựng không gian nghệ thuật của Lỗ Tấn

2.2.3.4. Không gian quán trà, quán rƣợu

Không gian quán cũng là một không gian đặc sắc được nói đến trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Không gian nhỏ như quán trà, quán rượu là nơi diễn ra nhiều hoạt động, nhân vật thể hiện mình rất nhiều trong không gian này.

a. Không gian quán trà

Không gian quán trà đóng một vai trò quan trọng trong truyện ngắn Thuốc

của Lỗ Tấn. Quán trà nhỏ của vợ chồng lão Hoa Thuyên là nơi tụ tập của phần đông những người bình dân. Họ đến để uống trà, gặp gỡ và nói chuyện phiếm giết thời gian. Quán trà của vợ chồng lão Hoa Thuyên được miêu tả vào một buổi sáng mùa thu sau khi lão Hoa Thuyên đi mua bánh bao tẩm máu người về. Ngày hôm đó, quán trà khá đông khách với đủ mọi thành phần từ già đến trẻ, từ có địa vị đến không có địa vị…

Tại quán trà đã diễn ra một cuộc bàn luận sôi nổi xung quanh hai vấn đề mà theo họ đó là giật gân và hấp dẫn nhất. Một là chuyện lão Hoa Thuyên may mắn mua được “thần dược” về chữa bệnh lao cho con và hai là chuyện Hạ Du bị chém chết. Hai câu chuyện tưởng chừng không liên quan mà lại liên quan mật

thiết với nhau. Thứ “thần dược” người Trung Quốc xưa vẫn tôn sùng chính là

bánh bao tẩm máu người. Bánh bao thì có sẵn nhưng máu người thì không, chính vì vậy đã diễn ra cuộc trao đổi, muốn có người sống thì phải có người chết nhưng kết quả là thứ thuốc mê muội ấy lại giết chết tất cả.

Không gian quán trà với vẻ bề ngoài ồn ào nhưng sâu bên trong thì ảm đạm và nhuốm màu tử khí. Việc lão Hoa Thuyên mua được bánh bao cho con được mọi người trong quán trà chúc mừng, đặc biệt là bác Cả Khang cứ nhắc đi nhắc lại điệp

khúc rằng lão Hoa Thuyên may mắn mua được bánh bao: “May phúc cho nhà ông

đấy nhé! Phúc nhà ông, đấy là nhờ tôi biết tin sớm…” [27, 62] và bác khẳng định

công hiệu của thứ thuốc ấy: “Cam đoan thế nào cũng khỏi” [27, 62], “nhất định

khỏi thôi mà!” [27, 63], “cam đoan khỏi mà” [27, 63]. Những người trong không

gian quán trà chỉ biết nhìn một chiều, nhắc đến Hạ Du, thái độ của họ thay đổi hẳn,

họ tỏ rõ sự khinh bỉ, dè bỉu và gọi anh là “thằng nhãi con” [27, 63], “đồ quỷ sứ

[27, 63], họ tỏ vẻ thích thú, thỏa mãn với cái chết của anh.

Không gian quán trà hiện lên chân thực, bên cạnh việc thể hiện một nếp sống sinh hoạt bình thường của người dân Trung Quốc, không gian quán trà còn

cho thấy sự u mê của quần chúng, sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước, về bệnh tật, về cuộc đời còn rất hạn chế.

b. Không gian quán rƣợu

Cùng với quán trà, không gian quán rượu cũng góp phần thể hiện không gian quán trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, đó là những quán rượu quen thuộc ở quê hương nhà văn.

Quán rượu là nơi AQ thường xuyên đến, sau những lần xung đột với người

làng Mùi, AQ có thể “nốc” bất cứ lúc nào, “đùa cợt với anh này, cãi lộn với anh

kia, lại “đắc thắng” rồi mới hớn hở trở về đền Thổ Cốc” [27, 47].

Quán rượu Hàm Hanh được nhắc đến khá nhiều trong truyện ngắn của Lỗ

Tấn, đặc biệt là trong Khổng Ất Kỷ và trong Trong quán rượu: “Các quán rượu

ở Lỗ Trấn có một cách sắp đặt khác hẳn với những nơi khác: Quán nào cũng có

một cái quày to, hình thước thợ, ngoảnh ra đường cái…” [29, 47 ]. Trong quán

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 41 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)